Suy niệm Kinh Thánh Lễ trọng Mình và Máu Thánh Chúa Kitô của Cha Thomas Rosica CSB

TORONTO (Zenit.org).- Bốn bài Tin Mừng nói về truyện đầy lạ lùng hóa nhiều những tấm bánh và những con cá, xảy ra theo địa lý tại Tabgha, nơi của bảy mùa xuân trên bờ Đông Bắc Biển Galilê. Bài Tin Mừng hôm nay nhìn lại thần học và linh đạo phong phú của Israel, và cũng nhìn tới để chiêm ngắm ý niệm về sự sống trong nước Chúa như là một bữa tiệc mà chính Đấng Messiah sẽ chủ tọa.

Các độc giả của sách Tin Mừng Maccô coi biến cố này như là một sự báo trước về Bữa Tiệc Cuối (14:22) và như bữa tiệc cứu thế, cả hai được cử hành trong Thánh Thể cộng đồng. Việc Thánh Matthêu nói thêm con số dân chúng hiện diện và được ăn no nê là rất quan trọng, bởi vì con số chung có thể đã lên tới 20,000 hay là 30,000 người. Vì toàn thể cư dân Do Thái tại Palestine thời đại Chúa Giêsu phỏng chừng nữa triệu, CHúa Giêsu được trình bày nuôi ăn 1/10 dân cư. Điều này ban cho những truyện nuôi ăn một đặc tính xã hội, làm cho những truyện này khác với những truyện chữa lành hay là những tường thuật trong các bài Tin Mừng khác.

Thánh Luke, trong tất cả các tác giả sách Tin Mừng, liên kết liền ngay tường thuật cho ăn này với sự báo trước của Chúa Giêsu về sự thương khó của Người và những huấn giáo của Người về việc vác thánh giá hằng ngày của mình (9:18-27). Cử hành Thánh Thể để nhớ Chúa Giêsu (22:19) là không những chia sẻ sứ vụ của Người (9:1-6) mà cũng chia sẻ sự hiến thân và vận mạng của Người, do thánh giá biểu trưng ((:18-27). Thánh Thể nhằm nuôi dưỡng và tăng cường chúng ta hầu tiếp tục cách trung thành trong cách sống của chúng ta.

Nuôi dưỡng Israel mới

Chúng ta hãy đặt đoạn Tin Mừng hôm nay (Luca 9:11-17) trong Tin Mừng Thánh Luca. Chương 9 bắt đầu với sứ vụ của 12 tông đồ: các ông được sai đi rao giảng nước trời, được ban quyền trừ quỉ, để mang tin mừng tới dân chúng và chữa lành những tật bịnh của họ. Chúa Giêsu ban cho các môn đệ Người mới vừa trở về sau khi giảng dạy và chữa lành dân chúng, một nhiệm vụ mới: các ông phải nuôi ăn dân Israel được hoàn nguyên với Thánh Thể.

Thánh Luca dạy chúng ta hai bài học quan trọng trong Tin Mừng hôm nay. Trước hết Chúa Giêsu đón tiếp đám đông thường dân này, cho dầu “Nhóm Mười Hai” muốn giải tán họ. Việc Thánh Luca sử dụng “nhóm Mười Hai” để chỉ một nhóm riêng biệt các môn đệ, là một phản ảnh về ý nghĩa của con số trong những truyền thống giữa dân Israel. Cách riêng, 12 chi tộc Israel. Khi dùng từ “Mười hai,” Thánh Luca chỉ rõ rằng việc được chọn để phục vụ cách đặc biệt không phải là một lý do xa cách mình khỏi quần chúng, khỏi dân thường. Ngược lại, nhóm Mưới hai, giống Chúa Giêsu, phải có lòng hiếu khách.

Hai là, Chúa Giêsu dạy các môn đệ phải chia sẻ điều gì mình có. Trong sự chia sẻ sẽ có nhiều hơn là đủ. Logic và lý trí con người nói, “Chúng ta có không hơn năm cái bánh và hai con cá.” Nhưng Chúa Giêsu xin rằng những dự trữ ít ỏi này, cũng như lòng quảng đại của các môn đệ, phải được căng ra tới giới hạn của các ông. Trong tất cả các tác giả tin mừng, Thánh Luca nhấn mạnh sự kiện việc cứu độ đạt tới những thực tại thực tế của sự sống nhân bản.

Bí Tích không bạo động

Thánh Thể tổng kết mọi huấn giáo, sự thương khó và sự chết của Chúa Giêsu, và cách bất bạo động của Người phải là trung tâm Thánh Thể. Tường thuật sự thương khó theo Thánh Luca nói về Con Chiên, đi đến cái chết của mình bằng cách loại trừ bạo lực, yêu thương kẻ thù, lấy sự lành đáp lại sự dữ, cầu nguyện cho những kẻ bắt bớ mình. Do đó, Thánh Thể là thật sự bí tích bất bạo động. Con đường của Chúa Giêsu chiến thắng sự dữ và bạo lực phải là con đường kitô hữu: con đương bất bạo động, con đường tình yêu và tha thứ. Con đường bất bạo động của Chúa Giêsu là, theo lịch sử, trung tâm giáo huấn của Người, và đồng thời là trung tâm sự thương khó và sự chết của Người.

Con người Thánh Thể và Tử đạo vì Chân lý

Chúng ta xem điều này là cách thức thục tại Thánh Thể được sống trong cuộc đời một linh mục Ba lan trẻ, Cha Jerzy Popieluszko (1947-1984) người sẽ được phong Chân Phước như môt vị tử đạo trong ngày lễ Mình Thánh Chúa, 6 tháng 6, trong Quảng trường Pilsudski thành Warsaw. Tôi muốn nói với các bạn chút ít về vị linh mục danh tiếng này, là một anh hùng và là một mẫu vai trò cho tôi trong 26 năm qua.

Jerzy Popieluszko sinh ngày 14 tháng 9 năm 1947, tại làng Okopy Đông BaLan. Ngài là con một gia đình Công Giáo Roma rất đạo đức. Mãn trung học, Jerzy vào chủng viện tại Warsaw, đúng hơn là chủng việc địa phương tại Bialystok. Cuộc đào tạo của ngài bị gián đoạn hai năm quân dịch, trong thời gian đó ngài bị đánh nhiều lần vì sống đức tin Kitô hữu của mình.

Sau thụ phong, linh mục trẻ, kẻ chẳng bao giờ có sức khỏe tốt, nhận nhiều nhiệm sở trước nhiệm sở cuối cùng là giáo xứ Thánh Stanislas Kostka tại Warsaw. Ngài làm việc một phần thời gian tại giáo xứ, điều này cho phép ngài làm việc với nhân viên y tế. Như là hậu quả của việc làm gần gũi của ngài với nhân viên y tế, ngài được yêu cầu tổ chức những kíp y tế trong những dịp thăm viếng Ba lan của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô trong năm 1979 và Warsaw trong năm 1983.

Tháng 8/1980 chứng kiến sự bắt đầu của công đoànĐoàn Kết tại Balan. Các công nhân nhà máy thép Warsaw, đình công ủng hộ các xưởng tàu trong Biển Baltic, yêu cầu một linh mục làm lễ cho họ. Bắt thăm nhằm Cha Jerzy. Ngài ở lại với công nhân đêm ngày. Tình liên đới diễn tả cho ngài một quan niệm ngài đã học trước hết với Thánh Maximilian Kolbe: quan niệm về sự tự do thiêng liêng giữa cảnh nô lệ thể lý. Chính quan niệm sự thật này về ơn gọi của mỗi người nam và nữ, mà Cha Jerzy cổ võ giữa những công nhân qua sự hiện diện của ngài.

Ngày 13 tháng 12 năm 1981, các thẩm quyền cộng sản áp đặt thiết quân luật, bắt nhiều hoạt động viên Liên Đới và phát động một chương trình quấy rối và trả đũa chống lại những kẻ khác. Nhiều người đình công mất việc, và như vậy là mất khả năng nâng đở gia đình mình. Cha Popieluszko trở thành môt trung tâm quan trọng trong một chương trình trợ cấp để ủng hộ những gia đình bị ảnh hưởng bởi thiết quân luật.

Ngài tham gia đều đặn những vụ xử án các hoạt dộng viên Đoàn Kết, ngài ngồi công khai tại tòa án với các gia đình của họ nên các tù nhân có thể thấy mình không bị bỏ quên. Chính trong phòng tòa án mà ngài có ý dịnh dâng Thánh Lễ hằng tháng cầu cho quốc gia mình, được cử hành cho tất cả những kẻ bị tù và các gia đình của họ.

Đó không phải là một sự biểu tình chính trị-- Cha Popieluszko xin cách riêng giáo đoàn của ngài đừng có treo cờ hay hát những khẩu hiệu. Những Thánh Lễ của ngài cho Quê Hương trở thành danh tiếng không những tại Warsaw, mà còn khắp Balan, thường lôi kéo 15,000 tới 20,000 người. Cha Popieluszko nhấn mạnh rằng sự thay đổi phải được mang lại cách hòa bình; dấu hòa bình là một của những lúc đau xót nhất của mỗi Thánh Lễ cầu cho quê hương.

Cha Popieluszko không phải là một nhà hoạt động xã hội hay chính trị, nhưng là một linh mục Công Giáo trung thành với Tin Mừng. Cha không phải là một phát ngôn viên sinh động, nhưng là một người có xác tín và sự trung thực sâu sắc. Sự thánh thiện của ngài nằm trong sự chính trực ban cho dân chúng niềm hy vọng cả trong những tình huống ghê tởm. Ngài biết rằng tất cả các hệ thống độc tài dựa trên trên sự khiếp sợ và đe dọa. Những người Cọng sản coi ngài như một kẻ thù là vì ngài giải thoát dân chúng khỏi sự sợ hệ thống. Ngài trình bày sự giả hình của chế độ Cộng sản và ngài dạy các tín hữu cách đương đầ với thuyết độc tài. Bao nhiên lần Jerzy lấy những lời Thánh Phalô làm của mình trong bài giảng của ngài: “Hãy đánh sự dữ bằng sự lành.”

Ngày 19 tháng 10 năm 1984, linh mục trẻ bị bắt cóc bởi những nhân viên an ninh trên con đường ngài trở về Warsaw một khi viến thăm một giáo xứ tại thành lân cận Bydgoszcz. Ngài bị đánh cách man rợ cho tới khi bất tỉnh, và xác ngài bị cột lại theo cách ngài có thể bị bóp nghẹt nếu cử động. Ngườii ta chèn Xác ngài cho nặng và sau đó quăng ra hồ sâu.

Lễ an táng của Cha Jerzy là một cuộc biểu tình công khai đông đảo với hơn 400.000 người tham dự. Các phái đoàn của Công Đoàn Đoàn Kết xuất hiện từ khắp nước lần đầu tiên từ khi ban bố thiết quan luật. Ngài được chôn cất trong sân trước nhà thờ giáo xứ của ngài, nhà thờ Thánh Stanislaw Kostka, và từ ngày này, 17 triệu người đã viếng mộ ngài.

Trên 20 năm qua, tôi được danh dự cầu nguyện nhiều lần tại mộ ngài trong vùng ngoại ô lao động Warsaw, và chứng kiến hiệu quả phi thường linh mục trẻ này đã gây được trên rất nhiều giới trẻ. Ngài cổ võ sự tôn trọng nhân quyền, quyền của những công nhân và phẩm giá con người, tất cả trong ánh sáng Tin Mừng. Ngài thực thi, cho Ba lan và cho toàn thế giới, các nhân đức can đảm, lòng trung với Thiên Chúa, với thánh giá Chúa kitô và Tin Mừng, với tình yêu Chúa và quê hương. Ngài trình bày lòng yêu nước theo nghĩa Kitô hữu, như là một nhân đức văn hóa và xã hội. Ngài có lòng sốt mến sâu sắc dối với Thánh Thể. Hơn 80 con đường và quảng trường tại Balan được đặt tên Cha Jerzy. Hành trăm pho tượnh và những bản kim loại lưu niệm đã được khánh thành cho ngài; một số 18.000 trường học, tổ chức từ thiện, các nhóm trẻ và những câu lạc bộ thảo luận lấy tên ngài.

Bởi vì vị linh mục bị ám sát được công bố là một vị tử đạo vì lòng ghét đức tin, thủ tục phong chân phước cha Popieluszko không cần sự hiển nhiện của một phép lạ. Sự chứng thật theo nghi thức của một phép lạ không cần, dầu có nhiều phép lạ được tường thuật. Việc phong chân phước cho ngài là một gương cho các linh mục, trong ánh sáng của niềm tin hoàn toàn của ngài đối với Chúa Kitô. Cha Jeerzy cung cấp một gương mẫu cho chúng ta, kêu gọi chúng ta cố gắng sao cho điều chúng ta nói và làm bên ngoài sẽ luôn luôn phù hợp với lương tâm bên trong của chúng ta.

Lạy Chân Phước Jerzy Popieluszko, Người Thánh Thể, Vị Tử Đạo vì Chân Lý, sự sống của cha bị tan nát và chia sẻ với nhiều người. Máu tử đạo của cha đã trở nên hột giống đức tin cho quê hương chúng con và cho Giáo Hội. Cha là một linh mục muôn đời, theo phẩm hàm Menkisêđê (Tv 110). Xin cầu cho chúng con.

* * *

Cha Thomas Rosica, nhân viên điều khiển chính Tổ Chức các Phương tiện Công Giáo Muối và Ánh Sáng, và Mạng Lưới Truyền hình tại Canada, là một cố vấn viên Hội Đồng Giáo Hoàng Truyền Thông xã Hội.