Bài suy niệm Chúa Nhật 12 Mùa Thường Niên C của Cha Thomas Rosica, CSB

TORONTO (Zenit.org).- Phần thứ 2 của bài Tin Mừng Luca là một cuộc hành hương lớn tới Jerusalem, Thành phố vận mạng. Đối với Luca, cuộc hành trình Kitô hữu là một con đường vui mừng được chiếu sáng bởi lòng tốt của Đấng Cứu Độ thế giới.

Dọc đàng, Chúa Giêsu hỏi một câu hỏi rất quan trọng về các môn đệ của Người.”Anh em bảo Thầy là ai?” đó cũng là câu hỏi về mỗi người môn đệ trong mọi thời đại. Từ lúc này trở đi trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đi trên con đường dẫn tới thánh giá. Mỗi điều Người nói và làm là một bước khác tới núi Golgotha—nơi Người sẽ chứng tỏ sự vâng phục tuyệt hảo, tình yêu tuyệt hảo và sự hiến mình hoàn toàn.

Sự cố trong bài Tin Mừng hôm nay (Luca 9:18-24) dựa vào Maccô 8:27-33, nhưng Luca đã loại bỏ sự Phero từ chối chấp nhận Chúa Giêsu là Con Người đau khổ (Maccô 8:32), và sự Chúa Giêsu quở trách Phêrô (Maccô 8:33). Nơi khác, trong Tin Mừng, Luca làm mềm gương mặt cứng rắn của Pherô và của những tông đồ khác gặp trong nguồn Marcan (Luca 22:39-46), cũng thiếu việc quở trách Phêrô trong nguồn này, Maccô 14:37-38.

Các môn đệ đưa ra danh sách toàn một loạt nhãn hiệu dân chúng đã gán cho Chúa Giêsu. Và những tên này mặc khải tất cả những sự mong đợi khác biệt ám chỉ về Người. Một số người tưởng Người là ông Eliah, đang hành động nhằm đương đầu thật sự với các thế lực hiện hành. Một số kẻ thấy người là một trong những tiên tri thờ xưa.

Khi Chúa Giêsu hỏi các môn đệ Người nghĩ sao về Người, Người hỏi điều gì dân chúng nói về Người. Các ông thấy sao về hành động của Người? Người là ai trong trí óc các ông? Có lẽ ngạc nhiên vì câu hỏi, các môn đệ moi ra những sự nhớ của mình với những nhận xét như trên, những đoạn chia sẻ khi nói chuyện, những tư tưởng lưu hành trong những làng chài thuộc khu vực biển hồ. Chính Chúa Giêsu ý thức về một số sự này. Những giải đáp của các môn đệ thì khác nhau, như những giải đáp của chúng ta ngày nay khi Chúa Giêsu, qua miệng lưỡi của một ai khác, hỏi chúng ta cũng một câu hỏi đó, và với sự thường xuyên và cường độ ngày càng gia tăng.

Quan niệm về Đấng “Messiah” trong Do Thái giáo.

Không chỉ có một quan niệm mà thôi về “Đấng Messiah” trong Do Thái Giáo. Ý niệm về Đấng Messiah “người được xức dầu” như một vị vua lý tưởng thuộc dòng dõi David là ý niệm sớm nhất chúng ta biết, nhưng trong thời kỳ Maccabaean (lối 163-63 B.C.) Di Chúc của 12 Tổ Phụ, những văn kiên lưu lại cho chúng ta bằng tiếng Hy Lạp, nói rõ về niềm tin trong một Đấng Messiah bởi dòng dõi ông Lêvi, gia đình Maccabaean thuộc về dòng dõi này. Những Dead Sea Scrolls (những cuộn sách Biển Chết) chứa đựng nhiều ý niệm khác nhau: một Đấng Messiah tư tế và Đấng Messiah thường dân của Israel (1Qsa); một tiên tri như Moisen (Đệ Nhị Luật 18: 18-19 ) cũng là ngôi sao từ nhà Giacob (Dân Số 23: 15-17) (4Q175; nhưng cũng có Đấng Messiah thuộc dòng David (4Q174). Mellchizedek cũng là một một người giải phóng, nhưng không được gọi là Messiah (11QMelch).

Việc công bố Chúa Giêsu như Đấng Messiah là một tuyên bố bẫy và nguy hiểm. Đó là tất cả những gì các kẻ thù Chúa Giêsu cần xử dụng chống lại Người, và đã có nhiều người sẵn sàng đăng ký dưới cờ của một kẻ nào cho mình là vua. Nhưng, rất xa sự này, môt vai trò như thế không phải là vận mạng của Chúa Giêsu. Người không muốn và không thể là kiểu Messiah quân sự hay là chính trị.

Nhận Dạng Chúa Giêsu Ngày Nay.

Cuộc đấu tranh nhận dạng Chúa Giêsu và vai trò của Ngưởi như Đấng Messiah tiếp tục ngày nay. Môt số người nói cá nhân người Kitô hữu và toàn thể Giáo Hội phải là những hình ảnh Elia, đối mặt những hệ thống, những thể chế, những chính sách quốc gia. Đó là con đường Elia thấy nhiệm vụ của mình. Chúng ta chỉ cần đọc Sách Thứ Nhất Các Vua (Những chương 17 tới 21) để xác nhận sự kiện này. Một số người nói, như Jeremiah, lãnh địa của Chúa Kitô, qua Giáo Hội của Người, là kiểu sống cá nhân và riêng tư. Một cách có ý nghĩa, Chúa Giêsu kiểm tra vượt quá cả hai và hỏi, “ Phần anh em, anh em nói Thầy là ai?”

Trong câu trả lời của Phêrô, “Thầy là Đấng Messiah,” phát xuất cách đột ngột với một sự bốc đồng điển hình của ngài, chúng ta có được cho một quan niệm bao hàm cả hai những ý niệm trên và vượt quá chúng nữa. Đấng Messiah đi vào trong xã hội, và trong những cuộc sống cá thể, một cách hoàn toàn, hòa giải sự phân biệt giữa công và tư. Bản chất của câu trả lời của chúng ta cho câu hỏi này là tiêu chuẩn tốt nhất về bản chất của tình môn đệ. Chúng ta hãy nhớ một số sự kiện và chân lý về bối cảnh và sứ vụ thế giới của Chúa Giêsu đã chuẩn bị Kitô Giáo nên thật sự một Giáo Hội thế giới:

Chúa Giêsu sinh ra từ chi tộc chính trị Judah—Không phải là chi tộc tư tế Lêvi cũng không phải là gia đình tư tế Zaddok. Chúa Giêsu không phải là một nhà chính trị.

Chúa Giêsu đã có một cảm giác về chính trị. Sứ vụ thế giới không thể thực hiện cách độc lập mà không có tính tương tác nghiêm trọng với chính trị.

Chúa Giêsu ở tại Capernaum hơn là trong sa mạc hay là trong một ngôi làng xa xôi. Trong thành của Người dọc theo bờ tây bắc Biển Galilee, có một con đường chính, có những nhân viên thu thuế, và những tương quan với quan bách quản Roma. Chúa Giêsu rất thích ở tại Capernaum, không ở tại Jerusalem.

1) Chúa Giêsu liên hệ với tất cả những kẻ bịnh tật và sắp chết, với những kẻ tội lỗi, và những kẻ sống bên rìa xã hội. Sự công chính đích thực là một sự ràn buộc mình với kẻ bịnh, khuyết tật, kẻ nghèo và đói khát. Nhưng Người không coi thường những kẻ khác. Người dùng bữa với những kẻ giàu và những kẻ quyền thế cũng như với những kẻ nghèo và bị áp bức. Người dạy chúng ta một tinh thần đích thực hòa đồng với mọi người.

Chúa Giêsu không rao giảng vương quốc chính trị của David nhưng nước Thiên Chúa. Người có khả năng, trong lúc còn sống—Người chỉ ra sức hoàn thành những hy vọng của Israel.

Lấp ráp tranh ghép mảnh

Nếu bạn ra sức lấp ráp một tranh ghép các hình ảnh cổ xưa, bạn sẽ biết công việc khó nhọc liên hệ với một sự cố gắng như thế. Trong lúc tôi học kinh thánh tại Đất Thánh, tôi tham gia nhiều vụ thám hiểm khảo cổ liên quan sự khám phá những tranh khảm xưa. Tất cả những mảnh nhỏ là quan trọng trong việc lấp ráp một tranh khảm. Một cách tương tự, khi chúng ta cố gắng trả lời câu hỏi của Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay, “Nhưng anh em nói thầy là ai?” (Luca 9:20), chúng ta được mời lấp ráp một tranh khảm lộng lẩy.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sẽ là Đấng Messiah chỉ khi Người hiến mạng sống Người cho những kẻ khác. Và tôi sẽ nên giống Chúa Giêsu chỉ khi tôi thí mạng sống cho những kẻ khác. Căn tính của Chúa Giêsu được gặp trong khi thực hiện ý muốn của Chúa. Luca áp dụng cũng nguyên tắc này cho chúng ta như những môn đệ. Căn tính và mục đích thật của chúng ta được gặp khi chúng ta đi vượt quá mình. Đó là một nhiệm vụ hằng ngày,” Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” (Luca 9:23). Nếu tôi mất mạng sống tôi vì Chúa Kitô, tôi gặp lại nó!

Nhớ Tor Vergata 2000

Một trong những suy niệm mãnh liệt và đáng nhớ về căn tính Chúa Giêsu xảy ra trong đêm ngày 19 tháng 8 năm 2000 trong buổi kinh canh thức chiều tại Tor Vergata ngoại ô thành Roma cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới Đại Năm Thánh. Tôi sẽ không bao giờ quên đêm nóng nực này, khi sự thinh lặng đến với đoàn người hơn một triệu giới trẻ, lúc đó Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II hỏi họ chỉ một câu hỏi quan trọng: “Anh em nói Thày là ai?”

Đức Giáo Hoàng cao niên ngỏ lời cùng các bạn trẻ của Người với những lời thông báo phong cảnh xem ra có tính khải huyền trước mặt ngài: “Ý nghĩa của cuộc đối thoại này là gì? Tại sao Chúa Giêsu muốn biết dân chúng nghĩ gì về Người? Tại sao Người muốn biết các môn đệ Người nghỉ gì về Người? Chúa Giêsu muốn các môn đệ Người ý thức điều ẩn giấu trong tâm trí các ông và nói lên xác tín của các ông. Đồng thời, tuy nhiên, người biết rằng phán đoán các ông sẽ tỏ bày không phải là của các ông mà thôi, bởi vì phán đoán ấy mặc khải điều Chúa đã đổ xuống trong tâm hồn các ông bằng ân sủng đức tin.”

Đức Thánh Cha nói tiếp: “Đó là điều đức tin đối với tất cả! Đó là câu trả lời của con người có lý trí và sự tự do cho lời Chúa hằng sống. Những câu hỏi Chúa Giêsu hỏi, những câu trả lời các Tông đồ đáp trả, và cuối cùng đáp trả bởi chính Phêrô, là môt kiểu hạch sách về sự trưởng thành đức tin của những người gần gũi nhất với Chúa Kitô.”

Đó là Chúa Giêsu.

“Đó là Chúa Giêsu thật tế,” Đức Giáo Hoàng nói tiếp, “ mà các bạn tìm kiếm khi các bạn mơ ước hạnh phúc; Người trông đợi các bạn khi không có gì khác làm cho các bạn thỏa mãn; Người là vẻ đẹp thu hút các bạn; chính Người kích động các bạn với sự khao khát được no đầy mà không để bạn chấp nhận những thỏa hiệp; chính Người thúc giục các bạn ném đi những mặt nạ của một sự sống giả dối; chính Người là kẻ đọc trong những tâm hồn các bạn những sự lựa chọn chân chính nhất, những lựa chọn mà kẻ khác ra sức dập tắt. Chính Chúa Giêsu khơi động trong các bạn sự ao ước làm một điều gì cả thể với những cuộc sống của các bạn, sự ao ước theo một lý tưởng, sự từ chối cho phép bạn bị hạ giá bởi sự tầm thường, lòng can đảm dấn thân cách khiêm tốn và kiên nhẫn hầu cải thiện chính các bạn và xã hội, biến thê giới thành nhân bản hơn và huynh đệ hơn.”.

Ngài kết thúc huấn đức của ngài với những lời này: “Các bạn thân mến, lúc rạng đông Ngàn năm Thứ Ba tôi thấy trong các bạn “những lính canh ban sáng” ( x. Is 21:11-12). Trong vòng thế kỷ đã qua, giới trẻ như các bạn được kêu gọi hình thành những băng nhóm to lớn để học những phương cách hận thù; họ được sai đi giao chiến với nhau. Những hệ thống cứu thế vô thần khác nhau, cố gắng chiếm chỗ hy vong Kitô hữu đã chứng tỏ chính chúng là ghê tởm dường nào. Hôm nay các bạn qui tụ để công bố rằng trong thế kỷ mới các bạn sẽ không để mình biến thành những dụng cụ bạo động và phá hoại; các bạn sẽ bảo vệ hòa bình, bằng cách trả giá trong bản thân các bạn nếu cần. Các bạn sẽ không chịu có một thế giới nơi những con người khác chết đói; cam chịu dốt chữ và không có việc làm. Các bạn sẽ bảo vệ sự sống trong mọi lúc phát triển của nó; các bạn sẽ dốc toàn sức lực các bạn hầu biến thế giới này thành dễ sống hơn cho mọi người.”

Chúa Giêsu này là ai cho chúng ta? Thật đó là một câu hỏi duy nhất quan trọng thật sự.

Cha Thomas Rosica, nhân viên điều hành chính Tổ Chức các Phương Tiện Công Giáo Muối và Ánh Sáng và Mạng Lưới truyền Hình Canada, là một cố vấn viên Hội Đồng Giáo Hoàng Truyền Thông xã Hội.