2. Nền thần học khai tâm Kitô Giáo
Xét về căn bản, nền giáo hội học hiệp thông có tính Ba Ngôi. Đặc điểm này xuất hiện trong nhiều đoạn của Hiến Chế Lumen Gentium (2-4), cũng như trong lời nói đầu của nhiều bản văn khác như Ad Gentes, Unitatis Redintegratio, v.v… Điều này tương hợp với chính bản chất của đức tin Kitô Giáo, là đức tin vốn có yếu tính Ba Ngôi và cần được khai triển một cách cẩn trọng trong diễn trình giáo dục Kitô Giáo.
Về phương diện này, ta cần suy nghĩ sâu sắc hơn về nền thần học khai tâm Kitô Giáo và về mối tương quan giữa ba bí tích khai tâm này. Khai tâm Kitô Giáo có mục tiêu sáp nhập các chi thể mới vào Nhiệm Thể Chúa Kitô, tức Giáo Hội. Dưới ánh sáng nền giáo hội học Ba Ngôi, ta phải chứng minh được rằng bản sắc Ba Ngôi nơi Kitô hữu buộc họ phải có mối tương quan bản thân với mỗi một Ngôi trong Ba Ngôi Thiên Chúa, khi họ được hiến mình cho Người trong các bí tích Khai Tâm Kitô Giáo. Ơn làm nghĩa tử nhận được lúc rửa tội được củng cố nhờ ơn Chúa Thánh Thần lúc thêm sức. Bí tích vừa kể dẫn tới Bí Tích Thánh Thể, nơi liên hệ của ta với Chúa Cha được hoàn hảo, Người tiếp nhận và đáp ứng hy lễ Vượt Qua của Con mình.
Vấn đề thần học cần nêu lên là: thêm sức có phải là bí tích khai tâm để hoàn tất diễn trình đồng hình đồng dạng nhằm làm cho tín hữu tham dự vào cộng đoàn Thánh Thể hay không; hay thêm sức là bí tích người Kitô hữu cam kết với quyền năng Chúa Thánh Thần, một cam kết đòi phải có một mức trưởng thành nào đó. Các giải pháp đưa ra trên bình diện mục vụ cho thấy ẩn phía sau là mô hình Giáo Hội, một mô hình nhấn mạnh hoặc ơn thánh tiếp nhận lúc thêm sức hoặc cam kết của người Kitô hữu.
Ánh sáng do phong trào đại kết cũng như truyền thống Công Giáo tiền Công Đồng chiếu rõi lên vấn đề này hướng ta về phía khai tâm Kitô Giáo. Khi trình tự trong các bí tích khai tâm thay đổi vào thập niên 1970 do các lý do mục vụ, ít người trong chúng ta hiểu được rằng mối liên kết với Thánh Thể sẽ bị yếu đi. Nền giáo hội học Thánh Thể mời gọi ta hiểu chứng tá của người chịu thêm sức theo nghĩa giáo hội chứ không hẳn theo nghĩa xã hội. Chứng tá thứ nhất của người chịu thêm sức, trên thực tế, là để tham dự cộng đoàn Thánh Thể và trung thành với cộng đoàn đó vì cộng đoàn này là một phần tạo ra bản sắc của họ.
Như thế, ta cần phải khảo sát thực hành mục vụ của việc khai tâm Kitô Giáo và tái khẳng nhận sợi dây nối kết giữa thêm sức và Thánh Thể, theo tinh thần của tông huấn Sacramentum Caritatis [18]— không những vì các hạn chế mục vụ hiện nay, nhưng còn vì lòng tôn trọng đối với ý nghĩa sâu xa trong trình tự các bí tích khai tâm. Các bí tích này định hình bản sắc Ba Ngôi của người Kitô hữu; họ trở nên chứng nhân đích thực của Chúa Kitô bao lâu họ sống thực bí tích Thánh Thể, bí tích tuyệt điệu giúp Kitô hữu cam kết dấn thân.
3. Nền giáo hội học hiệp thông và lòng sùng kính Thánh Thể
Một trong các trách vụ quan trọng của thần học, và trên hết, của thực hành mục vụ ngày nay, là lồng lòng sùng kính Thánh Thể, vốn xuất hiện từ thời Trung Cổ, vào quan điểm có tính giáo hội về hiệp thông Thánh Thể. Một số người chủ trương lối giải thích gián đoạn đôi khi cho rằng các thực hành như thờ lạy Thánh Thể, rước kiệu Thánh Thể, và thánh lễ tư riêng không giúp tín hữu hiểu mối liên kết chặt chẽ giữa cử hành Thánh Thể và hiệp thông giáo hội. Việc đơn giản thái quá trong lãnh vực này quả không có lợi cho hiệp thông giáo hội, vì làm thế là thúc đẩy việc phân cực có hại và không biết thừa nhận các giá trị hiện có trong lòng sùng kính Thánh Thể hiện nay.
Thí dụ ta không nên hạ giá việc thờ lạy Thánh Thể xuống hàng một tập quán đạo đức nhưng nay đã lỗi thời. Thực ra, nó là một phát triển từ truyền thống sống động, do nhu cầu muốn phát biểu đức tin vào sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong bí tích này. Nhưng ta cũng cần ý thức rằng nhấn mạnh một chiều tới khía cạnh mà ta vốn nhận diện như có tính cộng đoàn này có thể có nguy cơ giảm thiểu việc cử hành Thánh Thể xuống chỉ còn là một cử hành đạo đức hay có tính xã hội mà thôi.
Vì thế, ta cần tìm sự quân bình trong việc lồng trở lại các biểu hiện của lòng sùng kính Thánh Thể ở bên ngoài Thánh Lễ vào cái nhìn toàn diện của hiệp thông Thánh Thể và hiệp thông giáo hội. Việc thờ lạy Thánh Thể chẳng hạn là một hình thức rước lễ thiêng liêng, nhằm kéo dài việc rước lễ theo bí tích hay thay thế nó khi ta gặp trở ngại không thể rước lễ được. Ta phải luôn cố gắng biểu lộ ý nghĩa giáo hội nơi các biểu hiện khác của lòng sùng kính Thánh Thể bằng cách tái nối kết chúng với việc cử hành Thánh Thể. Truyền thống Thánh Thể của Giáo Hội phong phú đến độ ta không thể giản lược nó vào việc cử hành Thánh Thể mà thôi. Ta cần trọn cả nền văn hóa Thánh Thể của Giáo Hội để giữ cho mọi khía cạnh của nó luôn được quân bình. Như thế, cuộc đối thoại giữa các nhà thần học, các mục tử và tín hữu (17) cần được diễn tiến trong một bầu khí cởi mở và biết kính trọng các truyền thống thiêng liêng.
II. Các viễn ảnh tương lai
A. Để có được một nền giáo hội học hiệp thông trong viễn ảnh hôn lễ
Trên đây, ta có nhắc tới mối tương quan giữa phép rửa và Thánh Thể, một mối tương quan định hình cho nền giáo hội học hiệp thông. Phép rửa làm nổi bật việc ta thuộc về Giáo Hội phổ quát, vì nó sáp nhập ta vào Chúa Kitô, Đấng vốn duy nhất và phổ quát. Thánh Thể làm nổi bật việc ta thuộc về giáo hội đặc thù, vì nó luôn được cử hành tại một cộng đoàn cụ thể… Sự dị biệt này không làm cho hai nền giáo hội học trở thành đối nghịch, vì hai bí tích của Tân Ước có tính bổ túc cho nhau.
Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo cho ta một viễn ảnh đúng đắn đối với nền giáo hội học hiệp thông khi nó đề nghị dùng biểu tượng hôn lễ để diễn tả việc triển khai các bí tích: trọn cuộc sống Kitô hữu mang dấu ấn tình yêu phu phụ giữa Chúa Kitô và Giáo Hội. Phép rửa, cửa ngõ dẫn vào Dân Chúa, vốn đã là một mầu nhiệm hôn lễ; ta cũng nghe nói tới việc tắm gội hôn lễ (xem Eph 5:26-27) trước khi dự tiệc cưới là Thánh Thể. Hôn nhân Kitô Giáo cũng trở thành dấu chỉ hữu hiệu, bí tích của giao ước giữa Chúa Kitô và Giáo Hội. Vì nó biểu hiệu và thông truyền ơn thánh, nên hôn nhân giữa những người đã rửa tội quả là bí tích thực sự của Giao Ước Mới (18). Dù không thể chứng minh ở đây, nhưng viễn ảnh hôn lễ đối với cuộc sống Kitô hữu nói chung và đối với Thánh Thể nói riêng có gốc rễ trong ý niệm mysterion của Thánh Kinh (19). Hạn từ này có nhiều âm hưởng ngữ nghĩa khác nhau, nhưng nghĩa bí tích của nó dần dà lộ rõ trong ý hướng “mầu nhiệm cao cả” của Thánh Phaolô trong Thư Êphêsô 5:32, tức ám chỉ tình yêu phu phụ của Chúa Kitô và Giáo Hội. Mầu nhiệm (Ba Ngôi), vốn dấu ẩn trong Thiên Chúa, đã tự vén mở tính nội tâm của nó qua mầu nhiệm Nhập Thể của Ngôi Lời, một mầu nhiệm đạt tới cao điểm trong tương quan phu phụ giữa Chúa Kitô và Giáo Hội (20). Khi Thiên Chúa từ từ mạc khải mầu nhiệm của Người trong lịch sử cứu rỗi, Người thích dùng biểu tượng hôn lễ, đặc biệt trong Sáng Thế, trong các tiên tri, trong Diễm Ca, trong các Tin Mừng, các thư Thánh Phaolô, và trong Khải Huyền. Ý niệm Mysterion trong Thánh Kinh này đã được các giáo phụ tiếp nhận; các ngài hiểu nó một cách rộng rãi như nền tảng cho nhiệm cục bí tích và là chủ điểm của mối tương quan giữa Thánh Thể và Giáo Hội. Đức HY Henri de Lubac làm ta chú ý một lần nữa tới mối tương quan này nơi các giáo phụ bằng cách truyền bá thuật ngữ giáo phụ lừng danh từng được Đức Gioan Phaolô sử dụng để đặt tựa đề cho thông điệp của ngài “Thánh Thể làm nên Giáo Hội” (21).
Việc khai triển có hệ thống trên quan trọng hơn ta tưởng, vì nó đem lại cho ta một mô hình mới để suy nghĩ về sự hiệp lực (synergy) giữa Chúa Kitô và Giáo Hội trong nhiệm cục ơn thánh bí tích. Bí tích là các dấu chỉ hữu hiệu của Giao Ước Mới; chúng là các hành động của Chúa Kitô và Giáo Hội được thi hành trong một hiệp lực gắn bó, trong một Thần Khí duy nhất.
Trên bình diện thần học, tông huấn Sacramentum Caritatis còn làm sáng tỏ hơn nữa mối tương quan giữa Giáo Hội và các bí tích khác, khi nó quả quyết rằng “Giáo Hội tiếp nhận và đồng thời nói lên bản chất của chính mình trong 7 bí tích” (SC 16). Sự minh xác này rất quan trọng, vì Giáo Hội vừa hoạt động vừa thụ động trong mối tương quan với Chúa Kitô qua đức tin và các bí tích. Giáo Hội không phải là một chủ thể tự lập muốn chiếm lãnh và quản lý các cử chỉ nền tảng của Chúa Kitô ra sao tùy ý. Giáo Hội luôn luôn là Nhiệm Thể tùy thuộc ở Đầu, và là Nàng Dâu luôn chú tâm tới ý muốn của Chàng Rể.
Có người sẽ phản bác cho rằng viễn ảnh hôn lễ trước hết có giá trị thẩm mỹ, và do đó, nó không liên hệ đủ tới sự hiệp thông trên bình diện kịch tính và đối kháng của đời người. Câu trả lời cho phản bác này sẽ tùy ở việc ta khai triển thêm nền giáo hội học hiệp thông dưới dấu chỉ Maria.
B. Đức Maria, Thánh Thể, và Giáo Hội
Mối liên hệ thân thiết giữa Thánh Thể và Giáo Hội, như đã được đề cập trong Thư Thứ Nhất gửi Tín Hữu Côrintô và trong truyền thống phụng vụ của thiên niên kỷ thứ nhất, mời gọi ta tái khẳng định sự hợp nhất của Nhiệm Thể Chúa Kitô trong thực hành bí tích. Người là Đấng đã trỗi dậy bằng Thân Xác Thánh Thể và Thân Xác Giáo Hội của Người. Sự hợp nhất đúng nghĩa nhưng được dị biệt hóa này nội hàm việc tham dự của nhiều tác nhân khác nhau trên bình diện nghi lễ, nhưng cũng trên cả bình diện mầu nhiệm nữa, bình diện mà bí tích vốn là một lễ tưởng niệm. Thông điệp Ecclesia de Eucharistia tái khẳng định tính tông truyền của Thánh Thể, chống lại khuynh hướng khá phổ biến muốn tương đối hóa vai trò của thừa tác viên thụ phong nhằm khẳng định sự tham dự hữu thức và tích cực của cộng đoàn vào lễ hy sinh của Chúa Kitô.
Sự căng thẳng trên bình diện phụng vụ này khiến ta đặt câu hỏi về sự tham dự của Giáo Hội vào hy lễ của Đấng Cứu Chuộc, trên bình diện thần học. “Thánh Lễ có phải là hy lễ của Giáo Hội hay không?” Sau Công Đồng không bao lâu, Hans Urs von Balthasar đã đặt câu hỏi như thế. Quan niệm Công Giáo về Thánh Thể giả thiết sự tham dự ấy nhưng không luôn luôn minh nhiên nói tới nền tảng của nó. Nền giáo hội học hiệp thông sẽ hưởng lợi nếu biết lắng nghe nhà thần học miền Basel, người đã nhắc lại câu hỏi trên một lần nữa trong khuôn khổ Thần Kịch (Theo-Drama) của mình: “Vậy thì câu hỏi là thế này, Giáo Hội có phải đã là Nhiệm Thể Chúa Kitô khi dâng lễ hy sinh của mình hay chỉ nhờ hành động ấy, Giáo Hội mới trở nên như thế?” (22).
Balthasar thêm: “Việc cử hành Thánh Thể của cộng đoàn dẫn tới cái nhìn thấu suốt mỗi ngày một ý thức rõ ràng hơn rằng đức tin vào lễ hy sinh của Người, một lễ hy sinh vốn bao gồm cả chúng ta, một cách thụ động nhờ việc tham dự, cũng đòi hòi sự cộng tác tích cực của ta” (23). Câu hỏi có vẻ bí ẩn này thực ra rất quan trọng đối với phong trào đại kết, vì người Thệ Phản thường chỉ trích người Công Giáo đã hạ giá công trình của Chúa Kitô bằng cách luôn cho là mình có thêm thắt điều gì đó vào lễ hy sinh cứu chuộc của Người. Balthasar biết rất rõ phản bác này; nên ngài cố gắng tiếp nhận nó và trả lời nó một cách đầy đủ.
Trong trình thuật về thần kịch Thánh Thể của mình, Balthasar trình bày vị trí và vai trò điển hình của lời Đức Maria thưa xin vâng, vốn là lời đi trước và bao hàm mọi lời xin vâng khác trong Giáo Hội những kẻ tội lỗi đối với lễ hy sinh của Chúa Kitô: “Bao lâu lời xin vâng của Đức Maria được coi là tiền giả thiết cho việc nhập thể của Con Trai ngài, thì ở dưới chân Thánh Giá, lời xin vâng ấy cũng trở thành yếu tố cấu thành hy lễ của Người” (24).
Ngài còn thâm hậu hóa cái hiểu của ta về vấn đề liên quan tới vai trò các thừa tác viên Thánh Thể. Theo ngài, “Chúa Kitô được trao phó vào tay Đức Maria lúc mới sinh và lúc qua đời: điều này quan trọng hơn việc Người được trao phó vào tay Giáo Hội theo khía cạnh chính thức và công khai. Sự trao phó trước là điều kiện có trước của sự trao phó sau” (25). Viễn kiến sâu sắc này giúp ta sáp nhập vai trò chủ chốt của thừa tác viên thụ phong vào việc dâng hy lễ Thánh Thể theo bí tích mà không tách biệt nó khỏi cộng đoàn. Vai trò của thừa tác viên này chủ yếu vẫn tùy thuộc đức tin của Đức Maria, mà trong đó và từ đó, thừa tác viên này thi hành chức năng phụng vụ của mình. Trong Giáo Hội, có một chức năng đại diện cho Chúa Kitô vì Giáo Hội vốn do đức tin của Đức Maria tạo lập nên, một đức tin được thông truyền cho ta lúc ta chịu phép rửa.
Nhờ Thánh Thể, Giáo Hội được củng cố và tăng cường trong bản sắc Nhiệm Thể và Nàng Dâu của Chúa Kitô. Trong tư cách Nàng Dâu của Con Chiên, Giáo Hội dự phần vào việc dâng hiến đã được ủy thác trong tay các thừa tác viên thụ phong của mình; nhưng việc dâng hiến này trước nhất đã được Thần Trí Chúa Cứu Chuộc đặt vào trái tim và bàn tay Đức Maria ở dưới chân Thánh Giá.
Một viễn kiến như thế giúp ta hiểu được tính tối thượng của chức linh mục do phép rửa, tính tối thượng này đạt tới đỉnh điểm của nó trong hành vi đức tin của Đức Maria qua đó, ngài dâng Chúa Giêsu cho Chúa Cha và tự dâng mình cùng với Người. Do đó, ta có thể nói rằng: nhờ Đức Maria, toàn bộ cộng đoàn những kẻ đã rửa tội đều được dự phần vào việc dâng hy lễ Thánh Thể, cho dù, giống Đức Maria dưới chân Thánh Giá, vai trò của cộng đoàn là tiếp nhận hồng phúc bí tích được thừa tác viên thực hiện nhân danh Chúa Kitô.
Sau cùng, Balthasar trình bày tiền giả thiết tiềm ẩn từng làm cho việc tham dự của Đức Maria vào hy lễ cứu chuộc trở thành khả hữu: đó là ơn vô nhiễm thai, một ơn giúp ngài hoàn toàn liên đới với Con Trai mình trong việc dâng hy lễ. Ngài không thêm phần thặng dư nào như một “việc làm” nào đó của riêng ngài, mà chỉ là sự ưng thuận để ý Thiên Chúa được hoàn tất trong hy lễ cứu chuộc độc nhất. Sự ưng thuận khiêm tốn và đầy đau đớn này mãi mãi là nền tảng vĩnh viễn cho việc Giáo Hội dự phần vào lễ tế Thánh Thể của Chúa Kitô.
Balthasar ghi nhận sự nghịch lý này: chính qua trung gian mầu nhiệm Maria, trong đó, mọi sự đều là ơn thánh, ta vượt qua được phản bác của người Thệ Phản, là những người vốn chỉ trích người Công Giáo hay thêm việc làm hay công phúc riêng của họ vào hy lễ độc nhất của Chúa Kitô.
C. Giáo hội học hiệp thông và các đặc sủng
Công Đồng Vatican II chắc chắn là hơi thở của Chúa Thánh Thần nhằm giải phóng Giáo Hội khỏi cảnh cô lập đối với thế giới hiện đại và các giới hạn giáo hội học của mình. Không những tái lập được sự quân bình giữa tính tối thượng Phêrô và tính hiệp đoàn giám mục, hay đơn thuần chi tiết hóa chức linh mục vương giả của người rửa tội trong tương quan với thừa tác vụ phẩm trật, Vatican II còn mở ra cả một kho tàng đặc sủng mà Chúa Thánh Thần rộng tay ban phát để canh tân và phát triển Giáo Hội: “Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, vì ích chung” (1Cor 12:7). Theo lời hiến chế Lumen Gentium, “các đặc sủng này, bất kể là ngoại thường hay đơn giản và tản mạn hơn, phải được tiếp nhận với lòng tạ ơn và an ủi vì chúng đều hoàn toàn thích hợp và có ích cho các nhu cầu của Giáo Hội” (LG 12).
Chúng ta xác tín rằng Công Đồng quả đã đóng góp rất lớn vào việc ra đời của vô số các đặc sủng, mà ngày nay đã chính thức được nhìn nhận trong Giáo Hội. Các cộng đồng cũ và mới trong lối sống tận hiến, nhiều phong trào giáo hội, nhiều hình thức tông đồ giáo dân và tất cả các hình thức đặc sủng khác từng được Thánh Phaolô nhắc tới trong bảng liệt kê của ngài, tất cả đều thuộc về Giáo Hội của Chúa Kitô, do Chúa Thánh Thần rộng tay ban phát để biến Giáo Hội thành Nàng Dâu xinh đẹp và lộng lẫy theo lòng Chúa muốn. Tất cả các động lực ấy buộc thần học phải tái suy nghĩ về nền giáo hội học hiệp thông, để tổng hợp một cách có hệ thống các thực tại mới này với các thực tại của ngày qua. Vì cả hai đều là các thực tại nhằm xây dựng Giáo Hội.
Dựa vào lời Zizioulas đã trích dẫn trên đây, thiển nghĩ: các đặc sủng thường được xem như có ích đối với phúc thể (beneesse) của Giáo Hội, chứ không cần thiết cho hữu thể (esse) đúng nghĩa của Giáo Hội. Tuy thế, để hỗ trợ cho việc tái phúc âm hóa, ta cần nhấn mạnh rằng chính nhờ nền giáo hội học hiệp thông, mà mọi ơn phúc của Chúa Thánh Thần, kể cả phẩm trật lẫn đặc sủng (LG 4), đều đã được tổng nhập vào nhau trong một cái nhìn có tính toàn bộ về Giáo Hội, hiểu như bí tích cứu rỗi (26).
Kết luận
Năm mươi năm sau ngày khai mở Công Đồng Vatican II, ta thấy rõ: linh hứng chủ yếu của nó là nền giáo hội học hiệp thông. Đây là lối giải thích đúng đắn về Công Đồng mà với thời gian ta đã dần dần nhận diện và nhấn mạnh được. Nền giáo hội học này vẫn còn đang trong diễn trình khai triển. Diễn trình này từng được phong phú hóa nhờ cuộc đối thoại đại kết với anh em Chính Thống Giáo và nền giáo hội học Thánh Thể của họ cũng như cuộc đối thoại với các cộng đồng giáo hội phát sinh từ Phong Trào Cải Cách với việc nhấn mạnh tới nền giáo hội học rửa tội của họ.
Bên trong Giáo Hội Công Giáo, nền giáo hội học hiệp thông nêu cao giá trị của thừa tác vụ giám mục, của các hội đồng giám mục cũng như của các công nghị giám mục, trong khi vẫn thúc đẩy các suy tư thâm hậu hơn về tính tối thượng Phêrô; nền giáo hội học này cổ vũ việc tìm kiếm thế quân bình mới giữa tính tối thượng và tính hiệp đoàn trong tương quan giữa Giáo Hội phổ quát và các giáo hội đặc thù. Trên bình diện các giáo hội đặc thù, chiều kích bí tích trong nền giáo hội học hiệp thông khiến Giáo Hội tìm hiểu nhiều hơn về gia đình, tức giáo hội tại gia. Nó đòi hỏi sự đổi mới các thực hành mục vụ liên quan tới việc khai tâm Kitô Giáo, cũng như tổng hợp hài hòa các đặc sủng để phục vụ hữu hiệu các cố gắng tân phúc âm hóa.
Như thế, nền giáo hội học hiệp thông đang tái sinh lực Giáo Hội theo hướng bên trong (ad intra) và đang nhân thừa các cửa ngõ đại kết và truyền giáo theo hướng bên ngoài (ad extra). Ta nên hân hoan trước thành quả của Công Đồng, vốn lớn lao hơn hiện tượng thoái hóa hay tiếp nhận có tính ý thức hệ. Trong số các hệ quả của Công Đồng, ta ghi nhận cam kết mới của Giáo Hội đối với hoà bình và công lý trên thế giới, việc Giáo Hội cổ vũ đối thoại liên tôn, và việc phát triển liên đới trên phạm vi hoàn cầu, trong tinh thần của thông điệp Caritas in Veritate.
Tuy nhiên, nền giáo hội học hiệp thông vẫn cần nhiều suy tư thần học và thực hành mục vụ sâu sắc hơn nữa. Sau năm mươi năm qua, nền giáo hội học này càng ngày càng được ta hiểu một cách cụ thể hơn liên quan tới bản chất Giáo Hội trong tư cách bí tích của sự cứu rỗi. Khi áp dụng vào Giáo Hội, ý niệm bí tích phải được hiểu không những chỉ như sự hữu hiệu của bẩy bí tích, mà còn như sự tham dự của hiệp thông giáo hội vào hiệp thông Ba Ngôi nữa, một sự hiệp thông đã được ban cho thế giới nơi Chúa Giêsu Kitô. “Thiên Chúa là tình yêu, và bất cứ ai ở trong tình yêu đều ở trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở trong họ” (1Ga 4:16).
Do đó, tính bí tích của Giáo Hội có nghĩa là sự hiệp thông trong Giáo Hội như một sức mạnh lôi cuốn và phúc âm hóa. Ta đừng nên quên rằng sức mạnh phúc âm hóa của các Kitô hữu tiên khởi phát sinh từ chứng tá yêu thương nhau của họ; chính tình yêu này đã lôi cuốn dân ngoại và làm họ trở lại: “Xem kìa họ yêu thương nhau xiết bao!” (27). Nhờ thế, Giáo Hội đã trở thành một bí tích, hay “dấu chỉ và là dụng cụ của cả sự hợp nhất hết sức khắng khít với Thiên Chúa lẫn sự hợp nhất của toàn bộ nhân loại” (LG 1), theo định nghĩa tổng quát về bí tích. Là “dấu chỉ”, Giáo Hội làm việc hữu hiệu cho việc cứu rỗi thế giới nhờ sự kết hợp với Chúa Kitô, Đấng vốn liên kết Giáo Hội vào chức linh mục độc nhất của mình trong tư cách Nhiệm Thể và Nàng Dâu. Như thế, sứ mệnh của Giáo Hội trùng hợp với hình thức bí tích của tình yêu từng mạc khải hành động của Thiên Chúa trong thế giới, hiệp lực với các chứng tá của Tân Ước.
Tương lai sứ mệnh Giáo Hội tùy thuộc chứng tá hợp nhất và cuộc đối thoại của Giáo Hội với toàn thể nhân loại nhân danh sự hiệp thông Ba Ngôi. Sự hiệp thông này dành cho mọi người, và Giáo Hội chính là bí tích của nó. Sứ mệnh có tính bí tích của Giáo Hội không phải chỉ là qui chiếu vào Ba Ngôi như một lý tưởng hay một mô thức; mà đúng hơn là tham dự chân thực vào việc làm chứng cho Ba Ngôi trong lịch sử. “Có ba chứng tá: Thần Khí, nước và máu, cả ba cùng làm chứng một điều. Nếu ta nhận chứng từ của con người, thì chứng từ của Thiên Chúa phải cao trọng hơn… Và chứng từ của Người là Thiên Chúa đã ban cho ta sự sống đời đời, và sự sống này ở nơi Chúa Con. Ai có Chúa Con là có sự sống; ai không có Chúa Con là không có sự sống” (1Ga 5:7-9, 11-12).
Ghi chú
(17) Xem L’adoration eucharistique: “Ponenza dell’Em.mo Card. Marc Ouellet, Arcivescovo di Québec,” Notitiae 46, 3-4, 2009), 130-49.
(18) Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, số 1617. Xem Bộ Giáo Luật, điều 1055, §2; DS 1800 (Phiên 24, Công Đồng Trent):“Bởi thế, hôn phối trong luật phúc âm trổi vượt hơn hôn phối cũ về ân thánh, nhờ Chúa Kitô; các giáo phụ của ta, các công đồng và truyền thống của Giáo Hội phổ quát có lý khi luôn dạy rằng nó phải được kể trong số các bí tích của luật mới”.
(19) Xem G. Bornkam, “Mysterion,” trong Grande Lessico del Nuovo Testamento, vol. VII, 645-716; C. Rocchetta, Sacramentaria fondamentale (Bologna: EDB, 1989), 191-242.
(20) Xem ghi chú của Đức Gioan Phaolô II về chữ mysterion trong bài giáo lý của ngài về tình yêu nhân bản John Paul II, Man and Woman He Created Them: A Theology of the Body, bản tiếng Anh của Michael Waldstein (Boston: Pauline Books & Media, 2006), 489-90.
(21) Henri de Lubac, Corpus mysticum. L’Eucharistie et l’Église au Moyen Âge (Paris: Aubier, 1939). Bản tiếng Anh Corpus Mysticum: The Eucharist and the Church in the Middle Ages, của Gemma Simmonds (Notre Dame, IN: University of Notre Dame Press, 2007)]; Xem Paul McPartlan, The Eucharist makes the Church: Henri de Lubac and John Zizioulas in Dialogue (Edinburgh: T&T Clark, 1993)
(22) Hans Urs von Balthasar, Theo-Drama: Theological Dramatic Theory IV: The Action, bản tiếng Anh của Graham Harrison (San Francisco: Ignatius, 1994), 394. 23[1] Ibid., 395.
(24) Vừa dẫn.
(25) Vừa dẫn, 397.
(26) Xem Marc Ouellet, L’apport des mouvements ecclésiaux. Unité et diversité dans l’Esprit (Bruyères-le-Châtel: Nouvelle Cité, 2011).
(27) Tertullian, Apology 39, 7.
Xét về căn bản, nền giáo hội học hiệp thông có tính Ba Ngôi. Đặc điểm này xuất hiện trong nhiều đoạn của Hiến Chế Lumen Gentium (2-4), cũng như trong lời nói đầu của nhiều bản văn khác như Ad Gentes, Unitatis Redintegratio, v.v… Điều này tương hợp với chính bản chất của đức tin Kitô Giáo, là đức tin vốn có yếu tính Ba Ngôi và cần được khai triển một cách cẩn trọng trong diễn trình giáo dục Kitô Giáo.
Về phương diện này, ta cần suy nghĩ sâu sắc hơn về nền thần học khai tâm Kitô Giáo và về mối tương quan giữa ba bí tích khai tâm này. Khai tâm Kitô Giáo có mục tiêu sáp nhập các chi thể mới vào Nhiệm Thể Chúa Kitô, tức Giáo Hội. Dưới ánh sáng nền giáo hội học Ba Ngôi, ta phải chứng minh được rằng bản sắc Ba Ngôi nơi Kitô hữu buộc họ phải có mối tương quan bản thân với mỗi một Ngôi trong Ba Ngôi Thiên Chúa, khi họ được hiến mình cho Người trong các bí tích Khai Tâm Kitô Giáo. Ơn làm nghĩa tử nhận được lúc rửa tội được củng cố nhờ ơn Chúa Thánh Thần lúc thêm sức. Bí tích vừa kể dẫn tới Bí Tích Thánh Thể, nơi liên hệ của ta với Chúa Cha được hoàn hảo, Người tiếp nhận và đáp ứng hy lễ Vượt Qua của Con mình.
Vấn đề thần học cần nêu lên là: thêm sức có phải là bí tích khai tâm để hoàn tất diễn trình đồng hình đồng dạng nhằm làm cho tín hữu tham dự vào cộng đoàn Thánh Thể hay không; hay thêm sức là bí tích người Kitô hữu cam kết với quyền năng Chúa Thánh Thần, một cam kết đòi phải có một mức trưởng thành nào đó. Các giải pháp đưa ra trên bình diện mục vụ cho thấy ẩn phía sau là mô hình Giáo Hội, một mô hình nhấn mạnh hoặc ơn thánh tiếp nhận lúc thêm sức hoặc cam kết của người Kitô hữu.
Ánh sáng do phong trào đại kết cũng như truyền thống Công Giáo tiền Công Đồng chiếu rõi lên vấn đề này hướng ta về phía khai tâm Kitô Giáo. Khi trình tự trong các bí tích khai tâm thay đổi vào thập niên 1970 do các lý do mục vụ, ít người trong chúng ta hiểu được rằng mối liên kết với Thánh Thể sẽ bị yếu đi. Nền giáo hội học Thánh Thể mời gọi ta hiểu chứng tá của người chịu thêm sức theo nghĩa giáo hội chứ không hẳn theo nghĩa xã hội. Chứng tá thứ nhất của người chịu thêm sức, trên thực tế, là để tham dự cộng đoàn Thánh Thể và trung thành với cộng đoàn đó vì cộng đoàn này là một phần tạo ra bản sắc của họ.
Như thế, ta cần phải khảo sát thực hành mục vụ của việc khai tâm Kitô Giáo và tái khẳng nhận sợi dây nối kết giữa thêm sức và Thánh Thể, theo tinh thần của tông huấn Sacramentum Caritatis [18]— không những vì các hạn chế mục vụ hiện nay, nhưng còn vì lòng tôn trọng đối với ý nghĩa sâu xa trong trình tự các bí tích khai tâm. Các bí tích này định hình bản sắc Ba Ngôi của người Kitô hữu; họ trở nên chứng nhân đích thực của Chúa Kitô bao lâu họ sống thực bí tích Thánh Thể, bí tích tuyệt điệu giúp Kitô hữu cam kết dấn thân.
3. Nền giáo hội học hiệp thông và lòng sùng kính Thánh Thể
Một trong các trách vụ quan trọng của thần học, và trên hết, của thực hành mục vụ ngày nay, là lồng lòng sùng kính Thánh Thể, vốn xuất hiện từ thời Trung Cổ, vào quan điểm có tính giáo hội về hiệp thông Thánh Thể. Một số người chủ trương lối giải thích gián đoạn đôi khi cho rằng các thực hành như thờ lạy Thánh Thể, rước kiệu Thánh Thể, và thánh lễ tư riêng không giúp tín hữu hiểu mối liên kết chặt chẽ giữa cử hành Thánh Thể và hiệp thông giáo hội. Việc đơn giản thái quá trong lãnh vực này quả không có lợi cho hiệp thông giáo hội, vì làm thế là thúc đẩy việc phân cực có hại và không biết thừa nhận các giá trị hiện có trong lòng sùng kính Thánh Thể hiện nay.
Thí dụ ta không nên hạ giá việc thờ lạy Thánh Thể xuống hàng một tập quán đạo đức nhưng nay đã lỗi thời. Thực ra, nó là một phát triển từ truyền thống sống động, do nhu cầu muốn phát biểu đức tin vào sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong bí tích này. Nhưng ta cũng cần ý thức rằng nhấn mạnh một chiều tới khía cạnh mà ta vốn nhận diện như có tính cộng đoàn này có thể có nguy cơ giảm thiểu việc cử hành Thánh Thể xuống chỉ còn là một cử hành đạo đức hay có tính xã hội mà thôi.
Vì thế, ta cần tìm sự quân bình trong việc lồng trở lại các biểu hiện của lòng sùng kính Thánh Thể ở bên ngoài Thánh Lễ vào cái nhìn toàn diện của hiệp thông Thánh Thể và hiệp thông giáo hội. Việc thờ lạy Thánh Thể chẳng hạn là một hình thức rước lễ thiêng liêng, nhằm kéo dài việc rước lễ theo bí tích hay thay thế nó khi ta gặp trở ngại không thể rước lễ được. Ta phải luôn cố gắng biểu lộ ý nghĩa giáo hội nơi các biểu hiện khác của lòng sùng kính Thánh Thể bằng cách tái nối kết chúng với việc cử hành Thánh Thể. Truyền thống Thánh Thể của Giáo Hội phong phú đến độ ta không thể giản lược nó vào việc cử hành Thánh Thể mà thôi. Ta cần trọn cả nền văn hóa Thánh Thể của Giáo Hội để giữ cho mọi khía cạnh của nó luôn được quân bình. Như thế, cuộc đối thoại giữa các nhà thần học, các mục tử và tín hữu (17) cần được diễn tiến trong một bầu khí cởi mở và biết kính trọng các truyền thống thiêng liêng.
II. Các viễn ảnh tương lai
A. Để có được một nền giáo hội học hiệp thông trong viễn ảnh hôn lễ
Trên đây, ta có nhắc tới mối tương quan giữa phép rửa và Thánh Thể, một mối tương quan định hình cho nền giáo hội học hiệp thông. Phép rửa làm nổi bật việc ta thuộc về Giáo Hội phổ quát, vì nó sáp nhập ta vào Chúa Kitô, Đấng vốn duy nhất và phổ quát. Thánh Thể làm nổi bật việc ta thuộc về giáo hội đặc thù, vì nó luôn được cử hành tại một cộng đoàn cụ thể… Sự dị biệt này không làm cho hai nền giáo hội học trở thành đối nghịch, vì hai bí tích của Tân Ước có tính bổ túc cho nhau.
Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo cho ta một viễn ảnh đúng đắn đối với nền giáo hội học hiệp thông khi nó đề nghị dùng biểu tượng hôn lễ để diễn tả việc triển khai các bí tích: trọn cuộc sống Kitô hữu mang dấu ấn tình yêu phu phụ giữa Chúa Kitô và Giáo Hội. Phép rửa, cửa ngõ dẫn vào Dân Chúa, vốn đã là một mầu nhiệm hôn lễ; ta cũng nghe nói tới việc tắm gội hôn lễ (xem Eph 5:26-27) trước khi dự tiệc cưới là Thánh Thể. Hôn nhân Kitô Giáo cũng trở thành dấu chỉ hữu hiệu, bí tích của giao ước giữa Chúa Kitô và Giáo Hội. Vì nó biểu hiệu và thông truyền ơn thánh, nên hôn nhân giữa những người đã rửa tội quả là bí tích thực sự của Giao Ước Mới (18). Dù không thể chứng minh ở đây, nhưng viễn ảnh hôn lễ đối với cuộc sống Kitô hữu nói chung và đối với Thánh Thể nói riêng có gốc rễ trong ý niệm mysterion của Thánh Kinh (19). Hạn từ này có nhiều âm hưởng ngữ nghĩa khác nhau, nhưng nghĩa bí tích của nó dần dà lộ rõ trong ý hướng “mầu nhiệm cao cả” của Thánh Phaolô trong Thư Êphêsô 5:32, tức ám chỉ tình yêu phu phụ của Chúa Kitô và Giáo Hội. Mầu nhiệm (Ba Ngôi), vốn dấu ẩn trong Thiên Chúa, đã tự vén mở tính nội tâm của nó qua mầu nhiệm Nhập Thể của Ngôi Lời, một mầu nhiệm đạt tới cao điểm trong tương quan phu phụ giữa Chúa Kitô và Giáo Hội (20). Khi Thiên Chúa từ từ mạc khải mầu nhiệm của Người trong lịch sử cứu rỗi, Người thích dùng biểu tượng hôn lễ, đặc biệt trong Sáng Thế, trong các tiên tri, trong Diễm Ca, trong các Tin Mừng, các thư Thánh Phaolô, và trong Khải Huyền. Ý niệm Mysterion trong Thánh Kinh này đã được các giáo phụ tiếp nhận; các ngài hiểu nó một cách rộng rãi như nền tảng cho nhiệm cục bí tích và là chủ điểm của mối tương quan giữa Thánh Thể và Giáo Hội. Đức HY Henri de Lubac làm ta chú ý một lần nữa tới mối tương quan này nơi các giáo phụ bằng cách truyền bá thuật ngữ giáo phụ lừng danh từng được Đức Gioan Phaolô sử dụng để đặt tựa đề cho thông điệp của ngài “Thánh Thể làm nên Giáo Hội” (21).
Việc khai triển có hệ thống trên quan trọng hơn ta tưởng, vì nó đem lại cho ta một mô hình mới để suy nghĩ về sự hiệp lực (synergy) giữa Chúa Kitô và Giáo Hội trong nhiệm cục ơn thánh bí tích. Bí tích là các dấu chỉ hữu hiệu của Giao Ước Mới; chúng là các hành động của Chúa Kitô và Giáo Hội được thi hành trong một hiệp lực gắn bó, trong một Thần Khí duy nhất.
Trên bình diện thần học, tông huấn Sacramentum Caritatis còn làm sáng tỏ hơn nữa mối tương quan giữa Giáo Hội và các bí tích khác, khi nó quả quyết rằng “Giáo Hội tiếp nhận và đồng thời nói lên bản chất của chính mình trong 7 bí tích” (SC 16). Sự minh xác này rất quan trọng, vì Giáo Hội vừa hoạt động vừa thụ động trong mối tương quan với Chúa Kitô qua đức tin và các bí tích. Giáo Hội không phải là một chủ thể tự lập muốn chiếm lãnh và quản lý các cử chỉ nền tảng của Chúa Kitô ra sao tùy ý. Giáo Hội luôn luôn là Nhiệm Thể tùy thuộc ở Đầu, và là Nàng Dâu luôn chú tâm tới ý muốn của Chàng Rể.
Có người sẽ phản bác cho rằng viễn ảnh hôn lễ trước hết có giá trị thẩm mỹ, và do đó, nó không liên hệ đủ tới sự hiệp thông trên bình diện kịch tính và đối kháng của đời người. Câu trả lời cho phản bác này sẽ tùy ở việc ta khai triển thêm nền giáo hội học hiệp thông dưới dấu chỉ Maria.
B. Đức Maria, Thánh Thể, và Giáo Hội
Mối liên hệ thân thiết giữa Thánh Thể và Giáo Hội, như đã được đề cập trong Thư Thứ Nhất gửi Tín Hữu Côrintô và trong truyền thống phụng vụ của thiên niên kỷ thứ nhất, mời gọi ta tái khẳng định sự hợp nhất của Nhiệm Thể Chúa Kitô trong thực hành bí tích. Người là Đấng đã trỗi dậy bằng Thân Xác Thánh Thể và Thân Xác Giáo Hội của Người. Sự hợp nhất đúng nghĩa nhưng được dị biệt hóa này nội hàm việc tham dự của nhiều tác nhân khác nhau trên bình diện nghi lễ, nhưng cũng trên cả bình diện mầu nhiệm nữa, bình diện mà bí tích vốn là một lễ tưởng niệm. Thông điệp Ecclesia de Eucharistia tái khẳng định tính tông truyền của Thánh Thể, chống lại khuynh hướng khá phổ biến muốn tương đối hóa vai trò của thừa tác viên thụ phong nhằm khẳng định sự tham dự hữu thức và tích cực của cộng đoàn vào lễ hy sinh của Chúa Kitô.
Sự căng thẳng trên bình diện phụng vụ này khiến ta đặt câu hỏi về sự tham dự của Giáo Hội vào hy lễ của Đấng Cứu Chuộc, trên bình diện thần học. “Thánh Lễ có phải là hy lễ của Giáo Hội hay không?” Sau Công Đồng không bao lâu, Hans Urs von Balthasar đã đặt câu hỏi như thế. Quan niệm Công Giáo về Thánh Thể giả thiết sự tham dự ấy nhưng không luôn luôn minh nhiên nói tới nền tảng của nó. Nền giáo hội học hiệp thông sẽ hưởng lợi nếu biết lắng nghe nhà thần học miền Basel, người đã nhắc lại câu hỏi trên một lần nữa trong khuôn khổ Thần Kịch (Theo-Drama) của mình: “Vậy thì câu hỏi là thế này, Giáo Hội có phải đã là Nhiệm Thể Chúa Kitô khi dâng lễ hy sinh của mình hay chỉ nhờ hành động ấy, Giáo Hội mới trở nên như thế?” (22).
Balthasar thêm: “Việc cử hành Thánh Thể của cộng đoàn dẫn tới cái nhìn thấu suốt mỗi ngày một ý thức rõ ràng hơn rằng đức tin vào lễ hy sinh của Người, một lễ hy sinh vốn bao gồm cả chúng ta, một cách thụ động nhờ việc tham dự, cũng đòi hòi sự cộng tác tích cực của ta” (23). Câu hỏi có vẻ bí ẩn này thực ra rất quan trọng đối với phong trào đại kết, vì người Thệ Phản thường chỉ trích người Công Giáo đã hạ giá công trình của Chúa Kitô bằng cách luôn cho là mình có thêm thắt điều gì đó vào lễ hy sinh cứu chuộc của Người. Balthasar biết rất rõ phản bác này; nên ngài cố gắng tiếp nhận nó và trả lời nó một cách đầy đủ.
Trong trình thuật về thần kịch Thánh Thể của mình, Balthasar trình bày vị trí và vai trò điển hình của lời Đức Maria thưa xin vâng, vốn là lời đi trước và bao hàm mọi lời xin vâng khác trong Giáo Hội những kẻ tội lỗi đối với lễ hy sinh của Chúa Kitô: “Bao lâu lời xin vâng của Đức Maria được coi là tiền giả thiết cho việc nhập thể của Con Trai ngài, thì ở dưới chân Thánh Giá, lời xin vâng ấy cũng trở thành yếu tố cấu thành hy lễ của Người” (24).
Ngài còn thâm hậu hóa cái hiểu của ta về vấn đề liên quan tới vai trò các thừa tác viên Thánh Thể. Theo ngài, “Chúa Kitô được trao phó vào tay Đức Maria lúc mới sinh và lúc qua đời: điều này quan trọng hơn việc Người được trao phó vào tay Giáo Hội theo khía cạnh chính thức và công khai. Sự trao phó trước là điều kiện có trước của sự trao phó sau” (25). Viễn kiến sâu sắc này giúp ta sáp nhập vai trò chủ chốt của thừa tác viên thụ phong vào việc dâng hy lễ Thánh Thể theo bí tích mà không tách biệt nó khỏi cộng đoàn. Vai trò của thừa tác viên này chủ yếu vẫn tùy thuộc đức tin của Đức Maria, mà trong đó và từ đó, thừa tác viên này thi hành chức năng phụng vụ của mình. Trong Giáo Hội, có một chức năng đại diện cho Chúa Kitô vì Giáo Hội vốn do đức tin của Đức Maria tạo lập nên, một đức tin được thông truyền cho ta lúc ta chịu phép rửa.
Nhờ Thánh Thể, Giáo Hội được củng cố và tăng cường trong bản sắc Nhiệm Thể và Nàng Dâu của Chúa Kitô. Trong tư cách Nàng Dâu của Con Chiên, Giáo Hội dự phần vào việc dâng hiến đã được ủy thác trong tay các thừa tác viên thụ phong của mình; nhưng việc dâng hiến này trước nhất đã được Thần Trí Chúa Cứu Chuộc đặt vào trái tim và bàn tay Đức Maria ở dưới chân Thánh Giá.
Một viễn kiến như thế giúp ta hiểu được tính tối thượng của chức linh mục do phép rửa, tính tối thượng này đạt tới đỉnh điểm của nó trong hành vi đức tin của Đức Maria qua đó, ngài dâng Chúa Giêsu cho Chúa Cha và tự dâng mình cùng với Người. Do đó, ta có thể nói rằng: nhờ Đức Maria, toàn bộ cộng đoàn những kẻ đã rửa tội đều được dự phần vào việc dâng hy lễ Thánh Thể, cho dù, giống Đức Maria dưới chân Thánh Giá, vai trò của cộng đoàn là tiếp nhận hồng phúc bí tích được thừa tác viên thực hiện nhân danh Chúa Kitô.
Sau cùng, Balthasar trình bày tiền giả thiết tiềm ẩn từng làm cho việc tham dự của Đức Maria vào hy lễ cứu chuộc trở thành khả hữu: đó là ơn vô nhiễm thai, một ơn giúp ngài hoàn toàn liên đới với Con Trai mình trong việc dâng hy lễ. Ngài không thêm phần thặng dư nào như một “việc làm” nào đó của riêng ngài, mà chỉ là sự ưng thuận để ý Thiên Chúa được hoàn tất trong hy lễ cứu chuộc độc nhất. Sự ưng thuận khiêm tốn và đầy đau đớn này mãi mãi là nền tảng vĩnh viễn cho việc Giáo Hội dự phần vào lễ tế Thánh Thể của Chúa Kitô.
Balthasar ghi nhận sự nghịch lý này: chính qua trung gian mầu nhiệm Maria, trong đó, mọi sự đều là ơn thánh, ta vượt qua được phản bác của người Thệ Phản, là những người vốn chỉ trích người Công Giáo hay thêm việc làm hay công phúc riêng của họ vào hy lễ độc nhất của Chúa Kitô.
C. Giáo hội học hiệp thông và các đặc sủng
Công Đồng Vatican II chắc chắn là hơi thở của Chúa Thánh Thần nhằm giải phóng Giáo Hội khỏi cảnh cô lập đối với thế giới hiện đại và các giới hạn giáo hội học của mình. Không những tái lập được sự quân bình giữa tính tối thượng Phêrô và tính hiệp đoàn giám mục, hay đơn thuần chi tiết hóa chức linh mục vương giả của người rửa tội trong tương quan với thừa tác vụ phẩm trật, Vatican II còn mở ra cả một kho tàng đặc sủng mà Chúa Thánh Thần rộng tay ban phát để canh tân và phát triển Giáo Hội: “Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, vì ích chung” (1Cor 12:7). Theo lời hiến chế Lumen Gentium, “các đặc sủng này, bất kể là ngoại thường hay đơn giản và tản mạn hơn, phải được tiếp nhận với lòng tạ ơn và an ủi vì chúng đều hoàn toàn thích hợp và có ích cho các nhu cầu của Giáo Hội” (LG 12).
Chúng ta xác tín rằng Công Đồng quả đã đóng góp rất lớn vào việc ra đời của vô số các đặc sủng, mà ngày nay đã chính thức được nhìn nhận trong Giáo Hội. Các cộng đồng cũ và mới trong lối sống tận hiến, nhiều phong trào giáo hội, nhiều hình thức tông đồ giáo dân và tất cả các hình thức đặc sủng khác từng được Thánh Phaolô nhắc tới trong bảng liệt kê của ngài, tất cả đều thuộc về Giáo Hội của Chúa Kitô, do Chúa Thánh Thần rộng tay ban phát để biến Giáo Hội thành Nàng Dâu xinh đẹp và lộng lẫy theo lòng Chúa muốn. Tất cả các động lực ấy buộc thần học phải tái suy nghĩ về nền giáo hội học hiệp thông, để tổng hợp một cách có hệ thống các thực tại mới này với các thực tại của ngày qua. Vì cả hai đều là các thực tại nhằm xây dựng Giáo Hội.
Dựa vào lời Zizioulas đã trích dẫn trên đây, thiển nghĩ: các đặc sủng thường được xem như có ích đối với phúc thể (beneesse) của Giáo Hội, chứ không cần thiết cho hữu thể (esse) đúng nghĩa của Giáo Hội. Tuy thế, để hỗ trợ cho việc tái phúc âm hóa, ta cần nhấn mạnh rằng chính nhờ nền giáo hội học hiệp thông, mà mọi ơn phúc của Chúa Thánh Thần, kể cả phẩm trật lẫn đặc sủng (LG 4), đều đã được tổng nhập vào nhau trong một cái nhìn có tính toàn bộ về Giáo Hội, hiểu như bí tích cứu rỗi (26).
Kết luận
Năm mươi năm sau ngày khai mở Công Đồng Vatican II, ta thấy rõ: linh hứng chủ yếu của nó là nền giáo hội học hiệp thông. Đây là lối giải thích đúng đắn về Công Đồng mà với thời gian ta đã dần dần nhận diện và nhấn mạnh được. Nền giáo hội học này vẫn còn đang trong diễn trình khai triển. Diễn trình này từng được phong phú hóa nhờ cuộc đối thoại đại kết với anh em Chính Thống Giáo và nền giáo hội học Thánh Thể của họ cũng như cuộc đối thoại với các cộng đồng giáo hội phát sinh từ Phong Trào Cải Cách với việc nhấn mạnh tới nền giáo hội học rửa tội của họ.
Bên trong Giáo Hội Công Giáo, nền giáo hội học hiệp thông nêu cao giá trị của thừa tác vụ giám mục, của các hội đồng giám mục cũng như của các công nghị giám mục, trong khi vẫn thúc đẩy các suy tư thâm hậu hơn về tính tối thượng Phêrô; nền giáo hội học này cổ vũ việc tìm kiếm thế quân bình mới giữa tính tối thượng và tính hiệp đoàn trong tương quan giữa Giáo Hội phổ quát và các giáo hội đặc thù. Trên bình diện các giáo hội đặc thù, chiều kích bí tích trong nền giáo hội học hiệp thông khiến Giáo Hội tìm hiểu nhiều hơn về gia đình, tức giáo hội tại gia. Nó đòi hỏi sự đổi mới các thực hành mục vụ liên quan tới việc khai tâm Kitô Giáo, cũng như tổng hợp hài hòa các đặc sủng để phục vụ hữu hiệu các cố gắng tân phúc âm hóa.
Như thế, nền giáo hội học hiệp thông đang tái sinh lực Giáo Hội theo hướng bên trong (ad intra) và đang nhân thừa các cửa ngõ đại kết và truyền giáo theo hướng bên ngoài (ad extra). Ta nên hân hoan trước thành quả của Công Đồng, vốn lớn lao hơn hiện tượng thoái hóa hay tiếp nhận có tính ý thức hệ. Trong số các hệ quả của Công Đồng, ta ghi nhận cam kết mới của Giáo Hội đối với hoà bình và công lý trên thế giới, việc Giáo Hội cổ vũ đối thoại liên tôn, và việc phát triển liên đới trên phạm vi hoàn cầu, trong tinh thần của thông điệp Caritas in Veritate.
Tuy nhiên, nền giáo hội học hiệp thông vẫn cần nhiều suy tư thần học và thực hành mục vụ sâu sắc hơn nữa. Sau năm mươi năm qua, nền giáo hội học này càng ngày càng được ta hiểu một cách cụ thể hơn liên quan tới bản chất Giáo Hội trong tư cách bí tích của sự cứu rỗi. Khi áp dụng vào Giáo Hội, ý niệm bí tích phải được hiểu không những chỉ như sự hữu hiệu của bẩy bí tích, mà còn như sự tham dự của hiệp thông giáo hội vào hiệp thông Ba Ngôi nữa, một sự hiệp thông đã được ban cho thế giới nơi Chúa Giêsu Kitô. “Thiên Chúa là tình yêu, và bất cứ ai ở trong tình yêu đều ở trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở trong họ” (1Ga 4:16).
Do đó, tính bí tích của Giáo Hội có nghĩa là sự hiệp thông trong Giáo Hội như một sức mạnh lôi cuốn và phúc âm hóa. Ta đừng nên quên rằng sức mạnh phúc âm hóa của các Kitô hữu tiên khởi phát sinh từ chứng tá yêu thương nhau của họ; chính tình yêu này đã lôi cuốn dân ngoại và làm họ trở lại: “Xem kìa họ yêu thương nhau xiết bao!” (27). Nhờ thế, Giáo Hội đã trở thành một bí tích, hay “dấu chỉ và là dụng cụ của cả sự hợp nhất hết sức khắng khít với Thiên Chúa lẫn sự hợp nhất của toàn bộ nhân loại” (LG 1), theo định nghĩa tổng quát về bí tích. Là “dấu chỉ”, Giáo Hội làm việc hữu hiệu cho việc cứu rỗi thế giới nhờ sự kết hợp với Chúa Kitô, Đấng vốn liên kết Giáo Hội vào chức linh mục độc nhất của mình trong tư cách Nhiệm Thể và Nàng Dâu. Như thế, sứ mệnh của Giáo Hội trùng hợp với hình thức bí tích của tình yêu từng mạc khải hành động của Thiên Chúa trong thế giới, hiệp lực với các chứng tá của Tân Ước.
Tương lai sứ mệnh Giáo Hội tùy thuộc chứng tá hợp nhất và cuộc đối thoại của Giáo Hội với toàn thể nhân loại nhân danh sự hiệp thông Ba Ngôi. Sự hiệp thông này dành cho mọi người, và Giáo Hội chính là bí tích của nó. Sứ mệnh có tính bí tích của Giáo Hội không phải chỉ là qui chiếu vào Ba Ngôi như một lý tưởng hay một mô thức; mà đúng hơn là tham dự chân thực vào việc làm chứng cho Ba Ngôi trong lịch sử. “Có ba chứng tá: Thần Khí, nước và máu, cả ba cùng làm chứng một điều. Nếu ta nhận chứng từ của con người, thì chứng từ của Thiên Chúa phải cao trọng hơn… Và chứng từ của Người là Thiên Chúa đã ban cho ta sự sống đời đời, và sự sống này ở nơi Chúa Con. Ai có Chúa Con là có sự sống; ai không có Chúa Con là không có sự sống” (1Ga 5:7-9, 11-12).
Ghi chú
(17) Xem L’adoration eucharistique: “Ponenza dell’Em.mo Card. Marc Ouellet, Arcivescovo di Québec,” Notitiae 46, 3-4, 2009), 130-49.
(18) Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, số 1617. Xem Bộ Giáo Luật, điều 1055, §2; DS 1800 (Phiên 24, Công Đồng Trent):“Bởi thế, hôn phối trong luật phúc âm trổi vượt hơn hôn phối cũ về ân thánh, nhờ Chúa Kitô; các giáo phụ của ta, các công đồng và truyền thống của Giáo Hội phổ quát có lý khi luôn dạy rằng nó phải được kể trong số các bí tích của luật mới”.
(19) Xem G. Bornkam, “Mysterion,” trong Grande Lessico del Nuovo Testamento, vol. VII, 645-716; C. Rocchetta, Sacramentaria fondamentale (Bologna: EDB, 1989), 191-242.
(20) Xem ghi chú của Đức Gioan Phaolô II về chữ mysterion trong bài giáo lý của ngài về tình yêu nhân bản John Paul II, Man and Woman He Created Them: A Theology of the Body, bản tiếng Anh của Michael Waldstein (Boston: Pauline Books & Media, 2006), 489-90.
(21) Henri de Lubac, Corpus mysticum. L’Eucharistie et l’Église au Moyen Âge (Paris: Aubier, 1939). Bản tiếng Anh Corpus Mysticum: The Eucharist and the Church in the Middle Ages, của Gemma Simmonds (Notre Dame, IN: University of Notre Dame Press, 2007)]; Xem Paul McPartlan, The Eucharist makes the Church: Henri de Lubac and John Zizioulas in Dialogue (Edinburgh: T&T Clark, 1993)
(22) Hans Urs von Balthasar, Theo-Drama: Theological Dramatic Theory IV: The Action, bản tiếng Anh của Graham Harrison (San Francisco: Ignatius, 1994), 394. 23[1] Ibid., 395.
(24) Vừa dẫn.
(25) Vừa dẫn, 397.
(26) Xem Marc Ouellet, L’apport des mouvements ecclésiaux. Unité et diversité dans l’Esprit (Bruyères-le-Châtel: Nouvelle Cité, 2011).
(27) Tertullian, Apology 39, 7.