Không ai phủ nhận chuyện khoa học kỹ thuật ngày nay góp phần rất lớn vào cuộc sống. Thế nhưng cũng không ai phủ nhận được những hệ quả không tốt từ những phát minh, những tiện nghi hiện đại.
Chục năm trước đây, để sở hữu một chiếc điện thoại không phải là chuyện giản đơn. Thời ấy, có cái Phone-link hay Call-link đeo trước bụng là có thể “vênh mặt lên trời” được rồi. Thời nay, hết rồi cái thế hệ tin nhắn qua tổng đài. Cần gì, người ta chỉ cần với thao tác nhỏ là bấm bấm vài cái hay hiện đại hơn là lấy ngón trỏ “chọt chọt” vài cái là tha hồ mà thông tin liên lạc.
Chiếc điện thoại di động quả thật là lợi ấy nhưng kèm theo đó là bao nhiêu điều hại. Có những người không biết thường lạm dụng nó nhưng không ngờ rằng sóng từ chiếc điện thoại gây những thiệt hại vô hình không kể xiết. Bên cạnh cái thiệt hại vô hình ấy thì còn những thiệt hại mà ta thấy được đó là các tin nhắn có những nội dung quấy rối cũng như những tin nhắn “quà tặng” bất đắc dĩ. Kèm thêm đó, nếu tính toán một chút thì hàng tháng khách hàng của các mạng di động phải chi trả một con số thật kinh khủng.
Thật sự để thông tin liên lạc làm ăn hay thông tin chẳng là bao nhưng tán gẫu và cả những chuyện không hay qua cái điện thoại di động thì nhiều vô kể.
Thêm nữa là từ ngày có cái điện thoại nó nảy sinh ra chuyện “điện thoại thời trang”. Thế là bà con ùn ùn vào cuộc để chạy theo với những mẫu mã mới vừa tung ra thị trường. Với những người làm ăn được thì đó cũng là chuyện bình thường nhưng nghiệt một nỗi bản tính của con người là thích “bằng chị - bằng em” để rồi cứ đua nhau mà sắm. Nhớ lại, có vài học viên lớp giáo lý mình phụ trách, họ không ngần ngại khoe chiếc điệc thoại mới keng hơn ba triệu đồng mua trả góp vì lương hàng tháng của họ hơn triệu bạc ! Hỏi tại sao phải mua với cái giá cao như thế, thời trang như thế thì họ cũng nói thẳng rằng nếu dùng cái giá thấp thì “mắc cỡ”.
Với những người đi làm có tiền như thế thì dùng điện thoại hay thay điện thoại mới cũng tạm gọi là chấp nhận vì họ còn có “đồng ra đồng vào”.
Nhớ đến những người ở thành phố, nhìn lại bà con vùng đất nghèo mình đang sống, cái điện thoại phải chăng gọi là cái “cục rắc rối” cho cuộc đời.
Một em kia, mới học lớp 10 nhưng sở hữu chiếc điện thoại 2 triệu bạc. Thật sự thì 2 triệu bạc với cái điện thoại đó nó chẳng là gì cả nhưng nghiệt một nỗi là nhà của em phải chạy ăn từng bữa.
Mới hôm qua, các em lại xúm nhau lại, tưởng chuyện gì, hoá ra là cái điện thoại. Cũng một em kia, mới lớp 10, em lại sở hữu chiếc điện thoại “nắm trượt” mới khui hộp.
Chuyện gia đình hay chuyện các em trang bị cho mình cái điện thoại đó là chuyện tự do cá nhân, tự do gia đình nhưng riêng tôi và cha xứ, những người đang giúp ở cái vùng biển mặn nghèo này thấy làm sao ấy ? Nếu nhắc nhở thì các em sẽ bảo là khó tính nhưng nếu lặng im thì thấy không đành vì đó là phận sự của những người có trách nhiệm, có phận vụ giáo dục không chỉ đức tin mà còn nhân cách cho các em nữa.
Ngậm ngùi lắm khi biết được đa phần ở đây là dân nghèo. Cuộc sống của họ quanh quẩn với cái việc làm đất, mò cua, bắt ốc … với những cái nghề bấp bênh như thế đủ ăn là khá lắm rồi chứ làm gì có cái chuyện sắm điện thoại này điện thoại nọ. Mà hình như ai cũng biết, sắm điện thoại không hay sao ? Lại phải mua sim và nạp thẻ. Thoạt tính thì nó chẳng là bao nhưng với những gia đình thiếu ăn thiếu mặc như các em ở vùng truyền giáo nghèo này nó là vấn đề.
Giả như cha mẹ của các em dư ăn dư để để mà trang bị cho các em để các em được “bằng chị - bằng em” với các bạn thì âu cũng là chuyện thường tình. Đáng tiếc thay là cha mẹ của các em vẫn thường “gõ cửa” các dì, các cha.
Hết sức là buồn cười khi vay nợ để mua điện thoại và để nạp thẻ ! Có em - chỉ học lớp 10 - ba thì đi làm mướn, mẹ thì chiên từng cái bánh quai vạc đắp đổi qua ngày nhưng em lại sở hữu một chiếc điện thoại mà chúng bạn phải trầm trồ thán phục !? Thử hỏi mới lớp 10, sáng sớm đi học đến chiều tối về đến nhà, có làm ăn buôn bán gì đâu để mà sắm điện thoại. Ấy vậy mà ngày nay, nếu như không có điện thoại thì lại là điều mặc cảm với bà con lối xóm.
Ở nhà, có đứa cháu lớp 11, mẹ cũng thương con như những bà mẹ khác. Đã nhiều lần cũng muốn “chiều” con nhưng bị cậu ngăn cản. Sáng đạp xe đi học, ở nội trú đến chiều đạp xe về nhà thì sắm điện thoại làm chi ? May mà trường của cháu học đã ra “chiếu chỉ” cấp dùng di động. Sắm cho cháu thì dễ nhưng biết bao điều lo lắng sau khi cháu có cái điện thoại.
Ở cái vùng truyền giáo nghèo này không chỉ giáo dục đức tin mà còn phải chăm chút từng chút một cho các em về lối suy nghĩ, cách hành động và thậm chí cả từng lời chào, lời cảm ơn.
Cái điện thoại cái mà ai cũng mong có và có được cái thật hiện đại. Thế nhưng, giá trị cái điện thoại, mục đích sử dụng, khả năng chi trả tuỳ thuộc vào quyết định của mỗi người.
Cái điện thoại, xem ra rất nhỏ nhưng nó lại mang đến nhiều phiền toái, nhiều sự đau đầu cho con người, cách riêng là những vùng đất nghèo phải chạy ăn từng bữa.
Chục năm trước đây, để sở hữu một chiếc điện thoại không phải là chuyện giản đơn. Thời ấy, có cái Phone-link hay Call-link đeo trước bụng là có thể “vênh mặt lên trời” được rồi. Thời nay, hết rồi cái thế hệ tin nhắn qua tổng đài. Cần gì, người ta chỉ cần với thao tác nhỏ là bấm bấm vài cái hay hiện đại hơn là lấy ngón trỏ “chọt chọt” vài cái là tha hồ mà thông tin liên lạc.
Chiếc điện thoại di động quả thật là lợi ấy nhưng kèm theo đó là bao nhiêu điều hại. Có những người không biết thường lạm dụng nó nhưng không ngờ rằng sóng từ chiếc điện thoại gây những thiệt hại vô hình không kể xiết. Bên cạnh cái thiệt hại vô hình ấy thì còn những thiệt hại mà ta thấy được đó là các tin nhắn có những nội dung quấy rối cũng như những tin nhắn “quà tặng” bất đắc dĩ. Kèm thêm đó, nếu tính toán một chút thì hàng tháng khách hàng của các mạng di động phải chi trả một con số thật kinh khủng.
Thật sự để thông tin liên lạc làm ăn hay thông tin chẳng là bao nhưng tán gẫu và cả những chuyện không hay qua cái điện thoại di động thì nhiều vô kể.
Thêm nữa là từ ngày có cái điện thoại nó nảy sinh ra chuyện “điện thoại thời trang”. Thế là bà con ùn ùn vào cuộc để chạy theo với những mẫu mã mới vừa tung ra thị trường. Với những người làm ăn được thì đó cũng là chuyện bình thường nhưng nghiệt một nỗi bản tính của con người là thích “bằng chị - bằng em” để rồi cứ đua nhau mà sắm. Nhớ lại, có vài học viên lớp giáo lý mình phụ trách, họ không ngần ngại khoe chiếc điệc thoại mới keng hơn ba triệu đồng mua trả góp vì lương hàng tháng của họ hơn triệu bạc ! Hỏi tại sao phải mua với cái giá cao như thế, thời trang như thế thì họ cũng nói thẳng rằng nếu dùng cái giá thấp thì “mắc cỡ”.
Với những người đi làm có tiền như thế thì dùng điện thoại hay thay điện thoại mới cũng tạm gọi là chấp nhận vì họ còn có “đồng ra đồng vào”.
Nhớ đến những người ở thành phố, nhìn lại bà con vùng đất nghèo mình đang sống, cái điện thoại phải chăng gọi là cái “cục rắc rối” cho cuộc đời.
Một em kia, mới học lớp 10 nhưng sở hữu chiếc điện thoại 2 triệu bạc. Thật sự thì 2 triệu bạc với cái điện thoại đó nó chẳng là gì cả nhưng nghiệt một nỗi là nhà của em phải chạy ăn từng bữa.
Mới hôm qua, các em lại xúm nhau lại, tưởng chuyện gì, hoá ra là cái điện thoại. Cũng một em kia, mới lớp 10, em lại sở hữu chiếc điện thoại “nắm trượt” mới khui hộp.
Chuyện gia đình hay chuyện các em trang bị cho mình cái điện thoại đó là chuyện tự do cá nhân, tự do gia đình nhưng riêng tôi và cha xứ, những người đang giúp ở cái vùng biển mặn nghèo này thấy làm sao ấy ? Nếu nhắc nhở thì các em sẽ bảo là khó tính nhưng nếu lặng im thì thấy không đành vì đó là phận sự của những người có trách nhiệm, có phận vụ giáo dục không chỉ đức tin mà còn nhân cách cho các em nữa.
Ngậm ngùi lắm khi biết được đa phần ở đây là dân nghèo. Cuộc sống của họ quanh quẩn với cái việc làm đất, mò cua, bắt ốc … với những cái nghề bấp bênh như thế đủ ăn là khá lắm rồi chứ làm gì có cái chuyện sắm điện thoại này điện thoại nọ. Mà hình như ai cũng biết, sắm điện thoại không hay sao ? Lại phải mua sim và nạp thẻ. Thoạt tính thì nó chẳng là bao nhưng với những gia đình thiếu ăn thiếu mặc như các em ở vùng truyền giáo nghèo này nó là vấn đề.
Giả như cha mẹ của các em dư ăn dư để để mà trang bị cho các em để các em được “bằng chị - bằng em” với các bạn thì âu cũng là chuyện thường tình. Đáng tiếc thay là cha mẹ của các em vẫn thường “gõ cửa” các dì, các cha.
Hết sức là buồn cười khi vay nợ để mua điện thoại và để nạp thẻ ! Có em - chỉ học lớp 10 - ba thì đi làm mướn, mẹ thì chiên từng cái bánh quai vạc đắp đổi qua ngày nhưng em lại sở hữu một chiếc điện thoại mà chúng bạn phải trầm trồ thán phục !? Thử hỏi mới lớp 10, sáng sớm đi học đến chiều tối về đến nhà, có làm ăn buôn bán gì đâu để mà sắm điện thoại. Ấy vậy mà ngày nay, nếu như không có điện thoại thì lại là điều mặc cảm với bà con lối xóm.
Ở nhà, có đứa cháu lớp 11, mẹ cũng thương con như những bà mẹ khác. Đã nhiều lần cũng muốn “chiều” con nhưng bị cậu ngăn cản. Sáng đạp xe đi học, ở nội trú đến chiều đạp xe về nhà thì sắm điện thoại làm chi ? May mà trường của cháu học đã ra “chiếu chỉ” cấp dùng di động. Sắm cho cháu thì dễ nhưng biết bao điều lo lắng sau khi cháu có cái điện thoại.
Ở cái vùng truyền giáo nghèo này không chỉ giáo dục đức tin mà còn phải chăm chút từng chút một cho các em về lối suy nghĩ, cách hành động và thậm chí cả từng lời chào, lời cảm ơn.
Cái điện thoại cái mà ai cũng mong có và có được cái thật hiện đại. Thế nhưng, giá trị cái điện thoại, mục đích sử dụng, khả năng chi trả tuỳ thuộc vào quyết định của mỗi người.
Cái điện thoại, xem ra rất nhỏ nhưng nó lại mang đến nhiều phiền toái, nhiều sự đau đầu cho con người, cách riêng là những vùng đất nghèo phải chạy ăn từng bữa.