CẦN GIỜ - Đồng hành với người nghèo vùng biển mặn Cần Giờ, sáng nay các sơ Dòng Trinh Vương “khăn gói” lên đường thăm “đảo tiên”.
Xem hình ảnh
Sau Thánh Lễ, điểm tâm và đặc biệt sau tràng chuỗi Mân Côi, các sơ đã lên đường. Thật đơn trong bộ áo truyền thống màu xám. Dễ thương hơn là chục đôi dép nhựa màu đen cùng hãng, cùng số, cùng đợt sản xuất và cùng … một người bán ! Với tất cả những gì đơn sơ nhất các sơ Dòng Trinh Vương sẽ dễ “tiếp cận” với những con người nghèo khó tất bạt ở cái vùng biển mặn nghèo này.
Đường vào “đảo tiên” khác hẳn với những con đường vào vùng nghèo khác ở xã An Thới Đông huyện Cần Giờ này. Vừa đi vừa dừng lại để khựi sình bùn ra khỏi dép. Có những đoạn phải cầm dép trên tay để mà đi. Vui nhất là những đoạn phải qua cầu khỉ. Cứ sơ này vịn thành cầu cho sơ kia qua, nếu không khéo thì rơi xuống rạch như chơi chứ không phải là chuyện đùa.
Từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác ập vào mắt các sơ, chỉ có hai sơ “đặc trách” khu “đảo tiên” này mới hiểu chuyện gì đang xảy ra ở đây. Gọi là “đảo tiên” vì lẽ nếu nhìn cho kỹ thì những người sống trong đảo này sống như tiên thật. Các sơ vào thăm vào giờ mà người ta phải làm việc để tìm kế sinh nhai, ấy vậy mà phần đông cư dân “đảo tiên” vẫn “bình chân như vại”. Hỏi ra thì họ nói hôm nay không thích làm: nghỉ ! Thoạt tiên, ai nghe cũng ngạc nhiên nhưng lối nghĩ và lối sống ở đây là vậy.
Đa phần cư dân ở đây đi làm đất mướn nghĩa là đi làm ao tôm cho những người nuôi tôm, ngoài ra chỉ có một cái nghề duy nhất là đi “xịt” nghĩa là mang cái bình ac-qui ra bờ ruộng, bờ rạch quanh nhà mình để “xịt” tôm “xịt” cá. Họ đi “xịt” bữa nào nhiều ăn nhiều bữa nào ít ăn ít. Nhiều người đàn ông trong khu đảo này dù “xịt” được ít hay nhiều gì họ cũng không quên mua cho mình bịch rượu đế. Sau khi “xịt” về giao phần tôm cá có được cho vợ con thế là cứ “ôm” bịch rượu uống cho xong thì nghỉ, mai đi làm tiếp.
Điều ấn tượng cho các sơ nữa là ở chỗ phụ nữ trong “đảo tiên” này không bận tâm gì lắm cho chuyện sinh nhai vì tất cả nhà có bao nhiêu miệng ăn đi chăng nữa thì cũng đổ trên đầu đấng lang quân. Họ thì cứ ngày ngày quanh quẩn trong nhà chứ không hề bận tâm chuyện kiếm sống dù gia đình thiếu trước hụt sau.
“Đảo tiên” cách biệt với vùng xã. Xã đã nghèo, “đảo tiên” lại nghèo hơn. Vùng đất sát cạnh Sài Thành đô hội ấy vậy mà điện mới được cung cấp vài năm trở lại đây. Hiện tại, con đường đi vào “đảo tiên” quả là con đường “chẳng mấy ai đi”. Chỉ có những ai có lòng mới có thể vào đến tận “đảo” được vì đất ở “đảo” này cứ mến người làm sao đó.
Cuộc sống ở “đảo tiên” này nó làm sao đó. Chỉ một vòng “đảo” qua “đảo tiên” nhưng hình ảnh cái “đảo” hoang sơ sát nách thành thị này đã làm quý sơ chạnh lòng.
Tạm biệt “đảo tiên” nhưng lòng các sơ cứ “dính” làm sao với “ốc đảo ấy”. Hình ảnh của cư dân nghèo và nhất là những đứa trẻ nghèo bơ vơ nó cứ làm sao ấy trong tâm khảm các sơ. Họ không chỉ nghèo về vật chất mà tinh thần còn là khoảng trống thật lớn trong cuộc đời. Rồi đây tương lai của “đảo tiên” sẽ đi về đâu nếu như đời sống ở đây cứ như vậy mãi ???
Xem hình ảnh
Sau Thánh Lễ, điểm tâm và đặc biệt sau tràng chuỗi Mân Côi, các sơ đã lên đường. Thật đơn trong bộ áo truyền thống màu xám. Dễ thương hơn là chục đôi dép nhựa màu đen cùng hãng, cùng số, cùng đợt sản xuất và cùng … một người bán ! Với tất cả những gì đơn sơ nhất các sơ Dòng Trinh Vương sẽ dễ “tiếp cận” với những con người nghèo khó tất bạt ở cái vùng biển mặn nghèo này.
Đường vào “đảo tiên” khác hẳn với những con đường vào vùng nghèo khác ở xã An Thới Đông huyện Cần Giờ này. Vừa đi vừa dừng lại để khựi sình bùn ra khỏi dép. Có những đoạn phải cầm dép trên tay để mà đi. Vui nhất là những đoạn phải qua cầu khỉ. Cứ sơ này vịn thành cầu cho sơ kia qua, nếu không khéo thì rơi xuống rạch như chơi chứ không phải là chuyện đùa.
Từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác ập vào mắt các sơ, chỉ có hai sơ “đặc trách” khu “đảo tiên” này mới hiểu chuyện gì đang xảy ra ở đây. Gọi là “đảo tiên” vì lẽ nếu nhìn cho kỹ thì những người sống trong đảo này sống như tiên thật. Các sơ vào thăm vào giờ mà người ta phải làm việc để tìm kế sinh nhai, ấy vậy mà phần đông cư dân “đảo tiên” vẫn “bình chân như vại”. Hỏi ra thì họ nói hôm nay không thích làm: nghỉ ! Thoạt tiên, ai nghe cũng ngạc nhiên nhưng lối nghĩ và lối sống ở đây là vậy.
Đa phần cư dân ở đây đi làm đất mướn nghĩa là đi làm ao tôm cho những người nuôi tôm, ngoài ra chỉ có một cái nghề duy nhất là đi “xịt” nghĩa là mang cái bình ac-qui ra bờ ruộng, bờ rạch quanh nhà mình để “xịt” tôm “xịt” cá. Họ đi “xịt” bữa nào nhiều ăn nhiều bữa nào ít ăn ít. Nhiều người đàn ông trong khu đảo này dù “xịt” được ít hay nhiều gì họ cũng không quên mua cho mình bịch rượu đế. Sau khi “xịt” về giao phần tôm cá có được cho vợ con thế là cứ “ôm” bịch rượu uống cho xong thì nghỉ, mai đi làm tiếp.
Điều ấn tượng cho các sơ nữa là ở chỗ phụ nữ trong “đảo tiên” này không bận tâm gì lắm cho chuyện sinh nhai vì tất cả nhà có bao nhiêu miệng ăn đi chăng nữa thì cũng đổ trên đầu đấng lang quân. Họ thì cứ ngày ngày quanh quẩn trong nhà chứ không hề bận tâm chuyện kiếm sống dù gia đình thiếu trước hụt sau.
“Đảo tiên” cách biệt với vùng xã. Xã đã nghèo, “đảo tiên” lại nghèo hơn. Vùng đất sát cạnh Sài Thành đô hội ấy vậy mà điện mới được cung cấp vài năm trở lại đây. Hiện tại, con đường đi vào “đảo tiên” quả là con đường “chẳng mấy ai đi”. Chỉ có những ai có lòng mới có thể vào đến tận “đảo” được vì đất ở “đảo” này cứ mến người làm sao đó.
Cuộc sống ở “đảo tiên” này nó làm sao đó. Chỉ một vòng “đảo” qua “đảo tiên” nhưng hình ảnh cái “đảo” hoang sơ sát nách thành thị này đã làm quý sơ chạnh lòng.
Tạm biệt “đảo tiên” nhưng lòng các sơ cứ “dính” làm sao với “ốc đảo ấy”. Hình ảnh của cư dân nghèo và nhất là những đứa trẻ nghèo bơ vơ nó cứ làm sao ấy trong tâm khảm các sơ. Họ không chỉ nghèo về vật chất mà tinh thần còn là khoảng trống thật lớn trong cuộc đời. Rồi đây tương lai của “đảo tiên” sẽ đi về đâu nếu như đời sống ở đây cứ như vậy mãi ???