Giám mục Roma sẽ cử hành lễ « nhậm tòa » tại nhà thờ chính tòa Latêranô
Roma, ngày 26/4/05 (Zenit) - Đức Giáo Hoàng Bênêđictô sẽ đến thăm viếng nhà thờ chính tòa Roma, vương cung thánh đường Latêranô vào chiều thứ bẩy mùng 7/5/05 vào lúc 17g30.
Đây là chặng mục vụ thứ 3 của Đức Tân Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, cũng là giám mục chủ chăn của giáo phận Roma, sau khi Ngài đã kính viếng mộ hai Thánh Tông Đồ Cả Phêrô trước khi cử hành Lễ Khai Mạc Sứ Vụ Mục Tử Toàn Thể Hội Thánh vào Chúa Nhật 24/4 và kính viếng mộ Thánh Tông Đồ Phaolô ngày 25/4.
Chúng ta cũng biết rằng Vương Cung Thánh Đường Latêranô chính là nhà thờ chính tòa của Đức Giáo Hoàng, với tư cách là chủ chăn của giáo phận Roma và chính trong nhà thờ chính tòa này có đặt « ngai tòa giám mục » của Ngài, chính vì thế mà lễ nghi hôm đó sẽ được gọi là lễ nghi nhậm tòa
Vương Cung Thánh Đường Latêranô, cũng như mọi nhà thờ chính tòa của các thượng phụ khác, đều dâng kính Chúa Cứu Thế. Cũng giống như nhà thờ chính tòa thánh nữ Sophia ở Contantinople được dâng kính cho Sự Khôn Ngoan Nhập Thể là Chúa Kitô Đấng Cứu Thế.
Nhưng vương cung thánh đường này cũng dâng kính Thánh Gioan Thánh Sử và Thánh Gioan Tẩy Gia, vì hai Vị này đã chỉ đường cho người đương thời nhận biết Đấng Cứu Thế.
Đức Thánh Cha Bênêđictô đã muốn rằng lễ nghi nhậm tòa này sẽ là nghi lễ thờ kính Chúa Thánh Thần. Đây là một điều mới lạ. Ngay cả những nghi thức nhậm tòa cũng đã được đổi mới, để làm nổi bật mối liên hệ của Đấng Kế Vị thánh Phêrô với Giáo Hội Roma.
Quả thế, đang khi bước lên các bậc của cung thánh, Đức Thánh Cha sẽ ngừng lại ở nấc thang đầu tiên và sẽ lắng nghe vị giám mục phó của Roma, Đức Hồng Y Camillo Ruini nhắn nhủ như sau : « Xin Đức Thánh Cha hãy nhớ rằng… Ngài ở trên cao để nhìn xuống (xin hiểu ngầm rằng) : không phải để đứng ở trên người khác ».
Trong một công thức lễ nghi khác được thực hiện để kính nhớ đến các thánh giáo phụ của giáo hội và của các đức giáo hoàng cả như Cyprianô, Augustinô, Ignatiô thành Antiachiô, Grêgoriô Cả, cũng như các giáo hoàng thời Vaticanô I (Những Vị Giáo Phụ đời đời), vị giám mục phó sẽ nói : « Ngài được tôn vinh (…) nhưng vinh dự của Ngài không được là bóng đen che lấp mất vinh dự của những người anh em của Ngài », hãy luôn nhớ rằng Ngài là « tôi tớ của các tôi tớ Thiên Chúa » (« Servus servorum Dei »).
Lễ nghi mới này đã được chuẩn phê ngày hôm sau khi Đức Bênêđictô được bầu làm giáo hoàng.
Đức Cha Crispino Valenziano, cố vấn phụng vụ của Văn Phòng Lễ Nghi Tông Tòa đã nhận định rằng : « Đây là một lễ nghi ưu điểm, đầy lòng tin vững vàng và có ý nghĩa thần học ».
Sau cùng Đức Giáo Hoàng sẽ tiến tới bàn thờ giáo hoàng tọa lạc ở chính giữa cung thánh, dưới vòm cánh cung khải hoàn được nâng đỡ bởi hai cột đá hoa cương. Chân bàn thờ theo hình chén thánh đã được khắc theo kiểu « gothique ». Chính Đức Giáo Hoàng Urbanô V đã thiết kế và xây dựng bàn thờ này vào năm 1367 với sự góp công của hoàng đế France Charles V le Sage.
Bàn thờ được trang điểm bằng 12 bức điêu khắc, mỗi phía bàn thờ ba bức, và bên trên có hai Hộp đựng Thánh Cốt bằng bạc theo hình tượng bán thân trong có đựng hài cốt của Thánh Phêrô và Thánh Phaolô.
Roma, ngày 26/4/05 (Zenit) - Đức Giáo Hoàng Bênêđictô sẽ đến thăm viếng nhà thờ chính tòa Roma, vương cung thánh đường Latêranô vào chiều thứ bẩy mùng 7/5/05 vào lúc 17g30.
Đây là chặng mục vụ thứ 3 của Đức Tân Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, cũng là giám mục chủ chăn của giáo phận Roma, sau khi Ngài đã kính viếng mộ hai Thánh Tông Đồ Cả Phêrô trước khi cử hành Lễ Khai Mạc Sứ Vụ Mục Tử Toàn Thể Hội Thánh vào Chúa Nhật 24/4 và kính viếng mộ Thánh Tông Đồ Phaolô ngày 25/4.
Chúng ta cũng biết rằng Vương Cung Thánh Đường Latêranô chính là nhà thờ chính tòa của Đức Giáo Hoàng, với tư cách là chủ chăn của giáo phận Roma và chính trong nhà thờ chính tòa này có đặt « ngai tòa giám mục » của Ngài, chính vì thế mà lễ nghi hôm đó sẽ được gọi là lễ nghi nhậm tòa
Vương Cung Thánh Đường Latêranô, cũng như mọi nhà thờ chính tòa của các thượng phụ khác, đều dâng kính Chúa Cứu Thế. Cũng giống như nhà thờ chính tòa thánh nữ Sophia ở Contantinople được dâng kính cho Sự Khôn Ngoan Nhập Thể là Chúa Kitô Đấng Cứu Thế.
Nhưng vương cung thánh đường này cũng dâng kính Thánh Gioan Thánh Sử và Thánh Gioan Tẩy Gia, vì hai Vị này đã chỉ đường cho người đương thời nhận biết Đấng Cứu Thế.
Đức Thánh Cha Bênêđictô đã muốn rằng lễ nghi nhậm tòa này sẽ là nghi lễ thờ kính Chúa Thánh Thần. Đây là một điều mới lạ. Ngay cả những nghi thức nhậm tòa cũng đã được đổi mới, để làm nổi bật mối liên hệ của Đấng Kế Vị thánh Phêrô với Giáo Hội Roma.
Quả thế, đang khi bước lên các bậc của cung thánh, Đức Thánh Cha sẽ ngừng lại ở nấc thang đầu tiên và sẽ lắng nghe vị giám mục phó của Roma, Đức Hồng Y Camillo Ruini nhắn nhủ như sau : « Xin Đức Thánh Cha hãy nhớ rằng… Ngài ở trên cao để nhìn xuống (xin hiểu ngầm rằng) : không phải để đứng ở trên người khác ».
Trong một công thức lễ nghi khác được thực hiện để kính nhớ đến các thánh giáo phụ của giáo hội và của các đức giáo hoàng cả như Cyprianô, Augustinô, Ignatiô thành Antiachiô, Grêgoriô Cả, cũng như các giáo hoàng thời Vaticanô I (Những Vị Giáo Phụ đời đời), vị giám mục phó sẽ nói : « Ngài được tôn vinh (…) nhưng vinh dự của Ngài không được là bóng đen che lấp mất vinh dự của những người anh em của Ngài », hãy luôn nhớ rằng Ngài là « tôi tớ của các tôi tớ Thiên Chúa » (« Servus servorum Dei »).
Lễ nghi mới này đã được chuẩn phê ngày hôm sau khi Đức Bênêđictô được bầu làm giáo hoàng.
Đức Cha Crispino Valenziano, cố vấn phụng vụ của Văn Phòng Lễ Nghi Tông Tòa đã nhận định rằng : « Đây là một lễ nghi ưu điểm, đầy lòng tin vững vàng và có ý nghĩa thần học ».
Sau cùng Đức Giáo Hoàng sẽ tiến tới bàn thờ giáo hoàng tọa lạc ở chính giữa cung thánh, dưới vòm cánh cung khải hoàn được nâng đỡ bởi hai cột đá hoa cương. Chân bàn thờ theo hình chén thánh đã được khắc theo kiểu « gothique ». Chính Đức Giáo Hoàng Urbanô V đã thiết kế và xây dựng bàn thờ này vào năm 1367 với sự góp công của hoàng đế France Charles V le Sage.
Bàn thờ được trang điểm bằng 12 bức điêu khắc, mỗi phía bàn thờ ba bức, và bên trên có hai Hộp đựng Thánh Cốt bằng bạc theo hình tượng bán thân trong có đựng hài cốt của Thánh Phêrô và Thánh Phaolô.