Chẳng biết cái từ “dân đen” nó có tự bao giờ nhưng khi nói đến “dân đen” thì ai ai cũng hiểu được “dân đen” là những kẻ thấp cổ bé họng trong xã hội. Những kẻ ấy dường như không hề có tiếng nói trong xã hội cho dù họ không hề được liệt vào những người bệnh “khiếm thính”. Có một điều đơn giản khi nghĩ đến “dân đen” thì thương lắm cái phận nghèo và bị bỏ rơi của họ.
Thi thoảng có việc rời mảnh đất Cần Giờ thân thương, Hai Tôm chạy về Sài Thành để làm việc này, giải quyết việc nọ. Khi thì tìm người bán dùm cho mảnh đất ruộng quanh năm nhiễm phèn chẳng làm được gì cho rảnh nợ, khi thì tìm kẻ đối tác về nuôi tôm để nâng cao đời sống của gia đình tí. Chạy mãi, chạy mãi nhưng chẳng ai dám mua mảnh đất quanh năm “ngậm” phèn như vậy và chạy mãi cũng chẳng còn ai dám hợp tác để nuôi tôm vì nuôi tôm cơ may lời lỗ giống như đặt tiền vào canh bạc vậy.
Hôm nay, tiền cũng cạn mà gạo cũng vơi, Hai Tôm chạy về Sài Thành để kiếm chút đỉnh từ người thân quen. Ngang qua đường Võ Thị Sáu đoạn gần với ngã tư Trần Quốc Thảo để về nhà người quen thì lạ thật ! Một cảnh tượng lạ mắt giữa Sài Gòn đó là trên lề đường đây đó những “dân oan” đang lăn lóc ngồi bệt cả xuống đất. Cạnh đấy thì một người phụ nữ trung niên đang phơi đồ ngay bức tường đối diện trung tâm Ngoại Ngữ Mai Linh ! Rồi cạnh đấy là cảnh ăn uống được bày ra ngay lề đường dẫu rằng lúc ấy là 8 giờ sáng khi nhiều người đang vội vã đến trường học, đến sở làm.
Cho xe chạy chậm lại thì thấy những tấm bảng bằng giấy “ru-ki” đề những hàng chữ trông thật ngộ nghĩnh: “Tố cáo …”. “Xin trả lại công bằng …” … Nhìn những tấm bảng này, nhớ lại cách đây không lâu, chỉ vài tuần thôi, cũng trên con đường mang tên Võ Thị Sáu này thì có nhiều người kéo tận Hố Nai đến để đòi sự công bằng cho những hộ gia đình chuẩn bị bị giải tỏa ở khu chợ Sặt – Hố Nai. Bao nhiêu năm trời cha ông họ gắng công xây dựng cái chợ ấy nay lại đi theo chủ trương giải tỏa.
Tưởng chừng những hình ảnh ngộ nghĩnh ấy chỉ nằm ở đường Võ Thị Sáu. Lát sau, Hai Tôm chạy ngang đường Kỳ Đồng, đoạn gần ngã tư Bà Huyện Thanh Quan - Kỳ Đồng sát cạnh trụ sở Công An phường 9 quận 3 thì cảnh tượng cũng chẳng khác là bao. Thắc mắc hỏi rằng tại sao cạnh trụ sở Công An mà sao người ta lại tụ tập và đưa những biểu ngữ đòi lại công bằng, sự thật thì người ta cho biết rằng cạnh trụ sở Công An phường ấy là nhà của một vị lãnh đạo cao cấp của đất nước !
Hóa ra là “dân đen” sau khi đã khiếu kiện đến các cơ quan có thẩm quyền gần nhất nhưng có vấn đề gì đó không thỏa mãn, không minh bạch, không công bằng nên “dân đen” đã phải dắt díu nhau lên cấp cao hơn ! Dù biết rằng sống với cảnh “màn trời chiếu đất” quả là bất tiện nhưng không còn lựa chọn nào khác.
Nghĩ đến họ - những “dân đen” đang đi tìm công lý - nhớ đến mình, gia đình của Hai Tôm ngày xưa trú ngụ ở một căn nhà ở hẻm 285 Cách Mạng tháng tám – quận 10. Sau ngày giải phóng thì căn nhà ấy bỗng nhiên biến thành Hợp Tác Xã. Mẹ của Hai Tôm đến nay đã “xanh cỏ” hơn chục năm nhưng căn nhà ấy vẫn không phải là nhà của Hai Tôm. Biết rằng gia đình cũng chẳng “trắng” hơn những “dân đen” đang vất vả khiếu kiện nên đành thôi và ngậm ngùi chia tay vĩnh viễn với căn nhà thân thương ấy.
Nhìn thấy “dân đen” vất vưởng đâu đó ở đường Võ Thị Sáu, ở đường Kỳ Đồng mà không nhắc đến “dân đen” tự miền đồng bằng sông nước miền Tây kéo ra Thủ Đô ngàn năm văn hiến quả là điều thiếu sót lớn. Nhớ lại lần ấy, bao nhiêu năm trời, Hai Tôm được ra thăm “lăng Bác”, trên đường đến “lăng Bác” có mấy cái gọi là vườn hoa. Ở những vườn hoa đó, đâu đó hình bóng những “dân đen” bị đối xử cách bất công đã khăn gói ra tận Phủ Thủ Tướng để đề bạt điều gì đó. Hóa ra là đám “dân đen” ấy đang đi tìm sự thật, đang đi tìm lẽ phải. Lẽ ra, cấp dưới giải quyết thấu tình thấu lý thì làm gì có cái chuyện phải ra tận Hà Thành như vậy.
Nhìn hình ảnh những “dân đen” ăn ngủ và thậm chí tắm giặt đâu đó ở các vườn hoa lòng Hai Tôm cảm thấy đau lắm. Không biết những du khách sẽ nghĩ gì về hình ảnh của những người đi đâu cũng mang theo băng-rôn và biểu ngữ đòi công lý, công bằng và sự thật.
Chuyện gần nhất mà báo chí hàng ngày cũng như tạp chí hàng tuần trong nước không đăng tải tin tức theo đúng sự thật mà muốn sự thật đó đi theo ý của mình đó là chuyện Tam Tòa. Nếu thật sự, thật lòng đối thoại đúng cấp đúng ngành thì đâu có chuyện xảy ra như những ngày qua.
Thật sự, kitô hữu đi theo Chúa họ hiểu thế nào là bác ái kitô giáo, là phải mang Chúa Kitô đến cho người khác nhưng đến lúc phải “tức nước-vỡ bờ” nên họ phải lên tiếng. Cách lên tiếng duy nhất của kitô hữu là cầu nguyện và cầu nguyện. Kitô hữu cùng những vị chủ chăn chỉ cầu nguyện để có một nền công lý, một nền hòa bình thật. Và thực tế, dẫu rằng linh mục cũng như giáo dân bị đánh cho đến chảy máu nhưng linh mục và giáo dân cũng chỉ biết cầu nguyện cho kẻ bách hại, vu khống, chà đạp mình.
Hai Tôm ở tận Cần Giờ xa xôi vùng biển mặn phần nào cảm thấu được hình ảnh “dân đen” Tam Hòa. Họ bị mất nhà thờ - nơi thờ phượng Chúa - nên họ xin lại để mảnh đất ấy sử dụng đúng mục đích thờ phượng Chúa.
Đúng là phận của “dân đen”. Mãi mãi vẫn là “dân đen” và phải gánh chịu những bất công, những thiệt thòi của phận thấp cổ bé họng.
Một lời nguyện xin Chúa và Mẹ Hằng Cứu Giúp tuôn đổ muôn phúc lành trên “dân đen” ngày đêm chịu thiệt thòi, chịu bách hại và đối xử bất công.
Và cũng xin Chúa và tuôn đổ muôn hồng ân trên những ai có chức có quyền để đối xử với “dân đen” sao có tình, có nghĩa hơn là luật là lệ.
Thi thoảng có việc rời mảnh đất Cần Giờ thân thương, Hai Tôm chạy về Sài Thành để làm việc này, giải quyết việc nọ. Khi thì tìm người bán dùm cho mảnh đất ruộng quanh năm nhiễm phèn chẳng làm được gì cho rảnh nợ, khi thì tìm kẻ đối tác về nuôi tôm để nâng cao đời sống của gia đình tí. Chạy mãi, chạy mãi nhưng chẳng ai dám mua mảnh đất quanh năm “ngậm” phèn như vậy và chạy mãi cũng chẳng còn ai dám hợp tác để nuôi tôm vì nuôi tôm cơ may lời lỗ giống như đặt tiền vào canh bạc vậy.
Hôm nay, tiền cũng cạn mà gạo cũng vơi, Hai Tôm chạy về Sài Thành để kiếm chút đỉnh từ người thân quen. Ngang qua đường Võ Thị Sáu đoạn gần với ngã tư Trần Quốc Thảo để về nhà người quen thì lạ thật ! Một cảnh tượng lạ mắt giữa Sài Gòn đó là trên lề đường đây đó những “dân oan” đang lăn lóc ngồi bệt cả xuống đất. Cạnh đấy thì một người phụ nữ trung niên đang phơi đồ ngay bức tường đối diện trung tâm Ngoại Ngữ Mai Linh ! Rồi cạnh đấy là cảnh ăn uống được bày ra ngay lề đường dẫu rằng lúc ấy là 8 giờ sáng khi nhiều người đang vội vã đến trường học, đến sở làm.
Cho xe chạy chậm lại thì thấy những tấm bảng bằng giấy “ru-ki” đề những hàng chữ trông thật ngộ nghĩnh: “Tố cáo …”. “Xin trả lại công bằng …” … Nhìn những tấm bảng này, nhớ lại cách đây không lâu, chỉ vài tuần thôi, cũng trên con đường mang tên Võ Thị Sáu này thì có nhiều người kéo tận Hố Nai đến để đòi sự công bằng cho những hộ gia đình chuẩn bị bị giải tỏa ở khu chợ Sặt – Hố Nai. Bao nhiêu năm trời cha ông họ gắng công xây dựng cái chợ ấy nay lại đi theo chủ trương giải tỏa.
Tưởng chừng những hình ảnh ngộ nghĩnh ấy chỉ nằm ở đường Võ Thị Sáu. Lát sau, Hai Tôm chạy ngang đường Kỳ Đồng, đoạn gần ngã tư Bà Huyện Thanh Quan - Kỳ Đồng sát cạnh trụ sở Công An phường 9 quận 3 thì cảnh tượng cũng chẳng khác là bao. Thắc mắc hỏi rằng tại sao cạnh trụ sở Công An mà sao người ta lại tụ tập và đưa những biểu ngữ đòi lại công bằng, sự thật thì người ta cho biết rằng cạnh trụ sở Công An phường ấy là nhà của một vị lãnh đạo cao cấp của đất nước !
Hóa ra là “dân đen” sau khi đã khiếu kiện đến các cơ quan có thẩm quyền gần nhất nhưng có vấn đề gì đó không thỏa mãn, không minh bạch, không công bằng nên “dân đen” đã phải dắt díu nhau lên cấp cao hơn ! Dù biết rằng sống với cảnh “màn trời chiếu đất” quả là bất tiện nhưng không còn lựa chọn nào khác.
Nghĩ đến họ - những “dân đen” đang đi tìm công lý - nhớ đến mình, gia đình của Hai Tôm ngày xưa trú ngụ ở một căn nhà ở hẻm 285 Cách Mạng tháng tám – quận 10. Sau ngày giải phóng thì căn nhà ấy bỗng nhiên biến thành Hợp Tác Xã. Mẹ của Hai Tôm đến nay đã “xanh cỏ” hơn chục năm nhưng căn nhà ấy vẫn không phải là nhà của Hai Tôm. Biết rằng gia đình cũng chẳng “trắng” hơn những “dân đen” đang vất vả khiếu kiện nên đành thôi và ngậm ngùi chia tay vĩnh viễn với căn nhà thân thương ấy.
Nhìn thấy “dân đen” vất vưởng đâu đó ở đường Võ Thị Sáu, ở đường Kỳ Đồng mà không nhắc đến “dân đen” tự miền đồng bằng sông nước miền Tây kéo ra Thủ Đô ngàn năm văn hiến quả là điều thiếu sót lớn. Nhớ lại lần ấy, bao nhiêu năm trời, Hai Tôm được ra thăm “lăng Bác”, trên đường đến “lăng Bác” có mấy cái gọi là vườn hoa. Ở những vườn hoa đó, đâu đó hình bóng những “dân đen” bị đối xử cách bất công đã khăn gói ra tận Phủ Thủ Tướng để đề bạt điều gì đó. Hóa ra là đám “dân đen” ấy đang đi tìm sự thật, đang đi tìm lẽ phải. Lẽ ra, cấp dưới giải quyết thấu tình thấu lý thì làm gì có cái chuyện phải ra tận Hà Thành như vậy.
Nhìn hình ảnh những “dân đen” ăn ngủ và thậm chí tắm giặt đâu đó ở các vườn hoa lòng Hai Tôm cảm thấy đau lắm. Không biết những du khách sẽ nghĩ gì về hình ảnh của những người đi đâu cũng mang theo băng-rôn và biểu ngữ đòi công lý, công bằng và sự thật.
Chuyện gần nhất mà báo chí hàng ngày cũng như tạp chí hàng tuần trong nước không đăng tải tin tức theo đúng sự thật mà muốn sự thật đó đi theo ý của mình đó là chuyện Tam Tòa. Nếu thật sự, thật lòng đối thoại đúng cấp đúng ngành thì đâu có chuyện xảy ra như những ngày qua.
Thật sự, kitô hữu đi theo Chúa họ hiểu thế nào là bác ái kitô giáo, là phải mang Chúa Kitô đến cho người khác nhưng đến lúc phải “tức nước-vỡ bờ” nên họ phải lên tiếng. Cách lên tiếng duy nhất của kitô hữu là cầu nguyện và cầu nguyện. Kitô hữu cùng những vị chủ chăn chỉ cầu nguyện để có một nền công lý, một nền hòa bình thật. Và thực tế, dẫu rằng linh mục cũng như giáo dân bị đánh cho đến chảy máu nhưng linh mục và giáo dân cũng chỉ biết cầu nguyện cho kẻ bách hại, vu khống, chà đạp mình.
Hai Tôm ở tận Cần Giờ xa xôi vùng biển mặn phần nào cảm thấu được hình ảnh “dân đen” Tam Hòa. Họ bị mất nhà thờ - nơi thờ phượng Chúa - nên họ xin lại để mảnh đất ấy sử dụng đúng mục đích thờ phượng Chúa.
Đúng là phận của “dân đen”. Mãi mãi vẫn là “dân đen” và phải gánh chịu những bất công, những thiệt thòi của phận thấp cổ bé họng.
Một lời nguyện xin Chúa và Mẹ Hằng Cứu Giúp tuôn đổ muôn phúc lành trên “dân đen” ngày đêm chịu thiệt thòi, chịu bách hại và đối xử bất công.
Và cũng xin Chúa và tuôn đổ muôn hồng ân trên những ai có chức có quyền để đối xử với “dân đen” sao có tình, có nghĩa hơn là luật là lệ.