THÁI BÌNH - Chiều ngày 09/10/2010, vào lúc 18 giờ 30’, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục giáo phận Thái Bình đã tới dâng thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa nhân dịp mừng kỷ niệm ngôi thánh đường giáo xứ Thụy Lôi được 100 tuổi.
Xem hình ảnh
Mặc dù công việc bận mải nhưng với tấm lòng của người mục tử, Đức cha đã dành thời gian tới hiệp dâng thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa nhân dịp mừng kỷ niệm ngôi thánh đường giáo xứ Thụy Lôi được 100 tuổi. Cùng đồng tế với Đức cha có cha bề trên dòng Thừa Sai Đức Tin, quý cha, quý tu sỹ nam nữ, quý khách xa gần cùng mọi thành phần dân Chúa trong và ngoài giáo xứ Thuỵ Lôi.
Trước khi dâng thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa, cha chánh Giuse Nguyễn Thanh Ngư đã sơ lược giáo xứ Thuỵ Lôi. Sau đó, cha bề trên dòng Thừa Sai Đức Tin đã đọc
Trong bài giảng Đức cha đã chúc mừng giáo dân giáo xứ Thuỵ Lôi trong ngày trọng đại này. Ngài cùng khuyên nhủ mọi người hãy tri ân và noi gương các bậc tiền nhân đã can đảm sống niềm tin và làm chứng cho Chúa dù có phải hy sinh mạng sống để lưu truyền Đức Tin cho chúng ta hôm nay.
Hôm nay, chúng ta vui mừng kỷ niệm nhà thờ được 100 tuổi cũng là dịp để mọi người cùng nhau tạ ơn Thiên Chúa đã thương ban muôn hồng ân cho giáo xứ và cho mỗi người chúng ta, nhưng đồng thời cũng là thời khắc mở ra những ngày tháng mới, lãnh nhận sứ điệp mới trong suy nghĩ, trong hành động, để từ đó qua cuộc sống hằng ngày của chúng ta – những tín hữu Chúa Kitô, mà làm cho lương dân nhận biết Chúa, gặp được Chúa và tin theo Chúa.
Trước khi ban phép lành cuối lễ, một vị đại diện giáo xứ đã lên tặng hoa và cám ơn Đức cha, quý cha, quý tu sỹ nam nữ cùng toàn thể cộng đoàn đã tới hiệp dâng thánh lễ và cầu nguyện cho giáo xứ; xin tri ân các đấng bậc và mọi người đã giúp đỡ và quan tâm đến giáo xứ; xin tiếp tục cầu nguyện cho giáo xứ.
LƯỢC SỬ GIÁO XỨ THỤY LÔI
Đất và người
Tân Giáo xứ Thụy Lôi, tên trước đây thường gọi một cách thân thương là họ Xuôi, nằm trên địa bàn xã Thụy Lôi, thuộc huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, cách thành phố Hưng Yên hơn 10 km theo hướng đông. Đây là một vùng đất trũng phì nhiêu nằm dọc bên bờ sông Luộc thơ mộng, hàng năm được phù sa bồi đắp nên đất đai màu mỡ, thích hợp trồng các loại cây lương thực và hoa màu, đặc biệt là nhãn lồng nổi tiếng. Không những thế, Thụy Lôi còn được dòng sông Luộc cung cấp lượng nước dồi dào cho nông nghiệp, và là nơi có nhiều tàu thuyền qua lại nhộn nhịp suốt ngày đêm, ‘trên bến dưới thuyền’ rất thuận lợi trong việc vận chuyển, giao lưu thương mại. Cũng giống như hầu hết các vùng nông thôn Miền Bắc, cuộc sống con người Thuỵ Lôi in đậm dấu ấn nếp sống văn hoá làng xã. Các gia đình thường sống quần tụ bên nhau rất gần gũi thân thương ‘tứ đại đồng đường’. Mối tương quan họ hàng thân thuộc trải rộng từ làng này đến làng khác. Đặc biệt, trong giáo xứ, ước chừng 90% bà con tín hữu có họ hàng với nhau. Cũng chính nhờ nếp sống mang đậm tinh thần gia đình, mà trải qua những thăng trầm và thử thách của cuộc sống, Đức Tin của người tín hữu vẫn luôn được hun đúc. Tính đến năm 2009, toàn xã có khoảng 6.000 nhân khẩu. Trong đó, số tín hữu Công giáo là 870 nhân khẩu, chiếm 14,5%. Đây là một tỷ lệ cao so vơí tỷ lệ chung của cả giáo phận Thái Bình (khoảng 3,48%).
Hành trình Đức Tin
a. Đón nhận Tin Mừng: Nói đến Thụy Lôi, không thể không nói đến giáo xứ Tiên Chu thuộc xã Hồng Nam, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Đây là một trong những xứ đạo kỳ cựu của giáo phận Thái Bình; bởi lẽ Tiên Chu nằm ở Phố Hiến, nơi các đấng thừa sai ngoại quốc thường lui tới để rao giảng Tin Mừng vào hậu bán thế kỷ 17 và được nhiều người đón nhận Đức Tin. Năm 1730, Tiên Chu trở thành một xứ đạo độc lập.
Những năm 1860, các thừa sai từ Tiên Chu đã mang hạt giống Tin Mừng gieo vào vùng Thụy Lôi và được nhiều người đón nhận. Năm 1870, sau thời kỳ bách hại đạo của vua Tự Đức, Hội Thánh tương đối được yên ổn, nhiều gia đình Công giáo của họ Vân Tiêu (Viên Tiêu) từ xứ Tiên Chu đến định cư tại xã Thụy Lôi. Họ hiệp thông với các tín hữu đã đón nhận đức tin từ các thừa sai, xây dựng một ngôi nhà nguyện nhỏ lợp bằng lá để thờ phượng Chúa, lấy tên là họ Xuôi (còn gọi là họ Thụy Lôi) và trở thành một họ lẻ của xứ Tiên Chu. Mặc dù là họ lẻ, nhưng ngay từ những ngày đầu đón nhận Tin Mừng, các tín hữu đã thể hiện sức sống Tin Mừng một cách mãnh liệt. Bằng chứng là trong thời kỳ bách đạo của vua Tự Đức (1847-1883), họ Xuôi (còn gọi là họ Thụy Lôi) đã có hai chứng nhân Đức Tin, chấp nhận đổ máu đào để minh chứng tình yêu Chúa Kitô, đó là hiền phúc tử đạo Gioan Liên và Phêrô Uyên cùng chịu xử trảm ngày 01 tháng 6 năm 1862, tại Hưng Yên. Cũng vào thời gian đó, họ Lệ Chi cũng có một nhành lá tử đạo, là hiền phúc Đaminh Lãnh trước khi chịu xử chém ngài đã lớn tiếng phó mình cho Chúa mà chịu trảm quyết. Năm 1902, Giám mục Tông tòa giáo phận Trung Kỳ ban sắc lệnh chia 6 họ lẻ thuộc xứ Tiên Chu là Thụy Lôi, Lệ Chi, Điềm Xá, Mai Xá, An Cầu, Võng Phan lập thành giáo xứ Võng Phan. Từ đó, Thụy Lôi trở thành họ lẻ của giáo xứ Võng Phan và được các vị chủ chăn chăm sóc trải qua các giai đoạn: Từ 1902 - 1929: cha Chi từ 1929 - 1944: cha Vinhsơn Nguyễn Hữu Thụy từ 1944 -: cha Giuse Nguyễn Ngọc Linh từ 1944 - 1945: cha Đaminh Đinh Đức Trụ (sau làm Giám mục Giáo phận Thái Bình) từ 1948 - 1949: cha Hiralio Aragon Đức (thừa sai Tây Ban Nha) từ 1949 - 1954: cha Tôma Trần Lê Vinh từ 1954 - 1969: cha Tôma Nguyễn Tình từ 1969 - 1973: cha Tôma Trần Công Tính từ 1973 - 1994: cha Vinhsơn Phạm Văn Tuyên từ 1994 - 2003: cha Vinhsơn Mai Thành Sơn từ 2004 - 2007: cha Đaminh Bùi Ngọc Hải từ 2007 - 2009: cha Giuse Trịnh Tiến Thành từ 2009 - đến nay: cha Giuse Nguyễn Thanh Ngư.
b. Xây dựng thánh đường: Trước năm 1910, họ Xuôi đã có một ngôi nhà thờ lợp lá, nằm tại ngã ba giữa thôn Lệ Chi và thôn Thụy Lôi. Do số tín hữu ngày càng tăng, năm 1910 nhà thờ cũ được tháo dỡ để xây dựng lại ngôi nhà thờ mới kiên cố và rộng lớn hơn trên một khu đất diện tích chừng 8000 m2 (78m x 103m), cách nhà thờ cũ khoảng 300 m về hướng đông nam, nhận thánh quan thầy là Phêrô Tông đồ. Theo lời kể của một số cụ am hiểu về nguồn gốc nhà thờ, thì nhà thờ này được xây dựng do hai vị tín hữu thông gia, có tinh thần yêu mến Chúa và lòng nhiệt thành tông đồ: một người thuộc họ Thụy Lôi là cụ Hậu Sen và một người thuộc họ Lệ Chi là cụ Phó Phủ. Toàn bộ giàn khung chính của nhà thờ hiện nay được hai cụ mua lại của nhà thờ Phú Lạc (thuộc giáo xứ Phú Lạc), rồi thả bè ngược dòng sông Hồng khoảng 10 km đến cửa sông Luộc rồi xuôi theo dòng sông Luộc đến Thụy Lôi; sau đó được thiết kế lại thành ngôi nhà thờ họ Xuôi. Còn tháp chuông nhà thờ thì đến năm 1977 mới được xây dựng. Nhà thờ được xây dựng theo lối kiến trúc Phương Tây, dạng hình chữ nhật dài 37 m, rộng 13,5 m; chiều cao tháp chuông 29,5 m. Nếu ai có dịp đến thăm giáo xứ Thụy Lôi, bước vào bên trong nhà thờ, điều gây ấn tượng đầu tiên là gian cung thánh, bởi sự trang trí đầy tính thiêng liêng diễn tả những hình ảnh thật sống động của vương quốc thiên đàng. Trên cùng là Đức Chúa Cha đang dang tay chúc lành cho mọi loài thụ tạo, bao quanh có các thiên thần đang hoan ca thờ lạy, bên dưới có Tòa Đức Mẹ Mân Côi (Tòa Rôsa) được bài trí theo truyền thống các cha dòng Đaminh thừa sai Tây Ban Nha: Tay trái Đức Mẹ bồng ẵm Chúa Con để giới thiệu cho nhân loại, tay phải Mẹ cầm tràng chuỗi Mân Côi trao cho cha thánh Đaminh và thánh nữ Catarina Siêna đang cung kính quỳ dưới chân Mẹ và hân hoan đón nhận. Chiếc cột hai bên Tòa Đức Mẹ được chạm khắc hai thánh tử đạo thật sinh động: một tay cầm Thánh Giá, tay còn lại cầm nhành lá thiên tuế, mắt ngước lên trời như đang khát mong sớm được về nhà Cha. Bên dưới Tòa Mức Mẹ là Nhà Tạm được chạm khắc công phu và được sơn son thiếp vàng, trên đỉnh Nhà Tạm là tượng Chúa Giêsu chịu nạn, v.v. Sự bài trí đầy tính thiêng liêng của cung thánh khiến cho những ai bước vào cũng phải hướng lòng lên Chúa để cầu nguyện và gẫm suy về nước thiên đàng.
c. Thời kỳ khủng hoảng: Biến cố 1954 có thể nói là thời kỳ khủng hoảng của người Công giáo tại miền Bắc, Việt Nam. Hiệp định Genève chia đôi đất nước thành hai miền Nam - Bắc từ vĩ tuyến 17, có hơn 90% giáo dân rời bỏ quê hương, xứ đạo để di cư vào Miền Nam. Giáo họ Thụy Lôi cũng nằm trong bối cảnh chia ly đó, chỉ còn một số rất ít ở lại trong tâm trạng âu lo và sợ hãi. Giáo dân không có linh mục như đàn chiên bơ vơ không người chăn dắt, đời sống Đức Tin chỉ còn được duy trì nhờ kinh nguyện trong gia đình; nhà thờ gần như bị bỏ hoang vì không có người ở để trông nom coi sóc. Khi hoàn cảnh ly tán đang làm cho những người ở lại không ít hoang mang, thì vào năm 1962, bà con tín hữu lại phải chứng kiến một thực trạng đáng buồn: một con đường liên thôn đã cắt chéo sát ngôi thánh đường, khuôn viên nhà Chúa bị biến dạng và diện tích dần dần bị thu hẹp lại chỉ còn 1/4 so với diện tích ban đầu (2000m2 trên 8000m2). Thật xót xa hơn, vào những năm 1964 - 1965, nhà nước đã dùng bốn gian cuối nhà thờ để đựng thóc. Giáo dân sao cầm được nước mắt, sao không đau đớn khi mà nhà thờ là nơi thiêng liêng để thờ phượng Thiên Chúa, là nơi để lãnh nhận thần lương nuôi sống linh hồn là bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Thánh Thể, là trung tâm sinh hoạt tôn giáo của cộng đoàn tín hữu, lại trở thành một nhà kho để đựng lúa! Mặc dù sống trong những hoàn cảnh vô cùng khó khăn do hoàn cảnh lịch sử, nhưng giáo dân vẫn kiên tâm chịu đựng và một lòng một dạ trung thành với Chúa, với Giáo Hội. Ngày đêm họ âm thầm cầu nguyện cho dân tộc được sống trong hòa bình, cho con cái Giáo Hội được thờ phượng Chúa mà không sợ hãi điều gì, v.v. Từ một số ít tín hữu còn lại sau năm 1954, như hạt giống âm thầm chờ ngày được sinh sôi nảy nở và phát triển.
Hiện tại và hướng đến tương lai
Không ai ngờ rằng, họ lẻ Thụy Lôi đã trải qua những giai đoạn vô cùng khó khăn, họa hiếm mới có linh mục về dâng thánh lễ, thì hôm nay lại được Thiên Chúa ưu ái cách đặc biệt, như là một sự bù đắp những thiệt thòi trong quá khứ và là sự khích lệ cho sự tín trung của các tín hữu. Thật vậy, ngày 02/12/2006, một trang sử mới đến với giáo họ Thụy Lôi: Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang, nguyên Giám mục giáo phận Thái Bình đã nâng giáo họ Thụy Lôi lên thành giáo xứ Thụy Lôi, gồm họ Thụy Lôi và họ Lệ Chi. Đức cha đã nhìn thấy nhu cầu tâm linh và tiềm năng phát triển của cộng đoàn tín hữu tại đây. Và để anh chị em giáo dân được thường xuyên có vị chủ chăn hướng dẫn và ban các bí tích, ngài đã trao giáo xứ Thuỵ Lôi cho tỉnh dòng Thừa Sai Đức Tin Việt Nam coi sóc. Mặc dù được nâng lên thành giáo xứ tháng 12/2006, nhưng đến ngày 23/5/2009, giáo xứ Thụy Lôi mới có linh mục đặc trách là cha Giuse Nguyễn Thanh Ngư, dòng Thừa Sai Đức Tin; đến tháng 3/2010, cha Giuse trở thành linh mục chánh xứ tiên khởi của giáo xứ Thụy Lôi, theo văn thư bổ nhiệm của Đức giám mục Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục giáo phận Thái Bình. Hiện tại, giáo xứ có hai giáo họ. Họ Phêrô có 450 nhân khẩu, họ Phaolô 420 nhân khẩu. Khi được trao nhiệm vụ coi sóc giáo xứ, cha Giuse đã quan tâm trước hết đến đời sống Đức Tin của tín hữu: cử hành thánh lễ mỗi ngày để giáo dân tham dự; cử hành các bí tích, thành lập các ca đoàn (giới trẻ, thiếu nhi), mở dạy các lớp giáo lý, lập ban lễ sinh, thành lập lớp ơn gọi (25 em), dạy nhạc lý căn bản cho ca đoàn, lập hội con Đức Mẹ (các bà mẹ Công Giáo), v.v. Cha cũng đặc biệt quan tâm đến 20% số tín hữu đã bỏ nhà thờ từ rất lâu (9 đến 35 năm) và đã giúp họ trở lại nhà thờ được 90%. Ngoài ra, cha cũng chú tâm đến việc đem ánh sáng Tin Mừng cho người ngoại giáo và đã giúp đưa 4 gia đình trở về với Chúa và trở thành con cái của Giáo Hội với tổng cộng 18 người vào đêm Phục Sinh 2009. Cha còn khuyến khích các bạn trẻ tham gia công tác truyền giáo: gặp gỡ, làm quen, khéo léo và tế nhị nói về Chúa và về Giáo Hội cho họ, mời họ đến nhà thờ tham quan nhất là các dịp lễ lớn.Ngoài ra, cha Giuse đã và đang giúp cho anh chị em giáo dân hoà nhập vào sinh hoạt chung của giáo hạt và giáo phận: tạo điều kiện cho các bạn trẻ tham dự lớp đào tạo giáo lý viên, sinh hoạt giới trẻ; cử hành Năm Thánh về gia đình thay mặt giáo phận tại giáo xứ (hơn 1000 người tham dự), tham dự Năm Thánh các bà mẹ Công Giáo (15/8/2010), tham dự ngày hội các lễ sinh tại giáo phận, v.v. Những nỗ lực của cha Giuse cùng với sự cộng tác của anh chị em tín hữu mà đặc biệt là hội đồng mục vụ của giáo xứ không những giúp cho đời sống đạo được khởi sắc hơn, mà còn nâng cao ý thức về bổn phận làm cha làm mẹ, làm con làm cháu trong gia đình và ngoài xã hội; mối tương quan giữa người Công giáo với anh chị em lương dân ngày càng tốt đẹp hơn. Đặc biệt, trong khi tệ nạn ma tuý lan tràn trong xã hội đến mức báo động, thì trong cả giáo xứ Thụy lôi không có bất kỳ một trường hợp nghiện hút nào xảy ra. Về mặt học tập, năm 2009, giáo xứ có 45 học sinh tiên tiến, một em học sinh giỏi cấp huyện, một em thi đậu đại học cùng lúc ba trường với số điểm rất cao. Năm 2010 có 67 học sinh giỏi, trong đó có một em học sinh giỏi cấp huyện và một em đạt học sinh giỏi cấp tỉnh. Nhận thấy nhu cầu sinh hoạt tôn giáo ngày càng tăng, bên cạnh nâng cao đời sống tâm linh, cần phải có cơ sở vật chất là những phương tiện để phục vụ tín hữu và công việc truyền giáo tốt hơn. Cha Giuse đã quyên góp và sửa chữa lại hơn 400 m2 nhà thờ, làm đường thoát nước hơn 200 mét, sửa và làm mới nhà xứ thêm 50 m2, mua hơn 1500 m2 đất nhằm mở rộng khuôn viên nhà thờ và xây dựng các công trình để phục vụ tín hữu. Tuy cha Giuse đã nỗ lực cố gắng rất nhiều, nhưng hiện tại, cơ sở vật chất của giáo xứ vẫn còn nhiều thiếu thốn, chưa có nhà giáo lý, chưa có nhà sinh hoạt mục vụ, khuôn viên nhà thờ quá chật hẹp: từ hơn 8000 m2 lúc ban đầu, nay chỉ còn khoảng 2000 m2. Nhà thờ đã xuống cấp trầm trọng, chỉ cần một cơn mưa vừa là nền nhà thờ đã lai láng nước. Nhà thờ cũng trở nên nhỏ bé trước sự gia tăng của tín hữu, đặc biệt là những ngày lễ trọng và Chúa Nhật, giáo dân phải đứng ngoài nhà thờ để tham dự thánh lễ. Đó không chỉ là nỗi ưu tư của cha xứ, mà là nỗi ưu tư của tất cả những ai đang thao thức lo lắng cho tương lai của cộng đồng tín hữu cũng như công cuộc loan báo Tin Mừng. Trải qua 100 năm lịch sử, với bao biến cố thăng trầm, giáo xứ Thụy Lôi vẫn luôn được Thiên Chúa ân cần chăm sóc và dẫn dắt. Nhìn lại 100 năm cũng có nghĩa là nhận ra bàn tay quan phòng đầy yêu thương của Thiên Chúa đối với họ Xuôi và nay là giáo xứ Thụy Lôi nhỏ bé nhưng đầy tình Chúa tình người. Nhìn lại 100 năm để mỗi người trong giáo xứ biết cảm tạ hồng ân Thiên Chúa và tri ân những người đã góp công góp sức xây dựng ngôi thánh đường tuy đã rêu phong nhưng vẫn hiên ngang trước bao sóng gió của thời gian. Máu các vị tử đạo là hạt giống sinh ra các Kitô hữu ! (Tertullianus). Nhìn lại 100 năm để mọi người cảm ơn các vị hiền phúc tử đạo của giáo xứ đã âm thầm cầu thay nguyện giúp, nhờ đó mà hạt giống Đức Tin ngày càng sinh sôi nảy nở như hôm nay. Và để đền đáp hồng ân Chúa ban và tri ân tất cả những ai đã và đang giúp đỡ giáo xứ bằng cách này hay cách khác, có lẽ không gì thiết thực hơn bằng sự nỗ lực sống chứng nhân như người con cái của Chúa và của Hội Thánh ngay trong cuộc sống hàng ngày của mỗi Kitô hữu.
Xem hình ảnh
Mặc dù công việc bận mải nhưng với tấm lòng của người mục tử, Đức cha đã dành thời gian tới hiệp dâng thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa nhân dịp mừng kỷ niệm ngôi thánh đường giáo xứ Thụy Lôi được 100 tuổi. Cùng đồng tế với Đức cha có cha bề trên dòng Thừa Sai Đức Tin, quý cha, quý tu sỹ nam nữ, quý khách xa gần cùng mọi thành phần dân Chúa trong và ngoài giáo xứ Thuỵ Lôi.
Trước khi dâng thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa, cha chánh Giuse Nguyễn Thanh Ngư đã sơ lược giáo xứ Thuỵ Lôi. Sau đó, cha bề trên dòng Thừa Sai Đức Tin đã đọc
Trong bài giảng Đức cha đã chúc mừng giáo dân giáo xứ Thuỵ Lôi trong ngày trọng đại này. Ngài cùng khuyên nhủ mọi người hãy tri ân và noi gương các bậc tiền nhân đã can đảm sống niềm tin và làm chứng cho Chúa dù có phải hy sinh mạng sống để lưu truyền Đức Tin cho chúng ta hôm nay.
Hôm nay, chúng ta vui mừng kỷ niệm nhà thờ được 100 tuổi cũng là dịp để mọi người cùng nhau tạ ơn Thiên Chúa đã thương ban muôn hồng ân cho giáo xứ và cho mỗi người chúng ta, nhưng đồng thời cũng là thời khắc mở ra những ngày tháng mới, lãnh nhận sứ điệp mới trong suy nghĩ, trong hành động, để từ đó qua cuộc sống hằng ngày của chúng ta – những tín hữu Chúa Kitô, mà làm cho lương dân nhận biết Chúa, gặp được Chúa và tin theo Chúa.
Trước khi ban phép lành cuối lễ, một vị đại diện giáo xứ đã lên tặng hoa và cám ơn Đức cha, quý cha, quý tu sỹ nam nữ cùng toàn thể cộng đoàn đã tới hiệp dâng thánh lễ và cầu nguyện cho giáo xứ; xin tri ân các đấng bậc và mọi người đã giúp đỡ và quan tâm đến giáo xứ; xin tiếp tục cầu nguyện cho giáo xứ.
LƯỢC SỬ GIÁO XỨ THỤY LÔI
Đất và người
Tân Giáo xứ Thụy Lôi, tên trước đây thường gọi một cách thân thương là họ Xuôi, nằm trên địa bàn xã Thụy Lôi, thuộc huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, cách thành phố Hưng Yên hơn 10 km theo hướng đông. Đây là một vùng đất trũng phì nhiêu nằm dọc bên bờ sông Luộc thơ mộng, hàng năm được phù sa bồi đắp nên đất đai màu mỡ, thích hợp trồng các loại cây lương thực và hoa màu, đặc biệt là nhãn lồng nổi tiếng. Không những thế, Thụy Lôi còn được dòng sông Luộc cung cấp lượng nước dồi dào cho nông nghiệp, và là nơi có nhiều tàu thuyền qua lại nhộn nhịp suốt ngày đêm, ‘trên bến dưới thuyền’ rất thuận lợi trong việc vận chuyển, giao lưu thương mại. Cũng giống như hầu hết các vùng nông thôn Miền Bắc, cuộc sống con người Thuỵ Lôi in đậm dấu ấn nếp sống văn hoá làng xã. Các gia đình thường sống quần tụ bên nhau rất gần gũi thân thương ‘tứ đại đồng đường’. Mối tương quan họ hàng thân thuộc trải rộng từ làng này đến làng khác. Đặc biệt, trong giáo xứ, ước chừng 90% bà con tín hữu có họ hàng với nhau. Cũng chính nhờ nếp sống mang đậm tinh thần gia đình, mà trải qua những thăng trầm và thử thách của cuộc sống, Đức Tin của người tín hữu vẫn luôn được hun đúc. Tính đến năm 2009, toàn xã có khoảng 6.000 nhân khẩu. Trong đó, số tín hữu Công giáo là 870 nhân khẩu, chiếm 14,5%. Đây là một tỷ lệ cao so vơí tỷ lệ chung của cả giáo phận Thái Bình (khoảng 3,48%).
Hành trình Đức Tin
a. Đón nhận Tin Mừng: Nói đến Thụy Lôi, không thể không nói đến giáo xứ Tiên Chu thuộc xã Hồng Nam, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Đây là một trong những xứ đạo kỳ cựu của giáo phận Thái Bình; bởi lẽ Tiên Chu nằm ở Phố Hiến, nơi các đấng thừa sai ngoại quốc thường lui tới để rao giảng Tin Mừng vào hậu bán thế kỷ 17 và được nhiều người đón nhận Đức Tin. Năm 1730, Tiên Chu trở thành một xứ đạo độc lập.
Những năm 1860, các thừa sai từ Tiên Chu đã mang hạt giống Tin Mừng gieo vào vùng Thụy Lôi và được nhiều người đón nhận. Năm 1870, sau thời kỳ bách hại đạo của vua Tự Đức, Hội Thánh tương đối được yên ổn, nhiều gia đình Công giáo của họ Vân Tiêu (Viên Tiêu) từ xứ Tiên Chu đến định cư tại xã Thụy Lôi. Họ hiệp thông với các tín hữu đã đón nhận đức tin từ các thừa sai, xây dựng một ngôi nhà nguyện nhỏ lợp bằng lá để thờ phượng Chúa, lấy tên là họ Xuôi (còn gọi là họ Thụy Lôi) và trở thành một họ lẻ của xứ Tiên Chu. Mặc dù là họ lẻ, nhưng ngay từ những ngày đầu đón nhận Tin Mừng, các tín hữu đã thể hiện sức sống Tin Mừng một cách mãnh liệt. Bằng chứng là trong thời kỳ bách đạo của vua Tự Đức (1847-1883), họ Xuôi (còn gọi là họ Thụy Lôi) đã có hai chứng nhân Đức Tin, chấp nhận đổ máu đào để minh chứng tình yêu Chúa Kitô, đó là hiền phúc tử đạo Gioan Liên và Phêrô Uyên cùng chịu xử trảm ngày 01 tháng 6 năm 1862, tại Hưng Yên. Cũng vào thời gian đó, họ Lệ Chi cũng có một nhành lá tử đạo, là hiền phúc Đaminh Lãnh trước khi chịu xử chém ngài đã lớn tiếng phó mình cho Chúa mà chịu trảm quyết. Năm 1902, Giám mục Tông tòa giáo phận Trung Kỳ ban sắc lệnh chia 6 họ lẻ thuộc xứ Tiên Chu là Thụy Lôi, Lệ Chi, Điềm Xá, Mai Xá, An Cầu, Võng Phan lập thành giáo xứ Võng Phan. Từ đó, Thụy Lôi trở thành họ lẻ của giáo xứ Võng Phan và được các vị chủ chăn chăm sóc trải qua các giai đoạn: Từ 1902 - 1929: cha Chi từ 1929 - 1944: cha Vinhsơn Nguyễn Hữu Thụy từ 1944 -: cha Giuse Nguyễn Ngọc Linh từ 1944 - 1945: cha Đaminh Đinh Đức Trụ (sau làm Giám mục Giáo phận Thái Bình) từ 1948 - 1949: cha Hiralio Aragon Đức (thừa sai Tây Ban Nha) từ 1949 - 1954: cha Tôma Trần Lê Vinh từ 1954 - 1969: cha Tôma Nguyễn Tình từ 1969 - 1973: cha Tôma Trần Công Tính từ 1973 - 1994: cha Vinhsơn Phạm Văn Tuyên từ 1994 - 2003: cha Vinhsơn Mai Thành Sơn từ 2004 - 2007: cha Đaminh Bùi Ngọc Hải từ 2007 - 2009: cha Giuse Trịnh Tiến Thành từ 2009 - đến nay: cha Giuse Nguyễn Thanh Ngư.
b. Xây dựng thánh đường: Trước năm 1910, họ Xuôi đã có một ngôi nhà thờ lợp lá, nằm tại ngã ba giữa thôn Lệ Chi và thôn Thụy Lôi. Do số tín hữu ngày càng tăng, năm 1910 nhà thờ cũ được tháo dỡ để xây dựng lại ngôi nhà thờ mới kiên cố và rộng lớn hơn trên một khu đất diện tích chừng 8000 m2 (78m x 103m), cách nhà thờ cũ khoảng 300 m về hướng đông nam, nhận thánh quan thầy là Phêrô Tông đồ. Theo lời kể của một số cụ am hiểu về nguồn gốc nhà thờ, thì nhà thờ này được xây dựng do hai vị tín hữu thông gia, có tinh thần yêu mến Chúa và lòng nhiệt thành tông đồ: một người thuộc họ Thụy Lôi là cụ Hậu Sen và một người thuộc họ Lệ Chi là cụ Phó Phủ. Toàn bộ giàn khung chính của nhà thờ hiện nay được hai cụ mua lại của nhà thờ Phú Lạc (thuộc giáo xứ Phú Lạc), rồi thả bè ngược dòng sông Hồng khoảng 10 km đến cửa sông Luộc rồi xuôi theo dòng sông Luộc đến Thụy Lôi; sau đó được thiết kế lại thành ngôi nhà thờ họ Xuôi. Còn tháp chuông nhà thờ thì đến năm 1977 mới được xây dựng. Nhà thờ được xây dựng theo lối kiến trúc Phương Tây, dạng hình chữ nhật dài 37 m, rộng 13,5 m; chiều cao tháp chuông 29,5 m. Nếu ai có dịp đến thăm giáo xứ Thụy Lôi, bước vào bên trong nhà thờ, điều gây ấn tượng đầu tiên là gian cung thánh, bởi sự trang trí đầy tính thiêng liêng diễn tả những hình ảnh thật sống động của vương quốc thiên đàng. Trên cùng là Đức Chúa Cha đang dang tay chúc lành cho mọi loài thụ tạo, bao quanh có các thiên thần đang hoan ca thờ lạy, bên dưới có Tòa Đức Mẹ Mân Côi (Tòa Rôsa) được bài trí theo truyền thống các cha dòng Đaminh thừa sai Tây Ban Nha: Tay trái Đức Mẹ bồng ẵm Chúa Con để giới thiệu cho nhân loại, tay phải Mẹ cầm tràng chuỗi Mân Côi trao cho cha thánh Đaminh và thánh nữ Catarina Siêna đang cung kính quỳ dưới chân Mẹ và hân hoan đón nhận. Chiếc cột hai bên Tòa Đức Mẹ được chạm khắc hai thánh tử đạo thật sinh động: một tay cầm Thánh Giá, tay còn lại cầm nhành lá thiên tuế, mắt ngước lên trời như đang khát mong sớm được về nhà Cha. Bên dưới Tòa Mức Mẹ là Nhà Tạm được chạm khắc công phu và được sơn son thiếp vàng, trên đỉnh Nhà Tạm là tượng Chúa Giêsu chịu nạn, v.v. Sự bài trí đầy tính thiêng liêng của cung thánh khiến cho những ai bước vào cũng phải hướng lòng lên Chúa để cầu nguyện và gẫm suy về nước thiên đàng.
c. Thời kỳ khủng hoảng: Biến cố 1954 có thể nói là thời kỳ khủng hoảng của người Công giáo tại miền Bắc, Việt Nam. Hiệp định Genève chia đôi đất nước thành hai miền Nam - Bắc từ vĩ tuyến 17, có hơn 90% giáo dân rời bỏ quê hương, xứ đạo để di cư vào Miền Nam. Giáo họ Thụy Lôi cũng nằm trong bối cảnh chia ly đó, chỉ còn một số rất ít ở lại trong tâm trạng âu lo và sợ hãi. Giáo dân không có linh mục như đàn chiên bơ vơ không người chăn dắt, đời sống Đức Tin chỉ còn được duy trì nhờ kinh nguyện trong gia đình; nhà thờ gần như bị bỏ hoang vì không có người ở để trông nom coi sóc. Khi hoàn cảnh ly tán đang làm cho những người ở lại không ít hoang mang, thì vào năm 1962, bà con tín hữu lại phải chứng kiến một thực trạng đáng buồn: một con đường liên thôn đã cắt chéo sát ngôi thánh đường, khuôn viên nhà Chúa bị biến dạng và diện tích dần dần bị thu hẹp lại chỉ còn 1/4 so với diện tích ban đầu (2000m2 trên 8000m2). Thật xót xa hơn, vào những năm 1964 - 1965, nhà nước đã dùng bốn gian cuối nhà thờ để đựng thóc. Giáo dân sao cầm được nước mắt, sao không đau đớn khi mà nhà thờ là nơi thiêng liêng để thờ phượng Thiên Chúa, là nơi để lãnh nhận thần lương nuôi sống linh hồn là bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Thánh Thể, là trung tâm sinh hoạt tôn giáo của cộng đoàn tín hữu, lại trở thành một nhà kho để đựng lúa! Mặc dù sống trong những hoàn cảnh vô cùng khó khăn do hoàn cảnh lịch sử, nhưng giáo dân vẫn kiên tâm chịu đựng và một lòng một dạ trung thành với Chúa, với Giáo Hội. Ngày đêm họ âm thầm cầu nguyện cho dân tộc được sống trong hòa bình, cho con cái Giáo Hội được thờ phượng Chúa mà không sợ hãi điều gì, v.v. Từ một số ít tín hữu còn lại sau năm 1954, như hạt giống âm thầm chờ ngày được sinh sôi nảy nở và phát triển.
Hiện tại và hướng đến tương lai
Không ai ngờ rằng, họ lẻ Thụy Lôi đã trải qua những giai đoạn vô cùng khó khăn, họa hiếm mới có linh mục về dâng thánh lễ, thì hôm nay lại được Thiên Chúa ưu ái cách đặc biệt, như là một sự bù đắp những thiệt thòi trong quá khứ và là sự khích lệ cho sự tín trung của các tín hữu. Thật vậy, ngày 02/12/2006, một trang sử mới đến với giáo họ Thụy Lôi: Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang, nguyên Giám mục giáo phận Thái Bình đã nâng giáo họ Thụy Lôi lên thành giáo xứ Thụy Lôi, gồm họ Thụy Lôi và họ Lệ Chi. Đức cha đã nhìn thấy nhu cầu tâm linh và tiềm năng phát triển của cộng đoàn tín hữu tại đây. Và để anh chị em giáo dân được thường xuyên có vị chủ chăn hướng dẫn và ban các bí tích, ngài đã trao giáo xứ Thuỵ Lôi cho tỉnh dòng Thừa Sai Đức Tin Việt Nam coi sóc. Mặc dù được nâng lên thành giáo xứ tháng 12/2006, nhưng đến ngày 23/5/2009, giáo xứ Thụy Lôi mới có linh mục đặc trách là cha Giuse Nguyễn Thanh Ngư, dòng Thừa Sai Đức Tin; đến tháng 3/2010, cha Giuse trở thành linh mục chánh xứ tiên khởi của giáo xứ Thụy Lôi, theo văn thư bổ nhiệm của Đức giám mục Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục giáo phận Thái Bình. Hiện tại, giáo xứ có hai giáo họ. Họ Phêrô có 450 nhân khẩu, họ Phaolô 420 nhân khẩu. Khi được trao nhiệm vụ coi sóc giáo xứ, cha Giuse đã quan tâm trước hết đến đời sống Đức Tin của tín hữu: cử hành thánh lễ mỗi ngày để giáo dân tham dự; cử hành các bí tích, thành lập các ca đoàn (giới trẻ, thiếu nhi), mở dạy các lớp giáo lý, lập ban lễ sinh, thành lập lớp ơn gọi (25 em), dạy nhạc lý căn bản cho ca đoàn, lập hội con Đức Mẹ (các bà mẹ Công Giáo), v.v. Cha cũng đặc biệt quan tâm đến 20% số tín hữu đã bỏ nhà thờ từ rất lâu (9 đến 35 năm) và đã giúp họ trở lại nhà thờ được 90%. Ngoài ra, cha cũng chú tâm đến việc đem ánh sáng Tin Mừng cho người ngoại giáo và đã giúp đưa 4 gia đình trở về với Chúa và trở thành con cái của Giáo Hội với tổng cộng 18 người vào đêm Phục Sinh 2009. Cha còn khuyến khích các bạn trẻ tham gia công tác truyền giáo: gặp gỡ, làm quen, khéo léo và tế nhị nói về Chúa và về Giáo Hội cho họ, mời họ đến nhà thờ tham quan nhất là các dịp lễ lớn.Ngoài ra, cha Giuse đã và đang giúp cho anh chị em giáo dân hoà nhập vào sinh hoạt chung của giáo hạt và giáo phận: tạo điều kiện cho các bạn trẻ tham dự lớp đào tạo giáo lý viên, sinh hoạt giới trẻ; cử hành Năm Thánh về gia đình thay mặt giáo phận tại giáo xứ (hơn 1000 người tham dự), tham dự Năm Thánh các bà mẹ Công Giáo (15/8/2010), tham dự ngày hội các lễ sinh tại giáo phận, v.v. Những nỗ lực của cha Giuse cùng với sự cộng tác của anh chị em tín hữu mà đặc biệt là hội đồng mục vụ của giáo xứ không những giúp cho đời sống đạo được khởi sắc hơn, mà còn nâng cao ý thức về bổn phận làm cha làm mẹ, làm con làm cháu trong gia đình và ngoài xã hội; mối tương quan giữa người Công giáo với anh chị em lương dân ngày càng tốt đẹp hơn. Đặc biệt, trong khi tệ nạn ma tuý lan tràn trong xã hội đến mức báo động, thì trong cả giáo xứ Thụy lôi không có bất kỳ một trường hợp nghiện hút nào xảy ra. Về mặt học tập, năm 2009, giáo xứ có 45 học sinh tiên tiến, một em học sinh giỏi cấp huyện, một em thi đậu đại học cùng lúc ba trường với số điểm rất cao. Năm 2010 có 67 học sinh giỏi, trong đó có một em học sinh giỏi cấp huyện và một em đạt học sinh giỏi cấp tỉnh. Nhận thấy nhu cầu sinh hoạt tôn giáo ngày càng tăng, bên cạnh nâng cao đời sống tâm linh, cần phải có cơ sở vật chất là những phương tiện để phục vụ tín hữu và công việc truyền giáo tốt hơn. Cha Giuse đã quyên góp và sửa chữa lại hơn 400 m2 nhà thờ, làm đường thoát nước hơn 200 mét, sửa và làm mới nhà xứ thêm 50 m2, mua hơn 1500 m2 đất nhằm mở rộng khuôn viên nhà thờ và xây dựng các công trình để phục vụ tín hữu. Tuy cha Giuse đã nỗ lực cố gắng rất nhiều, nhưng hiện tại, cơ sở vật chất của giáo xứ vẫn còn nhiều thiếu thốn, chưa có nhà giáo lý, chưa có nhà sinh hoạt mục vụ, khuôn viên nhà thờ quá chật hẹp: từ hơn 8000 m2 lúc ban đầu, nay chỉ còn khoảng 2000 m2. Nhà thờ đã xuống cấp trầm trọng, chỉ cần một cơn mưa vừa là nền nhà thờ đã lai láng nước. Nhà thờ cũng trở nên nhỏ bé trước sự gia tăng của tín hữu, đặc biệt là những ngày lễ trọng và Chúa Nhật, giáo dân phải đứng ngoài nhà thờ để tham dự thánh lễ. Đó không chỉ là nỗi ưu tư của cha xứ, mà là nỗi ưu tư của tất cả những ai đang thao thức lo lắng cho tương lai của cộng đồng tín hữu cũng như công cuộc loan báo Tin Mừng. Trải qua 100 năm lịch sử, với bao biến cố thăng trầm, giáo xứ Thụy Lôi vẫn luôn được Thiên Chúa ân cần chăm sóc và dẫn dắt. Nhìn lại 100 năm cũng có nghĩa là nhận ra bàn tay quan phòng đầy yêu thương của Thiên Chúa đối với họ Xuôi và nay là giáo xứ Thụy Lôi nhỏ bé nhưng đầy tình Chúa tình người. Nhìn lại 100 năm để mỗi người trong giáo xứ biết cảm tạ hồng ân Thiên Chúa và tri ân những người đã góp công góp sức xây dựng ngôi thánh đường tuy đã rêu phong nhưng vẫn hiên ngang trước bao sóng gió của thời gian. Máu các vị tử đạo là hạt giống sinh ra các Kitô hữu ! (Tertullianus). Nhìn lại 100 năm để mọi người cảm ơn các vị hiền phúc tử đạo của giáo xứ đã âm thầm cầu thay nguyện giúp, nhờ đó mà hạt giống Đức Tin ngày càng sinh sôi nảy nở như hôm nay. Và để đền đáp hồng ân Chúa ban và tri ân tất cả những ai đã và đang giúp đỡ giáo xứ bằng cách này hay cách khác, có lẽ không gì thiết thực hơn bằng sự nỗ lực sống chứng nhân như người con cái của Chúa và của Hội Thánh ngay trong cuộc sống hàng ngày của mỗi Kitô hữu.