Ngài ghi nhận tính hợp thời về Thần Học Luân lý của vị Thánh.
VATICAN (Zenit.org).- Thần học luân lý của Thánh Thomas Aquinas là hợp thời cả ngày nay, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói và chỉ tới sự nhấn mạnh của vị Thánh về luật tự nhiên.
Đức Giáo Hoàng nói về những huấn giáo của Aquinas hôm nay, ngài tiếp tục bài giáo lý của ngài về văn hóa Kitô hữu của những Thời Trung Cổ sau sự gián đoạn nhiều tuần để tập trung vào những chủ đề khác.
Ngài giải thích việc Thomas xoay xở chứng tỏ “tính độc lập của triết học và thần học và, đồng thời, sự hợp lẽ phải hỗ tương của chúng.
Sự nhấn mạnh của vị thánh về phẩm giá của lý trí nhân bản có mối quan hệ hỗ tương với huấn giáo của ngài về tự nhiên và ân sủng, Đức Thánh Cha minh họa. Và ngài ghi nhận rằng lý trí, với quyền năng của nó, có khả năng quan trọng “phân biệt luật luân lý tự nhiên.”
“Lý trí có thể nhận ra [luật này] bằng cách xem xét điều gì là tốt nên làm và điều gì là tốt nên tránh hầu đạt hạnh phúc ở trong tâm hồn mỗi người, và cũng áp đặt một trách nhiệm đối với những kẻ khác và, do đó, sự tìm kiếm công ích,” ngài nói. “Nói cách khác, các nhân đức của con người, thần học và luân lý, ăn rễ sâu trong bản tính con người.
“”Ân sủng thần linh ủng hộ, nâng đỡ và buộc hành động sự dấn thân đạo đức nhưng, về phần họ, theo thánh Thomas, mọi người, tin hay không tin, được kêu gọi nhìn nhận những đòi hỏi của nhân tính được diễn tả trong luật tự nhiên và được cảm hứng trong luật này để diễn đạt những luật tích cực, tức là, những luật phát xuất từ các thẩm quyền dân sự và chính trị để điều hòa sự chung sống nhân bản.”
Con đường gây ấn tượng
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đề cao tầm quan trọng của luật tự nhiên và những trách nhiệm nó ngụ ý, và nói rằng khi những trách nhiệm này bị từ chối, “con đường được mở ra cách đột ngột cho thuyết tương đối đạo đức trên bình diện cá thể và cho thuyết độc tài của nhà nước trên bình diện chính trị.”
Ngài trưng dẫn vị tiền nhiệm của ngài, Đức Khả Kính Gioan Phaolô II, kẻ xác nhận: “Do đó điều cần thiết khẩn cấp cho tương lai xã hội và cho sự phát triển của một nên dân chủ lành mạnh, là tái khám phá những giá trị luân lý và nhân bản thiết yếu và bẩm sinh phát ra từ chính sự thật con người và diễn tả và bảo vệ phẩm giá con người: những giá trị mà không cá nhân nào, không đa số nào và không Quốc gia nào có thể tạo dựng, thay đổi hay phá hủy, nhưng chỉ phải thừa nhận, tôn trọng và cổ võ.”
Quan niệm về lý trí nhân bản do Thomas đề nghị thì “đáng giá,” Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI xác nhận: bởi vì trí khôn con người, hơn hết nếu nó chấp nhận những cảm hứng của đức tin Kitô hữu, là một kẻ cổ võ một nền văn minh công nhận phẩm giá con người, tính bất khả xâm phạm về những quyền lợi của nó và sức mạnh thuộc những giá trị của nó.”
Đức Thánh Cha nhận xét rằng điều “không lạ” là học thuyết về phẩm giá con người “ “trưởng thành trong các lãnh vực tư tưởng thụ hưởng di sản của Thánh Thomas Aquinas, kẻ có môt quan niệm rất cao về tạo vật nhân bản.”
Tuy nhiên, Đức Giám Mục thành Roma kết luận với một sự nhớ rằng tư tưởng sâu sắc của Thánh Thomas và huấn giáo của ngài phát sinh từ “đức tin sống động và lòng đạo đức sốt sắng của ngài.
Thánh nhân là một nhà tư tưởng và là một vị thánh, Đức Giáo Hoàng nhắc lại, là kẻ cầu nguyện với Chúa theo những cách này: “Xin Chúa ban cho con, con cầu xin, một ý muốn tìm kiếm Chúa, một sự khôn ngoan gặp được Chúa, môt cuộc sống đẹp lòng Chúa, một sự kiên trì chờ đợi Chúa với sự tin tưởng và một sự tin tưởng mà cuôi cùng thành công trong sự chiếm hữu Chúa.”
VATICAN (Zenit.org).- Thần học luân lý của Thánh Thomas Aquinas là hợp thời cả ngày nay, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói và chỉ tới sự nhấn mạnh của vị Thánh về luật tự nhiên.
Đức Giáo Hoàng nói về những huấn giáo của Aquinas hôm nay, ngài tiếp tục bài giáo lý của ngài về văn hóa Kitô hữu của những Thời Trung Cổ sau sự gián đoạn nhiều tuần để tập trung vào những chủ đề khác.
Ngài giải thích việc Thomas xoay xở chứng tỏ “tính độc lập của triết học và thần học và, đồng thời, sự hợp lẽ phải hỗ tương của chúng.
Sự nhấn mạnh của vị thánh về phẩm giá của lý trí nhân bản có mối quan hệ hỗ tương với huấn giáo của ngài về tự nhiên và ân sủng, Đức Thánh Cha minh họa. Và ngài ghi nhận rằng lý trí, với quyền năng của nó, có khả năng quan trọng “phân biệt luật luân lý tự nhiên.”
“Lý trí có thể nhận ra [luật này] bằng cách xem xét điều gì là tốt nên làm và điều gì là tốt nên tránh hầu đạt hạnh phúc ở trong tâm hồn mỗi người, và cũng áp đặt một trách nhiệm đối với những kẻ khác và, do đó, sự tìm kiếm công ích,” ngài nói. “Nói cách khác, các nhân đức của con người, thần học và luân lý, ăn rễ sâu trong bản tính con người.
“”Ân sủng thần linh ủng hộ, nâng đỡ và buộc hành động sự dấn thân đạo đức nhưng, về phần họ, theo thánh Thomas, mọi người, tin hay không tin, được kêu gọi nhìn nhận những đòi hỏi của nhân tính được diễn tả trong luật tự nhiên và được cảm hứng trong luật này để diễn đạt những luật tích cực, tức là, những luật phát xuất từ các thẩm quyền dân sự và chính trị để điều hòa sự chung sống nhân bản.”
Con đường gây ấn tượng
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đề cao tầm quan trọng của luật tự nhiên và những trách nhiệm nó ngụ ý, và nói rằng khi những trách nhiệm này bị từ chối, “con đường được mở ra cách đột ngột cho thuyết tương đối đạo đức trên bình diện cá thể và cho thuyết độc tài của nhà nước trên bình diện chính trị.”
Ngài trưng dẫn vị tiền nhiệm của ngài, Đức Khả Kính Gioan Phaolô II, kẻ xác nhận: “Do đó điều cần thiết khẩn cấp cho tương lai xã hội và cho sự phát triển của một nên dân chủ lành mạnh, là tái khám phá những giá trị luân lý và nhân bản thiết yếu và bẩm sinh phát ra từ chính sự thật con người và diễn tả và bảo vệ phẩm giá con người: những giá trị mà không cá nhân nào, không đa số nào và không Quốc gia nào có thể tạo dựng, thay đổi hay phá hủy, nhưng chỉ phải thừa nhận, tôn trọng và cổ võ.”
Quan niệm về lý trí nhân bản do Thomas đề nghị thì “đáng giá,” Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI xác nhận: bởi vì trí khôn con người, hơn hết nếu nó chấp nhận những cảm hứng của đức tin Kitô hữu, là một kẻ cổ võ một nền văn minh công nhận phẩm giá con người, tính bất khả xâm phạm về những quyền lợi của nó và sức mạnh thuộc những giá trị của nó.”
Đức Thánh Cha nhận xét rằng điều “không lạ” là học thuyết về phẩm giá con người “ “trưởng thành trong các lãnh vực tư tưởng thụ hưởng di sản của Thánh Thomas Aquinas, kẻ có môt quan niệm rất cao về tạo vật nhân bản.”
Tuy nhiên, Đức Giám Mục thành Roma kết luận với một sự nhớ rằng tư tưởng sâu sắc của Thánh Thomas và huấn giáo của ngài phát sinh từ “đức tin sống động và lòng đạo đức sốt sắng của ngài.
Thánh nhân là một nhà tư tưởng và là một vị thánh, Đức Giáo Hoàng nhắc lại, là kẻ cầu nguyện với Chúa theo những cách này: “Xin Chúa ban cho con, con cầu xin, một ý muốn tìm kiếm Chúa, một sự khôn ngoan gặp được Chúa, môt cuộc sống đẹp lòng Chúa, một sự kiên trì chờ đợi Chúa với sự tin tưởng và một sự tin tưởng mà cuôi cùng thành công trong sự chiếm hữu Chúa.”