Những tư tưởng chiến tranh.



Chuyển ngữ từ bài ‘War thoughts’ của Lm. James V. Schall, S.J., giáo sư môn Political Science, Georgetown University, đăng trên trang Web Crisis.

Michael Chertoff viết trên tờ Waishington Post rằng một cuộc chiến tranh thực sự đang xảy ra, dù chúng ta thích hay không thích. Một kẻ thù không biết mệt mỏi, được tài trợ bởi những nhu cầu năng lượng của chúng ta, đang kích động chúng ta phải hành động mỗi ngày. Kẻ thù không can dự vào cuộc chiến vì tiền bạc, hay vì quyền lực, nhưng để dành lấy Chúa, như điều họ hiểu (hay không hiểu) về Chúa. Cũng giống như mọi cuộc chiến, cuộc chiến này cũng có bản chất của nó, bản chất ‘thần quyền’, nhưng các nhà thần học đã phải miễn cưỡng mới chấp nhận điều đó. Các nhà thần học thích hợp cho hòa bình, ngay cả khi chẳng có chút hòa bình nào cả. Kẻ thù không đối thoại. Allah non est Logos. Tony Blankley còn thêm rằng ‘sự chia rẽ lớn nhất’ trong công luận là ở giữa hai nhóm; một tin rằng sự nổi dậy của Hồi giáo chính thống đã áp đặt một sự đe dọa từ bên ngoài lên nền Văn Minh Phương Tây, và một tin rằng đó chính là một hiểm họa, dù cho rằng chỉ có tính giai đoạn, một hiểm họa rất trầm trọng. Tất cả những sự phân biệt mang tính xã hội khác đều không phải là quan niệm thích hợp.

Thế kỷ hiện tại báo trước một thế kỷ Hồi giáo đã được đợi chờ từ lâu. Ngay cả ở Trung Hoa cũng có vấn đề Hồi giáo. Sự lựa chọn của chúng ta là không suy nghĩ chút gì về điều đó. Cuộc chiến đâu có dài như vậy. Nó làm đảo lộn quá nhiều những tiên liệu về chính trị của chúng ta. “Chỉ là một hiểm họa thôi”, chúng ta tự an ủi. Vâng, những ai cho rằng đó là một cuộc chiến tranh là những người quá tưởng tượng. Những người quá tưởng tượng thực sự không phải ở trong số ‘họ’, mà trong số ‘chúng ta’.

Có người nghĩ rằng chiến tranh có thể được phân tích chỉ bằng những thuật ngữ chính trị nội bộ Mỹ. Rõ ràng là người Châu Âu sợ suy nghĩ, dù chỉ một chút, về chiến tranh. Thực vậy, với sự suy giảm mức sinh đẻ, cuộc chiến dường như đã qua đi trên Cựu Lục Địa. Châu Âu có vẻ như là một nơi mà nhiều người mong muốn sẽ mau chóng chấm dứt được một sự chao đảo. Chẳng có gì đáng để làm về những vấn đề mà Châu Âu đang phải đối phó. Họ đang mệt mỏi vì hưởng thụ mà không có trách nhiệm tương ứng để bảo vệ chính mình. Người Mỹ làm điều đó. Người Châu Âu không muốn hiểu tại sao họ đã được tự do.

Trong lúc đó không nghi ngờ gì nữa, những tổ chức theo loại hình Al-Qaeda đã có mặt ở đất nước này, như họ đã có mặt trong các quốc gia Châu Âu, đang nghiên cứu những hành động xảo quyệt cho cuộc tấn công tiếp theo. Ngay cả khi không có những tiện nghi nguyên tử, họ không thiếu những kẻ đánh bom tự sát, có khả năng làm tê liệt nhiều thành phố cùng một lúc. Họ tấn công khi họ được ra lệnh, không phải khi họ muốn làm điều đó. Đó chính là chiến tranh.

Như Chertoff đã đề cập, nhìều âm mưu đã bị phá vỡ. Nhưng hiếm khi thấy những âm mưu bị phá vỡ này xuất hiện trên phương tiện truyền thông. Không có thông tin trên các phương tiện truyền thông, chúng ta dễ bị ru ngủ vào một nền an ninh giả tạo. Chúng ta nghĩ rằng chẳng có gì đã xảy ra là do chẳng có gì nghiêm trọng đe dọa chúng ta, chứ không phải do những âm mưu đã bị phá vỡ. Chúng ta ít trân trọng những ai đã làm những công việc phá vỡ các âm mưu đó.

Chúng ta nghĩ rằng chúng ta có thể chấp nhận được một nền chính trị nội bộ mang tính tự mâu thuẫn. Chúng ta không muốn biết rằng có điều gì đó nghiêm trọng đe dọa chúng ta. Chúng ta có ‘quyền’ được yên ổn, được ‘rút lui’. Kẻ thù của chúng ta, những người mà chúng ta phải miễn cưỡng gọi là kẻ thù, không phải là những người có bộ óc siêu đẳng, nhưng họ cũng không phải là những kẻ ngu đần. Họ biết kẻ thù của họ, nếu chúng ta không biết kẻ thù của chúng ta.

Chúng ta nghĩ mọi người chủ trương tách biệt tôn giáo ra khỏi chính quyền. Nhưng kẻ thù của chúng ta gom tôn giáo và chính quyền lại làm một. Chúng ta chậm hiểu ra rằng có một tôn giáo muốn thống lĩnh thế giới. Chúng ta không tưởng tượng nổi có một kế hoạch lịch sử dài hạn kéo dài hằng thế kỷ. Nhưng người khác có thể tưởng tượng được điều đó.

Nếu ngày 9 tháng 11 chẳng bao giờ xảy ra, không ai có thể tưởng tượng nó sẽ xảy ra. Nhưng nó đã xảy ra. Một số người khó có thể tưởng tượng đến một thời gian nào đó, sự kiện này có thể bị quên lãng hay giảm cường độ. Nhưng nó đã bị quên lãng và giảm cường độ như vậy.

Phải chăng đây là một cuộc chiến sai lầm, ở một nơi chốn sai lầm, và ở một thời điểm sai lầm? Phải chăng nó đã chứng minh rằng những nền dân chủ không thể xuất hiện được trong những miền đất Hồi giáo? Có thể như vậy. Nhưng chỉ có một sức mạnh có khả năng đánh trả. Đó là sức mạnh của sự quyết tâm hành động.

Những nhà chiến lược Hồi giáo từ lâu đã hiểu rằng chướng ngại thực sự cản trở kế hoạch thế giới của họ chính là sức mạnh này. Cuộc chiến này không thể bị đánh bại bằng vũ khí, nhưng có thể bị đánh bại ngay trong quyết tâm và ý chí của những người dân yểm trợ nó. Để tạo được ‘sự đánh bại’ này, người ta phải khiến kẻ thù của mình tin rằng chẳng có gì nguy hiểm đe dọa họ.