EVIAN - Giới chức Mỹ muốn mọi người tại hội nghị này bỏ qua các sự cãi vã về Iraq để đi đến một chương trình hành động cho thế kỷ 21.
Ngoài các vấn đề nghèo khó và phát triển, chương trình bao gồm luôn cuộc chiến chống khủng bố, chặn đứng sự lan tràn của vũ khí và giải quyết cuộc xung đột giữa Israel và người Palestine.
Tổng thống Pháp Jacques Chirac cũng lên tiếng tích cực về hợp tác:
“Sinh hoạt quốc tế hình thành bởi sự nhìn nhận có bất đồng và giải quyết chúng. Các thành viên nhóm G8 phấn đấu cho một trật tự thế giới ngày mai.”
Vẫn còn mâu thuẫn
Nhưng trong một cuộc phỏng vấn với một nhật báo mấy ngày trước khi có hội nghị, tổng thống Chirac có nói rõ ông vẫn coi cuộc chiến chống Iraq là bất hợp pháp.
Thực ra theo giới chức Pháp, tình trạng thiếu trật tự tại Iraq và các vụ tấn công cảm tử bằng chất nổ hồi gần đây tại Ảrập Saudi gợi cho thấy rằng họ đúng khi báo trước các hậu quả.
Ông Chirac lập lại quan điểm ông nói rằng Washington có cái nhìn đơn cực đối với thế giới; trong lúc ông thấy nó đa cực, hai cực chính là Âu châu và Hoa Kỳ.
Ganh đua xuyên đại dương
Sự ganh đua xuyên Đại Tây Dương đã tỏ rõ trong thời gian dẫn đến hội nghị thượng đỉnh lần này.
Tổng thống Bush công bố đóng góp 15 tỉ đôla cho công cuộc phòng chống bệnh AIDS, thách thức các nước Âu châu hãy đưa ra cam kết tương xứng.
Ông cũng tố cáo các nước này là làm hại các nỗ lực nuôi ăn số người bị đói tại Phi châu vì chống lại việc xuất cảng thực phẩm biến đổi gene.
Cách đánh phủ đầu này một phần là nhằm đáp ứng trước việc ông Chirac đề nghị Hoa Kỳ và Âu châu thôi xuất cảng nông sản được chính phủ bảo trợ sang Phi châu, nông sản loại này phá hoại ngầm các nhà sản xuất ở địa phương.
Như để chứng tỏ rằng thế giới đang ở vào giai đoạn đa cực, ông Chirac đã tổ chức một cuộc đối thoại mở rộng tại hội nghị thượng đỉnh này giữa nhóm G8 và 12 nước đang phát triển trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil cùng một số nước Ảrập và Phi châu.(bbc)
Ngoài các vấn đề nghèo khó và phát triển, chương trình bao gồm luôn cuộc chiến chống khủng bố, chặn đứng sự lan tràn của vũ khí và giải quyết cuộc xung đột giữa Israel và người Palestine.
Tổng thống Pháp Jacques Chirac cũng lên tiếng tích cực về hợp tác:
“Sinh hoạt quốc tế hình thành bởi sự nhìn nhận có bất đồng và giải quyết chúng. Các thành viên nhóm G8 phấn đấu cho một trật tự thế giới ngày mai.”
Vẫn còn mâu thuẫn
Nhưng trong một cuộc phỏng vấn với một nhật báo mấy ngày trước khi có hội nghị, tổng thống Chirac có nói rõ ông vẫn coi cuộc chiến chống Iraq là bất hợp pháp.
Thực ra theo giới chức Pháp, tình trạng thiếu trật tự tại Iraq và các vụ tấn công cảm tử bằng chất nổ hồi gần đây tại Ảrập Saudi gợi cho thấy rằng họ đúng khi báo trước các hậu quả.
Ông Chirac lập lại quan điểm ông nói rằng Washington có cái nhìn đơn cực đối với thế giới; trong lúc ông thấy nó đa cực, hai cực chính là Âu châu và Hoa Kỳ.
Ganh đua xuyên đại dương
Sự ganh đua xuyên Đại Tây Dương đã tỏ rõ trong thời gian dẫn đến hội nghị thượng đỉnh lần này.
Tổng thống Bush công bố đóng góp 15 tỉ đôla cho công cuộc phòng chống bệnh AIDS, thách thức các nước Âu châu hãy đưa ra cam kết tương xứng.
Ông cũng tố cáo các nước này là làm hại các nỗ lực nuôi ăn số người bị đói tại Phi châu vì chống lại việc xuất cảng thực phẩm biến đổi gene.
Cách đánh phủ đầu này một phần là nhằm đáp ứng trước việc ông Chirac đề nghị Hoa Kỳ và Âu châu thôi xuất cảng nông sản được chính phủ bảo trợ sang Phi châu, nông sản loại này phá hoại ngầm các nhà sản xuất ở địa phương.
Như để chứng tỏ rằng thế giới đang ở vào giai đoạn đa cực, ông Chirac đã tổ chức một cuộc đối thoại mở rộng tại hội nghị thượng đỉnh này giữa nhóm G8 và 12 nước đang phát triển trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil cùng một số nước Ảrập và Phi châu.(bbc)