Ngài là ‘người kiến tạo hoà bình” đích thật
VATICAN (Zenit, org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói Đức Giáo Hoàng Gregory Cả là một người xứng đáng với tước hiệu “magnus”.
Đức Giáo Hoàng nói điều này trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần thứ Tư 28/5 khi trình bày bài giáo lý trong Quảng trường Thánh Phêrô, trong bài giáo lý này ngài đã bình luận về “một trong những người cha vĩ đại nhất trong lịch sử của Giáo Hội”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã thuật lại Gregory Cả, người cai quản Giáo Hội từ năm 590 tới 604, được tôn kinh như một tiến sĩ Giáo Hội. Ngài sinh ra từ một gia đình quí tộc Roma, và bắt đầu một nghề nghiệp thành công trong việc phục vụ dân sự.
“Cuộc sống này không thoả mãn ngài,” Đức Thánh Cha nói, “và không lâu trước khi ngài quyết định từ bỏ những địa vị dân sự để rút lui về nhà và bắt đầu cuộc sống một đan sĩ.”
Đức Thánh Cha nói thêm rằng Gregory sau này có lẽ đã viết rằng thời gian này trong cuộc sống của ngài là “một thời gian hạnh phúc để hồi tưởng trong Chúa, chuyên cầu nguyện, và chìm đắm nghiêm chỉnh trong việc học hành.”
Nền học vấn và kinh nghiệm của Gregory, và những ân huệ cá nhân nổi bật của ngài, dẫn Đức Giáo Hoàng Pelagus tới chỗ chỉ định Gregory làm đại diện giáo hoàng trong cung đền hoàng đế tại Constantinople.
Khâm sứ
Thời gian lưu trú tại Constantinople, nơi ngài lại tiếp tục cuộc sống đan sĩ với một nhóm đan sĩ, là rất quan trọng cho Gregory, vì cho ngài có kinh nghiệm trực tiếp trong thế giới Byzantine, cũrng như xử trí vấn đề những người Lombards, vấn đề này ngày sau sẽ trắc nghiệm sâu sắc sự tài giỏi và nghị lực của ngài trong nnhững năm gíao hoàng của ngài,” Đức Giáo Hoàng nói.
Sau này Gregory được triệu hồi về Romea trong chức vụ thư ký của Đức Pelagus.
Sau đó, khi Đức Pelagus qua đời, dân chúng, hàng giáo sĩ và Thượng Viện đã nhất trí bầu Gregory như người Kế vị Thánh Phêrô. “Ngài ra sức chối từ,” Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI tường thuật, “còn muốn lẫn trốn, nhưng không thành công: Sau cùng, ngài phải nhượng bộ.”
“Vì công nhận ý Chúa trong tất cả những sự đã xảy ra, Đức tân Giáo Hoàng đã bắt đầu làm việc ngay một cách quyết liệt,” Đức Thánh Cha nói tiếp. “Ngay từ đầu ngài đã mặc khải một cái nhìn sáng sủa lạ lùng về thực tại ngài phải được đo lường đương đầu, một khả năng lạ lùng để làm việc trong việc xử trí những vấn đề giáo hội cũng như dân sự, một sự cân đối trong những thực thi các quyết định, cũng can đảm, mà sứ vụ của ngài đã đặt trên vai ngài.
Người kiến tạo hoà bình
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã bình luận trên một vấn đề đặc biệt ảnh hưởng nước Italy và thành Roma trong đời giáo triều của Gregory, vấn đề những kẻ xăm lăng Lombard: “ Cho vấn đề này, Đức Giáo Hoàng đã hiến tất cả nghị lực có thể với hy vọng đạt một giải pháp thật sự hoà bình.
“Thánh Gregory nhìn những dân này với cặp mắt người Mục Tử Tốt Lành, vì quan tâm về việc công bố cho họ lời cứu rỗi, thiết lập với họ những tương quan huynh đệ hướng tới một tương lai hoà bình được xây dựng trên sự tôn trọng lẫn nhau và sự chung sống hoà bình giữa những người Italian, những kẻ ủng hộ chủ nghĩa đế quốc và các người Lombards.”
Đức Thánh Cha nói tiếp: “Muốn đạt được một hoà bình hiệu nghiệm tại Roma và Italy, mà Đức Giáo Hoàng hoàn toàn dấn thân cho---ngài thật sự là một kẻ kiến tạo hoà bình—ngài đã thực thi một cuộc thương lượng gần gũi với Vua Agilulfo Lombard.
“Cuộc thương thguyết này dẫn tới một thời kỳ ngưng bắn kéo dài lối ba năm—598-601—sau đó có thể khuyến khích trong năm 603 một sự đình chiến bền lâu hơn.”
Nhà hoạt động xã hội
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã khẳng định Gregory Cả cũng có tính hoạt động trong những vấn đề xã hội: “Với thu nhập của gia sản đáng kể mà Toà Roma có tại Italy, cách riêng tại Sicily, ngài đã mua và phân phát lúa, giúp những kẻ thiếu thốn, những linh mục cần giúp, những đan sĩ và nữ tu sống trong cảnh thiều thốn, chuộc những công dân bị người Lombards cầm tù, và đạt được những cuộc đình chiến và ngưng bắn.
“Hơn nữa, ngài thực hiện—tại Roma cũng như trong những phần khác tại Italy—một cố gắng quyết định cho việc tái tổ chức hành chánh, ban những huấn lệnh chính xác ngõ hầu những tài sản của giáo Hội, hữu ích cho việc nuôi sống Giáo Hội và việc rao giàng Tin Mừng trong thế giới, có thể được quản trị cách đúng đắn tuyệt đối và theo những luật công bằng và lòng thương xót.
“Ngài đòi buộc những tá điền được bảo vệ khỏi những lạm dụng của những quản lý viên về đất cáct tài sản của Giáo Hội và, trong trường hợp gian giảo, họ phải được bồi thường nhanh chóng, như vậy gương mặt Nàng Dâu của Chúa Kitô không bị ô nhiễm với những nguồn lợi bất lương.”
Hậu quả
“Mặc dầu những điều kiện khó khăn nhất trong đó ngài phải hành động,” Đức Giáo Hoàng nói tiếp, “[Gregory] đã thành công trong việc đạt được, nhờ sự thánh thiện đời sống ngài và lòng nhân đạo dồi dào của ngài, sự tín nhiệm của các giáo hữu, thu hoạch được những hậu quả vĩ đại thật cho thời đại ngài và cho tương lai.
“Ngài là một con người dìm mình trong Chúa: Sự ao ước về Chúa luôn luôn sống động trong vực sâu linh hồn ngài và chính vì vậy mà ngài luôn luôn rất gần người thân cận của ngài, biết đến những nhu cấu của dân chúng thời đại ngài.
“Trong một thời buổi đầy tai họa và tuyệt vọng, ngài biết cách mang lại hoà bình và hy vọng.”
“Người này của Chúa,” Đức Thánh Cha kết luận, “ chứng tỏ cho chúng ta những nguồn hoà bình thật sự, từ đó tới niềm hy vọng thật, và như vậy ngài thành một kẻ hướng dẫn cho chúng ta ngày nay.”
VATICAN (Zenit, org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói Đức Giáo Hoàng Gregory Cả là một người xứng đáng với tước hiệu “magnus”.
Đức Giáo Hoàng nói điều này trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần thứ Tư 28/5 khi trình bày bài giáo lý trong Quảng trường Thánh Phêrô, trong bài giáo lý này ngài đã bình luận về “một trong những người cha vĩ đại nhất trong lịch sử của Giáo Hội”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã thuật lại Gregory Cả, người cai quản Giáo Hội từ năm 590 tới 604, được tôn kinh như một tiến sĩ Giáo Hội. Ngài sinh ra từ một gia đình quí tộc Roma, và bắt đầu một nghề nghiệp thành công trong việc phục vụ dân sự.
“Cuộc sống này không thoả mãn ngài,” Đức Thánh Cha nói, “và không lâu trước khi ngài quyết định từ bỏ những địa vị dân sự để rút lui về nhà và bắt đầu cuộc sống một đan sĩ.”
Đức Thánh Cha nói thêm rằng Gregory sau này có lẽ đã viết rằng thời gian này trong cuộc sống của ngài là “một thời gian hạnh phúc để hồi tưởng trong Chúa, chuyên cầu nguyện, và chìm đắm nghiêm chỉnh trong việc học hành.”
Nền học vấn và kinh nghiệm của Gregory, và những ân huệ cá nhân nổi bật của ngài, dẫn Đức Giáo Hoàng Pelagus tới chỗ chỉ định Gregory làm đại diện giáo hoàng trong cung đền hoàng đế tại Constantinople.
Khâm sứ
Thời gian lưu trú tại Constantinople, nơi ngài lại tiếp tục cuộc sống đan sĩ với một nhóm đan sĩ, là rất quan trọng cho Gregory, vì cho ngài có kinh nghiệm trực tiếp trong thế giới Byzantine, cũrng như xử trí vấn đề những người Lombards, vấn đề này ngày sau sẽ trắc nghiệm sâu sắc sự tài giỏi và nghị lực của ngài trong nnhững năm gíao hoàng của ngài,” Đức Giáo Hoàng nói.
Sau này Gregory được triệu hồi về Romea trong chức vụ thư ký của Đức Pelagus.
Sau đó, khi Đức Pelagus qua đời, dân chúng, hàng giáo sĩ và Thượng Viện đã nhất trí bầu Gregory như người Kế vị Thánh Phêrô. “Ngài ra sức chối từ,” Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI tường thuật, “còn muốn lẫn trốn, nhưng không thành công: Sau cùng, ngài phải nhượng bộ.”
“Vì công nhận ý Chúa trong tất cả những sự đã xảy ra, Đức tân Giáo Hoàng đã bắt đầu làm việc ngay một cách quyết liệt,” Đức Thánh Cha nói tiếp. “Ngay từ đầu ngài đã mặc khải một cái nhìn sáng sủa lạ lùng về thực tại ngài phải được đo lường đương đầu, một khả năng lạ lùng để làm việc trong việc xử trí những vấn đề giáo hội cũng như dân sự, một sự cân đối trong những thực thi các quyết định, cũng can đảm, mà sứ vụ của ngài đã đặt trên vai ngài.
Người kiến tạo hoà bình
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã bình luận trên một vấn đề đặc biệt ảnh hưởng nước Italy và thành Roma trong đời giáo triều của Gregory, vấn đề những kẻ xăm lăng Lombard: “ Cho vấn đề này, Đức Giáo Hoàng đã hiến tất cả nghị lực có thể với hy vọng đạt một giải pháp thật sự hoà bình.
“Thánh Gregory nhìn những dân này với cặp mắt người Mục Tử Tốt Lành, vì quan tâm về việc công bố cho họ lời cứu rỗi, thiết lập với họ những tương quan huynh đệ hướng tới một tương lai hoà bình được xây dựng trên sự tôn trọng lẫn nhau và sự chung sống hoà bình giữa những người Italian, những kẻ ủng hộ chủ nghĩa đế quốc và các người Lombards.”
Đức Thánh Cha nói tiếp: “Muốn đạt được một hoà bình hiệu nghiệm tại Roma và Italy, mà Đức Giáo Hoàng hoàn toàn dấn thân cho---ngài thật sự là một kẻ kiến tạo hoà bình—ngài đã thực thi một cuộc thương lượng gần gũi với Vua Agilulfo Lombard.
“Cuộc thương thguyết này dẫn tới một thời kỳ ngưng bắn kéo dài lối ba năm—598-601—sau đó có thể khuyến khích trong năm 603 một sự đình chiến bền lâu hơn.”
Nhà hoạt động xã hội
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã khẳng định Gregory Cả cũng có tính hoạt động trong những vấn đề xã hội: “Với thu nhập của gia sản đáng kể mà Toà Roma có tại Italy, cách riêng tại Sicily, ngài đã mua và phân phát lúa, giúp những kẻ thiếu thốn, những linh mục cần giúp, những đan sĩ và nữ tu sống trong cảnh thiều thốn, chuộc những công dân bị người Lombards cầm tù, và đạt được những cuộc đình chiến và ngưng bắn.
“Hơn nữa, ngài thực hiện—tại Roma cũng như trong những phần khác tại Italy—một cố gắng quyết định cho việc tái tổ chức hành chánh, ban những huấn lệnh chính xác ngõ hầu những tài sản của giáo Hội, hữu ích cho việc nuôi sống Giáo Hội và việc rao giàng Tin Mừng trong thế giới, có thể được quản trị cách đúng đắn tuyệt đối và theo những luật công bằng và lòng thương xót.
“Ngài đòi buộc những tá điền được bảo vệ khỏi những lạm dụng của những quản lý viên về đất cáct tài sản của Giáo Hội và, trong trường hợp gian giảo, họ phải được bồi thường nhanh chóng, như vậy gương mặt Nàng Dâu của Chúa Kitô không bị ô nhiễm với những nguồn lợi bất lương.”
Hậu quả
“Mặc dầu những điều kiện khó khăn nhất trong đó ngài phải hành động,” Đức Giáo Hoàng nói tiếp, “[Gregory] đã thành công trong việc đạt được, nhờ sự thánh thiện đời sống ngài và lòng nhân đạo dồi dào của ngài, sự tín nhiệm của các giáo hữu, thu hoạch được những hậu quả vĩ đại thật cho thời đại ngài và cho tương lai.
“Ngài là một con người dìm mình trong Chúa: Sự ao ước về Chúa luôn luôn sống động trong vực sâu linh hồn ngài và chính vì vậy mà ngài luôn luôn rất gần người thân cận của ngài, biết đến những nhu cấu của dân chúng thời đại ngài.
“Trong một thời buổi đầy tai họa và tuyệt vọng, ngài biết cách mang lại hoà bình và hy vọng.”
“Người này của Chúa,” Đức Thánh Cha kết luận, “ chứng tỏ cho chúng ta những nguồn hoà bình thật sự, từ đó tới niềm hy vọng thật, và như vậy ngài thành một kẻ hướng dẫn cho chúng ta ngày nay.”