Tín hữu Nam - Bắc Triều Tiên gặp gỡ Phục Sinh để "cầu nguyện và hòa giải"
Seoul (AsiaNews) – Nhân dịp Phục Sinh, "người dân Triều Tiên, miền Bắc và miền Nam, sẽ hướng về Chúa và họ sẽ cầu nguyện cho việc tái thống nhất đất nước. Mặc dù nhiều năm trôi qua, khát khao chung này sẽ tiếp tục chất chứa trong lòng chúng tôi", các tín hữu từ hai miền Triều Tiên cho hay như thế trong một buổi gặp gỡ cầu nguyện được tổ chức ở Khu công nghiệp Kaesong của Bắc Triều Tiên.
Chế độ cộng sản Bình Nhưỡng đã cho phép tổ chức cuộc gặp để mở lại các kênh nhân đạo đã bị chấm dứt sau hành động khiêu khích hạt nhân của Bắc Triều Tiên vào năm 2008.
Hội đồng Kitô giáo Quốc Gia tại Hàn Quốc đã đưa ra bản văn lời cầu nguyện để đọc vào Chúa Nhật Phục Sinh.
Tại buổi gặp gỡ ở Kaesong, hai phái đoàn cho hay họ muốn "thay thế hận thù bằng tình yêu và thay sự ngờ vực bằng lòng tin tưởng, vượt ra ngoài ý thức hệ và hệ thống chính trị, để được hiệp nhất và hòa giải như là một quốc gia".
Trước khi bán đảo Triều Tiên bị chia cắt bởi chiến tranh Triều Tiên, Bình Nhưỡng đã được biết đến như là Giêrusalem của Á Châu, với 410 thừa tác viên và 500 nhà truyền giáo. Cộng đoàn Công Giáo mạnh mẽ của Bình Nhưỡng chiếm 30% dân số của thành phố này. Với sự tiếp quản của Kim Nhật Thành, một cuộc đàn áp xấu xa đã được tung ra để chống lại các tín hữu, hầu như đã dập tắt mọi hình thức tôn giáo ở đất nước này.
Seoul (AsiaNews) – Nhân dịp Phục Sinh, "người dân Triều Tiên, miền Bắc và miền Nam, sẽ hướng về Chúa và họ sẽ cầu nguyện cho việc tái thống nhất đất nước. Mặc dù nhiều năm trôi qua, khát khao chung này sẽ tiếp tục chất chứa trong lòng chúng tôi", các tín hữu từ hai miền Triều Tiên cho hay như thế trong một buổi gặp gỡ cầu nguyện được tổ chức ở Khu công nghiệp Kaesong của Bắc Triều Tiên.
Chế độ cộng sản Bình Nhưỡng đã cho phép tổ chức cuộc gặp để mở lại các kênh nhân đạo đã bị chấm dứt sau hành động khiêu khích hạt nhân của Bắc Triều Tiên vào năm 2008.
Hội đồng Kitô giáo Quốc Gia tại Hàn Quốc đã đưa ra bản văn lời cầu nguyện để đọc vào Chúa Nhật Phục Sinh.
Tại buổi gặp gỡ ở Kaesong, hai phái đoàn cho hay họ muốn "thay thế hận thù bằng tình yêu và thay sự ngờ vực bằng lòng tin tưởng, vượt ra ngoài ý thức hệ và hệ thống chính trị, để được hiệp nhất và hòa giải như là một quốc gia".
Trước khi bán đảo Triều Tiên bị chia cắt bởi chiến tranh Triều Tiên, Bình Nhưỡng đã được biết đến như là Giêrusalem của Á Châu, với 410 thừa tác viên và 500 nhà truyền giáo. Cộng đoàn Công Giáo mạnh mẽ của Bình Nhưỡng chiếm 30% dân số của thành phố này. Với sự tiếp quản của Kim Nhật Thành, một cuộc đàn áp xấu xa đã được tung ra để chống lại các tín hữu, hầu như đã dập tắt mọi hình thức tôn giáo ở đất nước này.