Suy niệm Thánh Kinh Chúa Nhật 26 Mùa Thường Niên., Năm B, của Linh Mục Thomas Rosica, CSB

TORONTO (Zenit.org).- Vị tiên tri trong Kinh Thánh là một người đã lãnh nhận một tiếng gọi của Chúa để làm sứ giả và thông ngôn cho Lời Chúa. Lời đến với tiên tri thúc giục ông phải nói.

Ông Amos hỏi: “Đức Chúa là Chúa Thượng đã phán, ai chẳng nói tiên tri?” (Amos 3:8).Jeremiah, người hết hy vọng bởi vì sứ điệp của ông phải chúc dữ dân chúng ông yêu thương mà không được giảm nhẹ nên sẽ kiềm chế tiếng nói: “Có lần con tự nhủ: ‘tôi sẽ không nghĩ đến Người, cũng chẳng nhân danh Người mà nói nữa,’ nhưng lời Người cứ như ngọn lửa bừng cháy trong tim, âm ỉ trong xương cốt. Con nén chịu đến phải hao mòn, nhưng làm sao nén được” (Jeremiah 20:9).

Phải chi toàn dân của Đức Chúa là tiên tri!

Trong bài đọc thứ nhất hôm nay trích từ sách Dân Số (11:25-29), Thiên Chúa đã ban thần khí tiên tri xuống trên những kẻ khác làm ông Moisen phải kinh ngạc. Trước kia ông Môise đã phàn nàn với Chúa ông không thể tự mình lo liệu cho toàn dân Israel trong sa mạc. Để giảm nhẹ tình huống, Chúa đã hứa ban thần khí tiên tri của Moise trên 70 người bô lão. Dầu ông Eldad và Medad không hiện diện trong trại khi Chúa ban thần khí của Moisen, hai ông vẫn nhận lãnh ân huệ này và bắt đầu nói tiên tri.

Khi người phụ tá của ông Môisen, là ông Joshua, muốn ngăn cản sự nổi loạn có vẻ để chống đối thẩm quyền, ông Moisen trả lời: “Anh ghen giùm tôi à? Phải chi Đức Chúa ban thần khí trên toàn dân của Người để họ đều là tiên tri”!(Ds 11:29). Ông Môisen hài lòng vì thần khí nói tiên tri được chia sẻ với những người không trực tiếp hiện diện trong lần trao nhiệm vụ thứ nhất cho các bô lão. Joshua bị quở trách vì tính ghen tương của ông. Thần quyền có thể dẫn tới những lạm dụng nghiêm trọng. Nó phải được nắm giữ cách thận trọng, khiêm tốn và hợp lý. Bài học là khả năng của Chúa chia sẻ thần khí không bị hạn chế. Chúa là thước đo.

Tính vô giá trị hiện nay của của cải

Sự tố giác nghiêm khắt người giàu bất công trong bài đọc thứ hai hôm nay từ Thơ Thánh Giacôbê (5:1-6) nhắc nhở về các tiên tri thời Cưu Ước (ví dụ, Amos 8:4-8). Điều đó không có ý gây ấn tượng người giàu có mà sự tố giác đó ám chỉ cách hùng biện, nhưng đúng hơn đó là một sự cảnh báo hữu ích cho các tín hữu về số phận khủng khiếp của những kẻ lạm dụng tiền của và có lẽ cũng là một sự an ủi cho những kẻ bây giờ bị nhà giàu áp chế (James 2:5-7)

Kiểu dẫn nhập tương tự trong 5:1-6 và 4:13-17 và sự sử dụng địa chỉ trực tiếp khắp nơi chỉ sự tương tự của hai phần. Tuy nhiên, đoạn này thì nghiêm khắc hơn với giọng nói và không xem ra cho phép cơ may sám hối. Trong 5:2-3, thời quá khứ các động tự được sử dụng (rotted -mục nát, moth-eaten -mối ăn, rỉ sét -rusted) có lẻ chỉ sự vô giá trị của cải hiện tại. Hơn nữa, dầu bạc và vàng hiện tại không bị rỉ sét (c.3), kiểu nói được sử dụng cho chúng chỉ sự vô giá trị cơ bản của chúng.

Bài đọc này theo Giacôbê không đi song đôi với hai bài đọc kia, cách riêng trong vấn đề những ân huệ thiêng liêng tỏ hiện bên ngoài nhóm trực tiếp các môn đệ Chúa Giêsu. Tuy nhiên, nó có những lời nói khắc nghiệt chống lại những kẻ giàu có lạm dụng những kẻ làm công cho họ và giữ tiền lương nhằm lạm dụng quyền hành. Giacobê đang nói dứt khoát về lãnh vực đời của công việc, tiền lương và tiền thưởng xứng đáng cho công việc. Vì họ giữ lại tiền lương phải trả, bạc và vàng sẽ hao mòn và quần áo của họ sẽ bị mối ăn. Những nhà giàu không nhận biết rằng Thiên Chúa là Chúa các người nghèo, và binh vực họ.

Những vấn đề trong cộng đồng Giáo Hội của Maccô

Đoạn Tin Mừng hôm nay (Mc 9 38-43, 45, 47-48) đúng hơn bị đặt chung không sít sao và xem ra để phản ảnh những vấn đề của cộng đồng Giáo Hội của Maccô. Trước hết có sự trao đổi giữa Gioan và Chúa Giêsu về người trừ quỉ xa lạ (9:38), theo sau là việc Chúa Giêsu loại trừ hệ thống phát triển giới ưu tú của các môn đệ (c.39-40). Trong phần hai (c.41), bất cứ ai cho người môn đệ uống một chén nước sẽ thuộc về Chúa Kitô; trong phần ba (c.42), Chúa Giêsu bảo vệ các kẻ bé mọn như hoàn toàn tùy thuộc vào Thiên Chúa, không ai có thể làm cho họ bị thất lạc.

Có một sự mỉa mai về việc Chúa Giêsu giải thích hành động của các môn đệ khi cố gắng chận người trừ quỉ xa lạ. Trong 9:14-29, chính các môn đệ không thể trừ một con quỉ ô uế cho một đứa nhỏ và bị Chúa Giêsu quở trách nặng lời. Bây giờ họ muốn hạn chế một người trừ quỉ thành công chỉ vì họ không thuộc nhóm của mình. Rõ ràng vấn đề không phải là người trừ quỉ có hành động nhân danh và cậy quyền phép của Chúa Giêsu hay không, nhưng người ấy có phải là thành phần nhóm chúng ta hay không. Những thái độ độc quyền của các môn đệ thì ai cũng thấy. Sư thành công của người trừ quỉ xa lạ là một sự đe dọa cho tình trạng của các môn đệ “chính thức”! Chúa Giêsu trả lời với một lời nói bao gồm tất cả, và là một lời trên thật tế thừa nhận vấn đề những thừa tác vụ không có quyền (9:30). Các môn đệ cần nuôi dưỡng những ân huệ quảng đại và nhân từ.

Nhu cầu tự phê bình

Trong nửa phần hai của đoạn trên, chúng ta gặp một sưu tập linh tinh những lời nói kêu gọi phải có lập trường tự phê bình. Các môn đệ được hướng dẫn suy tư về kiểu sống và thừa tác vụ của mình. Các môn đệ có những lời nói nào hay những hành động nào là những trở ngại cho các em bé của Giáo Hội chăng? Maccô sử dụng những lời của Chúa Giêsu chống lại gương xấu và sự lạm dụng tay, mắt và chân của mình. Chúa Giêsu không truyền phải chặt. Chúa có một kiểu nói điển hình Semitic—sinh động, mạnh mẽ, có khi thổi phồng.

Không gì, không ai đến trước Chúa Kitô. Lệnh của Chúa Giêsu truyền “chặt nó đi” không phải là một sự cắt đức (thiệt), nhưng đúng hơn là một lời mời giải thoát. Điều đó giải thoát chúng ta yêu mà không do dự, không mắc kẹt trong sự yêu mình nơi mà mọi sự và có lẽ mọi người, kể cả Thiên Chúa, chính Người, phải xoay quanh tôi. Sự nghịch lý có sức hấp dẫn của truyện này là như vầy: Chúng ta càng tập trung về Thiên Chúa Đấng sống trong ta, về những người Thiên Chúa yêu thương cách riêng vì họ nghèo túng hơn, và về trái đất mà Thiên Chúa thấy là rất tốt, thì niềm vui của chúng ta càng phong phú hơn trong chúng ta. Sự sống nhân bản là một vấn đề tương quang: với Thiên Chúa, với người ta, với địa cầu.

Mặc dầu sự rời rạc của nó, đoạn Tin Mừng hôm nay dự liệu một thuốc giải độc mạnh cho sự cám dỗ luôn hiện diện đánh giá quá cao địa vị của mình như là được Chúa chọn lựa. Bản tánh con người có khuynh hướng xét xử. Thỉnh thoảng sự nghiêng chìu của chúng ta về sự xét xử nhằm phát triển giới ưu tú, cho những kẻ khác không xứng đáng đồng hành với chúng ta. Chúng ta tạo ra những sự khó khăn, không nghĩ tới những kẻ khác nhưng quyết tâm lao về phía trước cách đui mù với chân, tay và mắt.

Chúng ta không biết Thiên Chúa đã hiến thánh tay chúng ta để lao động, và mắt chúng ta để thấy, và chân chúng ta để đi những con đường riêng của Thiên Chúa. Chúng ta loại những kẻ khác như những người ngoài cuộc của chúng ta, xa lạ với những hàng ngũ và tình trạng sống của chúng ta. Thay vì đặt thành vấn đề giá trị pháp lý của những nhóm hoạt động, và có khi thành công khác, chúng ta được nhắc tới rõ ràng minh bạch vế tầm quan trọng của sự tự phê bình và khiêm tốn.

Một tư tưởng cuối cùng về đức khiêm nhượng

Chúa Giêsu nói, ”Anh em hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường: Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11:29). Hầu hết các thánh câu xin và chứng tỏ đức khiêm nhượng trong đời sống các ngài. Nhiều người trong chùng ta sống trong những xã hội và văn hoá coi trọng việc tự cổ võ sự xứng đáng, sự quyết đoán, sự cạnh tranh, sự truyền thông những thành công của chúng ta nếu chúng ta muốn đạt tới nơi nào và thực hiện một sự khác biệt.

Nhân đức khiêm nhường là một đức tính qua đó một con người khi nhận thấy những khuyết điểm của mình, thì có một tư tưởng thấp kém về chính mình và mong muốn khuất phục mình trước Thiên Chúa và những kẻ khác vì Thiên Chúa. Làm sao chúng ta có thể tìm ra điểm hợp lý giữa sự ở khiêm nhường và hiền lành, và quyết đoán đủ để thành công trong thế giới ngày nay? Hay là chúng ta cần hy sinh cái này cho cái kia? Khi sống những sự sống đúng đắn và ngay thẳng, chúng ta có thể làm một việc lành như là một người lãnh đạo khiêm tốn, nhưng điều này thì khác với khả năng thành công và được đặt trong những vị trí trách nhiệm lờn hơn.

Lòng khiêm nhường của Mẹ Cabrini

Khi tôi lớn lên trong một gia đình Italian-American, chúng tôi thường nghe những truyện các thánh và các chân phước do ông bà và cha mẹ tôi kể lại. Dĩ nhiên 2 người Ý đứng đầu sổ: Mẹ Cabrini và Cha Piô năm dấu. Thánh Frances Xavier Cabrini (1850-1917) là người công dân Mỹ đầu tiên được Giáo Hội phong thánh. Khi tôi còn nhỏ, kinh nguyện của Mẹ Cabrini xin ơn khiêm nhượng được trao ban chúng tôi và tôi luôn giữ nó trong sách Kinh Thánh của tôi. Đời sống của Mẹ Cabrini và những lời kinh này bao gồm nhiều tư tưởng gặp trong các bài đọc Kinh Thánh ngày nay.

“Lạy Chúa Giêsu Kitô, con cầu xin Chúa tăng cường con với ân sủng của Thánh Thần Chúa, và ban bình an của Chúa cho linh hồn con, hầu con có thể thoát khỏi mọi áy náy và buồn phiền vô ích. Xin giúp con luôn ao ước điều làm đẹp lòng Chúa và được Chúa chấp nhận, ngõ hầu ý muốn của Chúa sẽ là ý muốn của con.

“Xin ban cho con có thể thoát khỏi những ao ước xấu xa, và, do tình yêu Chúa, con có thể vẫn không có tiếng tăm và ít người biết đến trong thế giới này, hầu được một mình Chúa biết mà thôi.

“Xin đừng để con gán cho chính mình con sự lành Chúa làm trong con và qua con, nhưng đúng hơn, khi qui chiếu tất cả danh dự cho Chúa con chỉ có thể chấp nhận những sự yếu đuối thuộc về con mà thôi, ngõ hầu khi chân thành gạt bỏ mọi hư danh đến từ thế giới, con có thể khao khát vinh danh thật và bền vững đến từ Chúa. Amen.”

* * *

Cha Thomas Rosica ngừơi Basilian, nhân viên điều hành chính Tổ Chức Các Phương Tiện Công Giáo Muối và Ánh sáng và Mạng Lưới Truyền Hình tại Canada, là một cố vấn viên cho Hội Đồng Giáo Hoàng Truyền Thông Xã Hội.