Bài suy niệm Chúa Nhật Thường Niên 11 của Cha Thomas Rosica, CSB
TORONTO (Zenit.org).- Xuyên qua các bài Tin Mừng, Chúa Giêsu dùng bữa với những kẻ tội lỗi và lợi dụng dịp này mà dạy họ một số bài học rất quan trọng về môn đệ tính và sự thánh thiện.
Như với nhiều sự Người làm, sự Chúa Giêsu đối xử tốt với những kiểu người như thế, và ăn uống với họ làm phật lòng những kẻ thù nghịch với Người, cách riêng những lãnh đạo tôn giáo thời đại Người. Họ lẩm bẩm phản đối Người: “Ông này đến nhà làm khách của một người tội lỗi,” hay là “Hãy coi ông ta ăn uống với những bọn người thu thuế và gái điếm!” Trong khi nơi họ chỉ thấy là những người tội lỗi, là dân bên lề, là những người cùng khổ công khai đáng ghét và và đáng xa lánh, thì Chúa Giêsu thấy là những con người đứng xa trong những bóng tối, thường bị mắc kẹt trong chính sự thất bại của họ, cố găng tuyệt vọng nên một sự gì tốt hơn, cố gắng bồi thường cách vụng về cho một đời sống bất công.
Điều thường xảy ra như vậy tại những bữa ăn là Chúa Giêsu xem ra cho thấy rõ ràng Người hòa giải với những kẻ tội lỗi. Sao chúng ta không thể nhớ những truyện ông Zakêu, ông Lêvi, người đàn bà lấy nước mắt mình mà rửa chân cho Chúa Giêsu, những môn đệ vỡ mộng tại Emmaus, và Phêrô bên bờ hồ? Cả Bữa Tiệc Ly Cuối Cùng, để chúng ta nghĩ tới cách tự nhiên như là một dịp tuyệt vời, là một bữa ăn chia sẻ với những người tội lỗi. Bàn ăn của Chúa Giêsu gồm có Judas (kẻ nộp Người), Phêro (kẻ từ chối Người) và những môn đệ đang cãi vã và ngu đần. Giáo Hội sơ khai xây dựng sự hiểu biết của mình về Thánh Thể trên nền tảng của sự nhớ nguy hiểm về tình bạn nơi bàn ăn của Chúa Giêsu.
Người đàn bà phá vỡ buổi liên hoan
Trong truyện Tin Mừng hôm nay về việc tha thứ người đàn bà tội lỗi (7:36-50), một người Biệt Phái, nghi ngờ Chúa Giêsu là một tiên tri, mời Chúa Giêsu dự tiệc tại nhà ông, nhưng sự tự cao tự đại của người Biệt Phái làm Chúa tha thứ ít và do đó tình yêu được tỏ bày ít đối với Chúa Giêsu. Người đàn bà tội lỗi, ngược lại, tỏ hiện một đức tin vào Chúa, đức tin đó dẫn bà tới chỗ tìm kiếm ơn tha thứ tội lỗi của bà, và bởi vì rất nhiều được tha thứ, nên bây giờ bà bắt phục Chúa Giêsu với sự trưng bày tình yêu của bà. Toàn thể tình tiết là một bài học hùng hồn về tương quan giữa sự tha thứ và tình yêu.
Tại sao người đàn bà vô danh này tới gần Chúa Giêsu và xức dầu cho Người với nguy cơ bị chế giễu và lạm dụng bởi những kẻ khác? Hành động của bà bị thúc đẩy bởi một sự: tình yêu của bà đối vói Chúa Giêsu và sự biết cơn của bà vì sự tha thứ của Người. Bà làm một điều mà một người nữ Do Thái sẽ không bao giờ làm cách công khai. Bà xỏa tóc và lấy nước mắt mà tưới ướt chân Người. Bà cũng làm điều mà chỉ tình yêu có thể làm: Bà lấy sự quí nhất bà có và phí tất cả nó cho Chúa Giêsu. Tình yêu của bà không cân nhắc nhưng hậu hĩ và phung phí.
Chúa Giêsu tường thuật điều Người thấy người nữ làm (vv 44-46). Mục đích của việc nhắc lại như vậy không đến mức độ cáo ông Simon vì điều ông không làm. Ông Simon còn cố chấp trong sự thấy người nữ này là một tội nhân, hay là ông còn khả năng tái giải thích những hành động của bà ? Nếu Simon không còn khả năng tới một sự đánh giá khác về điều ông thấy, thì Chúa Giêsu ra sức thuyết phục Simon thấy như Người thấy: Bà được tha nhiều và bây giờ chứng tỏ tình yêu nhiêu (vv 47-48).
Người nữ này không được tha bởi vì những sự chứng tỏ phung phí tình yêu; đúng hơn, những hành động yêu thương đi theo từ kinh nghiệm của bà đã được tha. Câu 47 tóm kết sự ấy rất đẹp: “ Tội của chị ấy rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều” (sát nghĩa, “tội nhiều của bà đã được tha, vì thấy bà đã yêu nhiều.” Tình yêu của bà là hệ quả của sự được tha thứ của bà. Đó cũng là ý nghĩa được đòi hỏi bởi dụ ngôn trong Luke 7:41-43.
Lòng yêu thương che phủ muôn vàn tội lỗi
Tình yêu của chúng ta là phung phí hay là đạm bạc? Chúa Giêsu nói rõ rằng tình yêu nhiều phát xuất từ một tấm hồn được tha thứ và luyện sạch.” Lòng yêu thương che phủ muôn vàn tội lỗi” (1 Phêrô 4:8),” tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa” (1 Ga 4:7). Sự bày tỏ phung phí tình yêu là bằng chứng bà đã được ơn nghĩa với Chúa. Sự đối nghịch rõ ràng những thái độ giữa Simon và người nữ mất danh tiếng chứng tỏ chúng ta có thể hoặc chấp nhận hoặc loại trừ lòng thương xót của Chúa. Simon, kẻ coi mình là một người Biệt Phái công chính, không cảm thấy cần được yêu hay là được thương xót. Sự tự đắc của ông không cho ông biết ông cần ân sủng Chúa.
Người nữ tội lỗi là một thí dụ tiêu biểu kẻ đáp ứng đích thực Chúa Giêsu, và những hành động của bà ấy phản chiếu những hành dộng của người ấy. Câu hỏi chìa khóa truyện của bà đặt ra, không những cho Simon, mà cho chúng ta nữa, “Bạn có thấy người nữ này không?” Không thấy người nữ và những hành động của bà tức là không thấy Chúa Giêsu và căn tính của Người cách đúng đắn. Câu truyện đã kết thúc-mở ra: còn hy vọng ý thức, sự hiểu và quan niệm của Simon có thể đính chính. Còn ý thức, sự hiểu và quan niệm của chúng ta thì sao?
Sư hòa giải Kitô hữu
Bài Tin Mừng hôm nay mời chúng ta suy nghĩ về mầu nhiệm và sự bắt buộc phải tha thứ và hòa giải trong truyền thống Kitô hữu chúng ta. Có một sự hiểu lầm lan rộng là trong bất cứ vụ xung đột nào một người Kitô phải là một kẻ xây dựng hòa bình, tránh theo những phe phái và ra sức đem lại một sự hòa giải giữa những lực lượng đối lập. Điều này biến sự hòa giải thành một nguyên tắc tuyệt đối phải được áp dụng trong mọi trường hợp xung đột. Trong một số xung dột một phe là đúng và phe kia thì sai, một phe ăn ở bất công và áp chế và phe kia gợi ý sự bất công và sự áp chế. Với tư cách những Kitô hữu, chúng ta không bao giờ được yêu cầu hòa giải sự lành và sự dữ, sự công bằng và sự bất công. Đúng hơn chúng ta phải xa lánh sự dữ, sự bất công, và sự tội.
Hai là, sự trung lập không luôn luôn là có thể, và trong những trường hợp xung đột do bất công và áp chế thì sự trung lập hoàn toàn không thể. Nếu chúng ta không theo phe với kẻ bị áp bức, bấy giờ chúng ta kết thúc theo phe kẻ áp bức. “Đem cả hai phe lại với nhau” trong những trường hợp như thế thì có hể kết thúc có lợi cho kẻ áp bức, bởi vì sự đó cho phép giữ tình trạng đầu (status quo); nó giấu bản chất thật của xung đột, giữ kẻ bị áp bức yên tỉnh và thụ động và sự đó mang lại một loại hòa giải giả trá bất công. Sự bất công tiếp diễn và mọi người phải chịu cảm giác rằng sự bất công không can chi bởi vì sự căng thẳng và xung đột đã giảm thiểu.
Ba là, quan niệm thường được nắm giữ là các Kitô hữu phải luôn tìm một “con đường trung dung” trong mọi tranh chấp. Những người sợ xung dột hay sự đương đầu, cả khi nó không có tính bạo lực, thường thường xác tín về nhu cầu sự thay đổi. Sự giữ thế của họ ẩn giáu một tính bi quan không-Kitô hữu về tương lai, một sự thiếu niềmhy vong chân chính, Kitô hữu. Hay là họ sử dụng sự quan tâm Kitô hữu về sự hòa giải để biện minh môt hình thức trốn tránh khỏi những thực tai bất công và xung đột.
Sự tha thứ trong cơn khủng hoảng lạm dụng tình dục
Chủ đề này được đề cập tới một cách rất hợp thời liên quan cuộc khủng hoảng hay là dịch lớn lạm dụng tình dục ảnh hưởng Giáo Hội rất sâu sắc. Cả thế giới đã nghe về những tội lỗi và những sa ngã của các lãnh đạo mục vụ trên những tháng qua. Tôi xin các bạn chú ý bức thơ mục vụ tuyệt hảo mói đây của Tổng Giám Mục Mark Coleridge, Giáo Phận Canberra và Goulburn tại Australia. Trong bức thơ 2010 Lễ Hiện Xuống của ngài về sư Lạm Dụng Tình Dục Trẻ nhỏ trong Giáo Hội Công Giáo, với nhan dề “Thấy những Gương Mặt, Nghe những Tiếng Nói,” Tổng Giám Mục Coleridge viết:
“Một yêu tố khác là văn hóa của Giáo Hội về sự tha thứ có xu hướng thấynhững sự việc theo thuật ngữ tội lỗi và tha thứ hơn là tội ác và án phạt. Nhưng trong trường hợp giáo sĩ lạm dụng giới trẻ, chúng ta xử lý với tội ác, và Giáo hội đã tranh đấu tìm ra điểm đồng qui giữa tội lỗi và sự tha thứ một đàng, và tội ác và sự kết án đàng khác
“Thật vậy, tội lỗi phải được tha thứ, nhưng quá nhiều tội ác phải bị phạt. Cả hai sự thương xót và sự công bình phải tiến tới kết thúc thường lệ, và làm theo một cách đồng qui. Điều này gắn kiền với những vấn đệ rộng lớn hơn về cách thức Giáo hội thấy tương quan của mình với xã hội cách chung chung hơn. Chúng ta ở “trong thế gian nhưng không thuộc về thế gian”; nhưng cái gì làm nên phương kế này trong cái ở đây và bây giờ? Cũng có vấn đề rộng lớn về tương quan giữa việc xét xử của Chúa và của loài người. Giáo hội nhấn mạnh rằng sự xét xử cuôi cùng thuộc quyền Chúa, chớ không thược quyền con người.
“Nhưng làm sao sự này thích ứng với nhu cầu xét xử của con người khi chúng ta xê dịch trong logic tội ác và án phạt ? Chúng ta đã chậm trễ và vụng về, có khi thỉnh thoảng có lỗi, trong việc đưa ra giải đáp của chúng ta cho những vấn đề như thế.”
Những lỗi lầm thể ấy về sự hòa giải Kitô hữu không chỉ là một vấn đề hiểu lầm, nhưng đến từ sự thiếu tình yêu và sự thương cảm thật đối với những kẻ đau khổ hay là những kẻ đã bị trù dập, hay là từ môt sự thiếu đánh giá về điều thật sự xảy ra trong những vụ xung đột nghiêm trọng. Việc theo dõi một sự trung lập ảo tưởng trong mọi xung đột sau cùng là một cách đứng về phía kẻ áp bức. Đó không phải là sự hòa giải và sự tha thứ mà Chúa Giêsu dạy qua sự sống và thừa tác vụ của Người.
• Trong sự xung đột giữa những người Pharisêu và những kẻ bị gọi là “những kẻ tội lỗi,” Chúa Giêsu đứng về phía những kẻ tội lỗi, những gái điếm và những người thu thuế chống lại các ông Pharisêu. Và trong vụ xung đột giữa kẻ giàu ngườii nghèo, Người đứng về phe người nghèo. Chúa Giêsu kết án những người Pharisêu và những kẻ giàu trong những từ ngữ rõ rệt, và Người tha thứ những kẻ có tội và chúc phúc những kẻ nghèo. Chúa Giêsu không ra sức thỏa hiệp với các thẩm quyền vì một hòa bình giả tạo của sự hòa giải và hợp nhất. Sự hòa giải, hòa bình và tha thứ Chúa muốn, thì dựa trên sự thật, công lý và tình yêu.
Cha Thomas Rosica người Basilian, nhân viên điều hành chính Tổ Chức các Phương Tiện Muối và Ánh sáng và Mạng Lươi truyền Hình Công Giáo tại Canada, là một cố vấn viên Hội Đồng Giáo Hoàng Truyền Thông Xã Hội.
TORONTO (Zenit.org).- Xuyên qua các bài Tin Mừng, Chúa Giêsu dùng bữa với những kẻ tội lỗi và lợi dụng dịp này mà dạy họ một số bài học rất quan trọng về môn đệ tính và sự thánh thiện.
Như với nhiều sự Người làm, sự Chúa Giêsu đối xử tốt với những kiểu người như thế, và ăn uống với họ làm phật lòng những kẻ thù nghịch với Người, cách riêng những lãnh đạo tôn giáo thời đại Người. Họ lẩm bẩm phản đối Người: “Ông này đến nhà làm khách của một người tội lỗi,” hay là “Hãy coi ông ta ăn uống với những bọn người thu thuế và gái điếm!” Trong khi nơi họ chỉ thấy là những người tội lỗi, là dân bên lề, là những người cùng khổ công khai đáng ghét và và đáng xa lánh, thì Chúa Giêsu thấy là những con người đứng xa trong những bóng tối, thường bị mắc kẹt trong chính sự thất bại của họ, cố găng tuyệt vọng nên một sự gì tốt hơn, cố gắng bồi thường cách vụng về cho một đời sống bất công.
Điều thường xảy ra như vậy tại những bữa ăn là Chúa Giêsu xem ra cho thấy rõ ràng Người hòa giải với những kẻ tội lỗi. Sao chúng ta không thể nhớ những truyện ông Zakêu, ông Lêvi, người đàn bà lấy nước mắt mình mà rửa chân cho Chúa Giêsu, những môn đệ vỡ mộng tại Emmaus, và Phêrô bên bờ hồ? Cả Bữa Tiệc Ly Cuối Cùng, để chúng ta nghĩ tới cách tự nhiên như là một dịp tuyệt vời, là một bữa ăn chia sẻ với những người tội lỗi. Bàn ăn của Chúa Giêsu gồm có Judas (kẻ nộp Người), Phêro (kẻ từ chối Người) và những môn đệ đang cãi vã và ngu đần. Giáo Hội sơ khai xây dựng sự hiểu biết của mình về Thánh Thể trên nền tảng của sự nhớ nguy hiểm về tình bạn nơi bàn ăn của Chúa Giêsu.
Người đàn bà phá vỡ buổi liên hoan
Trong truyện Tin Mừng hôm nay về việc tha thứ người đàn bà tội lỗi (7:36-50), một người Biệt Phái, nghi ngờ Chúa Giêsu là một tiên tri, mời Chúa Giêsu dự tiệc tại nhà ông, nhưng sự tự cao tự đại của người Biệt Phái làm Chúa tha thứ ít và do đó tình yêu được tỏ bày ít đối với Chúa Giêsu. Người đàn bà tội lỗi, ngược lại, tỏ hiện một đức tin vào Chúa, đức tin đó dẫn bà tới chỗ tìm kiếm ơn tha thứ tội lỗi của bà, và bởi vì rất nhiều được tha thứ, nên bây giờ bà bắt phục Chúa Giêsu với sự trưng bày tình yêu của bà. Toàn thể tình tiết là một bài học hùng hồn về tương quan giữa sự tha thứ và tình yêu.
Tại sao người đàn bà vô danh này tới gần Chúa Giêsu và xức dầu cho Người với nguy cơ bị chế giễu và lạm dụng bởi những kẻ khác? Hành động của bà bị thúc đẩy bởi một sự: tình yêu của bà đối vói Chúa Giêsu và sự biết cơn của bà vì sự tha thứ của Người. Bà làm một điều mà một người nữ Do Thái sẽ không bao giờ làm cách công khai. Bà xỏa tóc và lấy nước mắt mà tưới ướt chân Người. Bà cũng làm điều mà chỉ tình yêu có thể làm: Bà lấy sự quí nhất bà có và phí tất cả nó cho Chúa Giêsu. Tình yêu của bà không cân nhắc nhưng hậu hĩ và phung phí.
Chúa Giêsu tường thuật điều Người thấy người nữ làm (vv 44-46). Mục đích của việc nhắc lại như vậy không đến mức độ cáo ông Simon vì điều ông không làm. Ông Simon còn cố chấp trong sự thấy người nữ này là một tội nhân, hay là ông còn khả năng tái giải thích những hành động của bà ? Nếu Simon không còn khả năng tới một sự đánh giá khác về điều ông thấy, thì Chúa Giêsu ra sức thuyết phục Simon thấy như Người thấy: Bà được tha nhiều và bây giờ chứng tỏ tình yêu nhiêu (vv 47-48).
Người nữ này không được tha bởi vì những sự chứng tỏ phung phí tình yêu; đúng hơn, những hành động yêu thương đi theo từ kinh nghiệm của bà đã được tha. Câu 47 tóm kết sự ấy rất đẹp: “ Tội của chị ấy rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều” (sát nghĩa, “tội nhiều của bà đã được tha, vì thấy bà đã yêu nhiều.” Tình yêu của bà là hệ quả của sự được tha thứ của bà. Đó cũng là ý nghĩa được đòi hỏi bởi dụ ngôn trong Luke 7:41-43.
Lòng yêu thương che phủ muôn vàn tội lỗi
Tình yêu của chúng ta là phung phí hay là đạm bạc? Chúa Giêsu nói rõ rằng tình yêu nhiều phát xuất từ một tấm hồn được tha thứ và luyện sạch.” Lòng yêu thương che phủ muôn vàn tội lỗi” (1 Phêrô 4:8),” tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa” (1 Ga 4:7). Sự bày tỏ phung phí tình yêu là bằng chứng bà đã được ơn nghĩa với Chúa. Sự đối nghịch rõ ràng những thái độ giữa Simon và người nữ mất danh tiếng chứng tỏ chúng ta có thể hoặc chấp nhận hoặc loại trừ lòng thương xót của Chúa. Simon, kẻ coi mình là một người Biệt Phái công chính, không cảm thấy cần được yêu hay là được thương xót. Sự tự đắc của ông không cho ông biết ông cần ân sủng Chúa.
Người nữ tội lỗi là một thí dụ tiêu biểu kẻ đáp ứng đích thực Chúa Giêsu, và những hành động của bà ấy phản chiếu những hành dộng của người ấy. Câu hỏi chìa khóa truyện của bà đặt ra, không những cho Simon, mà cho chúng ta nữa, “Bạn có thấy người nữ này không?” Không thấy người nữ và những hành động của bà tức là không thấy Chúa Giêsu và căn tính của Người cách đúng đắn. Câu truyện đã kết thúc-mở ra: còn hy vọng ý thức, sự hiểu và quan niệm của Simon có thể đính chính. Còn ý thức, sự hiểu và quan niệm của chúng ta thì sao?
Sư hòa giải Kitô hữu
Bài Tin Mừng hôm nay mời chúng ta suy nghĩ về mầu nhiệm và sự bắt buộc phải tha thứ và hòa giải trong truyền thống Kitô hữu chúng ta. Có một sự hiểu lầm lan rộng là trong bất cứ vụ xung đột nào một người Kitô phải là một kẻ xây dựng hòa bình, tránh theo những phe phái và ra sức đem lại một sự hòa giải giữa những lực lượng đối lập. Điều này biến sự hòa giải thành một nguyên tắc tuyệt đối phải được áp dụng trong mọi trường hợp xung đột. Trong một số xung dột một phe là đúng và phe kia thì sai, một phe ăn ở bất công và áp chế và phe kia gợi ý sự bất công và sự áp chế. Với tư cách những Kitô hữu, chúng ta không bao giờ được yêu cầu hòa giải sự lành và sự dữ, sự công bằng và sự bất công. Đúng hơn chúng ta phải xa lánh sự dữ, sự bất công, và sự tội.
Hai là, sự trung lập không luôn luôn là có thể, và trong những trường hợp xung đột do bất công và áp chế thì sự trung lập hoàn toàn không thể. Nếu chúng ta không theo phe với kẻ bị áp bức, bấy giờ chúng ta kết thúc theo phe kẻ áp bức. “Đem cả hai phe lại với nhau” trong những trường hợp như thế thì có hể kết thúc có lợi cho kẻ áp bức, bởi vì sự đó cho phép giữ tình trạng đầu (status quo); nó giấu bản chất thật của xung đột, giữ kẻ bị áp bức yên tỉnh và thụ động và sự đó mang lại một loại hòa giải giả trá bất công. Sự bất công tiếp diễn và mọi người phải chịu cảm giác rằng sự bất công không can chi bởi vì sự căng thẳng và xung đột đã giảm thiểu.
Ba là, quan niệm thường được nắm giữ là các Kitô hữu phải luôn tìm một “con đường trung dung” trong mọi tranh chấp. Những người sợ xung dột hay sự đương đầu, cả khi nó không có tính bạo lực, thường thường xác tín về nhu cầu sự thay đổi. Sự giữ thế của họ ẩn giáu một tính bi quan không-Kitô hữu về tương lai, một sự thiếu niềmhy vong chân chính, Kitô hữu. Hay là họ sử dụng sự quan tâm Kitô hữu về sự hòa giải để biện minh môt hình thức trốn tránh khỏi những thực tai bất công và xung đột.
Sự tha thứ trong cơn khủng hoảng lạm dụng tình dục
Chủ đề này được đề cập tới một cách rất hợp thời liên quan cuộc khủng hoảng hay là dịch lớn lạm dụng tình dục ảnh hưởng Giáo Hội rất sâu sắc. Cả thế giới đã nghe về những tội lỗi và những sa ngã của các lãnh đạo mục vụ trên những tháng qua. Tôi xin các bạn chú ý bức thơ mục vụ tuyệt hảo mói đây của Tổng Giám Mục Mark Coleridge, Giáo Phận Canberra và Goulburn tại Australia. Trong bức thơ 2010 Lễ Hiện Xuống của ngài về sư Lạm Dụng Tình Dục Trẻ nhỏ trong Giáo Hội Công Giáo, với nhan dề “Thấy những Gương Mặt, Nghe những Tiếng Nói,” Tổng Giám Mục Coleridge viết:
“Một yêu tố khác là văn hóa của Giáo Hội về sự tha thứ có xu hướng thấynhững sự việc theo thuật ngữ tội lỗi và tha thứ hơn là tội ác và án phạt. Nhưng trong trường hợp giáo sĩ lạm dụng giới trẻ, chúng ta xử lý với tội ác, và Giáo hội đã tranh đấu tìm ra điểm đồng qui giữa tội lỗi và sự tha thứ một đàng, và tội ác và sự kết án đàng khác
“Thật vậy, tội lỗi phải được tha thứ, nhưng quá nhiều tội ác phải bị phạt. Cả hai sự thương xót và sự công bình phải tiến tới kết thúc thường lệ, và làm theo một cách đồng qui. Điều này gắn kiền với những vấn đệ rộng lớn hơn về cách thức Giáo hội thấy tương quan của mình với xã hội cách chung chung hơn. Chúng ta ở “trong thế gian nhưng không thuộc về thế gian”; nhưng cái gì làm nên phương kế này trong cái ở đây và bây giờ? Cũng có vấn đề rộng lớn về tương quan giữa việc xét xử của Chúa và của loài người. Giáo hội nhấn mạnh rằng sự xét xử cuôi cùng thuộc quyền Chúa, chớ không thược quyền con người.
“Nhưng làm sao sự này thích ứng với nhu cầu xét xử của con người khi chúng ta xê dịch trong logic tội ác và án phạt ? Chúng ta đã chậm trễ và vụng về, có khi thỉnh thoảng có lỗi, trong việc đưa ra giải đáp của chúng ta cho những vấn đề như thế.”
Những lỗi lầm thể ấy về sự hòa giải Kitô hữu không chỉ là một vấn đề hiểu lầm, nhưng đến từ sự thiếu tình yêu và sự thương cảm thật đối với những kẻ đau khổ hay là những kẻ đã bị trù dập, hay là từ môt sự thiếu đánh giá về điều thật sự xảy ra trong những vụ xung đột nghiêm trọng. Việc theo dõi một sự trung lập ảo tưởng trong mọi xung đột sau cùng là một cách đứng về phía kẻ áp bức. Đó không phải là sự hòa giải và sự tha thứ mà Chúa Giêsu dạy qua sự sống và thừa tác vụ của Người.
• Trong sự xung đột giữa những người Pharisêu và những kẻ bị gọi là “những kẻ tội lỗi,” Chúa Giêsu đứng về phía những kẻ tội lỗi, những gái điếm và những người thu thuế chống lại các ông Pharisêu. Và trong vụ xung đột giữa kẻ giàu ngườii nghèo, Người đứng về phe người nghèo. Chúa Giêsu kết án những người Pharisêu và những kẻ giàu trong những từ ngữ rõ rệt, và Người tha thứ những kẻ có tội và chúc phúc những kẻ nghèo. Chúa Giêsu không ra sức thỏa hiệp với các thẩm quyền vì một hòa bình giả tạo của sự hòa giải và hợp nhất. Sự hòa giải, hòa bình và tha thứ Chúa muốn, thì dựa trên sự thật, công lý và tình yêu.
Cha Thomas Rosica người Basilian, nhân viên điều hành chính Tổ Chức các Phương Tiện Muối và Ánh sáng và Mạng Lươi truyền Hình Công Giáo tại Canada, là một cố vấn viên Hội Đồng Giáo Hoàng Truyền Thông Xã Hội.