Chương Trình "Bảo Vệ Môi Trường Qua Truyền bá Tin Mừng" kéo dài một tháng.

Laoag city (UCAN) 26/6/2007. Những bao tải nhiều kiểu in hình quả cam trên đó treo trên các quầy hàng gần tỉnh lỵ ở đây.

Đó là phần thuộc vào chương trình dài một tháng cổ vũ người ta chăm sóc cho môi trường. Hai mươi chín gia đình siêng năng được Ủy Ban về Gia Đình và Cuộc sống (CFL) của giáo phận Laoag huần luyện, từ các bịch nước ép trái cây tái chế được làm bằng các bìa cứng có bao plastic ngoài. Các bao này được bán gần tỉnh lỵ để cử hành Ngày Môi Trường Thế Giới của tỉnh Ilicos Norte tại Laoag, cách Manila 340 kms về phía Bắc.

Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc chỉ rõ ngày 5/6 là Ngày Môi Trường Thế Giới năm 1972 để “kích lệ thế giới chú ý đến môi trường và quan tâm nhiều hơn chú ý và có hành động chính trị” theo như trên mạng luới của Liên Hiệp Quốc.

Tuy nhiên, giáo phận Laoag đã tổ chức các hoạt động trong suốt tháng Sáu,2007, phù hợp với mục tiêu “bảo vệ môi trường thông qua truyền bá Tin Mừng” Cha Leonard Ruiz, Giám Đốc của Trung Tâm Họat Động Xã Hội của giáo phận (SAC) giải thích.

Nhiều nhóm trong Giáo Hội đã bán những sản phẩm hàng hóa hữu cơ, được làm từ các vật liệu tái chế, đã hướng dẫn các khóa trồng cây và đị một vòng “xe đạp vì môi sinh”.

Cha Ruiz nói với UCA News ngày 15/6 rằng việc giáo phận ngài giữ như thế nhấn mạnh việc “bảo vệ và phục hồi môi trường bền vững”, mà Giáo Hội bênh vực trong suốt năm.

Việc bán gạo, sản phẩm rau quả và các bao bì đa dụng được tái chế ở tỉnh lỵ vào ngày 5/6 là kết quả của chương trình “Bí Tích Xanh” của giáo phận. Giáo phận này mời gọi các linh mục và giáo hữu xử lý các quan niệm môi trường trong các bài giảng và các nhóm tế bào của giáo xứ. Machita Singson, điều hợp viên CFL, đã nói với UCA News ngày 25/6 rằng dự án tái chế cũng đáp ứng dân xứ về nhu cầu tài chính giúp việc sinh sống, từ các vật liệu bỏ đi và không dựa vào các tiền trợ cấp thất nghiệp

Các đồ thủ công tái chế khác để bán ở các hiệu tạp hóa là các đồ gấp được làm từ các bao đa dụng và hoa trang trí được làm từ các trang tạp chí bóng loáng,

Sản phẩm hữu cơ được bán hôm đó đền từ các nông trại chung quanh Laoag và các thị trấn Marcos, Dingras, Paoay và Vintar, ở đó tổ chức SAC mở những khóa huấn luyện về việc làm ruộng hữu cơ và canh nông bền vững

Tuy nhiên, Cha Ruiz nhận là cần thiết phải giáo dục và khuyến khích nhiều. Các sản phẩm hữu cơ được tái chế, đem trưng bày ở văn phòng SAC trong Cao Ốc Đại Sảnh Jansen ở Laoag, nhưng vẫn “chưa có nhiều người mua”.

Ngày 15/6, một câu lạc bộ các tay đi xe đạp gồm có 200 tu sĩ và cán bộ tín hữu thường trong giáo hội tại Ilocos Norte cũng như can bộ NGO (Tổ Chức Phi Chính Phủ) trong tỉnh đi xe đạp suốt bà thị trấn để trồng 200 cây dái ngựa con tại Vintar. “ Thay vì dùng xe tiêu thụ dầu khí, đạp xe thì gần gũi và kinh tế hơn”, Cha Ruiz vạch rõ như thế.

Ngài biểu lộ có hy vọng trông thấy một đoàn đạp xe đi ra trồng cây giúp khơi dậy ý thức bảo vệ môi trường và gây hứng các người sở tại nhận lấy một vai trò chủ động trong việc giũ gìn an toàn “ngôi nhà” của các thế hệ tương lai.

Nhiều người phấn khởi đạp xe đi một vòng chung quanh miền Đông của tỉnh vào ngày 23/6 trồng hơn 200 cây dái ngựa con trên sườn đồi tại Dingras.

Việc làm trụi rừng chung quanh thị trấn đó và Vintar đã là một mối quan tâm trong tỉnh lỵ. Điều này phải chịu, vì nạn lụt lội qui mô lớn và nạn đất lở trong cơn bão lớn năm 2005, gây ra ít nhất 50 triệu pesos(US$1.06 triệu) tốn phí tai hại cho hạ tầng kiến trúc và nông nghiệp, theo thảm trạng của Tỉnh và Hội Đồng Phối hợp.

Cha Ruiz đã nói giáo hội hoạt động, hy vọng làm cho công chúng gia tăng quan tâm đến tác động của khí hậu thay đổi. Liên Hiệp Quốc ghi nhớ ngày môi trường năm nay nhắm vào chủ đề “Làm Tan Nuớc Đá -Một Đề Tài Nóng”, đề cao tác động của thay đổi khí hậu đối với hệ môi sinh ở điạ cực và các cộng đồng và hậu quả trên khắp thế giới.

Giáo phận Laoag bao gồm tỉnh Ilicos Norte. Khu vực này, có song và núi bao quanh, ở phía Đông Bắc Luzon, hài đào chính yếu ở phía Bắc Phi Luật Tân, quay ra Biển Trung Hoa, có 658.454 dân số tỉnh thì 67% con số đó là Công Giáo.