Không thể có hoà bình mà không có bảo vệ môi trường, bởi vì sự bảo vệ tạo vật là cần thiết cho sự phát triển trọn vẹn, một đại biểu Vatican nói.

Trong khi chuẩn bị Thượng đỉnh Thế giới về Sự Phát triển Chấp nhận được, Giám mục Gianpaolo Crepaldi, thư ký Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hoà bình, đã làm việc trong những tháng nay để nhạy cảm hóa các cộng đồng Công giáo và các phái đoàn quốc gia đối với lập trường Giáo hội về những vấn đề môi trường.

Thượng đỉnh U. N. , dự kiến hợp từ 26 Aug-4 Sept. tại Johannesburg, Nam Phi, nhằm phân tách sự phát triển trong lãnh vực này từ hội nghị Rio de Janeiro năm 1992 về sự phát triển chấp nhận được.

Một bên, Vatican nhấn mạnh quan hệ giữa sự bảo vệ môi trường và hoà bình, Giám mục Crepaldi giải thích. Không thể nào có hoà bình nếu không đề nghị một giải quyết cho vấn đề môi trường.

Đàng khác, Vatican đã nhấn mạnh quan hệ giữa môi trường và sự phát triển, cách riêng với qui chiếu tới vấn đề nghèo đói, ngài nói. Sự nghèo trong thế giới ngày nay là một vấn đề thật sự, phản chiếu những nét thê thảm.

Thế giới ngày nay có tất cả 1. 3 billion (1. 3 nghìn tỷ) dân chúng sống trong cảnh nghèo khốn cùng, giám mục nói. Tỉnh từ khốn cùng có một ý nghĩa rất đặc thù:

Nó qui chiếu tới những người đang chờ sống ít hơn 40 năm, không được sự giúp đỡ nào, và không được học hành gì. Với số 1. 3 nghìn tỷ này, phải thêm 3 nghìn tỷ người nghèo.

Do đó, ngài nói, khi đề cập tới những vấn đề môi trường, Vatican cố gắng bảo tồn hai lãnh vực: hoà bình và công lý quốc tế một bên, và thăng thiến những dân kém phát triển bên kia.

Bằng cách nào? Điều này đòi phải suy nghĩ lại kiểu phát triển các nước giàu phương Tây đã theo, kiểu đó, càng ngày càng, là một kiểu rõ ràng không thể chấp nhận, đại diện Vatican nói thêm.

Khi qui chiếu về thượng đỉnh Johannesburg, Giám mục Crepaldi giải thích rằng cũng như tất cả mọi giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn này cũng đầy những khó khăn nội tại và ngoại lai cho quá trình chuẩn bị.

Đây là những khó khăn phát sinh từ những vị trí khác nhau của giai đoạn, và từ sự mỏng manh khét tiếng của hệ thống Liên hiệp quốc, ngài nói. Về vấn đề môi trường, có sự đồng thuận lạ lùng khi phải chẩn đoán, nhưng cũng có sự bất đồng ý kiến lớn về cái gì phải làm, về những chọn lựa chung, và về những hy sinh kèm theo.

Vatican hy vọng thấy từ thượng đỉnh này một ý muốn đổi mới cộng đống quốc tế để tìm ra những phương cách dấn thân chung trong những vấn đề môi trường, rất quan trọng cho tương lai nhân loại, giám mục nói thêm.

Điều đáng hy vọng là những cam kết được đảm nhiệm sẽ có hành động theo sau. Vô phúc thay, nếu người ta so sánh những quyết định của nhiều hội nghị do Liên Hiệp Quốc tổ chức, với những việc làm, thì người ta thấy những cam kết đã đảm nhiệm hầu như không bao giờ thực thi, ngài than phiền.

Dầu sao, hơn hết tất cả là phải hy vọng sẽ khơi lên một sự duyệt xét lại những kiểu phát triển ngày nay, như Đức Gioan Phaolô II đòi hỏi trong Sứ điệp Ngày Hoà bình Thế giới năm 2002. Hiện nay, những kiểu này bị mọi người xem như không thể chấp nhận, ngài nhấn mạnh.

Ngài nói thêm: Về điểm cụ thể này, học thuyết xã hội của Giáo hội, bắt đầu với thông điệp Populorum Progressio của Đức Phaolô VI, đã nói rõ ràng quan điểm phát triển của mình-- vắn tắt diễn tả như nguyên vẹn và được chia sẻ--quan điểm này có thể đưa ra một đóng góp quyết định và dứt khoát.