Kinh Truyền tin lễ Các Thánh
Từ thế kỷ thừ IV, các giáo hội Đông phương đã dành chúa nhựt sau lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống để mừng tất cả các thánh tử đạo, ra như để chúc tụng Thiên Chúa vì hồng ân mà Thánh Linh đã ban cho Giáo hội qua những kẻ đã làm chứng cho Tin mừng. Lễ này được du nhập sang các Giáo hội Tây phương, đặc biệt kể từ khi đức thánh cha Bonifaxiô IV cung hiến ngôi đền Pantheon, kính các thần linh của các dân tộc thuộc lãnh thổ đế quốc Rôma, cho Đức Maria nữ vương các thánh tử đạo. Biến cố này diễn ra cách đây 1400 năm, vào ngày 13 tháng 5 năm 609. Về sau lễ này được dời sang ngày 1 tháng 11 có lẽ do ảnh hưởng của đan sĩ Alcuinô, người Anh, và được mở rộng cho toàn thể các thánh. Phụng vụ lễ các thánh không chỉ nhắc nhớ tất cả tín hữu về ơn gọi nên thánh, nhưng còn tuyên xưng sự thông hiệp giữa các thánh, theo đó, các thánh trên trời chuyển cầu cho những tín hữu trên trần gian bằng gương lành và lời cầu nguyện; và các tín hữu lữ hành cũng hiệp thông với các người qua đời trong lời cầu nguyện và hành vi đức ái, đồng thời nuôi dưỡng niềm hy vọng sẽ được cùng nhau chia sẻ hạnh phúc trong nhà Cha. Bài huấn dụ của Đức Thánh Cha trước khi đọc kinh Truyền tin trưa chúa nhựt hôm qua đã ôn lại đạo lý căn bản đó. Sau khi ban phép lành Toà thánh, ngài nhắc đến kỷ niệm 10 năm ký kết Tuyên ngôn giữa Giáo hội Công giáo và Liên đoàn Luther về ơn công chính hoá, đánh dấu một chặng quan trọng trong nỗ lực đối thoại đại kết. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ
Anh chị em thân mến
Chúa nhựt hôm nay trùng hợp với lễ kính Tất cả các thánh. Lễ này mời gọi Hội thánh lữ hành trên trần thế hãy nếm hưởng lễ hội trường cửu của cộng đoàn thiên quốc, và hâm nóng niềm hy vọng vào cuộc sống bất diệt. Năm nay là kỷ niệm 1400 năm đền thờ Pantheon, vốn là một trong những di tích cổ điển và thời danh nhất của đế quốc Rôma, được dành làm nơi thờ tự Kitô giáo và được cung hiến cho đức Trinh nữ Maria và các thánh tử đạo, dưới tước hiệu “Sancta Maria ad Martyres”. Như vậy ngôi đền dâng các thần linh ngoại giáo trở thành nơi kính nhớ những kẻ được sách Khải huyền mệnh danh như là “đến từ cảnh gian truân cùng khổ và đã giặt tấm áo của mình được nên trong trắng trong máu của Con Chiên” (Kh 7,14). Về sau, việc mừng kính các thánh tử đạo được mở rộng đến tất cả các thánh, “một đoàn người đông đảo không thể nào đếm xuể, thuộc mọi dân mọi nước, mọi chủng tộc và ngôn ngữ” (Kh 7,9), như thánh Gioan đã mô tả. Trong năm dành cho các linh mục, tôi muốn nhắc nhớ cách riêng các thánh linh mục, gồm những vị đã được tôn phong và được giới thiệu làm mẫu gương cho các nhân đức tâm linh và mục vụ, cũng như những vị (với con số đông gấp bội) mà duy chỉ một mình Chúa biết. Mỗi người trong chúng ta còn lưu giữ hình ảnh của vài linh mục đã từng giúp đỡ chúng ta được lớn lên trong đức tin, và cho chúng ta được cảm thấy sự gần gũi của Thiên Chúa nhân lành.
Ngày mai được dành để Kính nhớ tất cả các tín hữu đã qua đời. Tôi muốn mời anh chị em hãy sống cơ hội này với tinh thần đích thực của Kitô giáo, nghĩa là trong ánh sáng phát xuât từ Mầu nhiệm Vượt qua. Đức Kitô đã chết và sống lại; Người đã mở lối vào nhà Cha, vào Vương quốc sự sống và bình an. Ai đi theo đức Giêsu ở đời này thì được Người tiếp đón vào nơi mà Người đã đi trước. Vì thế khi chúng ta đi viếng thăm nghĩa trang, chúng ta hãy nhớ rằng, trong các ngôi mộ, chỉ còn các thi hài của những người thân đang chờ đợi ngày phục sinh. Linh hồn của họ, như Kinh thánh đã nói, đang “nằm trong tay của Chúa” (Kn 3,1). Bởi vậy cách thức thích hợp nhất và hữu hiệu nhất để tôn kính họ là cầu nguyện cho họ, dâng hiến các hành vi nhân đức tin cậy mến để cầu cho họ. Kết hiệp với hy lễ Thánh Thể, chúng ta có thể chuyển cầu cho họ được cứu rỗi, và được hưởng sự thông hiệp sung mãn với Chúa, đang khi trông đợi sẽ được xum họp với nhau để vui hưởng mãi mãi Đấng là Tinh Yêu đã dựng nên ta và cứu chuộc ta.
Các bạn thân mến, sự hiệp thông các thánh quả là đẹp và an ủi biết mấy. Đó là một thực tại mang lại một chiều kích mới mẻ cho cuộc đời chúng ta. Chúng ta không bị bỏ rơi một mình. Chúng ta họp thành một đoàn ngũ tinh thần dựa trên tình liên đới khăng khít: điều lành mà mỗi người thực hiện thì mang lại ích lợi cho tất cả mọi người, và đối lại, hạnh phúc chung của mọi người thì phản chiếu ở nơi từng người. Đó là một mầu nhiệm mà chúng ta đã cảm nghiệm phần nào ở trên đời này, trong gia đình, trong tình bằng hữu, đặc biệt là trong cộng đoàn tinh thần của Giáo hội. Xin Mẹ Maria rất thánh giúp chúng ta bước đi mau lẹ trong đường thánh thiện và tỏ ra là Mẹ từ bi đối với các linh hồn của những kẻ qua đời.
Từ thế kỷ thừ IV, các giáo hội Đông phương đã dành chúa nhựt sau lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống để mừng tất cả các thánh tử đạo, ra như để chúc tụng Thiên Chúa vì hồng ân mà Thánh Linh đã ban cho Giáo hội qua những kẻ đã làm chứng cho Tin mừng. Lễ này được du nhập sang các Giáo hội Tây phương, đặc biệt kể từ khi đức thánh cha Bonifaxiô IV cung hiến ngôi đền Pantheon, kính các thần linh của các dân tộc thuộc lãnh thổ đế quốc Rôma, cho Đức Maria nữ vương các thánh tử đạo. Biến cố này diễn ra cách đây 1400 năm, vào ngày 13 tháng 5 năm 609. Về sau lễ này được dời sang ngày 1 tháng 11 có lẽ do ảnh hưởng của đan sĩ Alcuinô, người Anh, và được mở rộng cho toàn thể các thánh. Phụng vụ lễ các thánh không chỉ nhắc nhớ tất cả tín hữu về ơn gọi nên thánh, nhưng còn tuyên xưng sự thông hiệp giữa các thánh, theo đó, các thánh trên trời chuyển cầu cho những tín hữu trên trần gian bằng gương lành và lời cầu nguyện; và các tín hữu lữ hành cũng hiệp thông với các người qua đời trong lời cầu nguyện và hành vi đức ái, đồng thời nuôi dưỡng niềm hy vọng sẽ được cùng nhau chia sẻ hạnh phúc trong nhà Cha. Bài huấn dụ của Đức Thánh Cha trước khi đọc kinh Truyền tin trưa chúa nhựt hôm qua đã ôn lại đạo lý căn bản đó. Sau khi ban phép lành Toà thánh, ngài nhắc đến kỷ niệm 10 năm ký kết Tuyên ngôn giữa Giáo hội Công giáo và Liên đoàn Luther về ơn công chính hoá, đánh dấu một chặng quan trọng trong nỗ lực đối thoại đại kết. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ
Anh chị em thân mến
Chúa nhựt hôm nay trùng hợp với lễ kính Tất cả các thánh. Lễ này mời gọi Hội thánh lữ hành trên trần thế hãy nếm hưởng lễ hội trường cửu của cộng đoàn thiên quốc, và hâm nóng niềm hy vọng vào cuộc sống bất diệt. Năm nay là kỷ niệm 1400 năm đền thờ Pantheon, vốn là một trong những di tích cổ điển và thời danh nhất của đế quốc Rôma, được dành làm nơi thờ tự Kitô giáo và được cung hiến cho đức Trinh nữ Maria và các thánh tử đạo, dưới tước hiệu “Sancta Maria ad Martyres”. Như vậy ngôi đền dâng các thần linh ngoại giáo trở thành nơi kính nhớ những kẻ được sách Khải huyền mệnh danh như là “đến từ cảnh gian truân cùng khổ và đã giặt tấm áo của mình được nên trong trắng trong máu của Con Chiên” (Kh 7,14). Về sau, việc mừng kính các thánh tử đạo được mở rộng đến tất cả các thánh, “một đoàn người đông đảo không thể nào đếm xuể, thuộc mọi dân mọi nước, mọi chủng tộc và ngôn ngữ” (Kh 7,9), như thánh Gioan đã mô tả. Trong năm dành cho các linh mục, tôi muốn nhắc nhớ cách riêng các thánh linh mục, gồm những vị đã được tôn phong và được giới thiệu làm mẫu gương cho các nhân đức tâm linh và mục vụ, cũng như những vị (với con số đông gấp bội) mà duy chỉ một mình Chúa biết. Mỗi người trong chúng ta còn lưu giữ hình ảnh của vài linh mục đã từng giúp đỡ chúng ta được lớn lên trong đức tin, và cho chúng ta được cảm thấy sự gần gũi của Thiên Chúa nhân lành.
Ngày mai được dành để Kính nhớ tất cả các tín hữu đã qua đời. Tôi muốn mời anh chị em hãy sống cơ hội này với tinh thần đích thực của Kitô giáo, nghĩa là trong ánh sáng phát xuât từ Mầu nhiệm Vượt qua. Đức Kitô đã chết và sống lại; Người đã mở lối vào nhà Cha, vào Vương quốc sự sống và bình an. Ai đi theo đức Giêsu ở đời này thì được Người tiếp đón vào nơi mà Người đã đi trước. Vì thế khi chúng ta đi viếng thăm nghĩa trang, chúng ta hãy nhớ rằng, trong các ngôi mộ, chỉ còn các thi hài của những người thân đang chờ đợi ngày phục sinh. Linh hồn của họ, như Kinh thánh đã nói, đang “nằm trong tay của Chúa” (Kn 3,1). Bởi vậy cách thức thích hợp nhất và hữu hiệu nhất để tôn kính họ là cầu nguyện cho họ, dâng hiến các hành vi nhân đức tin cậy mến để cầu cho họ. Kết hiệp với hy lễ Thánh Thể, chúng ta có thể chuyển cầu cho họ được cứu rỗi, và được hưởng sự thông hiệp sung mãn với Chúa, đang khi trông đợi sẽ được xum họp với nhau để vui hưởng mãi mãi Đấng là Tinh Yêu đã dựng nên ta và cứu chuộc ta.
Các bạn thân mến, sự hiệp thông các thánh quả là đẹp và an ủi biết mấy. Đó là một thực tại mang lại một chiều kích mới mẻ cho cuộc đời chúng ta. Chúng ta không bị bỏ rơi một mình. Chúng ta họp thành một đoàn ngũ tinh thần dựa trên tình liên đới khăng khít: điều lành mà mỗi người thực hiện thì mang lại ích lợi cho tất cả mọi người, và đối lại, hạnh phúc chung của mọi người thì phản chiếu ở nơi từng người. Đó là một mầu nhiệm mà chúng ta đã cảm nghiệm phần nào ở trên đời này, trong gia đình, trong tình bằng hữu, đặc biệt là trong cộng đoàn tinh thần của Giáo hội. Xin Mẹ Maria rất thánh giúp chúng ta bước đi mau lẹ trong đường thánh thiện và tỏ ra là Mẹ từ bi đối với các linh hồn của những kẻ qua đời.