Chúa Nhật IV PHỤC SINH A
Cv 2: 14a, 36-41; T.vịnh 22; 1 Phêrô 2: 20b,-25; Gioan 10: 1-10

CHIÊN CỦA TÔI THÌ NGHE TIẾNG TÔI

Chúng ta đang trong mùa Phục Sinh và tập trung vào mầu nhiệm sống lại của Đức Kitô. Tuy nhiên, việc cử hành mầu nhiệm phục sinh Chúa, vốn là trọng tâm của Đức tin chúng ta, không chỉ kéo dài có bảy tuần mùa Phục Sinh này, mà trải dài suốt cả năm phụng vụ. Thánh Phaolô dạy chúng ta rằng: “Nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng” (1Cr 15, 14). Nói cách khác, giả như Đức Kitô đã không trỗi dậy thì Người cũng chỉ là một trong những bậc hiền triết hay thầy dạy luân lý được nhớ đến trong lịch sử nhân loại mà thôi. Chúng ta hẳn sẽ trích dẫn những lời của Người để dạy bảo con cái và định hướngđời mình theo một lối sống đúng đắn. Tất cả chỉ có thế.

Nhưng nền tảng đức tin của chúng ta hệ tại ở việc Con Thiên Chúa đã chết vì chúng ta và đã trỗi dậy từ cõi chết. Vì vậy, khi chúng ta hướng đến sự sống lại trong mùa Phục Sinh, thì đó như là một lời nhắc nhở rằng tất cả sự sống và mọi sự chúng ta tin đều đặt nền trong niềm tin phục sinh.

Trong suốt những Chúa Nhật mùa Phục Sinh, chúng ta nghe những câu chuyện phục sinh về ngôi mộ trống, các thiên thần, những phụ nữ than khóc, những môn đệ không tin và những cuộc hiện ra đầu tiên của Đức Kitô. Tin Mừng hôm nay xem ra phá vỡ khuôn mẫu đó. Đây không phải là câu chuyện hiện ra, nhưng là một bài giáo huấn ở phần giữa Tin Mừng Gioan. Tin Mừng hôm nay không nói về những lần hiện ra của các thiên thần hay những tảng đá bị lăn ra, nhưng nói về con chiên và những mục tử tốt và mục tử xấu. Tuy nhiên, làm sao chúng ta có thể lắng nghe đoạn Tin Mừng này trong “Chúa Nhật IV Phục Sinh” mà lại không dựa trên nền tảng mầu nhiệm Chúa sống lại? Làm sao chúng ta có thể nghe một đoạn Kinh Thánh, mà lại bị tách ra khỏi niềm tin phục sinh?

Khi tôi ngẫm nghĩ đoạn Tin Mừng hôm nay qua lăng kính phục sinh, thì những nhân vật trong đoạn Tin Mừng này toát lên một ý nghĩa đặc biệt. Tôi xin trở lại quá khứ một chút. Trước đây, tôi có một người bạn cao niên trong viện dưỡng lão và tôi thường đến thăm bà ấy. Mỗi khi chuẩn bị đi xa để giảng phòng trong vòng hai tuần, tôi thường nói với bà: “Hẹn gặp lại bà khi tôi trở lại”. Bà luôn luôn đáp lại cùng một câu với một giọng bình thản: “Tôi hi vọng là không”. Mặc dù đã biết câu trả lời, nhưng tôi vẫn hỏi: “Tại sao vậy? Bà sắp phải đi đâu sao?” Lần nào bà cũng chỉ lên trời mà nói: “Tôi sẽ đi về nhà”.

Cho dù nói về cái chết, nhưng bà chẳng tỏ ra chút sợ hãi nào. Phải thừa nhận rằng những lúc ấy tôi đã muốn lảng tránh sang “chủ đề” khác và bây giờ cũng thế, không đủ bình tĩnh để nói về chuyện “về nhà” như bà. Tôi cũng từng hiện diện với nhiều người lúc họ lâm chung. Cho dù có những kinh nghiệm này, tôi vẫn chưa có sự chuẩn bị cho cái chết một cách bình tĩnh như bà bạn tôi. Văn hóa chúng ta không thích nói đến cái chết. Trong ngôn ngữ hằng ngày, chúng ta không nói ai đó đã chết, mà nói rằng họ đã “ra đi”. Chúng tôi không nói về cái chết trước mặt trẻ con. Chúng ta tránh né đề tài này.

Những nền văn hóa khác xem ra không e dè khi nói về cái chết. Người Mêxicô tổ chức ngày 02/11 hằng năm là “ngày của người chết” (dia de los Muertos). Các gia đình đến viếng mộ những người thân và mang theo thức ăn mà những người quá cố đã từng yêu thích. Họ dọn dẹp ngôi mộ và ngồi chung quanh để dùng bữa gia đình, “tựa như những ngày nào” khi người thân yêu còn hiện diện bên cạnh họ. Mặc khác, chúng ta cũng chẳng mấy hài lòng về tuổi già và sự chết. Chúng ta có những loại vitamin đặc biệt, các loại thực phẩm, các phương thức trị liệu và các bài tập thể dục, nhằm giúp bản thân không chỉ có một cuộc sống mạnh khỏe, mà còn “trẻ mãi không già”.

Trước đây không lâu, tôi tham dự một buổi thuyết trình của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Có tám ngàn người hiện diện trong khán phòng để lắng nghe con người thông thái và thánh thiện này. Ông nói về tình trạng mất cân bằng và sự phân biệt trên thế giới giữa người giàu và người nghèo, giữa những người có tầm ảnh hưởng và người dân bình thường, giữa những quốc gia phát triển và những quốc gia nghèo khổ. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng có hai phạm vi mà tất cả chúng ta luôn bình đẳng với nhau, đó là: chúng ta được sinh ra và sẽ chết.

Giữa những hình thái sự sống trên trái đất, con người chúng ta là sinh vật duy nhất nhận thức về sự chết. Chúng ta tránh né, che đậy hoặc không muốn nói về nó. Nếu ta thật sự nói về sự chết và đối mặt với thực tại này trong cuộc sống hằng ngày, thì chúng ta có thể trở nên khôn ngoan hơn, giống như đức Đạt Lai Lạt Ma, như người bạn cao niên của tôi trong viện dưỡng lão và giống như các tác giả Thánh Kinh.

Tin Mừng hôm nay không phải trình thuật về sự phục sinh, nhưng tôi cần đọc và nghe đoạn Tin Mừng này theo nhãn quan phục sinh. Các chuyên gia phụng vụ chọn lựa các bài đọc hẳn đã có ý này, dù có hay không có chủ đề phục sinh, thì đoạn Tin Mừng này cần phải được giải thích trong bối cảnh phụng vụ hiện tại. Chúng ta đang sống trong mùa Phục Sinh. Hôm nay, tôi xin giải thích về “những kẻ lạ mặt”, “những kẻ trộm và những kẻ cướp”, tựa như những hình ảnh nói về sự chết. Những kẻ này làm những điều mà sự chết đang cố gắng thực hiện: đe dọa chúng ta, đánh cắp sự tin tưởng của chúng ta vào cuộc sống và cướp đoạt niềm hi vọng của chúng ta vào Đức Kitô. Đức Giêsu đã bước vào cuộc sống và chia sẻ kinh nghiệm của đàn chiên. Người chia sẻ những hiểm nguy và khó khăn của chúng ta, và chấp nhận bị chế ngự bởi sức mạnh đã đánh bại chúng ta – tức là sự chết.

Nước rất quan trọng cho đoàn tín hữu của chúng ta. Nước, những nguồn nước hằng sống tuôn trào từ bí tích Thánh Tẩy, liên kết chúng ta với vị Mục Tử. Chúng ta được nhắc nhở về mối liên kết này với Đức Kitô, ngay khi chúng ta bước vào nhà thờ và đón nhận nước thánh tẩy của sự phục sinh. Xuyên qua những hành trình khác nhau, chúng ta tiến đến “nguồn nước trong lành” này (xc. Thánh vịnh đáp ca). Chúng ta gặp thấy sự chết ẩn núp dưới nhiều hình thái ngụy trang của nó. “Dầu qua lũng âm u, con sợ gì nguy khó vì có Chúa ở cùng”. Nơi đây, chúng ta tìm thấy chốn nghỉ ngơi và an toàn. Chúng ta được dẫn vào đồng cỏ xanh tươi và được cung cấp thức ăn và nước uống.

Những nẻo đường đưa dẫn chúng ta qua vùng đất tối tăm. Tại bữa tiệc này, chúng ta lắng nghe một lần nữa lời của Vị Mục Tử, lời hứa chắc chắn một ngày nào đó chúng ta sẽ hoàn tất hành trình qua “thung lũng âm u”. Vì lời hứa này bảo đảm, mà chúng ta không còn cảm thấy sợ hãi sự dữ khi cất bước lên đường, và tin chắc rằng sẽ lại được liên kết với những người thân yêu của chúng ta.

Một lần nữa, tôi nghe thấy lời người bạn cao niên của mình trong viện dưỡng lão. Tôi thấy bà chỉ tay lên trời với lòng tín thác. Bà đầy tin tưởng và được giọng nói của vị Mục Tử hướng dẫn; vì vậy, bà có thể tin tưởng nói rằng: “Tôi đang đi về nhà”.

Cách đây khoảng 15 năm, ông Anthony O’Hear đã than thở trong “Nhật báo Tài chính và Kinh tế” rằng, thế giới đang thiếu đi sự thinh lặng. Ông trích dẫn lời của Blaise Pascal: “Tôi từng nói rằng nguyên nhân duy nhất làm cho con người mất hạnh phúc là con người không biết cách giữ thinh lặng trong phòng”. Pascal đã nói câu này vào thế kỉ XVII. Ông sẽ nói gì về sự huyên náo trong thế giới ngày nay? Mỗi người có thể liệt kê một danh sách dài những tác nhân gây ồn ào khi chúng ta đi lại hay nghỉ ngơi. Ông O’Hear cũng nói thêm rằng, thiếu thinh lặng và tán gẫu suốt ngày nối dài thêm danh sách những tác nhân làm xáo trộn cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Hãy tưởng tượng như mình đang đọc thấy lời van xin sự thinh lặng và yên ắng trong nhật báo “Tài chính và Kinh tế” kia. Chúng ta biết rằng mọi thứ đã không yên lặng hơn trong suốt 15 năm kể từ khi mục báo này xuất hiện. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nghe theo lời khuyên của ông O’ Hear và tìm cách giữ thinh lặng mỗi ngày?

Thật vậy, dưới ánh sáng Tin Mừng ngày hôm nay, chúng ta có thể nghe được tiếng của vị Mục Tử gọi đích danh chúng ta, dẫn chúng ta ra khỏi thung lũng tối tăm và giải thoát chúng ta khỏi sự kìm kẹp của tử thần.

Chuyển ngữ: Anh Em HV Đaminh Gò-Vấp


4th SUNDAY OF EASTER(A)
Acts 2: 14a, 36-41; Psalm 23; 1 Peter 2: 20b,-25; John 10: 1-10

We are in the Easter season when we focus on the resurrection of Christ; but that isn’t just for these seven weeks following Easter. Christ’s resurrection is the very heart of our faith – all year round. Paul tells us, "If Christ has not been raised, our preaching is void of content and your faith is empty too" (1 Cor: 15:14). In other words, if Christ hadn’t risen, then he would have just been another of the great wisdom and ethical teachers remembered respectfully in human history. We would quote his words to instruct our children and guide ourselves in right living. That would be it.

But the cornerstone of our faith is that the Son of God died for our sake and was raised from the dead. So, while we focus on the resurrection during Easter time, that is just a reminder that all our lives and all that we believe are grounded in our resurrection faith.

During these Sundays after Easter we have been hearing Easter stories about the empty tomb, angels, women mourners, disbelieving disciples, and Christ’s initial appearances. Today’s gospel seems to break the pattern. It’s not an appearance story, but a teaching from the middle of John’s gospel. It’s not about angelic appearances and rolled-back stones, but about sheep and good and bad shepherds. Still, how can we hear this gospel on the "Fourth Sunday of Easter" without the backdrop of the resurrection? For that matter, how can we hear any scriptural passage apart from our resurrection-directed faith?

As I reflect on today’s gospel through resurrection lens, the figures take on a particular meaning. I’ll back up a bit. I had a senior friend in a nursing home whom I visited regularly. When I was preparing to go away to preach for a couple weeks I would tell her, "See you when I get back." Her response was always the same. With a calm voice she would say, "I hope not." Even though I knew the answer, I would still ask her, "Why, where are you going?" She always gave the same answer. Pointing towards the heavens she would say, "I am going home."

Though she was speaking about death, she showed no fear. I have to admit I wanted to change the "subject." I still do, I am not as calm about "going home" as she was. I’ve been with too many people who have died after a long dying process. From what I have seen, I don’t have my friend’s calm anticipation about death. Neither does our culture. Our daily speech reveals that. For example, we don’t say someone died; they have "passed away." They are the "dearly departed." We don’t talk about death around our children. We shy away from the subject – period!

Other cultures seem less prone to avoidance. Mexicans celebrate November 2nd, "Dia de los Muertos." Families go to the graves of their beloved and bring the dead’s favorite foods. They fix up the site and then sit around the grave for a family meal – "just like the old days," when their loved ones were with them. We, on the other hand, are not as comfortable with aging and dying. We have special vitamins, foods, color treatments and exercises, not just for healthy living, but as a way of "changing the subject."

I attended a university lecture given by the Dalai Lama a while back. There were 8,000 people in the open amphitheater to hear this wise and holy man. He spoke about the imbalances and separations in our world between the rich and the poor; the influential and the insignificant; the first world and the undeveloped nations. However, he added, there are two areas we are all equals: we are born and we die.

Of all the forms of life in our world we humans are the only living beings who are aware of our mortality. We avoid, disguise or don’t talk about it. If we did talk about death and faced its reality in our daily lives, we might grow wiser — like the Dalai Lama, my senior friend in the nursing home and the scriptural writers.

Today’s gospel might not be one of the resurrection accounts, but I read and hear it through resurrection eyes and ears. Those who designed the Lectionary would have known that, with or without a resurrection appearance, this gospel would be interpreted by its liturgical context. We are in the Easter season. Today, I interpret the "strangers," "thieves and robbers," as images of death. They do what death attempts to do: frighten us, steal our confidence in life and rob us of our hope in Christ. Jesus has entered the life and experience of the sheep. He has shared our risks and hardships and was conquered by the strong force that defeats us – death.

Water is important for our believing flock. Water, the living waters of baptism, link us to our Shepherd. We were immediately reminded of that union to Christ as we entered church today and blessed ourselves with the new Easter waters. We have traveled to this place of "restful waters" (cf. the Responsorial Psalm) from our various journeys and wanderings. We have met death in its many guises. "Even though I walk in the dark valley, I fear no evil for you are at my side." Here we find rest and reassurance. We have been led to a verdant pasture and are provided with food and drink.

Our paths have taken us through the shadowland. At this meal we hear afresh the voice of the Shepherd: a promise that one day we will have safely finished our journey through the "dark valley." Because of that promise we fear no evil as we travel. We are assured that we will be united again with our loved ones.

I hear again the voice of my old friend in the nursing home. I see her pointing to heaven with the confidence her faith gave her. She trusted and was guided by the voice of the Shepherd and so could say with confidence, "I am going home."

About 15 years ago Anthony O’Hear, in "The Wall Street Journal," lamented the lack of quiet in our world. He quoted Blaise Pascal, "I have often said that the sole cause of man’s [sic] unhappiness is that he does not know how to stay quietly in his room." Pascal said that in the 17th century. What would he say about the noise in today’s world? Each of us can make a long list of the noise makers that surround our waking and sleeping hours. O’Hear added, to the list of daily disturbances, our lack of solitude and the chatter that fills our day.

Imagine reading a plea for silence and solitude in "The Wall Street Journal!" We know things haven’t gotten quieter in the last 15 years since the article first appeared. What might happen if we took O’Hear’s advice and found some ways to quiet down each day?

Well, in light of today’s gospel, we might hear the voice of the Shepherd, calling us by name and leading us out – out of the dark valley, free from the grip of death.