TGP SAIGON – Theo luân phiên của giáo hạt Gia Định, Gx Thị Nghè đã tổ chức Thánh lễ Tạ ơn Lòng Chúa Thương Xót (LCTX) lúc 17 giờ 30 ngày 1-6-2012. Chủ tế là LM Simon Trương Huỳnh (Dòng Thánh Tâm).
Thánh lễ Tạ ơn LCTX hôm nay trùng hợp đặc biệt: Thứ Sáu, ngày kính Thánh Tâm Chúa Giêsu; ngày đầu tháng Sáu, tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu; và lễ nhớ Thánh Giustinô Tử đạo. Xuyên suốt là một gam màu Đỏ. Hôm nay cũng là ngày kỷ niệm 4 năm thành lập cộng đoàn LCTX Gx Thị Nghè.
Thánh Tâm cũng chính là LCTX, vì đó là nơi chứa nguồn mạch LTX bao la của Thiên Chúa Giêsu, cũng là nơi đã tuôn chảy đến giọt Máu và giọt Nước cuối cùng để trao ban tình yêu thương cứu độ cho các tội-nhân-chúng-ta. Máu các thánh tử đạo là hạt giống sinh các tín hữu, đó cũng liên quan LCTX.
Chúa Giêsu vừa mời gọi vừa động viên, và cũng vừa khuyến cáo: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng Tôi, Tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của Tôi, và hãy học với Tôi, vì Tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách Tôi êm ái, và gánh Tôi nhẹ nhàng” (Mt 11:28-30). Hiền hậu và Khiêm nhường có liên quan mật thiết, có cái này thì có cái kia, không có cái kia thì không có cái này. Ách mà lại êm ái, Gánh mà lại nhẹ nhàng. Thật kỳ lạ! Và đó là các nhân đức phát xuất từ tình yêu thương, tức là lòng thương xót. Chúng ta đã được thương xót thì chúng ta có bổn phận PHẢI thương xót lẫn nhau. Đó là nghiêm luật của Chúa!
Chúa Giêsu đã mặc khải Thánh Tâm, với vết thương có máu chảy ra, cho Thánh Margaritta Maria Alacoque (1647-1690), nhưng loài người vẫn làm ngơ, và vì Ngài biết “thời giờ đã gấp rút” nên Ngài lại phải mặc khải cho Thánh Faustina về Tình Yêu Thiên Chúa, nhưng với cách gọi khác: Lòng Thương Xót. Thánh Gioan Tông đồ định nghĩa: “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1 Ga 4:5), như vậy Tình Yêu Thiên Chúa, Thánh Tâm Chúa Giêsu và Lòng Chúa Thương Xót cũng chỉ là MỘT. Rất lô-gích vậy!
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay cũng lô-gích kỳ lạ!
Thật vậy, Thánh Phêrô đã cảnh báo: “Thời cùng tận của vạn vật gần đến rồi. Anh em hãy sống chừng mực và tiết độ để có thể cầu nguyện được” (1 Pr 4:7). Vị Giáo hoàng tiên khởi nói về điều kiện để nhận được LCTX: “Trước hết, anh em hãy hết tình yêu thương nhau, vì lòng yêu thương che phủ muôn vàn tội lỗi. Hãy tiếp đón nhau mà không lẩm bẩm kêu ca. Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác” (1 Pr 4:8-10), và nói thêm: “Anh em đang bị lửa thử thách: đừng ngạc nhiên mà coi đó như một cái gì khác thường xảy đến cho anh em. Được chia sẻ những đau khổ của Đức Kitô bao nhiêu, anh em hãy vui mừng bấy nhiêu, để khi vinh quang Ngài tỏ hiện, anh em cùng được vui mừng hoan hỷ” (1 Pr 4:12-13).
Chắc chắn Đức Kitô, Đấng đã chịu tử nạn và phục sinh, sắp đến thế gian để xét xử. Nhưng “Ngài xét xử địa cầu theo đường công chính, xét xử muôn dân theo chân lý của Ngài”. [Tv 95 (96):10-13]. Cách xét xử đó phát xuất từ Lòng Thương Xót của Ngài.
Phúc Âm hôm nay là trình thuật Mc 11:11-26, nói thẳng thừng và “chạm” đến những vấn đề nhạy cảm của con người. Đó là 3 vấn đề: Rủa cây vả, đuổi bọn buôn bán ra khỏi Đền thờ, đức tin và lòng tha thứ.
1. Rủa cây vả. Đức Giêsu thấy một cây vả tốt lá, Ngài đến gần nhưng không tìm được gì cả, Ngài lên tiếng bảo cây vả: “Muôn đời sẽ chẳng còn ai ăn trái của mày nữa!” (Mc 11:14). Ngay chiều hôm đó, cây vả đã chết khô!
Ngài nói với cây vả cũng là nói với mỗi chúng ta. Nếu không đơm hoa kết trái, không sinh ích lợi cho tha nhân, không thương xót nhau, thì chúng ta cũng bị Ngài nguyền rủa như vậy. Con người dễ ảo tưởng và kiêu ngạo, thế nên đôi khúng ta làm nhiều việc xem chừng đạo đức, nhưng nếu không thật lòng làm vì Chúa thì cây-vả-chúng-ta chỉ có lá mà không có trái nào – tức là chỉ hào nhoáng bề ngoài, muốn người khác nhìn vào mà khen!
2. Đuổi bọn buôn bán. Thầy trò đến Giêrusalem và vào Đền Thờ, Ngài “xốn mắt” nên đuổi những kẻ mua bán trong Đền Thờ, lật bàn của những người đổi bạc và xô ghế của những kẻ bán bồ câu. Ngài không cho ai được mang đồ vật gì đi qua Đền Thờ. Ngài dõng dạc nói với họ: “Có lời chép rằng: Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của mọi dân tộc. Thế mà các người đã biến thành sào huyệt của bọn cướp!” (Mc 11:17). Các thượng tế và kinh sư nghe thấy vậy thì tìm cách giết Ngài. Nhưng họ vẫn “ngán” Ngài, vì cả đám đông đều rất ngạc nhiên về lời giảng dạy của Ngài.
Tham dự phụng vụ nhưng đôi khi chúng ta có những động thái không thích hợp với nơi tôn nghiêm, bất xứng với Nhà Chúa – chúng ta bất xứng về ngoại tại hoặc nội tại, hoặc cả hai. Chuyện đơn giản như điện thoại reo, ăn mặc nhố nhăng, đi đứng ngông nghênh, thông công từ xa (đứng ngoài cổng, ngồi góc khuất,…), hút thuốc lá, nói chuyện “vô tư”,… Đó là những cách chúng ta “buôn bán” nơi Nhà Chúa!
3. Đức tin và tha thứ. Đến chiều, thấy cây vả chết khô nên ông Phêrô “hết hồn”. Đức Giêsu nói với các ông: “Anh em hãy tin vào Thiên Chúa. Thầy bảo thật anh em: nếu có ai nói với núi này: ‘Dời chỗ đi, nhào xuống biển!’ mà trong lòng chẳng nghi nan, nhưng tin rằng điều mình nói sẽ xảy ra, thì sẽ được như ý. Vì thế, Thầy nói với anh em: Tất cả những gì anh em cầu xin, anh em cứ tin là mình đã được rồi, thì sẽ được như ý” (Mc 11:22-24). Cầu nguyện liên quan đức tin. Nhưng “niềm tin” khác với “ra điều kiện”, cho rằng cứ xin thì PHẢI được. Thế nên, khi không được ơn thì “quay lưng” lại với Chúa, trách móc Chúa, càm ràm Chúa, cho rằng LCTX bất công! Thực ra Chúa biết rõ chúng ta hơn chúng ta tự biết mình. Ngài biết điều gì tốt nhất cho chúng ta, có thể chúng ta được ơn mà chúng ta xin thì chúng ta lại thoái hư. Vì thế Ngài không thể ban theo ý chúng ta.
Chúa Giêsu: “Khi anh em đứng cầu nguyện, nếu anh em có chuyện bất bình với ai, thì hãy tha thứ cho họ, để Cha của anh em là Đấng ngự trên trời, cũng tha lỗi cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ, thì Cha của anh em là Đấng ngự trên trời, cũng sẽ không tha lỗi cho anh em” (Mc 11:25-26). Tha thứ liên quan tình yêu thương, liên quan lòng thương xót. Chuyện nhỏ không thể bỏ qua cho nhau thì làm sao bỏ qua chuyện lớn? Không yêu và không thương thì làm sao có thể tha thứ? Yêu thương không nhiều thì cũng phải có ít, cơ bản nhất là tình người (nhân đạo). Tha thứ cũng là thực hiện công lý để xã hội khả dĩ có hòa bình đích thực. Chúa Giêsu luôn nhấn mạnh tình yêu thương và lòng tha thứ: “Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình” (Mt 5:23-24).
Ước gì mọi người đều nhận thức được thân phận tội lỗi của mình mà noi gương Chúa Giêsu, biết tín thác vào Ngài và thực hiện LTX với bất kỳ ai – không phân biệt màu da, chủng tộc, tôn giáo, địa vị, tuổi tác, nghề nghiệp,… mọi nơi và mọi lúc!
Nhà thờ Thị Nghè tọa lạc tại 22B Xô Viết Nghệ Tĩnh, P. 19, Q. Bình Thạnh, Saigon. Thành lập giáo xứ năm 1790, bổn mạng là Đức Mẹ Vô Nhiễm (8-12). Hiện nay, chánh xứ là Lm Phêrô Nguyễn Công Danh, 2 phụ tá là Lm Phêrô Giuse Maria Hà Thiên Trúc và Lm Giuse Phạm Sỹ Tùng. Theo sử liệu, tính đến nay Gx Thị Nghè đã cung cấp cho Giáo hội Công giáo 29 linh mục và 23 nữ tu.
Thánh lễ Tạ ơn LCTX hôm nay trùng hợp đặc biệt: Thứ Sáu, ngày kính Thánh Tâm Chúa Giêsu; ngày đầu tháng Sáu, tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu; và lễ nhớ Thánh Giustinô Tử đạo. Xuyên suốt là một gam màu Đỏ. Hôm nay cũng là ngày kỷ niệm 4 năm thành lập cộng đoàn LCTX Gx Thị Nghè.
Thánh Tâm cũng chính là LCTX, vì đó là nơi chứa nguồn mạch LTX bao la của Thiên Chúa Giêsu, cũng là nơi đã tuôn chảy đến giọt Máu và giọt Nước cuối cùng để trao ban tình yêu thương cứu độ cho các tội-nhân-chúng-ta. Máu các thánh tử đạo là hạt giống sinh các tín hữu, đó cũng liên quan LCTX.
Chúa Giêsu vừa mời gọi vừa động viên, và cũng vừa khuyến cáo: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng Tôi, Tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của Tôi, và hãy học với Tôi, vì Tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách Tôi êm ái, và gánh Tôi nhẹ nhàng” (Mt 11:28-30). Hiền hậu và Khiêm nhường có liên quan mật thiết, có cái này thì có cái kia, không có cái kia thì không có cái này. Ách mà lại êm ái, Gánh mà lại nhẹ nhàng. Thật kỳ lạ! Và đó là các nhân đức phát xuất từ tình yêu thương, tức là lòng thương xót. Chúng ta đã được thương xót thì chúng ta có bổn phận PHẢI thương xót lẫn nhau. Đó là nghiêm luật của Chúa!
Chúa Giêsu đã mặc khải Thánh Tâm, với vết thương có máu chảy ra, cho Thánh Margaritta Maria Alacoque (1647-1690), nhưng loài người vẫn làm ngơ, và vì Ngài biết “thời giờ đã gấp rút” nên Ngài lại phải mặc khải cho Thánh Faustina về Tình Yêu Thiên Chúa, nhưng với cách gọi khác: Lòng Thương Xót. Thánh Gioan Tông đồ định nghĩa: “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1 Ga 4:5), như vậy Tình Yêu Thiên Chúa, Thánh Tâm Chúa Giêsu và Lòng Chúa Thương Xót cũng chỉ là MỘT. Rất lô-gích vậy!
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay cũng lô-gích kỳ lạ!
Thật vậy, Thánh Phêrô đã cảnh báo: “Thời cùng tận của vạn vật gần đến rồi. Anh em hãy sống chừng mực và tiết độ để có thể cầu nguyện được” (1 Pr 4:7). Vị Giáo hoàng tiên khởi nói về điều kiện để nhận được LCTX: “Trước hết, anh em hãy hết tình yêu thương nhau, vì lòng yêu thương che phủ muôn vàn tội lỗi. Hãy tiếp đón nhau mà không lẩm bẩm kêu ca. Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác” (1 Pr 4:8-10), và nói thêm: “Anh em đang bị lửa thử thách: đừng ngạc nhiên mà coi đó như một cái gì khác thường xảy đến cho anh em. Được chia sẻ những đau khổ của Đức Kitô bao nhiêu, anh em hãy vui mừng bấy nhiêu, để khi vinh quang Ngài tỏ hiện, anh em cùng được vui mừng hoan hỷ” (1 Pr 4:12-13).
Chắc chắn Đức Kitô, Đấng đã chịu tử nạn và phục sinh, sắp đến thế gian để xét xử. Nhưng “Ngài xét xử địa cầu theo đường công chính, xét xử muôn dân theo chân lý của Ngài”. [Tv 95 (96):10-13]. Cách xét xử đó phát xuất từ Lòng Thương Xót của Ngài.
Phúc Âm hôm nay là trình thuật Mc 11:11-26, nói thẳng thừng và “chạm” đến những vấn đề nhạy cảm của con người. Đó là 3 vấn đề: Rủa cây vả, đuổi bọn buôn bán ra khỏi Đền thờ, đức tin và lòng tha thứ.
1. Rủa cây vả. Đức Giêsu thấy một cây vả tốt lá, Ngài đến gần nhưng không tìm được gì cả, Ngài lên tiếng bảo cây vả: “Muôn đời sẽ chẳng còn ai ăn trái của mày nữa!” (Mc 11:14). Ngay chiều hôm đó, cây vả đã chết khô!
Ngài nói với cây vả cũng là nói với mỗi chúng ta. Nếu không đơm hoa kết trái, không sinh ích lợi cho tha nhân, không thương xót nhau, thì chúng ta cũng bị Ngài nguyền rủa như vậy. Con người dễ ảo tưởng và kiêu ngạo, thế nên đôi khúng ta làm nhiều việc xem chừng đạo đức, nhưng nếu không thật lòng làm vì Chúa thì cây-vả-chúng-ta chỉ có lá mà không có trái nào – tức là chỉ hào nhoáng bề ngoài, muốn người khác nhìn vào mà khen!
2. Đuổi bọn buôn bán. Thầy trò đến Giêrusalem và vào Đền Thờ, Ngài “xốn mắt” nên đuổi những kẻ mua bán trong Đền Thờ, lật bàn của những người đổi bạc và xô ghế của những kẻ bán bồ câu. Ngài không cho ai được mang đồ vật gì đi qua Đền Thờ. Ngài dõng dạc nói với họ: “Có lời chép rằng: Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của mọi dân tộc. Thế mà các người đã biến thành sào huyệt của bọn cướp!” (Mc 11:17). Các thượng tế và kinh sư nghe thấy vậy thì tìm cách giết Ngài. Nhưng họ vẫn “ngán” Ngài, vì cả đám đông đều rất ngạc nhiên về lời giảng dạy của Ngài.
Tham dự phụng vụ nhưng đôi khi chúng ta có những động thái không thích hợp với nơi tôn nghiêm, bất xứng với Nhà Chúa – chúng ta bất xứng về ngoại tại hoặc nội tại, hoặc cả hai. Chuyện đơn giản như điện thoại reo, ăn mặc nhố nhăng, đi đứng ngông nghênh, thông công từ xa (đứng ngoài cổng, ngồi góc khuất,…), hút thuốc lá, nói chuyện “vô tư”,… Đó là những cách chúng ta “buôn bán” nơi Nhà Chúa!
3. Đức tin và tha thứ. Đến chiều, thấy cây vả chết khô nên ông Phêrô “hết hồn”. Đức Giêsu nói với các ông: “Anh em hãy tin vào Thiên Chúa. Thầy bảo thật anh em: nếu có ai nói với núi này: ‘Dời chỗ đi, nhào xuống biển!’ mà trong lòng chẳng nghi nan, nhưng tin rằng điều mình nói sẽ xảy ra, thì sẽ được như ý. Vì thế, Thầy nói với anh em: Tất cả những gì anh em cầu xin, anh em cứ tin là mình đã được rồi, thì sẽ được như ý” (Mc 11:22-24). Cầu nguyện liên quan đức tin. Nhưng “niềm tin” khác với “ra điều kiện”, cho rằng cứ xin thì PHẢI được. Thế nên, khi không được ơn thì “quay lưng” lại với Chúa, trách móc Chúa, càm ràm Chúa, cho rằng LCTX bất công! Thực ra Chúa biết rõ chúng ta hơn chúng ta tự biết mình. Ngài biết điều gì tốt nhất cho chúng ta, có thể chúng ta được ơn mà chúng ta xin thì chúng ta lại thoái hư. Vì thế Ngài không thể ban theo ý chúng ta.
Chúa Giêsu: “Khi anh em đứng cầu nguyện, nếu anh em có chuyện bất bình với ai, thì hãy tha thứ cho họ, để Cha của anh em là Đấng ngự trên trời, cũng tha lỗi cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ, thì Cha của anh em là Đấng ngự trên trời, cũng sẽ không tha lỗi cho anh em” (Mc 11:25-26). Tha thứ liên quan tình yêu thương, liên quan lòng thương xót. Chuyện nhỏ không thể bỏ qua cho nhau thì làm sao bỏ qua chuyện lớn? Không yêu và không thương thì làm sao có thể tha thứ? Yêu thương không nhiều thì cũng phải có ít, cơ bản nhất là tình người (nhân đạo). Tha thứ cũng là thực hiện công lý để xã hội khả dĩ có hòa bình đích thực. Chúa Giêsu luôn nhấn mạnh tình yêu thương và lòng tha thứ: “Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình” (Mt 5:23-24).
Ước gì mọi người đều nhận thức được thân phận tội lỗi của mình mà noi gương Chúa Giêsu, biết tín thác vào Ngài và thực hiện LTX với bất kỳ ai – không phân biệt màu da, chủng tộc, tôn giáo, địa vị, tuổi tác, nghề nghiệp,… mọi nơi và mọi lúc!
Nhà thờ Thị Nghè tọa lạc tại 22B Xô Viết Nghệ Tĩnh, P. 19, Q. Bình Thạnh, Saigon. Thành lập giáo xứ năm 1790, bổn mạng là Đức Mẹ Vô Nhiễm (8-12). Hiện nay, chánh xứ là Lm Phêrô Nguyễn Công Danh, 2 phụ tá là Lm Phêrô Giuse Maria Hà Thiên Trúc và Lm Giuse Phạm Sỹ Tùng. Theo sử liệu, tính đến nay Gx Thị Nghè đã cung cấp cho Giáo hội Công giáo 29 linh mục và 23 nữ tu.