Kêt thúc những biến cố của người Ý mừng kỷ niệm 25 năm triều giáo hoàng.

VATICAN (ZENIT.org).- Nước Ý thật sự là quê hương thứ hai của tôi, đưc Gioan Phaolô II đã tuyên bố như trên trong sứ điệp trong lần đại hội thứ 8 do Bộ Ngoại Giao Ý tổ chức mừng kỷ niệm XXV năm triều giáo hoàng của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

Đại hội này diễn ra tại Rome vào ngày 19/12 với chủ đề: Đức Gioan Phaolô II, giáo trưởng nước Ý, và đại sứ của ngôn ngữ Ý (x. ZF031219)

Đức Thánh Cha đã viết trong sứ điệp do Đức Cha Leornado Sandri là Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh tuyên đọc vào ngày thứ sáu 19/12 trước những người tham dự : “Nước Ý thật sự là quê hương thứ hai của tôi”.

Với sự phong phú và thiên tài nghệ thuật vá thiêng liêng của nó, nước Ý đã là một diễn giã cho việc Rao giảng Tin mừng.

Đức Giáo hoàng đưa ra lời cầu chúc này: Bằng cách trung thành với di sản các giá trị Kitô giáo, ước chi những người Ý có thể góp phần thực hiện một thời kỳ mới cho hòa bình.

Đức hồng y Camillo Ruini về tư cách là là đại diện giáo hoàng tại Roma và là chủ tịch hội đồng giám mục Ý (CEI) đã nhấn mạnh: “Đức Giáo Hoàng, người đã mang Tin Mừng đi khắp thế giới, là đức giáo hoàng đã nói với nước Ý trong tiếng nói của nó, và là người đã có một sự quan tâm tới nươc Ý”

Đức Hồng y nhấn mạnh sự kiện trong những năm gần đây, đưc giáo hoàng đã đặc biệt xin Giáo hội tại đây hãy trở nên một lực lượng xã hội và cô võ việc tân phúc âm hóa.

Đức Hồng y Ruini nhấn mạnh đến việc Đức Giáo Hoàng nói tiếng bản xứ chứng tỏ cho thấy sự hiểu biết và bày tỏ được sự mong chờ của cư dân Ý.

Về phần mình, Hông Y Crescenzio Sepe chủ tịch Bộ Phúc Âm hóa các Dân tộc, nhấn mạnh rằng Roma, tòa của vị đại diện Chúa Kitô, đã thu hút được lối 160 triệu người đến Roma trong khi người dân Ý chỉ có khoảng 50 triệu dân thôi.

Cha Federico Lombardi Dòng Tên, giám đốc các chương trình Đái Phát Thanh Vatican, và đặc trách Trung Tâm Truyền Hình Vatican, đã trình chiếu một băng video với nhan đề: "Dona nobis pacem" thu góp những hình ảnh nổi bật nhất trong triều giáo hoàng.

Qua những hình ảnh cho thấy Đức giáo hoàng với trực giác, những tiềm năng và sức mạnh nằm ẩn trong đó: ví dụ, ngài không cấm chụp hình khi gặp Ali Agca trong trại tù Rebibbia, làngười đã mưu sát Đức Giáo Hoàng. Không phải vì vô tình, nhưng là chứng từ rất mạnh, còn mạnh hơn nhưng lời nói đến giá trị sự tha thứ.