Vài nét về Nữ Hoàng Isabella-người con gái khiêm hạ của Hội Thánh-mẩu gương cho người Công Giáo thời nay

LTS: Bài này được viết bằng tiếng Anh bởi Nữ Tu Joan Gormley, và được đăng trong tạp chí Columbia số xuất bản tháng 11 năm 2004 của Hội Hiệp Sĩ Columbus (The Knights of Columbus), trong mục Suy Gẫm, trang 30. Nữ Tu Gormley là Giáo Sư về Kinh Thánh và Nghệ Thuật Thuyết Giáo (homiletics) tại Chủng Viện Mount St. Mary ở thành phố Emmitsburg, MD.

Nữ Hoàng Isabella thành Castile được xếp vào số những nhân vật vĩ đại, và có thế lực nhất trong lịch sử. Ngay cả những người chỉ trích Bà, cũng phải công nhận về điều này. Nữ Hoàng đã ủng hộ Columbus trong chuyến hải hành khám phá và rao giảng về Tin Mừng, cùng với phu quân của Bà là Ferdinand, đã bắt đầu một cuộc thống nhất đất nước Tây Ban Nha thời hiện đại và đã chấm dứt sự chinh phạt và bành trướng của chủ nghĩa Hồi Giáo trên khắp các bán đảo.

Nhân việc kỷ niệm 500 năm ngày Nữ Hoàng Isabella băng hà (vào ngày 26 tháng 11 năm 1504), bài viết này được viết ra là để xem xét đến Nữ Hoàng như là một tôi tớ của Thiên Chúa, và hồ sơ xin phong chân phước cho Nữ Hoàng vừa mới được khởi sự xong. Bằng việc can đảm sống trung thành với đức tin Công Giáo trong thời kỳ biến loạn nhất, Isabella chính là một mẩu gương cho những người Công Giáo thời nay về một đức tin sắc sâu, về việc ý thức ra ơn gọi cá nhân để dám sống đúng với đức tin và lòng nhiệt huyết để loan truyền Tin Mừng của Thiên Chúa đến cùng bờ cỏi trái đất.

Isabella bắt đầu lời chứng cuối cùng của Bà bằng việc dám tuyên xưng về đức tin. Bà tự tuyên bố mình chính là một người Công Giáo trung tín, “tin và can đảm tuyên xưng tất cả những điều Hội Thánh đã dạy, đã tin, đã tuyên xưng, và đã rao giảng.” Bà đề cập đến đức tin của mình qua Kinh Tin Kính và Kinh Về Các Thánh Tông Đồ, cụ thể là về bản tính nhân loại và bản tính Thiên Chúa của Chúa Kitô và Bảy Phép Bí Tích.

Ngoài việc dám công khai đức tin của Bà, Bà cũng đã từng tuyên bố rằng Bà sẳn sàng chết để làm chứng cho đức tin Công Giáo và xem việc tử đạo là một đại hồng ân. Vào lúc mà Giáo Hội bị suy yếu vì sự mục nát và dị giáo (heresy), đức tin của Isabella không bao giờ bị suy yếu đi. Bà vẫn luôn dõng dạc tuyên xưng niềm tin của Bà từ khi được sinh ra mãi cho đến lúc Bà chết đi. Một trong những người thầy giáo đầu tiên của Isabella, là Cha Martin de Cordoba, đã viết ra một cuốn sổ tay nhỏ cho Bà mang tựa đề là Ngôi Vườn của Thiếu Nữ Quý Tộc (Garden of Noble Maidens).

Trong cuốn sổ tay đó, Ngài chỉ thị cho Cô Công Chúa biết rằng: “được sinh ra trong dòng dõi quý tộc chính là một ơn gọi đến từ Thiên Chúa nhằm đòi hỏi Công Chúa phải luôn biết đáp trả cho tình yêu cao vời của Ngài. Vì Thiên Chúa, đã tiền định cho Công Chúa, khi Công Chúa vẫn còn ở trong bụng mẹ để trở thành một Nữ Hoàng thuộc dòng dõi quý tộc ở Tây Ban Nha. Do thế, Công Chúa phải luôn biết yêu thương Ngài hơn bất kỳ một người đàn bà nào khác.”

Isabella đã đón nhận những lời khuyên này một cách rất nghiêm túc. Với tư cách là một Nữ Hoàng, Bà luôn làm gương cho mọi người bằng một đời sống Kitô giáo nhiệt thành và luôn tìm lời khuyên từ những vị linh hướng được Bà chọn lựa rất kỹ càng. Một ngày của Nữ Hoàng được bắt đầu bằng việc tham dự thánh lễ, đọc sách và suy gẫm. Bổn phận của Nữ Hoàng với tư cách là người vợ, người mẹ, và là Nữ Hoàng được hòa trộn một cách nhịp nhàng trong việc gìn giữ vương quốc và Giáo Hội. Có lúc khi những văn phòng và những vật kỷ niệm thuộc vương triều bị đem đi rao bán trong nhà thờ và trong cung đình, thì những kỷ vật của Isabella không hề được đem ra rao bán. Nếu một người đàn ông nào đó được trở thành một sứ giả của vương triều, chính là vì ông ta có một giọng nói hay thích hợp cho công việc. Nếu một vị Giám Mục được đề cử để tái thiết lại các tu viện, chính là vì vị Giám Mục đó có một đời sống thánh thiện, theo đúng với ơn gọi của Ngài.

Những người ghi chép sử biên niên (chroniclers) trong thời đại đó đã chú ý đến sự chịu đựng anh dũng của Nữ Hoàng vào lúc cuối đời, đặc biệt là lúc Bà phải gánh chịu cái chết của người con gái lớn Isabella, và người con trai là Juan, người đã chọn để kế tục ngôi vua. Một cú đấm khủng khiếp khác chính là sự “điên dại” của người con gái kế của Bà là Juana, người cũng được chọn để kế vị ngôi vua. Thì những nổi thống khổ này, cùng với những dày vò của căn bệnh cuối đời, Bà đã anh dũng chấp nhận tất cả như thể là những khổ đau ấy đến từ Thiên Chúa vậy.

Trong phần viết bổ sung của tờ di chúc (codicil), Isabella tuyên bố rằng mục đích chính của Bà là khám phá ra các hải đảo và đất liền thuộc miền Tây Ấn Độ và các vùng phụ cận chính là để “rao giảng Tin Mừng và giúp các người dân bản xứ biết hoán chuyển thành đức tin Công Giáo.” Khi nhiều người Châu Âu đang phải tranh luận là liệu người bản xứ có phải thật sự là con người trọn vẹn hay không, Isabella đã luôn nài nỉ rằng những người dân bản xứ của các vùng đất đó chính là những công dân của Bà do đó cần phải được đối xử một cách công bằng.

Bằng việc chắc chắn về nhân tính của họ, Bà hăng hái gởi các nhà truyền giáo sang những vùng đó để rao giảng Tin Mừng cho họ. Xét về một nghĩa thực tại nào đó, Nữ Hoàng đã tiên liệu trước về sự nhấn mạnh của Công Đồng Chung Vaticăn II về việc nhìn nhận ra nhân tính của mỗi con người. Sự đóng góp của Nữ Hoàng được ghi nhận qua sự bùng nổ và sự nhiệt thành trong đức tin Kitô giáo và nền văn hóa Kitô giáo sống động tại các quần đảo mà người Tây Ban Nha đã đến và rao giảng Tin Mừng.

Điều ước mong và lời chứng cuối cùng của Isabella đã được minh chứng cho đến cuối đời. Bà ý thức được rằng sẽ có sự phán xét cho rằng Bà đã dùng quyền lực của mình, khi Bà nói: “Nếu như ai đó không được xét đoán đúng đắn theo công trạng mình, thì há chi những vương quốc và di sản vĩ đại.” Thế nhưng trong một đức tin khiêm hạ, Bà đã nhận ra sự phụ thuộc của Bà vào tình yêu thương của Thiên Chúa và khẩn nài sự xót thương của Chúa Kitô làm trung gian giữa linh hồn của Bà và những lời xét đoán đó. Nói tóm lại, vị Nữ Hoàng Công Giáo này đã chết đúng với cách mà Bà đã sống, một người con gái khiêm hạ của Hội Thánh.