Suy niệm Kinh Thánh Chúa Nhật 32 Thường Niên
TORONTO (Zenit.org).-Bài đọc Cựu Ước hôm nay trích từ Sách các Vua quyển thứ nhất: 17:10-16, và truyện Tin Mừng trích từ Thánh Sử Maccô 12:38-44 giới thiệu cho chúng ta hai bà góa khác thường, những bà góa này thách đố chúng ta bằng niềm xác tin, lòng quảng đại và đức tin của các bà.
Các bà khích động chúng ta tái khảo sát sự hiểu biết của chúng ta về kẻ nghèo và cảnh nghèo, và suy xét về những cách chúng ta xử quảng đại với những kẻ khác.
Tôi muốn cống hiến một vài suy niệm về những truyện này của hai gương mặt kinh thánh và sau đó áp dụng gương lành của hai gương mặt này cho chính sự sống chúng ta, qua thấu kính của Thông Điệp mới “Caritas in Veritate của Đức Giáo Hoàng Giáo Hoàng Biển Đức XVI.”
Đức tin của Elia
Mỗi khi tôi đọc những truyện từ chu kỳ Elia và Elisa trong những quyển thứ nhất và thứ hai sách Các Vua, tôi luôn luôn đọc môt kinh tạ ơn cho một trong những giáo sư của tôi từ Học Viện Kinh Thánh Giáo Hoàng tại Roma, là Cha Dòng Tên Stephen Pisano, người dạy khóa hay nhất cho tôi về Cưu Ước: “Người Thiên Chúa trong sách các Vua.” Thiên Chúa biết bao nhiêu lần tôi đã xem lại những điểm ghi chú này và đánh giá lại những truyện của Elia và môn đệ ông là Elisha, và những cố gắng các ông làm cho Lời Chúa được biết và được yêu trong đất Israel.
Trong Sách Các Vua quyển thứ nhất 17:8-16, Thiên Chúa liên tiếp thử thách tiên tri Elia. Vì bài đọc trong sách các bài đọc hôm nay bắt đầu với câu 10, cho nên cần trở lại Câu 8 là điều quan trọng để hiểu đầy đủ ý nghĩa của bản văn. Trong Câu 8 chúng ta đọc: “Lời Chúa đến với ông, và nói…. ”
Elia không khởi hành cho tới khi nhận lãnh sứ điệp từ Thiên Chúa. Điều cần thiết cho chúng ta là sống trong sự hiệp thông với Thiên Chúa qua sự nghe Lời Thiên Chúa trước khi khởi hành làm sứ vụ.
Lúc đó Elia đưịơc lệnh đi tới Zarephath (c. 9), là một phần của Sidon. Câu thứ chín chứa ba mệnh lệnh: “hãy chổi dậy.” “hãy đi.” Và “hãy ở lại.” Tiên tri sẽ bị thử thách với mỗi một trong ba mệnh lệnh này qua đức tin, đức tín cẩn, đức vâng lời, sự sẵn sàng và sự dấn thân. Khi Elia được truyền phải “chổi dậy,” đó là cử động không những thể lý mà còn thiêng liêng. Đối với Elia, vâng lời theo Chúa là hậu quả của sự tái thức tỉnh thiêng liêng của ông.
Mệnh lệnh thứ hai—“hãy đến Zarephath”—mang theo nó một ý niệm về một cuộc hành trình, bao gồm những rủi ro, những khó nhọc và nguy hiểm. Elia được sai tới một nơi đặc biệt, Zarephath, có nghĩa là một nơi luyện, một nơi thử thách.”
Hơn nữa. Zarephath nằm trong đất Sidon, tùy thuộc bà Jezebel độc ác. Elia vừa mới được sai tới một nơi nghĩ hè để nghỉ ngơi và giải trí!
Mệnh lệnh thứ ba—“hãy ở lại đó”— là một thách đố lớn cho sự dấn thân, sự tín cẩn và thị kiến của ông như là một người của Thiên Chúa, kẻ chỉ tìm kiếm phục vụ Thiên Chúa mà thôi. Thức ăn dự trữ của Elia sẽ đến từ một bà goá nghèo, thiếu thốn, thất nghiệp đối mặt cơn đói trong nước dân ngoại người Sidonians, những kẻ biểu thị những lực lượng rõ ràng chống đối Thiên Chúa Israel.
Elia gặp bà ân nhân của mình, không sống trong một ngôi nhà rộng và chia sẻ sự sang trọng của bà với các tiên tri lưu động, nhưng đúng hơn bà đang ở tại cổng thành, lượm lặt một ít que củi bởi vì bà không có nhiên liệu tại nhà để nấu dầu cho một bữa ăn đạm bạc.
Thiên Chúa Đấng truyền cho quạ và Đấng nuôi ông Elia trong sa mạc ( 1 Vua 7:1-7), cũng là một Thiên Chúa Đấng đã truyền cho bà goá và sẽ cung cấp thức ăn cho tiên tri Elia. Tại Zarephath, người nữ nghèo nàn đã nghe chỉ thị của Elia và xảy ra đúng như ông đã hứa theo Lời của Chúa. Bà thấy quyền phép của Thiên Chúa: bà goá, con trai bà, và Elia tất cả được nuôi sống.
Những bài học nào chúng ta có thể học từ đoạn kinh thánh này?
Vì sự quảng đại và lòng tốt của một người nữ nghèo, và vì lòng trung thành của Elia, Thiên Chúa đã tăng cường đức tin của tiên tri, tái đổi mới khả năng của ông cho thừa tác vụ, sử dụng ông để an ủi bà goá và đồng thời con trai của bà. Thiên Chúa sẽ cung cấp cho chúng ta, qua những vẻ bên ngoài của sự yếu kém, thất bại và sợ sệt. Thiên Chúa luôn luôn làm hơn điều chúng ta có thể xin hay tưởng tượng.
Đúng là một con mọt
Trong truyện Tin Mừng thời danh hôm nay (Maccô 12: 38-44), Chúa Giêsu ca ngợi sự dâng cúng của bà goá nghèo, và cho thấy rõ rằng tiêu chuẩn đo lường để dánh giá những quà tặng, không phải là chúng ta dâng hiến bao nhiêu cho những công việc của Thiên Chúa hay là chúng ta bỏ bao nhiêu trong giỏ quyên tiến, nhưng là bao nhiêu mà chúng ta đã giữ lại cho chính mình. Những kẻ dâng cúng từ sự dư thừa của họ vẫn còn để lại của dư thừa.
Có phải Chúa Giêsu tán dương người nữ này bởi vì bà trút hết tiền nhà băng của bà cho đền thờ? Có phải Chúa Giêsu tiểu thuyết hóa và lý tưởng hoá người nghèo? Nhưng tôi phải gặp những người mơ được thiếu thốn, nghèo nàn, đói khác và vô gia cư. Tôi không biết có ai thích thú trong sự sống từ tấm chi phiếu trợ giúp an sinh xã hội của một chính phủ cho tới tấm chi phiếu thứ hai, cũng không biết những người nào vui thích lục lọi trong những thùng rác và hãnh diện là họ không thể có để trả những hoá đơn điện nước cho những tình huống về nhà ở bất công và có khi nguy hiểm trong những mùa thu lạnh lẽo tại Canada.
Người nữ trong bài Tin Mừng có tính thách thức hôm nay thì nghèo vì bà là một bà goá. Bà hoàn toàn tùy thuộc vào những thân nhân nam giới để sống. Nên goá có nghĩa là không những mất chồng, nhưng bi thảm hơn, còn mất một người mà bạn hoàn toàn tùy thuộc. Những bà goá bị cưỡng ép sống bằng lòng quảng đại đối với nam giới của thân nhân và đối với bât cứ ai trong cộng đồng có thể cung cấp cho những nhu cầu của bà.
Hai đồng tiền trong tay bà góa đó hầu như là tất cả những gì bà có. Khi người ta có quá ít, một đồng hay hai đồng không đưa người ta từ sự trợ giúp xã hội hoàn toàn cho tời việc làm. Có tiền hay không, bà goá vẫn là một con người tùy thuộc. Bà không có địa vị trong đời sống. Bà hoàn toàn tùy thuộc vào ân sủng Chúa, nhưng bà thật sự giàu có trong lòng thương xót của Chúa.
Chúa Giêsu không bao giờ lên án người giàu có nhưng chỉ nói rằng họ vào Nước Trời rất khó. Điều quan trọng không phải có bao nhiêu tiền dự trữ trong các sổ nhà băng hay là giữ trong kho và trái phiếu, nhưng đúng hơn tiền đó định dùng để làm gì.
Có phải tiền sẽ được sử dụng để trợ giúp những kẻ khác, để biến thế giới thành một chỗ tốt hơn chăng? Có phải tiền sẽ được sử dụng để nuôi sống những kẻ đói khát, để mặc những kẻ trần truồng, để cung cấp cho những kẻ vô gia cư và những kẻ nghèo túng thiếu chăng? Có phải tiền đó sẽ được dùng để xây dựng một văn hóa sự sống chăng? Những cuộc sống chúng ta có phải xây vần chung quanh tiền hay là chúng ta có tùy thuộc vào Thiên Chúa Đấng thật sự làm chúng ta nên giàu có chăng? Chúng ta cư xử như những sở hữu chủ hay là sống như những người quản lý chăng?
Bà goá đã tung lên những dấu chỉ độc lập của bà mà thôi vào trong giỏ quyên tiền, nhưng bà giữ sự tùy thuộc hoàn toàn của bà trong Chúa và kẻ thân cận. Gương đức tin của bà đặt nền tảng trong tình yêucủa Chúa: tình yêu của bà đối với Chúa và tình yêu của Chúa đới với bà, Bà là một người quản lý chớ không phải là một sơ hữu chủ của những của cải ốm o của bà. Bà goá nghèo này dạy chúng ta rằng sự tùy thuộc, thay vì có tính áp chế và làm suy giảm, thật sự có thể đưa tới một sự sống được sống trong niềm vui sâu sắc và sự biết ơn thâm sâu.
Bác ái trong chân lý
Bốn đoạn vắn tắt từ thông điệp mới “Caritas in Veritate” của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đáng chúng ta suy tư và suy gẫm kỹ lưỡng tuần này.
I. “Sự tìm kiếm tình yêu và chân lý được Chúa Giêsu Kitô thanh lọc và giải phóng khỏi sự nghèo nàn mà nhân loại mang đến cho nó, và Người mạc khải cho chúng ta với tất cả sự trọn vẹn, sáng kiến của tình yêu và chương trình cho sự sống thật mà Thiên Chúa đã chuẩn bị cho chúng ta. Trong Chúa Kitô, bác ái trong chân lý trở nên Gương Mặt Ngôi Vị của Người, một tiếng gọi mời chúng ta yêu thương anh chị em chúng ta trong chân lý chương trình của Người. Trên thực tế, chính Người là Chân Lý (x. John 14: 6).”
23. “Chỉ sự kiện trồi lên khỏi sự lạc hậu kinh tế, dầu tự nó là tích cực, không giải quyết những vấn đề phức tạp của sự phát triển con người, hoặc không đối với những xứ làm mũi nhọn tấn công sự phát triển như thế, cũng không đối với những xứ đã phát triển về mặt kinh tế, cũng không đối với những xứ còn nghèo, những xứ có thể chịu đau khổ không hẳn do những hình thức khai thác xưa, nhưng cũng do những hậu quả tiêu cực của một sự phát triển được đánh dấu bởi những sự không đúng quy cách và không cân đối.
24. 24. 42. “Một thời gian lâu dài ngườui ta nghĩ rằng những dân tộc nghèo sẽ ở trong một giai đoạn phát triển cố định, và phải bằng lòng nhận lãnh sự trợ giúp từ lòng bác ái của các dân tộc phát triển. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI mạnh dạn chống đối tâm lý này trong thông điệp “Populorum Progressio.’
“Ngày nay, những tài nguyên vật chất sẵn sàng đễ cứu vớt những dân này khỏi cảnh nghèo thì có tiềm lực lớn hơn trước, nhưng chúng đã kết thúc chủ yếu trong tay những dân tộc từ quốc gia phát triển, những quốc gia xứ này đã hưởng lợi hơn từ sư giải phóng xảy ra trong sự di động tư bản và lao động. Sự phổ biến khắp thế giới của những hình thức thịnh vượng do đó sẽ không được đưa ra làm mẫu mực bởi những dự án tập trung, bảo trợ hay là phục vụ những tư lợi.”
75. “Đang khi những kẻ nghèo trên thế giới tiếp tục gõ cửa các nhà giàu, thế giới phồn thịnh có nguy cơ không còn nghe những tiếng gõ này nữa, do một lương tâm không còn biết phân biệt cái gì là nhân bản. Thiên Chúa mặc khải con người cho chính mình họ; lý trí và đức tin cộng tác làm viêc để chỉ cho chúng ta thấy cái gì là tốt, miễn là chúng ta muốn thấy nó; luật thiên nhiên, trong đó Lý Trí sáng tạo chiếu sáng, mạc khải sự cao cả của chúng ta, nhưng cũng sự khốn khổ chúng ta bao lâu chúng ta không công nhận tiếng kêu tới chân lý luân lý.”
TORONTO (Zenit.org).-Bài đọc Cựu Ước hôm nay trích từ Sách các Vua quyển thứ nhất: 17:10-16, và truyện Tin Mừng trích từ Thánh Sử Maccô 12:38-44 giới thiệu cho chúng ta hai bà góa khác thường, những bà góa này thách đố chúng ta bằng niềm xác tin, lòng quảng đại và đức tin của các bà.
Các bà khích động chúng ta tái khảo sát sự hiểu biết của chúng ta về kẻ nghèo và cảnh nghèo, và suy xét về những cách chúng ta xử quảng đại với những kẻ khác.
Tôi muốn cống hiến một vài suy niệm về những truyện này của hai gương mặt kinh thánh và sau đó áp dụng gương lành của hai gương mặt này cho chính sự sống chúng ta, qua thấu kính của Thông Điệp mới “Caritas in Veritate của Đức Giáo Hoàng Giáo Hoàng Biển Đức XVI.”
Đức tin của Elia
Mỗi khi tôi đọc những truyện từ chu kỳ Elia và Elisa trong những quyển thứ nhất và thứ hai sách Các Vua, tôi luôn luôn đọc môt kinh tạ ơn cho một trong những giáo sư của tôi từ Học Viện Kinh Thánh Giáo Hoàng tại Roma, là Cha Dòng Tên Stephen Pisano, người dạy khóa hay nhất cho tôi về Cưu Ước: “Người Thiên Chúa trong sách các Vua.” Thiên Chúa biết bao nhiêu lần tôi đã xem lại những điểm ghi chú này và đánh giá lại những truyện của Elia và môn đệ ông là Elisha, và những cố gắng các ông làm cho Lời Chúa được biết và được yêu trong đất Israel.
Trong Sách Các Vua quyển thứ nhất 17:8-16, Thiên Chúa liên tiếp thử thách tiên tri Elia. Vì bài đọc trong sách các bài đọc hôm nay bắt đầu với câu 10, cho nên cần trở lại Câu 8 là điều quan trọng để hiểu đầy đủ ý nghĩa của bản văn. Trong Câu 8 chúng ta đọc: “Lời Chúa đến với ông, và nói…. ”
Elia không khởi hành cho tới khi nhận lãnh sứ điệp từ Thiên Chúa. Điều cần thiết cho chúng ta là sống trong sự hiệp thông với Thiên Chúa qua sự nghe Lời Thiên Chúa trước khi khởi hành làm sứ vụ.
Lúc đó Elia đưịơc lệnh đi tới Zarephath (c. 9), là một phần của Sidon. Câu thứ chín chứa ba mệnh lệnh: “hãy chổi dậy.” “hãy đi.” Và “hãy ở lại.” Tiên tri sẽ bị thử thách với mỗi một trong ba mệnh lệnh này qua đức tin, đức tín cẩn, đức vâng lời, sự sẵn sàng và sự dấn thân. Khi Elia được truyền phải “chổi dậy,” đó là cử động không những thể lý mà còn thiêng liêng. Đối với Elia, vâng lời theo Chúa là hậu quả của sự tái thức tỉnh thiêng liêng của ông.
Mệnh lệnh thứ hai—“hãy đến Zarephath”—mang theo nó một ý niệm về một cuộc hành trình, bao gồm những rủi ro, những khó nhọc và nguy hiểm. Elia được sai tới một nơi đặc biệt, Zarephath, có nghĩa là một nơi luyện, một nơi thử thách.”
Hơn nữa. Zarephath nằm trong đất Sidon, tùy thuộc bà Jezebel độc ác. Elia vừa mới được sai tới một nơi nghĩ hè để nghỉ ngơi và giải trí!
Mệnh lệnh thứ ba—“hãy ở lại đó”— là một thách đố lớn cho sự dấn thân, sự tín cẩn và thị kiến của ông như là một người của Thiên Chúa, kẻ chỉ tìm kiếm phục vụ Thiên Chúa mà thôi. Thức ăn dự trữ của Elia sẽ đến từ một bà goá nghèo, thiếu thốn, thất nghiệp đối mặt cơn đói trong nước dân ngoại người Sidonians, những kẻ biểu thị những lực lượng rõ ràng chống đối Thiên Chúa Israel.
Elia gặp bà ân nhân của mình, không sống trong một ngôi nhà rộng và chia sẻ sự sang trọng của bà với các tiên tri lưu động, nhưng đúng hơn bà đang ở tại cổng thành, lượm lặt một ít que củi bởi vì bà không có nhiên liệu tại nhà để nấu dầu cho một bữa ăn đạm bạc.
Thiên Chúa Đấng truyền cho quạ và Đấng nuôi ông Elia trong sa mạc ( 1 Vua 7:1-7), cũng là một Thiên Chúa Đấng đã truyền cho bà goá và sẽ cung cấp thức ăn cho tiên tri Elia. Tại Zarephath, người nữ nghèo nàn đã nghe chỉ thị của Elia và xảy ra đúng như ông đã hứa theo Lời của Chúa. Bà thấy quyền phép của Thiên Chúa: bà goá, con trai bà, và Elia tất cả được nuôi sống.
Những bài học nào chúng ta có thể học từ đoạn kinh thánh này?
Vì sự quảng đại và lòng tốt của một người nữ nghèo, và vì lòng trung thành của Elia, Thiên Chúa đã tăng cường đức tin của tiên tri, tái đổi mới khả năng của ông cho thừa tác vụ, sử dụng ông để an ủi bà goá và đồng thời con trai của bà. Thiên Chúa sẽ cung cấp cho chúng ta, qua những vẻ bên ngoài của sự yếu kém, thất bại và sợ sệt. Thiên Chúa luôn luôn làm hơn điều chúng ta có thể xin hay tưởng tượng.
Đúng là một con mọt
Trong truyện Tin Mừng thời danh hôm nay (Maccô 12: 38-44), Chúa Giêsu ca ngợi sự dâng cúng của bà goá nghèo, và cho thấy rõ rằng tiêu chuẩn đo lường để dánh giá những quà tặng, không phải là chúng ta dâng hiến bao nhiêu cho những công việc của Thiên Chúa hay là chúng ta bỏ bao nhiêu trong giỏ quyên tiến, nhưng là bao nhiêu mà chúng ta đã giữ lại cho chính mình. Những kẻ dâng cúng từ sự dư thừa của họ vẫn còn để lại của dư thừa.
Có phải Chúa Giêsu tán dương người nữ này bởi vì bà trút hết tiền nhà băng của bà cho đền thờ? Có phải Chúa Giêsu tiểu thuyết hóa và lý tưởng hoá người nghèo? Nhưng tôi phải gặp những người mơ được thiếu thốn, nghèo nàn, đói khác và vô gia cư. Tôi không biết có ai thích thú trong sự sống từ tấm chi phiếu trợ giúp an sinh xã hội của một chính phủ cho tới tấm chi phiếu thứ hai, cũng không biết những người nào vui thích lục lọi trong những thùng rác và hãnh diện là họ không thể có để trả những hoá đơn điện nước cho những tình huống về nhà ở bất công và có khi nguy hiểm trong những mùa thu lạnh lẽo tại Canada.
Người nữ trong bài Tin Mừng có tính thách thức hôm nay thì nghèo vì bà là một bà goá. Bà hoàn toàn tùy thuộc vào những thân nhân nam giới để sống. Nên goá có nghĩa là không những mất chồng, nhưng bi thảm hơn, còn mất một người mà bạn hoàn toàn tùy thuộc. Những bà goá bị cưỡng ép sống bằng lòng quảng đại đối với nam giới của thân nhân và đối với bât cứ ai trong cộng đồng có thể cung cấp cho những nhu cầu của bà.
Hai đồng tiền trong tay bà góa đó hầu như là tất cả những gì bà có. Khi người ta có quá ít, một đồng hay hai đồng không đưa người ta từ sự trợ giúp xã hội hoàn toàn cho tời việc làm. Có tiền hay không, bà goá vẫn là một con người tùy thuộc. Bà không có địa vị trong đời sống. Bà hoàn toàn tùy thuộc vào ân sủng Chúa, nhưng bà thật sự giàu có trong lòng thương xót của Chúa.
Chúa Giêsu không bao giờ lên án người giàu có nhưng chỉ nói rằng họ vào Nước Trời rất khó. Điều quan trọng không phải có bao nhiêu tiền dự trữ trong các sổ nhà băng hay là giữ trong kho và trái phiếu, nhưng đúng hơn tiền đó định dùng để làm gì.
Có phải tiền sẽ được sử dụng để trợ giúp những kẻ khác, để biến thế giới thành một chỗ tốt hơn chăng? Có phải tiền sẽ được sử dụng để nuôi sống những kẻ đói khát, để mặc những kẻ trần truồng, để cung cấp cho những kẻ vô gia cư và những kẻ nghèo túng thiếu chăng? Có phải tiền đó sẽ được dùng để xây dựng một văn hóa sự sống chăng? Những cuộc sống chúng ta có phải xây vần chung quanh tiền hay là chúng ta có tùy thuộc vào Thiên Chúa Đấng thật sự làm chúng ta nên giàu có chăng? Chúng ta cư xử như những sở hữu chủ hay là sống như những người quản lý chăng?
Bà goá đã tung lên những dấu chỉ độc lập của bà mà thôi vào trong giỏ quyên tiền, nhưng bà giữ sự tùy thuộc hoàn toàn của bà trong Chúa và kẻ thân cận. Gương đức tin của bà đặt nền tảng trong tình yêucủa Chúa: tình yêu của bà đối với Chúa và tình yêu của Chúa đới với bà, Bà là một người quản lý chớ không phải là một sơ hữu chủ của những của cải ốm o của bà. Bà goá nghèo này dạy chúng ta rằng sự tùy thuộc, thay vì có tính áp chế và làm suy giảm, thật sự có thể đưa tới một sự sống được sống trong niềm vui sâu sắc và sự biết ơn thâm sâu.
Bác ái trong chân lý
Bốn đoạn vắn tắt từ thông điệp mới “Caritas in Veritate” của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đáng chúng ta suy tư và suy gẫm kỹ lưỡng tuần này.
I. “Sự tìm kiếm tình yêu và chân lý được Chúa Giêsu Kitô thanh lọc và giải phóng khỏi sự nghèo nàn mà nhân loại mang đến cho nó, và Người mạc khải cho chúng ta với tất cả sự trọn vẹn, sáng kiến của tình yêu và chương trình cho sự sống thật mà Thiên Chúa đã chuẩn bị cho chúng ta. Trong Chúa Kitô, bác ái trong chân lý trở nên Gương Mặt Ngôi Vị của Người, một tiếng gọi mời chúng ta yêu thương anh chị em chúng ta trong chân lý chương trình của Người. Trên thực tế, chính Người là Chân Lý (x. John 14: 6).”
23. “Chỉ sự kiện trồi lên khỏi sự lạc hậu kinh tế, dầu tự nó là tích cực, không giải quyết những vấn đề phức tạp của sự phát triển con người, hoặc không đối với những xứ làm mũi nhọn tấn công sự phát triển như thế, cũng không đối với những xứ đã phát triển về mặt kinh tế, cũng không đối với những xứ còn nghèo, những xứ có thể chịu đau khổ không hẳn do những hình thức khai thác xưa, nhưng cũng do những hậu quả tiêu cực của một sự phát triển được đánh dấu bởi những sự không đúng quy cách và không cân đối.
24. 24. 42. “Một thời gian lâu dài ngườui ta nghĩ rằng những dân tộc nghèo sẽ ở trong một giai đoạn phát triển cố định, và phải bằng lòng nhận lãnh sự trợ giúp từ lòng bác ái của các dân tộc phát triển. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI mạnh dạn chống đối tâm lý này trong thông điệp “Populorum Progressio.’
“Ngày nay, những tài nguyên vật chất sẵn sàng đễ cứu vớt những dân này khỏi cảnh nghèo thì có tiềm lực lớn hơn trước, nhưng chúng đã kết thúc chủ yếu trong tay những dân tộc từ quốc gia phát triển, những quốc gia xứ này đã hưởng lợi hơn từ sư giải phóng xảy ra trong sự di động tư bản và lao động. Sự phổ biến khắp thế giới của những hình thức thịnh vượng do đó sẽ không được đưa ra làm mẫu mực bởi những dự án tập trung, bảo trợ hay là phục vụ những tư lợi.”
75. “Đang khi những kẻ nghèo trên thế giới tiếp tục gõ cửa các nhà giàu, thế giới phồn thịnh có nguy cơ không còn nghe những tiếng gõ này nữa, do một lương tâm không còn biết phân biệt cái gì là nhân bản. Thiên Chúa mặc khải con người cho chính mình họ; lý trí và đức tin cộng tác làm viêc để chỉ cho chúng ta thấy cái gì là tốt, miễn là chúng ta muốn thấy nó; luật thiên nhiên, trong đó Lý Trí sáng tạo chiếu sáng, mạc khải sự cao cả của chúng ta, nhưng cũng sự khốn khổ chúng ta bao lâu chúng ta không công nhận tiếng kêu tới chân lý luân lý.”