Vatican City (CNA).- “Galileo và Tòa thánh Vatican” là nhan đề một cuốn sách mới, qui tụ các văn bản về nhà khoa học nổi tiếng người nước Ý này, được soạn thảo do một Ủy ban thiết lập bởi Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II, và theo Đức hồng y Paul Poupard, trưởng nhóm nghiên cứu, thì cuốn sách cũng nhằm vạch trần truyền thuyết đen tối và những huyền thoại khác về vụ này.
Trong những lời tuyên bố với hãng thông tấn Notimex, Hồng y Poupard nhắc lại rằng Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đã công khai xin lỗi về vụ Galileo vào tháng 10 năm 1992.
Hồng y nói: “Đức giáo hoàng đã quan tâm đến việc tẩy sạch hình ảnh xấu xa về Giáo hội trước những cặp mắt công chúng, nơi hình ảnh này giáo hội được mô tả như là kẻ thù của khoa học. Đây là một huyền thoại, nhưng các huyền thoại thường thâm nhập khắp lịch sử và không dễ gì mà loại trừ ra được.”
Hồng y nói thêm: “Tất cả điều đó được sử dụng, đặc biệt là bắt đầu với Thời kỳ Khai sáng, như một thứ khí giới chiến tranh chống phá Giáo hội” và ngày nay, điều kỳ quái là những tư tưởng “không có chút cơ sở nào” vẫn tiếp tục lan truyền khắp nơi, chẳng hạn như truyền thuyết cho rằng Galileo đã bị trói vào cọc và thiêu sống, trong khi thực ra ông không hề bị ngay cả đến chuyện giam giữ bao giờ.
Hồng y Poupard nhắc lại rằng đã có lúc ĐGH Gioan Phaolô II hỏi ngài, nếu như sau khi công nhận những lầm lạc của các phán quan, vụ Galileo coi như đã kết thúc rồi chưa. Ngài trả lời: “Bao lâu còn có những người tự do, họ sẽ suy tưởng bất cứ cách nào họ muốn.”
Đức Hồng y nhấn mạnh: “Điều quan trọng là đối diện với huyền thoại đó, chấp nhận những lầm lẫn trong vụ việc kinh hoảng này, và coi xem những gì đã làm xong.”
Mục đích của Cuốn sách
“Galileo và Tòa thánh Vatican” đã được nhà xuất bản Marcianum Press phát hành, có đồng tác giả là Mario Artigas (mất năm 2006) và Giám mục Melchor Sanchez de Toca. Artigas là giáo sư dạy Triết lý của Khoa học tại Barcelona (Tây ban nha) và tại trường Đại học Navarre; còn Giám mục Melchor Sanchez de Toca đã giữ chức vụ thứ trưởng tại Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa.
Cuốn sách dày 300 trang được xuất bản bằng tiếng Spanish và tiếng Ý, gồm một bài giới thiệu của Tổng giám mục Gianfranco Ravasi, hiện là Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn hoá.
Tổng giám mục Ravasi coi công trình của Ủy ban về Galileo là quan trọng trong việc “bỏ lại phía sau những vết tích của một quá khứ đáng buồn, đã dẫn tới sự hiểu lầm bi thương cho cả hai bên.”
Tuyên bố với thông tấn xã Notimex, giám mục Sanchez de Toca giải thích rằng mục đích chính của cuốn sách là “để hàn gắn lại một vết thương rộng mở”, bởi vì mặc dầu 17 năm đã trôi qua kể từ ngày [Đức giáo hoàng ngỏ lời] xin lỗi, “có vẻ như lần nào chúng ta cũng vẫn còn ở lúc khởi đầu.”
Tác giả cuốn sách nói tiếp: Các vị phán quan xét xử Galileo, ngoài “lỗi lầm rõ rệt” khi tưởng rằng Trái đất không quay, lại còn sai phạm khi đi vào một lãnh vực ngoài khả năng của họ. “Họ nghĩ rằng hệ thống Copernicus mà Galileo kịch liệt bảo vệ là điều gây nguy hại cho đức tin của người dân thường ít học và nhiệm vụ của họ là phải ngăn ngừa không cho giảng dạy. Đó là một lỗi lầm và cần phải chấp nhận.”
Ngày 31 tháng 10 năm 1992, Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đã công bố một bản tuyên ngôn công nhận những lỗi lầm mà tòa án Giáo hội phạm phải khi xét định về lập trường khoa học của Galileo Galilei.
Trong những lời tuyên bố với hãng thông tấn Notimex, Hồng y Poupard nhắc lại rằng Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đã công khai xin lỗi về vụ Galileo vào tháng 10 năm 1992.
Hồng y nói: “Đức giáo hoàng đã quan tâm đến việc tẩy sạch hình ảnh xấu xa về Giáo hội trước những cặp mắt công chúng, nơi hình ảnh này giáo hội được mô tả như là kẻ thù của khoa học. Đây là một huyền thoại, nhưng các huyền thoại thường thâm nhập khắp lịch sử và không dễ gì mà loại trừ ra được.”
Hồng y nói thêm: “Tất cả điều đó được sử dụng, đặc biệt là bắt đầu với Thời kỳ Khai sáng, như một thứ khí giới chiến tranh chống phá Giáo hội” và ngày nay, điều kỳ quái là những tư tưởng “không có chút cơ sở nào” vẫn tiếp tục lan truyền khắp nơi, chẳng hạn như truyền thuyết cho rằng Galileo đã bị trói vào cọc và thiêu sống, trong khi thực ra ông không hề bị ngay cả đến chuyện giam giữ bao giờ.
Hồng y Poupard nhắc lại rằng đã có lúc ĐGH Gioan Phaolô II hỏi ngài, nếu như sau khi công nhận những lầm lạc của các phán quan, vụ Galileo coi như đã kết thúc rồi chưa. Ngài trả lời: “Bao lâu còn có những người tự do, họ sẽ suy tưởng bất cứ cách nào họ muốn.”
Đức Hồng y nhấn mạnh: “Điều quan trọng là đối diện với huyền thoại đó, chấp nhận những lầm lẫn trong vụ việc kinh hoảng này, và coi xem những gì đã làm xong.”
Mục đích của Cuốn sách
Nhà khoa học Galileo Galilei |
“Galileo và Tòa thánh Vatican” đã được nhà xuất bản Marcianum Press phát hành, có đồng tác giả là Mario Artigas (mất năm 2006) và Giám mục Melchor Sanchez de Toca. Artigas là giáo sư dạy Triết lý của Khoa học tại Barcelona (Tây ban nha) và tại trường Đại học Navarre; còn Giám mục Melchor Sanchez de Toca đã giữ chức vụ thứ trưởng tại Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa.
Cuốn sách dày 300 trang được xuất bản bằng tiếng Spanish và tiếng Ý, gồm một bài giới thiệu của Tổng giám mục Gianfranco Ravasi, hiện là Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn hoá.
Tổng giám mục Ravasi coi công trình của Ủy ban về Galileo là quan trọng trong việc “bỏ lại phía sau những vết tích của một quá khứ đáng buồn, đã dẫn tới sự hiểu lầm bi thương cho cả hai bên.”
Tuyên bố với thông tấn xã Notimex, giám mục Sanchez de Toca giải thích rằng mục đích chính của cuốn sách là “để hàn gắn lại một vết thương rộng mở”, bởi vì mặc dầu 17 năm đã trôi qua kể từ ngày [Đức giáo hoàng ngỏ lời] xin lỗi, “có vẻ như lần nào chúng ta cũng vẫn còn ở lúc khởi đầu.”
Tác giả cuốn sách nói tiếp: Các vị phán quan xét xử Galileo, ngoài “lỗi lầm rõ rệt” khi tưởng rằng Trái đất không quay, lại còn sai phạm khi đi vào một lãnh vực ngoài khả năng của họ. “Họ nghĩ rằng hệ thống Copernicus mà Galileo kịch liệt bảo vệ là điều gây nguy hại cho đức tin của người dân thường ít học và nhiệm vụ của họ là phải ngăn ngừa không cho giảng dạy. Đó là một lỗi lầm và cần phải chấp nhận.”
Ngày 31 tháng 10 năm 1992, Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đã công bố một bản tuyên ngôn công nhận những lỗi lầm mà tòa án Giáo hội phạm phải khi xét định về lập trường khoa học của Galileo Galilei.