Đức Giáo Hoàng Urban VIII nhạy cảm đối với sức khoẻ của nhà thiên văn.

VATICAN (Zenit.org).-Một bức thư mới được khám phá khẳng định rằng Đức Giáo Hoàng Urban VIII đã quan tâm rằng vụ án Galileo Galilei phải được giải quyết mau lẹ vì sức khỏe suy yếu của nhà thiên văn.

Bức thư được khám phá cách đây ít ngày bởi nhà sử học Francesco Beretta, giáo sư lịch sử Kitô giáo của Đại học Đức Freiburg. Giáo sư gặp bức thư trong những văn thư lưu trữ của Thánh Bộ trước kia, bây giờ là Bộ Giáo lý Đức tin.

Đây là môt bức thư của Cao ủy Thánh Bộ Vincenzo Maculano da Firenzuola. đề ngày 22/4/1633, và gởi cho Hồng Y Francesco Barberini, để bày tỏ quan tâm của Đức Giáo Hoàng đối với nhà khoa học bị cáo là rối đạo

Theo giáo sư Beretta, viêc chuẩn bị bản án ngày 22/6 trong vụ xử Galileo, ít nhất trong những phần thiết yếu của bản án, có lẽ do vị Cao ủy này của Thánh Bộ.

Tổng Giám mục Angelo Amato 65, là tân thư ký của bộ giáo lý đã giải thích: "Có lẽ, đối với một số người ngày nay Galileo là đồng nghĩa với tự do, hợp thời và tiến bộ, trong lúc cho rằng Giáo hội thì đồng nghĩa với giáo điều, chính sách ngu dân, chậm tiến. Dầu vậy, sự thật rất khác biệt sự nhận thức do trí tưởng tương gây nên,".

Theo sư khám phá của bức thư, vị giáo sĩ Dòng Salesien Don Bosco nhắc đến những phương diện của vụ xử án Galileo.

Ðức Tổng Giám Mục Amato đã nói với tuần báo Ý Gia Ðình Kitô (Famiglia Cristiana) rằng vào năm 1610, khi Galileo phổ biến 'Sidereus Nuncius--Sứ giả ngôi sao,' trong tác phẩm đó ông khẳng định trạng thái trung tâm của mặt trời nằm trong vũ trụ, ông được sự tán thành của cả hai người là ông Johannes Kepler nhà thiên văn lỗi lạc và Cha Clavius Dòng Tên, tác giả lịch Gregorian.

Ông cũng có những thành công lớn bên cạnh các Hồng Y tại Roma," Tổng Giám mục Amato nói tiếp: "Trên thực tế, tất cả các Hồng Y muốn nhìn thiên văn qua qua ống viễn kính thời danh của ông."

"Những người chống lại ông nhiều nhất là các nhà triết học, đặc biệt những người thuộc trường phái Pisa, là những người chịu ảnh hưởng của Aristote, và họ khởi sự dùng Kinh Thánh để xử sự," Vì những sức ép đó cho nên Thánh Bộ đã can thiệp.

Tháng 10/ 1992, một ủy ban đặc biệt gòm các thần học gia, khoa học gia và sử gia, do Đức Gioan Phaolô II thiết lập vào năm 1981, đã trình bày những kết kuận của mình. Ủy ban do Hồng Y Paul Poupard chủ tọa, ngài là chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng Văn hóa, đã cứu xét những sai lầm có thể vấp phạm do toà án giáo hội kết án nhà thiên văn danh tiếng vào năm 1633.

Ngày 31/10/1992, Ðức Gioan Phaolô II công nhận những sai lầm này cách công khai khi nói trước Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng Khoa Học "Xin cho phép chúng tôi than khóc một số thái độ tâm thần.. . xuất phát do sự thiếu nhận thức về sự tự trị chính đáng của khoa học”.

Tổng Giám mục Amato kêu gọi chấm dứt huyền thoại bao quanh Galileo, " đã truyền đạt do một ảnh tượng học sai quấy mà theo đó Galileo bị bỏ tù và có khi bị tra tấn đến nổi ông phải tuyên thệ từ bỏ (lập trường của ông).

"Khi ông lưu lại khoảng 20 ngày tại Thánh Bộ, thì căn phòng của ông là căn hộ của luật sư--một trong những quan chức cao cấp nhất thuộc Tòa Truy Tà--ở đây ông được chính người tôi tớ ông phục vụ. Trong khi còn ở tại Rome ông là thượng khách của đại sứ Florentine tại Villa Medici."

Trong một cuộc phỏng vấn vừa qua với Thông Tấn Xã ZENIT, Hồng Y Poupard nói rằng "dĩ nhiên Galileo chịu nhiều đau khổ, nhưng sự thật theo lịch sử là ông chỉ bị tù theo 'hình thức -formalem carcerem'--một kiểu quản thúc tại gia. Nhiều quan tòa từ chối ủng hộ bản án, và Đức Giáo Hoàng thời đó đã không ký nhận."

Ðức Hồng Y nói thêm “Galileo vẫn còn khả nămg tiếp tục làm việc cho khoa học của ông và qua đời vào ngày 8/1/1642 tại nhà riêng của ông ở Arcetri, gần Florence. Viviani, người đã giúp ông trong lúc ông lâm bệnh,đã làm chứng ông qua đời với niềm vững tin có tính triết học và Kitô hữu, ông hưởng thọ 77 tuổi."

Ðức Tổng Giám Mục Amato cho biết Ủy ban Vatican đã giúp phục hồi danh dự Galileo xác nhận rằng "sự kiện nhà khoa học tuyên thệ từ bỏ hệ thống Copernican là chủ yếu do cá tính đạo đức của ông, đã cố gắng vâng lời Giáo hội cho dầu Giáo hội có lầm lẫn. Galileo không muốn thành người rối đạo, ông không muốn bị án phạt đời đời và do đó đã chấp nhận sự tuyên thệ từ bỏ để khỏi phạm tội”.

Tổng Giám Mục Amato nói thêm rằng tiếp theo cuộc điều tra của ủy ban và sự kiện Đức Thánh Cha phục hồi danh dự cho nhà thiên văn danh tiếng, trường hợp Galileo có thể được coi như là chấm dứt.

Ngài kết luận tình tiết này đã dạy chúng ta đừng có đề cao "sự chống đối nhưng úng hơn sự hài hòa, phải gự trị" giữa lý trí và đức tin, "hai bộ cánh nhờ đó người Kitô hữu có thể bay lên tới Chúa," như "Đức Gioan Phaolô II đã tổng kết trong thông điệp 'Fides et Ratio."

Tổng giám mục đã nhấn mạnh nhà khoa học có đức tin, có hiệm vụ "không sợ thực hành công trình của mình ghiên cứu về chân lý."