Lược trích bài phỏng vấn của hãng tin Zenit với bác sĩ Carlo Bellieni là người chuyên theo dõi sự phát triển, chăm sóc và chuẩn đoán các loại bệnh tại những trẻ sơ sinh (neonatalogy).

SIENA, Italy, DEC. 22, 2004.-Ngoài việc cung cấp hay đòi hỏi việc chuẩn đoán trước khi sanh (prenatal diagnosis), như là việc xét nghiệm theo thông lệ, thì mọi người phải cẩn thận khi làm điều đó, đó là lời cảnh báo của một chuyên gia nghiên cứu về các bệnh sớm nảy sinh ra nơi các trẻ sơ sinh (neonatologist).

Bác sĩ Carolo Bellieni thuộc Bệnh Viện Đa Khoa Santa Maria alle Scotte đã giải thích với hãng tin Zenit, trong bài phỏng vấn này về những mối nguy hiểm của việc dùng hoặc lạm dụng việc chuẩn đoán trước khi sanh.

Hỏi (H): Thưa Bác sĩ, chuẩn đoán trước khi sanh chính là gì vậy?

Bác sĩ Bellieni (T): Thưa, đó chính là cách để biết được những điều kiện về sức khỏe của bào thai. Nó có thể thực hiện bằng cách can thiệp từ bên ngoài vào (invasive way), nghĩa là bằng việc tách rời chất liệu của bào thai như máu, màng đệm tơ (chorionic villi), dung dịch của màng ối (amniotic fluid); hay bằng cách nội âm (non-invasive way).

Cách thức nội âm có thể được thực hiện bằng cách phân tích dòng máu của người mẹ hay thực hiện những việc khám nghiệm bằng các công cụ chẳng hạn như siêu âm bào thai. Mẩu của màng đệm tơ thường được lấy ra trong ba tháng đầu, trong khi đó sự chọc ối (amniocentesis) có thể được thực hiện một cách thường xuyên hơn trong ba tháng kế tiếp.

(H): Thưa Bác sĩ, việc thực hiện này là vì lợi ích của ai vậy?

(T): Thưa, đây đúng là một câu hỏi rất hay. Việc chuẩn đoán trước khi sanh là phương cách rất hữu hiệu để có thể quyết định xem con số các bào thai có bệnh lý tốt; phần nhiều những loại bệnh lý này có thể được chữa trị; một số thì được chữa trị bằng phương pháp trực tiếp trước khi sanh. Thế nhưng, việc chuẩn đoán trước khi sanh cũng còn được sử dụng cho những mục đích được tuyển chọn ra, gần đây nhất nó được thực hiện dưới dạng của việc thử nghiệm tiền cấy ghép (pre-implantation testing).

Việc thử nghiệm tiền cấy ghép được thực hiện trong tiến trình thụ thai, trước khi phôi thai được thành hình trong dạ tử cung. Có một số chuyên gia đề nghị rằng việc thử nghiệm này không những có thể thực hiện để quyết định xem các loại bệnh lý chính mà còn có thể quyết định giới tính của bào thai.

Chính vì thế mà sự khác biệt cần phải được làm rõ giữa việc chuẩn đoán trước khi sanh, vốn được thực hiện vì lợi ích của những cá nhân trong cuộc, tức phôi thai nằm trong bào thai và người mẹ; và việc chuẩn đoán chỉ vì những lợi ích của đứa trẻ đã được sinh ra rồi.

(H): Thưa Bác sĩ, có phải sự khám nghiệm về sự chọc ối càng ngày càng được lan rộng ra phải không?

(T): Thưa, trong 35 năm qua kể từ khi Jacobson và Barten thực hiện 56 trường hợp khám nghiệm về sự chọc ối đầu tiên, thì con số của những cuộc khám nghiệm tương tự sau này, đã ngày càng gia tăng lên. Gần đây nhất, đã có những nổ lực đang được thực hiện để khắc phục nhu cầu của việc khám nghiệm thực hiện bằng việc can thiệp từ bên ngoài vào trong rất nhiều trường hợp mang thai, vì lẽ, nó sẽ tạo ra một mối nguy hiểm để dẫn đến sự phá thai.

(H): Thưa Bác sĩ, có phải nó là một mối nguy hiểm có thể bỏ sót không?

(T): Thưa, một nghiên cứu mới đây được thực hiện bởi tổ chức có tên là Seeds (những hạt giống) được đăng trong Tạp Chí Sản Khoa và Nghiên Cứu các Bệnh Nơi Hệ Thống Sinh Sản của Sản Phụ (Gynecology) Hoa Kỳ của năm 2004, có đề cập đến một tỉ lệ phá thai là 0.6%.

Cũng một nghiên cứu như vậy được thực hiện vào năm 2003 tại Ý Quốc có gần khoảng 100,000 sự khám nghiệm về chọc ối đã được thực hiện, nghĩa là có hơn 500 những người mang thai bình thường và mong muốn, đã không thể sinh đẻ được chỉ vì kỷ thuật này, và hậu quả là nó làm tổn thương đến rất nhiều người phụ nữ. Thì đây không phải là dữ kiện có thể bỏ sót qua được, mặc dầu các nhà phẩu thuật đó cực kỳ cẩn thận và rất giỏi.

(H): Thưa Bác sĩ, trong rất nhiều trường hợp, Bác sĩ có đề cập tới quyền cá nhân của bào thai. Vậy Bác sĩ muốn ám chỉ đến điều gì vậy?

(T): Thưa, theo sự hiểu biết của tôi, thì bào thai cũng giống như là một cá nhân, có quyền không cho ai đó được can thiệp vào phạm vi của nơi tận cùng, sâu thẳm của nó. Trong năm 1998, Tổ Chức Y Tế Thế Giới cũng đã khuyên rằng việc chuẩn đoán trước khi sanh chỉ có thể được thực hiện một cách độc nhất vô nhị vì lợi ích của bào thai, chứ không phải để làm thỏa mãn sự hiếu kỳ của cha mẹ.

(H): Thưa Bác sĩ, liệu việc siêu âm có đưa ra được những bất ngờ nào hay không?

(T): Thưa, chúng ta cần phải biết rất rõ ràng rằng: việc siêu âm là tuyệt đối an toàn và không gây ra bất kỳ một sự nguy hiểm nào cả. Hơn nữa, chúng có thể cung cấp các thông tin quan trọng cho lợi ích của bà mẹ và của phôi thai. Tuy nhiên, chúng ta đừng nên tầm thường hóa chúng, cũng như là chúng ta không nên tầm thường hóa bất kỳ điều gì cả trong y học.

Trong năm 2004, Bộ Quản Lý Thực Phẩm và Thuốc Men của Hoa Kỳ (FDA) đã cảnh cáo về việc sử dụng những cuốn video thu được từ việc siêu âm như là “những vật kỷ niệm.” Rất nhiều cuộc nghiên cứu quốc tế đề nghị rằng việc siêu âm chỉ được thực hiện trong tiến trình mang thai mà thôi. Ở Ý và Pháp Quốc, con số này thì thậm chí còn cao hơn là ba cuộc siêu âm thường được đề nghị.

(H): Thưa Bác sĩ, vậy để kết luận, Bác sĩ muốn nhắn gởi điều gì cho các độc giả?

(T): Thưa, việc chuẩn đoán trước khi sanh cũng thường hay được thực hiện khi sự hồi hộp của sản phụ ngày càng lan rộng trong lúc họ đang mang thai, nhằm để kiếm tìm ra “một đứa trẻ hoàn hảo,” vì sợ rằng việc mang thai có thể phải kết cục ngoài sự mong đợi.

Đối với việc chuẩn đoán trước khi sanh dùng phương pháp can thiệp từ bên ngoài vào, cần phải được sử dụng một cách rất cẩn thận, ít ra trước tiên là phải biết được những dấu chỉ nguy hiểm thật sự, và không được đề nghị ra hay yêu cầu nó như là phương thức khám nghiệm thường xuyên; kế đến là sự thảm thương mà nó không thể đưa ra như mong đợi rằng để tránh những loại bệnh lý của bào thai.

Việc mang thai phải cần được chế ngự mọi sự lo lắng, và hồi hộp, và việc chuẩn đoán trước khi sanh cần phải được trả lại vai trò của chính nó như là người trợ lý của tiến trình về thần kinh và tình cảm, chứ không phải là một nghĩa vụ để có những kết cục của xã hội.