Vatican: Qua tất cả mọi chiều kích, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong suốt 25 năm Giáo Hoàng kế vị Thánh Phêrô, là một triều đại đáng chú ý nhất trong lịch sử.

Sau đây là những nét nổi bật của Ðức Thánh Cha qua từng niên đại: (tiếp theo)

1990: Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban hành Bộ Giáo Luật cho Giáo Hội Ðông Phương, là Bộ Giáo Luật chung cho tất cả người Công Giáo theo nghi lễ Ðông Phương. Ðức Thánh Cha ban hành Tông Hiến cho Ngành Giáo Dục Công Giáo, đề ra những qui tắc được áp dụng trên hoàn vũ đối với các trường trung học và đại học Công Giáo. Bộ Giáo Lý Ðức Tin công bố chỉ thị đối với vai trò của các thần học gia trong giáo hội.

Ðức Giáo Hoàng mở 4 chuyến tông du hải ngoại, viếng thăm mục vụ tới 12 quốc gia. Ðược tự do không còn bị kiềm chế áp đặt bởi chính quyền cộng sản đã sụp đổ, Ðức Giáo Hoàng bổ nhiệm nhiều vị Giám Mục cho nhiều giáo phận đã trồng tòa từ lâu tại các nước Ðông Âu và thiết lập quan hện ngoại giao với nhiều quốc gia tại đây. Ủy Ban Công Giáo và Chính Thống Nga được thành lập để giải quyết các tài sản và những tranh chấp từ khi có sự hồi phục của Công Giáo người Ukrainia. Tòa Thánh Vatican và Nga Sô thiết lập bang giao.

Ðức Giáo Hoàng chủ sự Thượng Hội Ðồng Giám Mục về việc huấn luyện chủng sinh, đời sống linh mục và thừa tác mục vụ, tái khẳng định luật buộc độc thân đối với các linh mục.

1991: Trước sự tan rã của quốc gia Yugoslavia, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tiếp tục lên tiếng một cách mạnh mẽ chống lại cuộc nội chiến và tẩy trừ chủng tộc tại vùng Balkans. Ngài đã cố gắng vô hiệu quả trong việc ngăn chận cuộc chiến diễn ra tại Vùng Vịnh. Ðức Thánh Cha ban hành Thông Ðiệp Centesimus Annus, năm thứ một trăm, kỷ niệm 100 năm ban hành thông điệp Tân Sự của Ðức Lêo XIII về những vấn đề xã hội vào ngày 1/5. Ðức Thánh Cha tiếp tục mở 4 chuyến Tông Du tới Bồ Ðào nha, Ba Lan, Hungary và Brasil. Với những sự thay đổi mau lẹ tại Ðông Âu, Ðức Giáo Hoàng đã triệu tập Thượng Hội Ðồng Giám Mục đặc biệt tại Âu Châu để cấp thời xét tới vai trò của Giáo Hội tiếp theo sau những sự sụp đổ của chính quyền Cộng Sản đang lan tràn như vết dầu loang trong vùng.

1992: Trong 3 chuyến tông du viếng thăm mục vụ tại nước Cộng Hòa Dominican và 5 quốc gia Á Châu. Ðức Giáo Hoàng sai Ðức Hồng Y Ratzinger, Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Ðức Tin, tới Czechoslovakia để chỉnh đốn tình trạng một số giám mục đã lập gia đình và các linh mục đã được phong chức “chui” trong thời kỳ của những năm bị cộng sản cưỡng bách.

Ðức Giáo Hoàng ban hành một chỉ thị mục vụ mới về truyền thông xã hội và tông huấn về việc đào tạo linh mục. Vào tháng 7, Ðức Thánh Cha vào bệnh viện để giải phẩu lấy cụu bướu trong ruột, Ðức Thánh Cha trở về làm việc lại tại Vatican sau kỳ nghĩ hè.

Vào ngày 25/6, Ðức Giáo Hoàng đã phê chuẩn và ngày 11/10 nhân danh quyền tông đồ Ngài chính thức ban hành Bộ Giáo Lý Công Giáo. Ðây là cuốn giáo lý đầu tiên cho giáo hội hoàn vũ sau hơn 400 năm, được soạn thảo “với sự cộng tác rộng rãi của 6 năm làm việc khẩn trương trong tinh thần chăm chú cởi mở và với một nhiệt tâm nồng cháy”.

1993: Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II một lần nữa lại triệu tập buổi gặp gỡ liên tôn tại Assisi- Italia để cầu nguyện cho hòa bình. Ðức Giáo Hoàng mở 5 chuyến tông du hải ngoại, viếng thăm mục vụ tói 11 quốc gia và tham dự Ngày Thế Giới Trẻ tại Denver- Hoa Kỳ vào tháng 8.

Trước tình trạng hoang mang đối với những tường trình về tình trạng lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhiều lần lên tiếng về vấn đề này, và trong một lá thư gởi các giám mục Hoa Kỳ, Ðức Thánh Cha đã viện dẫn những lời của Ðức Kitô đau buồn đến những ai xúc phạm đến trẻ em.

Ðức Gioan Phaolô II ban hành Thông Ðiệp thứ 10 “Veritas Splendor”, Ánh Quang Chân Lý về nền luân lý Công Giáo vào ngày 6/8.

Vào tháng 11, Ðức Giáo Hoàng bị té nên trật xương vai.

1994: Ðức Giáo Hoàng triệu tập Thượng Hội Ðồng Giám Mục Phi Châu, được coi là thượng hội đồng đầu tiên chưa từng xảy ra tại Roma, vạch trần sự hận thù và thèm khát quyền lực làm sâu xé các xã hội tại Phi Châu. Ðức Giáo Hoàng thiết lập Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Sự Sống gồm có 70 khoa học gia và học giả. Trong Tháng Tư, Ðức Giáo Hoàng bị gãy chân và giải phẫu xương sườn nên Ngài đình lại chuyến đi tới Sicily và Bỉ Quốc, cũng như hoãn lại cuộc hội nghị các Hồng Y trên thế giới trong tháng 5 và được dời lại vào tháng 6. Vì còn bị thương chân, nên Ðức Thánh Cha buộc phải hoãn chuyến viếng thăm tới Liên Hiệp Quốc tại Hoa Kỳ trong tháng 10. Trong năm nay, Ðức Giáo Hoàng chỉ mở một chuyến tông du tới Croatia trong 2 ngày từ mùng 10-11/9.

Vào tháng 5, Ðức Giáo Hoàng chính thức công bố cho các Giám Mục trên toàn thế giới là Giáo Hội không thể nào thụ phong linh mục cho phụ nữ và giáo huấn này phải được người Công Giáo tuân thủ “vô hạn định”. Ðức Giáo Hoàng hướng dẫn chiến dịch toàn cầu để Hội Nghị Liên Hiệp Quốc về Dân Số và Phát Triển tại Cairo phải làm nhiều hơn nữa để cổ võ hôn nhân và đời sống gia đình và tranh đấu chống ngừa thai và phá thai. Mặc dầu Ðức Thánh Cha vẫn dùng gậy để đi nhưng Ngài không bỏ một buổi họp này trong kỳ Thượng Hội Ðồng Thế Giới nhóm họp tại Roma vào tháng 10. Trong tháng 11, Ðức Giáo Hoàng viếng thăm mục vụ tại Sicily- Italia, tại đây Ngài đã lên án tổ chức Mafia. Ðức Thánh Cha viết tông thư “Khi Ngàn Năm Thứ Ba gần kề” (Tertio Millennio Adveniente), Ngài đặt ra chương trình nghị sử để giáo hội suy tư và canh tân chuẩn bị cho Năm Thánh 2000.

Tòa Thánh thiết lập liên hệ ngoại giao hoàn toàn với Israel và trao đổi đại diện với Tổ Chức Giải Phóng Palestine.

Ðức Gioan Phaolô II bổ nhiệm Tổng Giám Mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận lên làm phó Chủ Tịch Hội Ðồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình vào ngaỳ 24/11.

1995: Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cách chức Ðức Giám Mục Pháp Jacques Gaillot khỏi chức vụ cai quản Giáo Phận vi chống đối đến giáo huấn giáo hội như độc thân, linh mục phụ nữ và dùng Condoms để ngăn ngừa bệnh Siđa. Ðức Giáo Hoàng ban hành 2 thông điệp Tin Mừng Sự So6’ng (Evangelium Vitae) về sự thánh thiêng đời sống con người và phẩm giá của sự sống con người không thể bị xúc phạm vào ngày 25/3, và một thông điệp Ðể Ðược Nên Một (Út Sint Unum) về sự dấn thân đại kết của Giáo Hội Công Giáo vào ngày 25/5, trong đó Ngài yêu cầu đến một sự canh tân triều giáo hoàng có thể phục vụ như thế nào đến thừa tác vụ thống nhất tất cả các Kitô hữu. Ðức Giáo Hoàng cũng viết một tông thư về Kitô giáo Ðông Phương, theo đó Ngài đeo đuổi những sự liên hệ sâu xa hơn giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo.

Ðức Giáo Hoàng đi 6 chuyến tông du ra hải ngoại và viếng thăm 12 quốc gia, kể cả chuyến viếng thăm tới Liên Hiệp Quốc đã bị đình hoãn trước đây. Vào tuổi 75, Ðức Giáo Hoàng đã mở 68 chuyến tông du trong suốt 17 năm triều Giáo Hoàng.

Tại Phi Châu, Ðức Giáo Hoàng đã ban tông huấn về những vấn đề Giáo Hội và Xã Hội. Trong một bức thư chung với Ðức Thượng Phụ Chính Thông Bartholomew tại Constantionope khuyến khích sự hợp tác nhiều hơn giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo. Trong Hội Nghị Phụ Nữ Quốc Tế lần thứ VI, Ðức Thánh Cha gởi thư xin lỗi sự thành kiến giới tính của giáo hội xảy ra trong quá khứ. Tòa thánh ủng hội hầu hết những văn kiện đúc kết của hội nghị nhưng phản đối mạnh mẽ đến những phần nói đến sức khoẻ và quyền lợi của phụ nữ. Giữa những làn sóng thỉnh cầu xin chữ ký để khẩn cầu các linh mục được phép lấy vợ cũng như thụ phong linh mục cho phụ nữ, Bộ giáo Lý Ðức Tin đã mạnh mẽ tái khẳng định đến thông tư của Ðức Gioan Phaolô II vào năm 1994 không cho phép phụ nữ được thụ phong linh mục. Tòa thánh quở trách Giám Mục Brendan Comiskey tại Irish muốn đưa ra bàn thảo sự độc thân linh mục.

Trang mạng lưới internet của Tòa Thánh Vatican qua địa chỉ http://www.vatican.va được khai trương với thông điệp Giáng Sinh của Ðức Giáo Hoàng, bắt đầu một kỷ nguyên mới cho ngành truyền thông tại Vatican và truyền giáo qua mạng lưới Internet.

1996: Vào tháng Giêng trong buổi gặp gỡ các đại sứ làm việc cạnh Tòa Thánh, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khẩn cầu hủy bỏ hoàn toàn việc thử nghiệm nguyên tử. Trong Tông Huân Ðời sống Thánh Hiến, Ðức Giáo Hoàng kêu gọi đến các Dòng Tu Nữ đóng giữ lấy những vai trò quyết định nhiều hơn. Ðức Giáo Hoàng kêu gọi đến thế giởi cấm đặt mình và lên án đến tình trạng kinh tế hòan vũ không đồng đều khiến gây ra tình trạng khu nhà ổ chuột nơi thành thị.

Ðức Giáo hoàng bị đau ốm nhiều lần trong năm và phải vào bệnh viện vào tháng mười để cắt ruột dư. Trong những lần xuất hiện trước công chúng, ai cũng nhận thấy tay Ngài bị rung đã khiến đưa ra nhiều tin đồn về tình trạng sức khoẻ của Ðức Giáo Hoàng. Và tin đồn lại loan truyền mau lẹ hơn nữa khi Ðưc’ Giáo Hoàng ban hành những thể lệ bầu giáo hoàng trong cơ mật viện vào hồi tháng Hai. Trong 6 chuyến tông du hải ngoại, Ðức Thánh Cha đã viếng thăm mụ cvụ đến 9 quốc gia.

Trong thông điệp đọc trước Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Khoa Học, Ðức Thánh Cha kêu gọi đến cách mạng “hơn là một lý thuyết”, đã khiến đưa ra những tranh luận mới giữa các nhóm Kitô Giáo Bảo tthủ. Ðức Giáo Hoàng gặp giáo sĩ lãnhđạo Anh Giáo, bày tỏ tình đại kết mặc dầu có sự chia rẽ trong việc thụ phong cho các phụ nữ. Trong bản truyền thanh gởi tới Trung Hoa, Ðức Giáo Hoàng yêu cầu giáo dân Công Giáo trong các tổ chức của chính quyền tách biệt khỏi giáo hội, hãy đoàn kết với những người trung thành với Tòa Thánh Roma. Ðức Giáo Hoàng viết quyển sách “Hồng Ân và Mầu Nhiệm” đánh dấu lễ Vàng mừng 50 năm thụ phong Linh Mục của Ðức Thánh Cha.

1997: Ðức Gioan Phaolô II viếng thăm mục vụ tới 6 quốc gia trong 6 chuyến tông dụ. Ðức Thánh Cha tôn phong Thánh Têrêsa Lsieux, được nâng lên hàng tiến sĩ Hội Thánh. Ðức Thánh Cha triệu tập Thượng Hội Ðồng GiámMục Mỹ Châu, đây là triệu tập hàng giám mục theo từng miền lần thứ 2 sau Phi Châu, hầu mang lại sức sống và chỉ đạo mới cho Giáo Hội tiến bước qua ngàn năm mới. Như những chủ đề chính cho ngàn năm mới, Ðức Giáo Hoàng đặt ra việc phúc âm hóa, đoàn kết Kitô hữu và tái khôi phục lại nền công lý, đặt biệt trọng tâm tới xoá giảm những món nợ cho đệ tạm quốc gia và đã làm cho các tôn giáo cùng ủng hộ đến nỗ lực này. Nỗ lực của Ðức Giáo Hơàng cỗ vỏ mối liên hế giừa Công Giáo và Chính Thống Gíáo bị thất bại, vì buổi dự định gặp gỡ đầu tiên giữa Ðức Giáo Hoàng và Ðức Thưiợng Phụ tại Moscow đã bị Chính Thống Gíiáo hủy bỏ.

Ðức Thánh Cha đưa ra lập trường cứng rắn hơn nữa can thiệp chống lại những vụ hành quyết các tội phạm và đưa ra tóm tắt trong cuốn “Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo” cự tuyện hòan toàn tất cả án tử hình ngoại trừ trong những trường hợp hết sức ngoại lệ. Bản công ước mới giữa Vatican và Israel được ký, nói lên tình trạng hợp pháp của Giáo Hội tại Israel lần đầu tiên.

Kể từ khi trang mạng lưới Tòa Thánh Vatican được khai trương vào năm 1995, chỉ 2 năm sau, Linh Mục Giám Ðốc Gioan Trần Công Nghi đã khai trương trang mạng lưới Công Giáo Việt Nam đầu tiên vào năm nay tại địa chỉ http://www.vietcatholic.org, tuy trong thời kỳ phôi thai còn nhiều thiếu sót, trang mạng lưới Công Giáo Việt Nam Tòan Cầu Vietcatholic đã chuyển hướng và được tu sửa rất nhiều lần đã trưởng thành như đã thấy cho đến hôm nay qua địa chỉ mới http://www.vietcatholic.net. (cũng không quên nhắc đến một Cộng Tác Viên vẫn còn âm thầm làm việc cho tới ngày nay là Ðức Ông Phêrô Nguyễn Quang Sách vừa mừng sinh nhật thượng thọ 80 tuổi vào ngày 3/9 vừa qua, Ngài vẫn chuyển dịch đều đặn hàng ngày từ ba bản bản văn Anh Pháp Ý của Thông Tấn Xã Zenit)

(còn tiếp một kỳ)