Thượng Đỉnh G-8 tại Đức: Nữ Thủ Tướng Đức Dr. Angela Merkel
trả lời thư ĐGH Bênêđictô XVI trong việc chống lại nạn nghèo đói


Liên Minh Châu Âu và Chủ Tịch G-8 tranh đấu cho lục điạ Phi Châu

Tòa Thánh đăng tải bản văn Nữ Thủ Tướng Đức Dr. Angela Merkel thay mặt Liên Minh Châu Âu và Chủ Tịch Khối G-8 đã gởi đến Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI vào ngày 02.02.2007.

Trong thư trả lời Đức Thánh Cha, với ý nhấn mạnh việc giải quyết nạn nghèo đói là mục tiêu chính hàng đầu, Nữ Thủ Tướng Đức đã giải thích bằng phương thế nào Bà sẽ dùng khi tranh đấu cho việc này trong cuộc họp Thượng Đỉnh G-8 (gồm 8 nước công nghiệp phát triển: Đức, Pháp, Anh, Ý, Nhật Bản, Mỹ, Canada và Liên Xô) từ ngày 06. - 08.6.2007 tại Heiligendamm, vùng biển đông của Đức quốc.

Chúng tôi muốn lợi dụng chức vụ Chủ Tịch của G-8 để tiêu diệt nạn nghèo đói và để đạt đến mục tiêu Ngàn Năm Thứ 3. Trong khi đó chúng tôi đặt nặng về vấn đề phát triển và giải quyết những thách thức của lục địa Phi Châu“.

Berlin, ngày 02.02.2007

Thư kính gởi đến Đức Thánh Cha
Bênêđictô XVI
Tòa Thánh Vatican

Kính thưa Đức Thánh Cha!

Tôi đã vui mừng khi đọc thư của Đức Thánh Cha viết ngày 16.12.2006 với lời chúc tốt đẹp và trình bầy ý nguyện của Cha trong chức vụ Chủ Tịch G-8 của chúng tôi. Đặc biệt tôi vui mừng vì Cha với danh hiệu Chủ Chăn của Giáo Hội Công Giáo nâng đỡ nhiệm vụ Chủ Tịch G-8. Sự khích lệ của Cha tôi xin ghi nhận đặc biệt trong tấm lòng của tôi nơi đây.

Chúng tôi muốn mượn cơ hội chức vụ Chủ Tịch của G-8 để tiêu diệt nạn nghèo đói và để đạt đến mục tiêu „Ngàn Năm Thứ 3“. Trong khi đó chúng tôi đặt nặng về vấn đề phát triển và giải quyết những thách thức của lục địa Phi Châu. Vấn đề trọng yếu trong cuộc họp G-8 là hướng dẫn phát triển nền kinh tế, đặt vấn đề với chính quyền về phương diện hòa bình và an ninh tại lục địa này.

Quan trọng đối với tôi là quan hệ của G-8 và Phi Châu trong tinh thần xây dựng giao hữu cải tiến. Bên cạnh sự tự cố gắng phát triển của các quốc gia tại Phi Châu thì sự dấn thân của cộng đồng thế giới đối với họ rất quan trọng. Cuộc chiến đấu chống lại dịch bệnh HIV/AIDS cũng như đẩy mạnh hệ thống y tế là những điểm chính của Chủ Tịch G-8.

Mục tiêu của chúng tôi là thay đổi những chiến lược chống lại HIV/AIDS và chú tâm đến những hoàn cảnh của giới phụ nữ và các thiếu nữ. Những cố gắng này sẽ trở thành những công việc chưa hoàn hảo nếu hệ thống y tế không được xây dựng lâu dài.

Những điều mà Đức Thánh Cha cho là thách thức về tính cách rõ ràng của tài chính và buôn bán tài nguyên chúng tôi sẽ nêu ra mạnh hơn. Trong đó là cuộc hỗ trợ xây dựng chương trình „giao thương kỹ nghệ trong sáng rõ ràng“ đã có sẵn từ lâu mà chúng tôi vẫn yểm trợ từ lâu nay.

Sáng kiến tha nợ nước nghèo mà Đức Thánh Cha nêu lên là một yếu tố rất quan trọng trong việc chống lại nạn nghèo đói. Những biện pháp này được quyết định trong kỳ họp Thượng Đỉnh G-8 tại Koeln (1999) và Gleneagles (2005), đã tạo cho những quốc gia mang nợ có độ hở hầu chống lại nạn nghèo đói tại quốc gia mình.

Để cho những nợ nần đa dạng của nước nghèo và đang mang nợ cao nhất, tại cuộc họp Gleneagles chính quyền Đức đã yểm trợ một số tiền 3,6 tỷ Đôla. Những cơ quan kiểm tra sức chịu nợ cũng được chính quyền Đức nâng đỡ. Cơ quan này là một khí cụ rất quan trọng để giới hạn nguy cơ mượn nợ thêm lần nữa của những quốc gia nghèo nhất mà không trả lại được. Hiện nay các quốc gia nghèo đã trích 7% trong năm 1999 lên đến 9% vào năm 2005 tổng sản lượng quốc gia (BIP) cho việc chống nạn nghèo đói hoặc đầu tư cho trường học cũng như những cơ sở y tế tại đất nước của họ.

Trong phạm vi thương mại chúng tôi dự định hoàn thành hiệp ước chương trình phát triển kinh tế giao hữu giữa Âu Châu và các quốc gia Phi Châu, Karibik và Đại Tây Dương.

Bên cạnh đó chúng tôi sẽ mượn cơ hội chức vụ Chủ Tịch G-8 để đạt đến cuộc đối thoại với những nước đang phát triển, gọi là Thế Giới Thứ Hai. Các nước đang phát triển như Ba Tây, Trung Quốc, Ấn Độ, Mễ Tây Cơ và Nam Mỹ đang trở thành tầm quan trọng để cùng nhau giải quyết những vấn nạn về nhu cầu năng lượng, biến hóa khí hậu và xử lý với nguồn nguyên liệu thiên nhiên. Cho nên chúng tôi đang theo đuổi một mục tiêu lớn là trao đổi với những quốc gia này. Bởi vì nếu tất cả những yếu nhân chính trị quan trọng trên thế giới này nhận thức trách nhiệm thì chúng ta mới có thể đạt đến một nền công chính và hòa bình.

Tôi thiết nghĩ rằng qua những đề tài trọng tâm chúng ta vừa bàn thảo qua đã khơi dậy những ý tưởng phát triển lâu dài và qua đó đúng là một đóng góp chung cho sự hình thành chính nghĩa trong việc toàn cầu hóa thế giới.

Một lần nữa tôi cám ơn cho bức thư của Đức Thánh Cha với

Lời kính chào chân thành nhất.

Angela Merkel
Nữ Thủ Tướng Đức

(Chuyển ngữ: Hoàng Linh và Lm. Paul Phạm Văn Tuấn)