Đức Thánh Cha nói với phái đoàn Afghanistan: 'Không ai có thể cầu khẩn danh Chúa mà lại kích động hận thù'

Phát biểu trước Hiệp hội Cộng đồng Afghanistan tại Ý, Đức Thánh Cha nhắc lại rằng tôn giáo không bao giờ được xử dụng để kích động hận thù và bạo lực, nhưng thay vào đó là thúc đẩy tình anh chị em giữa các dân tộc.

(Tin Vatican - Lisa Zengarini)

“Không ai có thể cầu khẩn danh Chúa để kích động sự khinh miệt, hận thù và bạo lực đối với người khác.” Đức Thánh Cha đã tái khẳng định mạnh mẽ lập trường này vào thứ Tư khi ngài gặp gỡ các thành viên của Hiệp hội Cộng đồng Afghanistan Ý tại Vatican trước buổi Tiếp kiến Chung của ngài.

Hiệp hội là mạng lưới những thành viên Afghanistan sống tại Ý tham gia vào việc hỗ trợ của người tị nạn Afghanistan vào xã hội Ý và thúc đẩy đối thoại và tôn trọng nhân quyền của tất cả các cộng đồng sắc tộc.

Tình hình "bi thảm" ở Afghanistan

Mở đầu bài phát biểu, Đức Thánh Cha nhắc lại những sự kiện bi thảm mà người Afghanistan đã chịu trong những thập kỷ qua, được đánh dấu bằng những bất ổn, chiến tranh, chia rẽ nội bộ và vi phạm có hệ thống khiến nhiều người phải lưu vong.

ĐTC lên án sự đa dạng về sắc tộc đặc trưng của xã hội Afghanistan "đôi khi được xử dụng để phân biệt đối xử và loại trừ, nếu không muốn nói là đàn áp trắng trợn".

"Các bạn đã trải qua một thời kỳ bi thảm, với nhiều cuộc chiến".

Đức Thánh Cha cũng đề cập đến tình hình nghiêm trọng ở biên giới với Pakistan, nơi nhiều người Afghanistan đã tìm nơi trú ẩn, và nơi mà nhóm dân tộc thiểu số Pashtun (nhóm dân tộc chiếm đa số ở Afghanistan) phải chịu đựng sự lạm dụng và phân biệt đối xử.

Tôn giáo giúp giảm bớt sự khác biệt

Trong bối cảnh khó khăn này, ĐTC lưu ý, tôn giáo giúp giảm bớt sự tương phản và tạo ra một không gian nơi mọi người được thừa hưởng quyền công dân đầy đủ mà không bị phân biệt đối xử. Thay vào đó, “nó bị thao túng” và được xử dụng như một công cụ của lòng căm thù để thúc đẩy xung đột dẫn đến bạo lực.

Do đó, ngài khuyến khích các thành viên của mạng lưới Afghanistan tiếp tục “nỗ lực cao cả của họ nhằm thúc đẩy sự hòa hợp tôn giáo" phấn đấu "để vượt qua những hiểu lầm giữa các tôn giáo khác nhau nhằm xây dựng con đường đối thoại tin cậy và hòa bình. “

Thúc đẩy tình anh em giữa con người, không phải hận thù và bạo lực

Về vấn đề này, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại Văn bản về tình anh em giữa con người vì hòa bình thế giới và chung sống mà ngài đã ký tại Abu Dhabi vào ngày 4 tháng 2 năm 2019 với Đại giáo chủ Al-Azhar. Văn kiện lịch sử đó nêu rõ rằng “các tôn giáo không bao giờ được kích động chiến tranh, thù hận, sự thù địch và chủ nghĩa cực đoan, cũng không được kích động bạo lực hoặc đổ máu”, theo đó là “hậu quả của việc đi chệch khỏi giáo lý tôn giáo” và “là kết quả của việc thao túng chính trị các tôn giáo”.

Đức Thánh Cha nhắc nhớ rằng lời kêu gọi của họ cũng áp dụng cho những khác biệt về dân tộc-ngôn ngữ-văn hóa có thể chung sống hòa bình với nhau bằng cách áp dụng “văn hóa đối thoại làm con đường; hợp tác lẫn nhau làm quy tắc ứng xử; hiểu biết lẫn nhau làm phương pháp và tiêu chuẩn”.

Do đó, ĐTC bày tỏ “hy vọng mãnh liệt” rằng “những tiêu chuẩn này sẽ trở thành di sản chung và do đó ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của mọi người”, đồng thời lưu ý rằng nếu chúng được áp dụng ở Pakistan, chúng cũng sẽ mang lại lợi ích cho cộng đồng người Pashtun ở đó.

“Tôi đã thấy ở một số quốc gia châu Phi, nơi có hai tôn giáo quan trọng - Hồi giáo và Công Giáo - vào dịp Giáng sinh, người Hồi giáo đến thăm những người theo đạo Thiên chúa và mang theo những chú cừu và những thứ khác nữa; và vào Lễ hiến tế, người theo đạo Thiên chúa đến gặp người Hồi giáo và mang theo những thứ để ăn mừng: đây chính là tình anh em thực sự và điều này thật tốt đẹp.”

Xây dựng một xã hội nơi không ai bị phân biệt đối xử

Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận bằng cách cầu xin Chúa “hỗ trợ các nhà lãnh đạo chính phủ và người dân xây dựng một xã hội nơi tất cả mọi người đều được hưởng quyền công dân đầy đủ với các quyền bình đẳng; nơi mọi người có thể sống theo phong tục và văn hóa riêng mình mà không bị lạm dụng quyền lực hoặc phân biệt đối xử."