Đức Thánh Cha nói nạn nghèo này có thể đưa tới một xã hội yếu kém

VATICAN (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã mời tân đại sứ Brazil bên cạnh Toà Thánh coi việc giáo dục luân lý như là một phương cách đánh bại nạn nghèo đang thịnh hành của các giá trị tại xứ sở.

Hôm 9/2 Đức Giáo Hoàng ca ngợi những cố gắng của Brazil trong trận chiến vì công bình xã hội lớn hơn, khi nhận thư ủy nhiệm của Luiz Felipe de Seixxas Correa, và và ngài đề cao một số lãnh vực quan tâm cách riêng đối với Giáo Hội.

Đức Thánh Cha kêu gọi sự thăng tiến “những giá trị nhân bản cơ bản,” như gia đình, và sự bảo hộ toàn diện sự sống “từ lúc thụ thai cho tới lúc kết thúc tự nhiên.”

Ngài cũng nhấn mạnh sự “bảo vệ những nguyên lý đạo đức không gây hại nhưng bảo vệ sự hiện hữu của phôi thai và quyền của nó được sinh ra.”

“Trong một bầu khí liên đới và hiểu biết lẫn nhau,” Đức Thánh Cha nói tiếp, “chính phủ tìm kiếm nâng đở những sáng kiến ủng hộ trận chiến chống nạn nghèo, và chống những khiếm khuyết trong sự đào tạo kỷ thuật, trên cả hai bình diện quốc gia và quốc tế.”

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã thừa nhận chính sách của Brazil về sự tái phân phối nội bộ vế thu nhập, đã dễ dàng hóa một hạnh phúc lớn hơn giữa dân chúng.” Ngài kêu gọi xứ sở “tiếp tục khuyến khích một sự phân phối tốt hơn về của cải, làm gia tăng phép công bình xã hội vì thiện ích người nghèo.”

Nghèo thiêng liêng

Ngài đã khẳng định, “ngoài sự nghèo vật chất, nạn nghèo luân lý rải rác khắp thế giới cũng có một ảnh hưởng quyết định, cả nơi không thiếu những của cải vật chất.”

Đức Giáo Hoàng nói tiếp: “Trên thực tế, nguy cơ của thuyết tiêu thụ và chủ nghĩa khoái lạc, cùng với sự thiếu những nguyên lý luân lý vững chải để hướng dẫn sự sống những công dân bình thường, làm suy yếu cấu trúc các gia đình và xã hội Brazilian.

“Vì lẽ này chúng ta không thể đánh giá quá cao nhu cầu khẩn cấp đối với sự đào tạo luân lý vững chắc trên mọi cấp bậc—gòm phạm vi chính trị-- hầu phản công lại một sự đe dọa tiến hành từ những ý thưc hệ vật chất cố chấp, và cách riêng cơn cám dỗ tham nhũng trong việc quản lý những tài chánh công và tư.

“Vì mục đích này, Kitô giáo có thể cung cấp một sự đóng góp hữu ích […] như một tôn giáo hoà bình và tự do và vì phục vụ thiện ích thật của nhân loại.”

Đức Thánh Cha đã nói về sự hợp tác chân tình mà Giáo Hội—đang khi chu toàn sứ vụ mình-- muốn duy trì với chính quyền Brazilian” cho sự phát triển trọn vẹn con người.”

Ngài tán dương “sự đồng qui các nguyên lý, của Tông Tòa và chính phủ, đối với những đe dọa cho hoà bình thế giới, khi hoà bình bị ảnh hưởng do thiếu quan điểm tôn trọng những kẻ khác trong phẩm giá nhân bản của họ.”

Đức Thánh Cha nói thêm, “Những mục tiêu của Giáo Hội […] và nhà nước, mặc dầu khác biệt, cắt nhau trong một điểm đồng qui: thiện ích con người và công ích một quốc gia.”