Hai quốc gia Á Châu đang tranh cãi xem ai mới thực sư có người số 7 tỷ vừa sinh ra.

Một tổ chức phi chính phủ, "Plan International", tuyên bố một bé gái tên là Nargis sinh ra lúc 7:20 sáng ở vùng nông thôn Uttar Pradesh, Ấn Độ, là người thứ 7 tỷ trên trái đất. Họ căn cứ vào dự đóan của Liên Hiếp Quốc là người thứ 7 tỷ có thể sẽ sinh ra ở vùng này vào ngày thứ Hai 31 tháng 10.

Nhưng chính phủ Phi Luật Tân lập tức cải chánh, một bé gái tên là Danica ở Manilla mới là người thứ 7 tỷ, lý do em được sinh ra vào nửa đêm ngày 31 tháng 10.

Truyền thông thế giới cũng chia làm hai phe, cãi nhau inh ỏi !

Nhưng vấn đề là, người thứ 7 tỷ có thể chưa được sinh ra !

Con số 7 tỷ do Liên Hiệp Quốc chọn ra vào thời điểm này chỉ để...thúc đẩy những nỗ lực của chương trình kiểm sóat dân số.

Theo tính tóan của các chuyên gia của Cục Thống Kê Dân Số Hoa Kỳ, thì số 7 tỷ người có nhiều hy vọng đạt được vào tháng 3 hoặc tháng 4 năm tới. Cũng vậy, Viện Nhân khẩu học ở Vienna Áo quốc cũng đưa ra một ý kiến tương tự là sự kiện này có thể xảy ra giữa tháng Giêng và tháng Bảy năm 2012.

Vì "cửa sổ" 'không chắc chắn' ("window" of uncertainty) là cộng hay trừ 6 tháng, tức là kể từ tháng 10 năm nay cho đến tháng 10 sang năm, các nhân viên họach định chính sách của LHQ đã lợi dụng dùng con số sớm nhất để kết hợp với những chương trình khuyến khích phá thai sắp được tung ra của họ !

Trước những ý đồ bất chánh lấy sự sống của con người phục vụ cho những mưu toan chính trị đó, Đức Hồng Y Oswald Gracias, Tổng Giám Mục của Mumbai, đã bình luận:

"Mỗi một cuộc sống con người là một món quà quý giá đến từ Thiên Chúa, và là nguồn gốc của phẩm giá con người. phẩm giá này không thể cách ly ra khỏi sự sống của con người, và bình đẳng giữa tất cả mọi người, nó là gốc rễ của tất cả các quyền làm người, là bất khả chuyển nhượng, bất khả xâm phạm và phổ quát. Mỗi trẻ em, đã cũng như chưa sinh ra, đều có những quyền tương tự, bắt đầu với quyền được sống."

Học giả Steven W. Mosher, chủ tịch của Viện Nghiên cứu Dân số ở Front Royal, VA, và là tác giả của nhiều sách nghiên cứu về nhân số, cũng có chung một quan điểm như trên. Trong bài "Bảy tỷ lý do để ăn mừng", ông viết:

Nhìn trên mọi khía cạnh của vấn đề an sinh, từ số tử vong của những trẻ sơ sinh cho tới tuổi thọ của những người già, cho đến trình độ học vấn và số lượng calorie tiêu thụ, sự sống trên hành tinh trái đất đã rõ ràng được cải thiện.

Lấy tuổi thọ làm ví dụ. Năm 1800, lúc đó thế giới chỉ có 1 tỷ người, tuổi thọ chỉ có khoảng 24 năm. Đến năm 1927, khi dân số thế giới đạt 2 tỷ, một người có thể hy vọng sống tới bốn mươi tuổi. Ngày nay, khi chúng ta vượt qua mốc 7 tỷ, tuổi thọ đã đạt đến 69 tuổi và vẫn còn lên cao. Vì người ta sống lâu hơn, dĩ nhiên ta thấy có nhiều người ở xung quanh hơn.

Nhở những cải thiện về y tế và dinh dưỡng, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và trẻ em xuống mức rất thấp, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc kéo dài đời sống con người. Vào cuối thế kỷ 19, có 4 trong số 10 trẻ em chết trước khi được năm tuổi. Ngày nay, tỷ lệ tử vong dưới năm tuổi là dưới 6% và vẫn đang tụt xuống ít hơn.

Mặc dù số người ngày càng tăng, cả hai số lượng nông phẩm sản xuất trên một hecta và số lượng tiêu thụ lương thực cho mỗi đầu người tiếp tục tăng cao. Thực phẩm và tài nguyên trên thế giới chưa bao giờ được nhiều hơn bây giờ. Đủ có thức ăn cho mỗi người trên trái đất để tiêu thụ 3.500 calorie mỗi ngày. Không có lý do gì mà một ai đó phải chết đói ở giữa tình trạng dư thừa này.

Trong khi số người tăng, thì số thu nhập cũng tăng mạnh. Dân số có thể đã tăng lên bảy lần trong vòng hai thế kỷ qua, nhưng số thu nhập bình quân đầu người còn tăng nhiều hơn, là 90 lần trong cùng thời gian đó, từ $100 lên đến $9,000. Loài người chưa bao giờ được xung túc như vậy.

Nền kinh tế tiếp tục mở rộng, năng suất tăng, nghèo đói giảm, ô nhiễm giảm và tự do chính trị đang phát triển.

Thế thì, trứơc một hình ảnh thịnh vượng và tiến bộ như thế, điều gì đã làm chúng ta mất vui?

Vấn đề rỏ ràng là chính con người mà thôi.

Nhiều nhóm môi trường cực đoan, chẳng hạn như nhóm Sierra Club, cho rằng con người và thiên nhiên đang bị kẹt trong một cuộc chiến sinh tử, trong đó sự ra đời của một em bé có nghĩa là cái chết của một cái cây. Và họ cương quyết đứng về phía của cây.

Hoặc nói chuyện về cá. Các bạn của tôi ở cơ quan Optimum Population Trust bên Anh quốc mà tôi mới có dịp tranh luận, họ nói rằng nếu chúng ta không kiểm soát tăng trưởng dân số thì các đại dương sẽ hết cá.

Tôi đã nghe nhiều câu chuyện về cá trước đây. Đại lọai câu chuyện như thế này: Chúng ta đang đánh bắt quá mức. Sắp sửa tới mức tuyệt chủng hàng loạt cá có giá trị thương mại. Tất cả chúng ta sẽ chết đói.

Ông Paul Ehrlich đã đưa ra một kịch bản đáng sợ nhất, từ cuốn sách "trái bom dân số" xuất bản năm 1968 của ông. Trong sách ông tưởng tượng có một Hội đồng quản trị về môi trường đã tư vấn với Tổng thống Mỹ vào năm 1979 rằng "hiện nay sự suy giảm thủy sản ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương là không thể đảo ngược được vì ô nhiễm và họ đưa ra đề nghị là phải cưỡng chế ngay lập tức mỗi cặp vợ chồng chỉ có thể sinh ra 1 con, và bắt buộc triệt sản tất cả mọi người có chỉ số thông minh (IQ) ở dưới điểm 90. "

Tôi chưa hiểu ý của ông lắm là lảm thế nào mà chính sách một con, kết hợp với việc ép buộc triệt sản những người "không thích hợp" ở Mỹ sẽ có thể giúp phục hồi trữ lượng cá?

Tôi càng không thể chia sẻ thái độ của Ehrlich là "trước tiên phải kết án con người", thái độ đó dẫn ông ta tới những giả định rằng giải pháp cho tất cả các vấn đề, từ môi trường cho đến các khía cạnh khác, là ở việc giảm nhân số.

Dù cho thủy sản ở đại dương biến mất hoàn toàn, nó sẽ không tạo ra vấn đề thực phẩm lớn. Mặc dù cá là một nguồn cung cấp protein quan trọng, là 7% của tổng số protein, nhưng nó chỉ chiếm một tỷ lệ ít ỏi là 1% calories của thế giới.

Dù thật sự rằng có nhiều lọai thủy sản của thế giới không còn gia tăng được nữa. Ba phần tư trữ lượng cá đang bị đánh bắt tới mức tối đa, hoặc quá giới hạn. Trong số ước tính khoảng 100 triệu tấn mà các đại dương có thể sản xuất, chúng ta đã thu hoạch tới 95%.

Tuy nhiên toàn bộ vấn đề thực phẩm không chỉ dựa vào loài cá hoang dã mà thôi. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, doanh nhân đã chuyển sang nuôi trồng thủy sản, sản xuất 45 triệu tấn vào năm 2005. Đây là lý do tại sao, sản xuất cá trên thế giới tiếp tục lên cao. Quan trọng hơn, tổng sản lượng cá đã tăng lên đến nỗi bình quân số cá cho mỗi đầu người sau những năm 2000 đã đạt nhiếu kỷ lục mới.

Dỉ nhiên các lòai cá hoang dã, đang sống ở đại dương, vẫn có thể được quản lý tốt hơn để đạt được năng xuất tối đa. Như bảo vệ một số loài cá lớn, và thi hành những biện pháp quốc tế hiện có để chống lại sự khai thác quá mức và việc bắt cá con.

Ví dụ về cá ở trên cho thấy, giảm nhân số không trực tiếp làm giảm vấn đề môi trường. Cho nên kiểm soát dân số không phải là phương pháp hiệu quả và nhân đạo để bảo vệ thế giới mà chúng ta đang sống.

Như lới Đức Giáo Hoàng đã nói, cách tốt nhất để bảo vệ môi trường là nhận ra rằng Con Người cũng là một phần không thể thiếu của thiên nhiên và phải nỗ lực bảo vệ nó.