Vị giáo sĩ thứ hai (1) nói tới Hiệp Thông là Đức Hồng Y Basil Hume, cố tổng giám mục Westminster và chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Anh và Wales từ năm 1979 cho tới khi qua đời vào năm 1999, người từng tham gia Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới năm 1985 bàn nhiều tới chủ đề hiệp thông. Sinh thời, Đức Hồng Y Basil Hume có nhiều cái nhất: được coi là vị hồng y người Anh có triển vọng cao nhất làm giáo hoàng kể từ Đức Hồng Y Pole của thời kỳ 1548-1550, được sự kính trọng của công chúng bên ngoài Giáo Hội Công Giáo, là đan viện phụ (Dòng Biển Đức) đầu tiên được cử làm tổng giám mục Westminster kể từ khi tái lập hàng giáo phẩm Anh vào năn 1850, dù chưa làm giám mục ở đâu bao giờ. Dưới thời ngài làm tổng giám mục, đạo Công Giáo được chấp nhận trong xã hội Anh hơn 400 năm trước đó, cao điểm là cuộc viếng thăm nhà thờ chính tòa Westminster vào năm 1995 của Nữ Hoàng Elisabeth II. Ngài cũng là vị giáo chủ Công Giáo đã đọc thánh thư trong lễ nhậm chức của Tổng Giám Mục Anh Giáo Robert Runcie của Canterbury năm 1980. Cũng dưới thời ngài, Đức Gioan Phaolô II đã được Nữ Hoàng Anh chào đón tại London năm 1982, đây là cuộc thăm viếng Anh đầu tiên của một vị giáo hoàng. Đức Hồng Y Hume được người ta biết đến qua công trình gia tăng lòng khoan dung và hiểu biết giữa Giáo Hội Công Giáo và các tôn giáo khác.
Trong cuốn “Towards A Civilisation Of Love, Being Church In Today’s World”, do nhà Hodder & Stoughton xuất bản năm 1988, Đức Hồng Y có viết một bài tựa là “Church as Communion” (Giáo Hội như Hiệp Thông), sau khi tham dự hai Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới năm 1985 (kỷ niệm 20 năm bế mạc Vatican II) và năm 1987 (Về vai trò giáo dân). Cả hai Thượng Hội Đồng này đều bàn tới chủ đề hiệp thông trong Giáo Hội, dĩ nhiên nặng về mục vụ hơn tín lý.
Về chữ hiệp thông
Đức HY Hume cho rằng khởi nguyên, hiệp thông là dịch từ chữ “koinonia”, một thuật ngữ Hy Lạp, rất nổi tiếng trong các trước tác thần học của Chính Thống Giáo. Người ta thường dịch chữ này thành “communio” trong tiếng La Tinh, nhưng thật ra “communio” không hẳn đã lột tả được “koinonia”; chữ “communion” trong tiếng Anh dường như còn xa với nghĩa của “koinonia” hơn nữa. Theo Đức Hồng Y, các chữ sau đây trong tiếng Anh có khi lại hay hơn: partnership, shared life, joint partaking, và fellowship như đề nghị của J.M. Tillard trong One in Christ, năm 1986. Chính vì thế, nhà thần học Đức, sau này được phong hồng y, là Walter Kaspar, nhận định rằng dù ý niệm “communio” rất chính yếu trong các văn kiện của Vatican II, nhưng từ ngữ này không nhất thiết cố định trong cách dùng của nó. Vì song song với từ này, Công Đồng còn dùng nhiều từ tương tự như “communitas” (cộng đồng), “societas” (xã hội)… Chính ý niệm “communio” cũng có nhiều bình diện khác nhau về ý nghĩa. Bởi thế, phải kết luận rằng đây là một ý niệm đang thành hình (emerging concept).
Thực ra, Đức Hồng Y Hume không đưa ra câu định nghĩa chính thức cho chữ hiệp thông, mà cố gắng nhận rõ xem ý niệm hiệp thông, một ý niệm đang thành hình này, đóng góp ra sao vào cái hiểu của ta về Giáo Hội học và nhất là sự can dự của nó vào công cuộc hợp nhất Kitô Giáo. Ngài bảo: muốn hiểu hiệp thông, trước nhất ta phải hiểu mầu nhiệm, một từ hết sức xa lạ đối với tâm trí con người thời nay. Vì tâm trí này thường cho rằng: điều, hiện nay không giải thích được, đơn thuần chỉ là một vấn đề sớm muộn gì cũng sẽ được giải đáp qua việc áp dụng và phát triển kiến thức. Suy nghĩ ấy chính là phó sản của cách tiếp cận thực tại có tính khoa học hiện rất thành công. Tuy nhiên đối với cái hiểu tôn giáo, điều chính yếu là phải nắm vững rằng có một thực tại không bao giờ tiết lộ các bí mật của mình cho năng lực của một mình tri thức nhân bản mà thôi, dù nó không hiển nhiên mâu thuẫn. Thánh Tôma Aquinô viết rằng: “Người biết Thiên Chúa hơn cả chính là người biết rằng bất cứ anh ta nghĩ gì, nói gì, thì đều xa với điều Thiên Chúa thực sự là” (Opusculum 10, de Causis, Lect.6).
Hiệp thông nằm ở tâm điểm của mầu nhiệm này. Giáp mặt với thực tại tối hậu của Giáo Hội ấy, ta chỉ hy vọng mỗi ngày một hiểu sâu hơn chân lý mạc khải về nó, chứ đừng hòng múc cạn sự phong phú của nó hay nắm bắt được tính viên mãn của nó.
Trong tinh thần đại kết, Đức Hồng Y dựa vào Ủy Ban Anh Giáo và Công Giáo Quốc Tế (ARCIC) để định nghĩa chữ “koinonia” là “mối tương quan giữa những con người phát sinh từ việc họ tham dự vào cùng một thực tại như nhau” (Phúc Trình Sau Cùng, số 5). Trong câu định nghĩa này, ta thấy có 3 yếu tố: thực tại được chia sẻ, chính sự chia sẻ, và mối liên kết từ đó mà ra.
Sự phát triển của ý niệm hiệp thông
Đến lúc có Thượng Hội Đồng Đặc Biệt năm 1985, mừng 20 năm kết thúc Công Đồng Vatican II, thì ý niệm hiệp thông đã bén rễ sâu trong tư duy thần học của cả Giáo Hội. Thượng Hội Đồng này không những nói tới hiệp thông mà còn cho thấy nó vừa là một ý niệm hữu dụng trong thần học vừa là một kinh nghiệm sống trong Giáo Hội. Phúc Trình sau cùng của Thượng Hội Đồng này viết rằng: “Giáo Hội học về hiệp thông là ý niệm chính yếu và nền tảng trong các văn kiện của Công Đồng… Kể từ Công Đồng Vatican II trở đi, nhiều điều đã được thực hiện khiến cho Giáo Hội, như hiệp thông, được hiểu rõ hơn và được diễn dịch một cách cụ thể hơn thành thực tại sống động”. Sau đó, Phúc Trình đi thẳng vào ý nghĩa của hiệp thông:
“Từ ngữ phức tạp ‘hiệp thông’ nghĩa là gì? Xét từ nền tảng, nó là vấn đề hiệp thông với Thiên Chúa trong Chúa Thánh Thần nhờ Chúa Giêsu Kitô. Sự hiệp thông này hiện hữu nhờ lời Thiên Chúa và các bí tích. Bí Tích Rửa Tội là cửa và nền tảng của hiệp thông trong Giáo Hội; Bí Tích Thánh Thể là nguồn và là đỉnh cao trọn đời sống Kitô Giáo (xem Lumen Gentium, số 11). Hiệp thông với Thân Thể Chúa Kitô trong Bí Tích Thánh Thể mang ý nghĩa, tạo ra hay xây đắp sự kết hợp thân mật mọi tín hữu trong Nhiệm Thể Chúa Kitô vốn là chính Giáo Hội (xem 1Cor 10:16ff).
“Cho nên không thể giản lược Giáo Hội học về hiệp thông nguyên tuyền vào các vấn đề thuộc tổ chức hay các vấn đề thuộc uy quyền. Trái lại, hiệp thông có tính giáo hội học là nền tảng cho trật tự trong Giáo Hội nhất là cho mối tương quan đúng đắn giữa tính thống nhất và tính đa dạng trong Giáo Hội”.
Suy tư hết sức quan trọng trong Phúc Trình Sau Cùng có thể tóm tắt như sau: thực tại tối hậu mà người rửa tội chia sẻ với nhau chính là sự sống của Chúa Ba Ngôi. Kinh nghiệm chia sẻ sự sống ấy là nhờ lời Chúa và các bí tích, nhất là Bí Tích Thánh Thể. Mối liên kết phát sinh từ sự chia sẻ ấy chính là cộng đồng giáo hội. Như thế, chia sẻ sự sống Chúa Ba Ngôi chính là sự hiệp thông với Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần nhờ Chúa Giêsu Kitô, ba Ngôi, một Thiên Chúa. Điều ấy cấu thành mầu nhiệm nội tại nhất của Giáo Hội. “Koinonia” không phải là một trừu tượng hóa mà là một thực tại sống động. Ủy Ban Anh Giáo và Công Giáo Quốc Tế cho ta thấy kinh nghiệm đã dẫn tới lý thuyết ra sao, chứ không ngược lại. Ủy Ban này quả quyết: “Trong truyền thống Kitô Giáo buổi đầu, việc suy tư về kinh nghiệm ‘koinonia’ đã mở đường cho người ta hiểu mầu nhiệm Giáo Hội. Dù trong Tân Ước, ‘koinonia’ chưa bao giờ đồng nghĩa với ‘Giáo Hội’, nhưng từ ngữ này thích hợp nhất để nói lên mầu nhiệm nằm dưới nhiều hình ảnh Tân Ước về Giáo Hội” (Phúc Trình Sau Cùng của ARCIC, số 4).
Kinh nghiệm chia sẻ sự sống Ba Ngôi nhờ lời Chúa và bí tích, và cảm thức nên một phát sinh từ đó đã được cộng đồng Kitô Giáo tiên khởi đem ra sống hàng ngày. Điều ấy được thuật lại trong Sách Công Vụ Các Tông Đồ. Sách kể rằng các Kitô hữu Giêrusalem chỉ có “một trái tim và một linh hồn” (Cv 4:32) và họ “chuyên chăm với lời giáo huấn của các tông đồ và hiệp thông với nhau, cùng bẻ bánh và cầu nguyện” (Cv 2:42). Lời giáo huấn của các tông đồ, bẻ bánh và cầu nguyện chính là ba thực tại nền tảng được các Kitô hữu tiên khởi nàychia sẻ, tạo nên giữa họ một mối liên hệ đặc biệt. Không những họ chỉ có “một trái tim và một linh hồn” mà họ còn “để mọi sự làm của chung” và “phân phối theo nhu cầu mỗi người” (Cv 2:44-45). Soạn giả Công Vụ Các Tông Đồ nhấn mạnh điều này nữa: cộng đồng sống hợp nhất như một ấy được cấu thành bởi “tất cả những người tin” (xem Cv 4:32).
Trình thuật trên cho thấy hai điểm chủ yếu của mọi cộng đồng Kitô Giáo: lời Chúa và Thánh Thể, hai phương tiện dẫn tới sự hiệp thông nền tảng và quan trọng với chính Chúa Ba Ngôi. Sự hiệp thông này, sự nên một với Chúa Ba Ngôi này, chính là tiêu mẫu cho sự hiệp thông giữa những người đã được dựng nên theo hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa và được tái tạo trong Chúa Kitô. Nền tảng Thánh Kinh của sự hiệp thông này tìm thấy trong thư thứ nhất của Thánh Gioan (1Ga 1:3): “Điều chúng tôi đã thấy và đã nghe, chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa, để chính anh em cũng được hiệp thông với chúng tôi, mà chúng tôi thì hiệp thông với Chúa Cha và với Đức Giêsu Kitô, Con của Người”. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly, được Phúc Âm Gioan ghi lại, cũng cho ta thấy ý nghĩa của sự hiệp thông giữa Chúa Cha và Chúa Con, và sự hiệp thông giữa chúng ta với nhau, tuy không sử dụng chữ hiệp thông:
“Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con. Phần con, con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con, để họ được nên một như chúng ta là một: Con ở trong họ và Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn nên một; như vậy, thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đã sai con và đã yêu thương họ như đã yêu thương con” (Ga 17:20-23).
Ta cần nhớ Chúa Kitô chính là sự hợp nhất của ta. Sự hiệp thông của ta với Chúa Cha xẩy ra trong Chúa Kitô. Sự hợp nhất này hàm chứa nhiều ơn phúc hết sức đa dạng và phong phú: “Có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần Khí. Có nhiều việc phục vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng vẫn chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người” (1Cor 12:4-6). Các đặc sủng được Thánh Phaolô mô tả trong chương này cũng nội tại trong hiệp thông. Nhưng mọi đặc sủng này được duy trì trong sự hợp nhất của Ba Ngôi Thiên Chúa. Đó chính là lý do khiến Thánh Phaolô soạn ra thánh thi ca tụng tình yêu trong Chương 13. Phải đọc thánh thi trong ngữ văn Giáo Hội: nó không có ý nói tới các thiên hướng bản thân cho bằng tình yêu Thiên Chúa, vốn là nguồn gốc và thực tại của hiệp thông.
Nhờ Bí Tích Rửa Tội, ta trở nên chi thể của Nhiệm Thể Chúa Kitô. Hình ảnh nhiệm thể này là hình ảnh rõ ràng nhất và giúp ta nhiều nhất trong các hình ảnh của Thánh Phaolô để hiểu ta được hợp nhất ra sao với Chúa Kitô và với nhau. Ta là các chi thể của một thân thể mà Chúa Kitô là đầu và “tuy nhiều, ta chỉ là một thân thể trong Chúa Kitô”. Bí Tích Rửa Tội tháp nhập ta vào nhiệm thể Chúa Kitô, được ban cho sự sống mà ta chia sẻ với những người rửa tội khác. Thánh Phaolô nói tới điều đó như sau: “Do đó, nhờ Phép Rửa, ta được chôn với Người trong cái chết, để cũng như Chúa Kitô đã sống lại từ cõi chết nhờ vinh quang của Chúa Cha thế nào, chúng ta nữa, chúng ta cũng sẽ bước đi trong sự sống mới” (Rm 6:4).
Vai trò Chúa Thánh Thần
Để hiểu sâu xa hơn ý niệm hiệp thông, ta phải suy niệm nhiều hơn về vai trò của Chúa Thánh Thần. Vì sự hiệp thông với Chúa Cha nơi Chúa Con là nhờ Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần ấy từng là là trên mặt nước vào ngày hỗn mang để đem thế giới vào hiện hữu. Chúa Thánh Thần ấy cũng là Đấng đã phủ bóng trên Trinh Nữ Maria và Đấng sinh ra bởi Trinh Nữ chính là Con Thiên Chúa. Trong lửa và gió, Chúa Thánh Thần ấy đã được tuôn đổ trên các Tông Đồ tại Phòng Trên Lầu và Giáo Hội Chúa Kitô đã được sinh ra. Công Đồng bảo Chúa Thánh Thần là Đấng có “trách nhiệm về sự hiệp thông của các tín hữu đến nỗi Người ban cho họ sự gắn bó sâu sắc với nhau trong Chúa Kitô. Như thế, Người là nguyên lý của sự hợp nhất trong Giáo Hội” (Sắc Lệnh về Đại Kết, Unitatis Redintegratio, số 2).
Thần học của các giáo hội Chính Thống luôn đặt Chúa Thánh Thần ở tâm điểm của ‘koinonia’. Đối với các giáo hội này, sự sống của Giáo Hội luôn phát sinh từ sự hiện diện của Chúa Thánh Thần. Có lẽ tốt hơn không nên nói Chúa Thánh Thần ở trung tâm ‘koinonia’ mà nói Người là trung tâm ban sự sống, sự sống Chúa Kitô, cho những người được tái sinh bằng nước và Chúa Thánh Thần. Ta hãy nghe nền thần học này nói về Chúa Thánh Thần:
“Việc Chúa Thánh Thần đến trong Giáo Hội không phải là một biến cố lịch sử biệt lập trong dĩ vãng, mà là một hồng ân thường hằng đem sự sống lại cho Giáo Hội, bảo đảm sự hiện hữu của Giáo Hội trong lịch sử nhân loại, làm cho chứng tá của Giáo Hội đối với Vương Quốc Thiên Chúa thành thực hiện được. Chúa Thánh Thần là sức mạnh Thiên Chúa nhờ đó Giáo Hội có khả năng vâng theo mệnh lệnh của Chúa Phục Sinh: ‘Hãy ra đi làm cho mọi dân tộc trở thành môn đệ của Thầy” (Mt 28:19)… Việc thường hằng tuôn đổ Chúa Thánh Thần của ngày Ngũ Tuần lên Giáo Hội này là một thực tại trong thờ phượng của Giáo Hội, trong phụng vụ của Giáo Hội và trong cử hành Thánh Thể ngày Chúa Nhật, nhưng nó còn tràn lan quá các giới hạn của việc thờ phượng kia để cấu thành động năng nội tại làm dấu ấn cho mọi biểu thức và mọi sinh hoạt của đời sống Giáo Hội’” (Orthodox Thought, Phúc Trình các tham khảo với Chính Thống Giáo do WCC tổ chức 1975-1982, Genges Tsetes chủ biên, WCC, Geneva, 1983, các tr.38-39).
Biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống vào ngày Ngũ Tuần thường được coi là để phục hồi sự hợp nhất của gia đình nhân loại và đảo ngược lại sự chia rẽ do tháp Babel tạo ra. Chúa Thánh Thần vì thế là Thần Trí của hợp nhất. Việc Người tiếp tục được đổ ra mãi mãi thúc đẩy ta không ngừng tái khám phá sự hợp nhất của ta với Thiên Chúa.
Tính hiệp đoàn và tính đồng trách nhiệm
Đức Hồng Y Hume cho hay nói đến hiệp thông, ta không thể không nói tới tính hiệp đoàn và tính đồng trách nhiệm. Cả hai ý niệm ấy đều đã được thời gian gần đây tái nắm bắt và khai triển với một hiểu biết tốt hơn về mầu nhiệm Giáo Hội.
Thực vậy, Thượng Hội Đồng Đặc Biệt năm 1985 đã suy tư về cả hai ý niệm trên. Trong phúc trình sau cùng, THĐ này viết rằng: “Giáo hội học hiệp thông đem lại cho tính hiệp đoàn (collegiality) cái nền bí tích của nó”. Đối với Giáo Hội Công Giáo, tính hiệp đoàn có nghĩa là các giám mục được thụ phong để trở thành các thành viên của một hiệp đoàn vốn thừa hưởng vai trò và chức năng của các tông đồ. Hiệp đoàn này, với Phêrô đứng đầu, đảm bảo sự hiệp thông sống động của các giáo hội. Hiệp đoàn các giám mục có thể hành động một cách hiệp đoàn theo nghĩa hẹp hay theo nghĩa rộng khi hành động của một số thành viên được thực hiện trong tinh thần hiệp đoàn, dù toàn bộ hiệp đoàn không can dự vào.
Theo nghĩa hẹp, tính hiệp đoàn bao hàm hoạt động của toàn thể hiệp đoàn cùng với đầu của mình, hướng về toàn thể Giáo Hội. Nó được phát biểu một cách hiển nhiên trong công đồng chung. Bên cạnh đó, còn có những hình thức thể hiện có tính bán phần mà thực chất đều là dấu chỉ và dụng cụ của tinh thần hiệp đoàn, như các thượng hội đồng giám mục, các hội đồng giám mục. Giáo Triều v.v…
Trong mấy năm cuối thế kỷ 20, việc phát triển tinh thần hiệp đoàn đã trở thành một trong các dấu chỉ sống động của một tân sinh khí mới tìm thấy trong lòng Giáo Hội Công Giáo. Nhờ tinh thần này, các giáo hội địa phương ngày càng trở nên ý thức hơn sự hợp nhất và hiệp thông của mình, cũng như sẵn sàng và tích cực đảm nhiệm nhiều trách nhiệm hơn đối với nhau. Hiện nay, hiệp thông được cảm nghiệm theo chiều ngang lẫn chiều dọc. Nó vừa là sự nên một với các giáo hội địa phương khác trên thế giới, vừa là sự hợp nhất nhờ mối liên quan của từng giáo hội ấy với Phêrô tại Rôma.
Một phát triển khác giúp tạo ra sự hợp nhất nhiều hơn và biểu lộ việc Chúa Thánh Thần tiếp tục đổ xuống theo phương thức Ngũ Tuần chính là việc gia tăng cảm thức đồng trách nhiệm trong từng giáo hội địa phương. Phúc trình sau cùng của THĐ viết rằng: “Kể từ Công Đồng Vatican II, một loại hợp tác mới giữa hàng giáo dân và hàng giáo sĩ đã xẩy ra trong Giáo Hội… Trong loại hợp tác này, người ta thấy một cảm nghiệm mới về sự kiện tất cả chúng ta đều là Giáo Hội”.
Tài liệu chuẩn bị của Thượng Hội Đồng năm 1987 về vai trò giáo dân tuyên bố rằng: “Các bí tích rửa tội và thêm sức biến người giáo dân thành các người tham dự vào ‘ba chức vụ’ của Chúa Kitô: tư tế, tiên tri và vương đế, giúp họ đủ tư cách sống sứ điệp đặc thù của Dân Chúa” (số 23). Trong thực hành cũng như trong lý thuyết thần học, ta đã hiểu được rằng tất cả các giáo dân đều tham dự tích cực, không thể miễn chuẩn, vào hành động qua đó Chúa Phục Sinh đã kéo mọi người tới với Người để sau cùng qui phục họ, cùng với Người, vào Chúa Cha ‘ngõ hầu Thiên Chúa là tất cả trong tất cả’. Họ có một chỗ đứng đặc biệt trong thế giới và nhờ thế, chính trong tư cách giáo dân, họ được kêu gọi chấp nhận giá trị của sáng thế và, nhờ ơn Chúa giúp, biết liên hệ nó với Thiên Chúa nhờ các hoạt động đa dạng của họ, nhờ cuộc sống và công việc hàng ngày của họ ngõ hầu vương quốc của công lý, tình yêu và hòa bình được thiết lập. Mọi tín hữu của Chúa Kitô, mọi chi thể đã được rửa tội của Giáo Hội, trước nhất và trên hết được mời gọi chia sẻ cùng một hiệp thông, cùng một ‘koinonia’. Tất cả chúng ta đều phải tìm kiếm và tìm được sự kết hợp với Thiên Chúa và với nhau. Ta phải chia sẻ một đời sống ơn thánh, một đức tin, một Thánh Thể, một sứ mệnh; và những điều đó phải đi trước việc chúng ta được chỉ định một thừa tác vụ riêng biệt qua tấn phong hay qua hình thức thánh hiến khác.
Như thế, các thừa tác vụ, các hình thức sống và phục vụ trong lòng Giáo Hội đều chỉ là những chức năng khác nhau của cùng một sứ mệnh. Và các thừa tác viên đã được ban cho nhiều đặc sủng là để phục vụ sự hợp nhất của nhiệm thể Chúa Kitô và để chu toàn sứ mệnh đơn nhất kia. Lý tưởng thừa tác vụ hợp tác hay, đúng hơn, thừa tác vụ liên lập này cung cấp cho ta một mô thức về Giáo Hội và một thực tại sống động thực sự nói lên mầu nhiệm nội tại của Giáo Hội. Chính từ tinh thần này, các hội đồng giáo xứ, giáo hạt và giáo phận đang xuất hiện, các ủy ban và ủy hội quốc gia đang được hình thành để trợ giúp các hội đồng giám mục, và các hình thức tham khảo cũng như hợp tác đang được đưa ra ở mọi cấp bậc trong Giáo Hội. Nhờ thế, một ý thức thâm hậu hơn về ‘koinonia’ đang dần dần lên khuôn cho các cơ cấu và đời sống Giáo Hội. Các quan niệm trước đây, vốn liên kết chặt chẽ với mô thức uy quyền và cấu trúc chung với xã hội thế tục, đang nhường bước cho một cái hiểu có ý thức hơn về mầu nhiệm và thực tại độc đáo của Giáo Hội.
Đại kết
Việc tái khám phá các nét phong phú của ‘koinonia’ dần dần cũng làm thay đổi cái hiểu của ta về phong trào đại kết Kitô Giáo. Nó giúp giải thích cả sự hợp nhất nền tảng của ta, sự hợp nhất mà ngay cả sự chia rẽ cũng không bao giờ thành công trong việc tiêu hủy nó, lẫn sự thúc đẩy đầy năng động tính hướng tới sự hợp nhất hữu cơ đầy đủ.
Như đã thấy, ARCIC hiện đang ở tuyến đầu trong việc thăm dò ‘koinonia’ và áp dụng nó vào phong trào đại kết. Ở phần dẫn nhập cho phúc trình sau cùng của mình, Ủy Ban đã đưa ra lời tuyên bố hết sức chủ yếu và nền tảng sau đây: “Mặc dù sự hợp nhất của chúng ta bị thương tật do chia rẽ gây ra, nhưng nó không bị tiêu diệt. Nhiều mối dây liên kết vẫn đang hợp nhất chúng ta. Chúng ta vẫn đang tuyên xưng cùng một đức tin vào một Thiên Chúa đích thực; chúng ta vốn lãnh nhận cùng một thần khí; chúng ta vốn được rửa bằng cùng một phép rửa, và chúng ta vẫn đang rao giảng cùng một Chúa Kitô" (số 1).
Việc hỗ tương nhìn nhận tính thành sự của phép rửa Kitô Giáo đã thay đổi sâu xa các mối tương quan giữa các Kitô hữu hiện đang phân rẽ. Sự thay đổi này từng xẩy ra trong 40 năm trước cuối thế kỷ 20. Để thấy điều ấy, bạn chỉ cần so sánh giáo huấn của Công Đồng Vatican II với phương thức đã được cả Đức Piô XII sử dụng trong thông điệp Mystici Corporis (Nhiệm Thể). Vào thời của vị giáo hoàng này, tài liệu trên quả có tính tiên tri và gây ảnh hưởng sâu xa. Nhưng ta hãy nghe sắc lệnh về hiệp nhất của Vatican II:
“Bất chấp các bất đồng, những ai đã nhờ đức tin được Thiên Chúa chấp nhận trong phép rửa, đều được tháp nhập vào Chúa Kitô. Nên quả là chính đáng khi gọi họ là các Kitô hữu và họ xứng đáng được con cái Giáo Hội Công Giáo coi là anh chị em trong Chúa” (UR.3)
Trong khi ấy, qua thông điệp trên, xem ra Đức Piô XII muốn loại người khác ra khỏi hiệp thông: “Trong cộng đồng đích thật các tín hữu, chỉ có một Thân Thể, một Thánh Thần, một Chúa và một Phép Rửa thế nào thì cũng chỉ có một đức tin thế ấy; và do đó, bất cứ ai từ khước không nghe lời Giáo Hội phải bị coi là ngoại đạo và thu thuế, như lời Chúa truyền. Từ đó suy ra: những ai chia rẽ nhau trong đức tin và trong việc cai quản không thể là người sống trong một thân thể như đã được mô tả, và sống bởi cùng một Chúa Thánh Thần” (Mystici Corporis, số 21).
Sự tương phản biểu kiến khá rõ. Nó phần nào nói lên thái độ nói chung của người Công Giáo Rôma hồi ấy, một thái độ không đưa ra giải pháp nào khác ngoài nhắm vào việc trở lại cá nhân và đợi cho các giáo hội khác từ từ tàn lụi. Xem ra các giáo hội ấy không mang lại một hy vọng cứu rỗi nào. Tuy nhiên, thực ra Công Đồng Vatican II đã tiếp nhận nhiều quan điểm giáo hội học của Mystici Corporis và triển khai chúng theo cái nhìn của mình. Như thái độ của thông điệp này với các giáo hội khác. Đức Piô XII từng viết: “chúng ta mời gọi họ (nghĩa là những người không thuộc cùng một Giáo Hội Công Giáo hữu hình) tự do ưng thuận các thúc đẩy bên trong của ơn thánh Chúa và cố gắng giải thoát mình khỏi một tình trạng trong đó, họ không thể chắc chắn có ơn cứu rỗi đời đời” (MC, số 102). Nói như thế rồi, ngài cũng đã nhìn nhận rằng “dù rất có thể họ có liên hệ với Nhiệm Thể Chúa Kitô qua một hoài mong và ước muốn vô thức nào đó…”. Câu ấy rõ ràng hàm ý: họ có liên hệ cách nào đó với Nhiệm Thể Chúa Kitô. Giáo huấn của Vatican II đã đặc biệt khai triển điều này trong hiến chế Lumen Gentium.
Các nghị phụ Vatican II minh nhiên nhìn nhận rằngThiên Chúa hành động cả ở bên ngoài sự hợp nhất hữu hình của Giáo Hội Công Giáo Rôma:
“Các anh em ly khai với chúng ta cũng cử hành nhiều lễ nghi phụng vụ của Kitô giáo. Những lễ nghi ấy, chắc chắn có thể thực sự phát sinh đời sống ơn thánh và phải được công nhận là đường đưa đến sự thông hiệp vào ơn cứu rỗi, tuy cách thức có khác nhau tùy hoàn cảnh của mỗi Giáo Hội hay Cộng Ðoàn” (UR. 3).
Ngày nay, người Công Giáo nhìn nhận rằng khi phép rửa được thực hành đúng cách, dù ở trong hay ở ngoài sự hợp nhất hữu hình của Giáo Hội Công Giáo, thì người được rửa tội nào cũng được tháp nhập vào Chúa Kitô, chắc chắn là chi thể trong Nhiệm Thể của Người. Hơn nữa, Giáo Hội Công Giáo hiện nay nhìn nhận rằng “một số yếu tố hay ơn phúc quan trọng nhờ đó Giáo Hội rút tỉa ra các cơ cấu và đời sống của mình cũng có khả năng hiện hữu ở bên ngoài Giáo Hội Công Giáo hữu hình”.
Người Công Giáo Rôma không thể nào tránh né mà không giáp mặt với hai loạt vấn nạn từng được cái hiểu mới này nêu ra. Thứ nhất, nếu mọi người được rửa tội đều tháp nhập vào Chúa Kitô, thì đâu là mối liên hệ giữa Giáo Hội định chế hữu hình và Nhiệm Thể Chúa Kitô? Theo nghĩa hiện thực nào Giáo Hội Công Giáo có thể tự coi mình là Giáo Hội hữu hình? Có cần thiết phải có một Giáo Hội định chế chăng? Thứ hai, nếu có những yếu tố hay ơn phúc hợp lệ (valid) hiện hữu và hoạt động ở bên ngoài Giáo Hội Công Giáo, thì tại sao người Công Giáo lại cảm nhận mình bị thúc bách phải khẩn trương xử lý các vấn đề lớn lao về định chế liên quan đến sự hợp nhất Kitô Giáo? Tại sao không để ai ở yên đó mà vui hưởng các ơn phúc của Thiên Chúa? Tại sao không chấp nhận tình trạng riêng rẽ như là chứng cớ của tính đa diện chứ không phải của sự chia rẽ?
Hiển nhiên, trả lời các câu hỏi ấy không phải là việc đơn giản. Hơn trước kia nhiều, ta cần nhìn nhận rằng quả là ngu xuẩn khi cố gắng định chế hóa một cách cứng cỏi sự sống và tình yêu của Thiên Chúa. Không bao giờ có thể giam hãm Người vào những kinh mương được ủy quyền. Phải thành thật và quảng đại biện phân được hành động của Thiên Chúa tại những nơi bất ngờ, chứ không chỉ tại các giáo hội và cộng đoàn Kitô Giáo mà còn tại các truyền thống tôn giáo khác nữa. Tất cả chúng ta đều thất bại không nhìn thấy Thần Trí Thiên Chúa hành động trong trái tim toàn thể nhân loại, và trong mọi khía cạnh của sinh hoạt và tiến bộ nhân bản.
Nhưng đồng thời, ta cũng phải dè chừng chủ nghĩa dửng dưng (indifferentism). Ta phải làm hết cách tìm ra sự chắc chắn của chân lý tuyệt đối. Đức Piô XII nói lên phương thức bất biến của Công Giáo khi ngài viết trong Mystici Corporis: “Quả là lầm lạc xa vời chân lý Thiên Chúa khi trình bày Giáo Hội như một cái gì không sờ mó được và vô hình, như một thực tại ‘hơi khí’ (pneumatic), nhờ một sợi dây vô hình, gom lại được một số cộng đoàn Kitô hữu bất kể các dị biệt của họ về đức tin” (số 4).
Lịch sử dân Do Thái và lịch sử Dân Kitô Giáo của Thiên Chúa chắc chắn cho ta thấy chân lý này: hành động của Chúa nơi trần gian mang một khuôn mặt nhất định, một khuôn hình và một mục tiêu có thể biện phân được. Khi giao tiếp với nhân loại, Người chú ý tới nhu cầu nhân bản cần có một cộng đồng của ta; Người xây dựng trên bản nhiên. Đức Hồng Y Hume tin rằng điều cực kỳ quan trọng là Nhiệm Thể Chúa Kitô, giống như Đầu của nó, phải vừa có tính nhập thể vừa có tính bí tích. Trong thuật ngữ của Công Đồng, Giáo Hội là “dấu chỉ bí tích hay dụng cụ của sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và của sự hợp nhất cho toàn thể nhân loại” (Lumen Gentium, số 1). Chúng ta cần một Giáo Hội hữu hình, một cộng đồng tin yêu biết chào đón, đầy sống động. Thế giới cũng cần Giáo Hội hữu hình như nhân chứng cho việc Thiên Chúa cư ngụ giữa loài người và như dấu chắc chắn chỉ hy vọng và hoà giải.
Đức Hồng Y tin rằng điều ấy khiến ta đương đầu với loạt câu hỏi thứ hai: Giáo Hội hữu hình có cần phải hợp nhất không? Sự hợp nhất Kitô Giáo có phải là dấu chỉ không thể miễn chuẩn cho thấy hành động của Thiên Chúa hay không?
Nếu Nhiệm Thể Chúa Kitô, tức Giáo Hội, phải hữu hình là vì nó có sứ mệnh trong trần gian và vì trần gian, nhưng để chu toàn sứ mệnh này, nó có cần phải hợp nhất hay không? Sứ điệp Phúc Âm chắc chắn sẽ ra yếu ớt, thậm chí còn thui chọt, nếu các tiếng nói tuyên xưng nó trống đánh xuôi kèn thổi ngược, không nói như một người. Người Zulu có một câu phương ngôn nói rằng: “tôi không thể nghe được điều bạn nói vì bạn (nói) như sấm sét”.
Ta cần luôn luôn trở lại với lời cầu nguyện khẩn thiết của Chúa Giêsu cho sự hợp nhất trong chương 17 Phúc Âm Thánh Gioan và biết đánh giá sự ưu tiên phải cầu nguyện và làm việc cho sự hợp nhất Kitô Giáo. ‘Koinonia’ nhất định hàm chứa nhu cầu hợp nhất. Chúng ta được rửa tội để gia nhập sự toàn diện và tính hợp nhất của sự sống Thiên Chúa; tính đa phức và phong phú trong các hồng ân của Người không cho phép có sự chia rẽ và bất hoà, mà là sự hoà điệu và hòa hợp của tâm trí trong cùng một chan hòa đơn nhất sự sống và tình yêu. Là người Công Giáo, ta cần nói với các anh chị em chia cách trong Chúa Kitô rằng: “Chúng tôi muốn anh chị em chia sẻ mọi của cải hiện có trong kho lẫm của Giáo Hội Công Giáo nhưng đồng thời chúng tôi cũng nhìn nhận trong mỗi anh chị em nhiều khía cạnh nơi cuộc sống trong Chúa Kitô của anh chị em có thể góp phần nâng đỡ và khuyến khích chúng tôi trong cố gắng làm môn đệ Chúa Kitô của mình”.
Đức Hồng Y Hume cho rằng chúng ta đang bước vào một chặng đường mới của cuộc lữ hành đức tin. Đây không phải chỉ là vấn đề phong cách đại kết tốt và khoan dung lẫn nhau. Chúng ta đang từ việc hợp tác đại kết bước qua việc cam kết cùng đi tìm sự hiệp thông tối hậu. Ta phải biết nhau tốt hơn, không phải để bác bỏ hay sửa sai mà là biết đánh giá và khẳng định lẫn nhau. Quả thế, tôi được chính Giáo Hội Công Giáo đòi phải tôn trọng và tôn kính gia tài của các giáo hội khác. Công Đồng Vatican II bảo “Điều chủ yếu là người Công Giáo phải vui lòng nhìn nhận và trân quí các gia bảo Kitô Giáo chân thực tìm thấy nơi anh chị em ly khai với chúng ta và là các gia bảo vốn phát sinh từ cùng một gia tài chung với chúng ta. Quả là chân thực và hữu ích khi nhìn nhận gia bảo của Chúa Kitô và các nhân đức đang hành động trong đời sống những người khác hiện làm chứng cho Chúa Kitô, mà đôi khi còn đổ cả máu mình ra nữa” (UR, số 4).
Khía cạnh không thể thỏa hiệp
Tuy nhiên, Đức Hồng Y cho rằng nhiệm vụ hoạt động cho hợp nhất và cho chân lý đòi ta phải lưu ý tới khía cạnh không thể thoả hiệp được trong giáo huấn Công Giáo.
Nhìn nhận hồng ân Thiên Chúa trong các giáo hội khác không hề làm giảm hay bác bỏ tính độc đáo (uniqueness) của Giáo Hội Công Giáo. Văn kiện Công Đồng về đại kết đã cẩn thận quả quyết rằng: “Giáo Hội Công Giáo sở hữu được sự phong phú của toàn bộ chân lý mạc khải của Thiên Chúa và mọi phương thế của ơn thánh” (UR. 3). Công Đồng không có khả năng nhìn nhận một vị thế như thế cho các giáo hội khác:
“các anh em tách riêng khỏi chúng ta, cá nhân cũng như Cộng Ðoàn và các Giáo Hội của họ, không được hưởng sự hiệp nhất đã được Chúa Giêsu Kitô rộng ban cho những kẻ Người đã tái sinh và cho sống chung trong một thân thể duy nhất và trong đời sống mới, sự hiệp nhất mà Thánh Kinh và Truyền Thống đáng kính của Giáo Hội đều tuyên xưng” (UR. 3).
Giáo Hội Công Giáo không ủng hộ ý niệm một Giáo Hội hợp nhất mà lại bị tả tơi vì ly giáo và lạc giáo và nay đang chờ đợi việc trở về của từng giáo hội cá thể để tái tạo Giáo Hội vĩ đại trong tương lai. Đức Hồng Y Hume sợ rằng đó là ý niệm được nhiều người ngoài Giáo Hội Công Giáo ưa chuộng nhưng nó không được chúng ta ủng hộ vì nó phá hoại cái hiểu của chúng ta về Giáo Hội và lối đọc lịch sử Kitô Giáo của ta. Ta không thể làm gì hơn là một lần nữa, trong khiêm nhường và trung thành, khẳng định xác tín của ta như đã được Vatican II quả quyết: “Chỉ nhờ Giáo Hội Công Giáo của Chúa Kitô là ‘phương thế cứu rỗi chung’ ta mới có thể đạt được đầy đủ các phương tiện cứu rỗi. Thật ra chúng tôi tin Chúa đã ủy thác cho Cộng Ðoàn Tông Ðồ được Phêrô lãnh đạo tất cả sản nghiệp Tân Ước để tạo thành một thân thể duy nhất của Chúa Kitô ở trần gian” (UR.3).
Hiến chế về Giáo Hội, số 8, cũng tuyên bố rằng Giáo Hội của Chúa Kitô ‘tồn hữu’ (subsistit) trong Giáo Hội Công Giáo ‘dưới sự cai quản của đấng kế vị Thánh Phêrô’. Theo Đức Hồng Y Hume, từ La Tinh “subsistit” phải dịch là “tiếp tục ở bên trong” hay “phải được tìm thấy ở bên trong”. Từ này được chọn để tránh không bác bỏ việc này: nhiều yếu tố quan trọng của Giáo Hội Chúa Kitô và các hành động thánh hóa cũng được tìm thấy nơi các giáo hội khác. Bản La Tinh viết như sau:
“haec ecclesia, in hoc mundo ut societas constituta et ordinata, subsistit in ecclesia Catholica, a successore Petri et Episcopis in eius communione gubernata, licet extra eius compaginem elementa plura sanctificationis et veritatis inveniantur, quae ut dona Ecclesiae Christi propria, ad unitatem Catholicam impellum” (Như một xã hội được thiết lập qui củ trên trần gian, Giáo Hội ấy tồn tại trong Giáo Hội Công Giáo, do Ðấng kế vị Phêrô và các giám mục hiệp thông với Ngài điều khiển, và mặc dù bên ngoài cơ cấu của Giáo Hội còn có nhiều yếu tố thánh hóa và chân lý, nhưng những yếu tố ấy là những ơn riêng của Giáo Hội Chúa Kitô, thúc bách đến sự hiệp nhất công giáo).
Thay đổi tận gốc rễ
Thực tại hiệp thông đòi hỏi rằng việc tháp nhập lúc ban đầu của ta vào Nhiệm Thể Chúa Kitô và việc ta chia sẻ một cách bất toàn nhưng luôn luôn tiến triển sự sống và tình yêu của Chúa Ba Ngôi, đến thời Chúa muốn, phải biến thành một hiệp thông có tính hữu cơ, tính bí tích và trọn bộ. Trong tiến bộ hiệp thông ấy, tất cả chúng ta phải kinh qua không những một thay đổi sâu xa về cơ cấu mà là một biến cải tận gốc (radical metanoia) (2), thay đổi cõi lòng, mà bề ngoài xem như một cuộc chết đi nhưng thực tế là một cuộc phục sinh.
Chúng ta mới chỉ ở trong giai đoạn phôi thai nhất của cuộc phát triển trên. Ý niệm hiệp thông, từng được trân quí trong quá khứ, hiện đang đem lại một hứa hẹn tươi đẹp cho tương lai. Đức Hồng Y Kaspar tóm lược điều ấy một cách tuyệt vời như sau: “hiểu sự hợp nhất của Giáo Hội như sự hợp nhất của hiệp thông là chìa khóa mới của đại kết”. Có được chìa khóa ấy, tất cả chúng ta có thể thăm dò nhiều gia trang đang chứa các kho báu sự sống và tình yêu của Thiên Chúa.
Tuy nhiên, Đức Hồng Y Hume xác tín điều này: ý niệm hiệp thông sẽ mãi mãi bất toàn nếu xét nó như chỉ nguyên tuyền liên hệ tới đời sống bên trong của Giáo Hội mà thôi. Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến để Con Một Người bước vào trần gian, lãnh lấy lịch sử của ta, sống, chết và sống lại vì ta và vì toàn thể nhân loại. Chúa Kitô làm cho lòng say mê của Thiên Chúa đối với công lý và hoà bình được nhập thể, một thứ công lý và hòa bình nẩy sinh từ việc hòa giải bên trong. Người đến đem tin mừng cho người nghèo, tự do cho người bị giam cầm, làm người mù trông thấy, làm kẻ bị áp bức được giải thoát và đem năm hồng ân của Chúa đến cho mọi người (Lc 4:18,19).
Đây là công trình chữa lành và canh tân, tạo ra những mối tương quan nhân bản, một xã hội của sự sống và yêu thương mà Thiên Chúa chia sẻ với tạo dựng của Người. Tất cả những điều ấy cấu thành sứ mệnh của Chúa Giêsu Kitô lúc sinh thời; nó vẫn là sứ mệnh của Nhiệm Thể Người lúc này và mãi mãi. Giáo Hội như hiệp thông không chỉ có chiều kích hoàn toàn thiêng liêng, khác với trần gian nhưng còn là một tạo dựng mới không ngừng tiếp diễn, là trời mới đất mới không phải chỉ được chờ mong ở đời sau mà phải được thiết lập ngay ở đây và lúc này như là nước trời mà hàng ngày chúng ta vẫn cầu xin cho mau đến trong lời kinh của chính Chúa Kitô dạy. Đức Phaolô VI hay nói đến “nền văn minh tình yêu” mà Giáo Hội đang vật lộn để thiết lập ở đây và lúc này. Đó chính là xây dựng nước Thiên Chúa ngay trong thị trấn con người, điều mà chúng ta vốn đã cam kết dấn thân và làm nó xuất hiện hàng ngày trong cuộc sống và hành động của ta.
Ghi chú
(1) Xem bài Hiệp Thông (VietCatholic 8-5-2010)
(2) Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, trong bài chào mừng Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tân Phó Tổng Giám Mục Hà Nội, nhân thánh lễ tạ ơn ngày 7 tháng 5 năm 2010, tại nhà thờ chính toà Hà Nội, dùng hình ảnh khác để đề cập tới cùng một nội dung “metanoia” này. Ngài bảo: muốn hiệp thông, đôi khi ta “phải hiến tế quan điểm riêng của mình”.
Trong cuốn “Towards A Civilisation Of Love, Being Church In Today’s World”, do nhà Hodder & Stoughton xuất bản năm 1988, Đức Hồng Y có viết một bài tựa là “Church as Communion” (Giáo Hội như Hiệp Thông), sau khi tham dự hai Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới năm 1985 (kỷ niệm 20 năm bế mạc Vatican II) và năm 1987 (Về vai trò giáo dân). Cả hai Thượng Hội Đồng này đều bàn tới chủ đề hiệp thông trong Giáo Hội, dĩ nhiên nặng về mục vụ hơn tín lý.
Về chữ hiệp thông
Đức HY Hume cho rằng khởi nguyên, hiệp thông là dịch từ chữ “koinonia”, một thuật ngữ Hy Lạp, rất nổi tiếng trong các trước tác thần học của Chính Thống Giáo. Người ta thường dịch chữ này thành “communio” trong tiếng La Tinh, nhưng thật ra “communio” không hẳn đã lột tả được “koinonia”; chữ “communion” trong tiếng Anh dường như còn xa với nghĩa của “koinonia” hơn nữa. Theo Đức Hồng Y, các chữ sau đây trong tiếng Anh có khi lại hay hơn: partnership, shared life, joint partaking, và fellowship như đề nghị của J.M. Tillard trong One in Christ, năm 1986. Chính vì thế, nhà thần học Đức, sau này được phong hồng y, là Walter Kaspar, nhận định rằng dù ý niệm “communio” rất chính yếu trong các văn kiện của Vatican II, nhưng từ ngữ này không nhất thiết cố định trong cách dùng của nó. Vì song song với từ này, Công Đồng còn dùng nhiều từ tương tự như “communitas” (cộng đồng), “societas” (xã hội)… Chính ý niệm “communio” cũng có nhiều bình diện khác nhau về ý nghĩa. Bởi thế, phải kết luận rằng đây là một ý niệm đang thành hình (emerging concept).
Thực ra, Đức Hồng Y Hume không đưa ra câu định nghĩa chính thức cho chữ hiệp thông, mà cố gắng nhận rõ xem ý niệm hiệp thông, một ý niệm đang thành hình này, đóng góp ra sao vào cái hiểu của ta về Giáo Hội học và nhất là sự can dự của nó vào công cuộc hợp nhất Kitô Giáo. Ngài bảo: muốn hiểu hiệp thông, trước nhất ta phải hiểu mầu nhiệm, một từ hết sức xa lạ đối với tâm trí con người thời nay. Vì tâm trí này thường cho rằng: điều, hiện nay không giải thích được, đơn thuần chỉ là một vấn đề sớm muộn gì cũng sẽ được giải đáp qua việc áp dụng và phát triển kiến thức. Suy nghĩ ấy chính là phó sản của cách tiếp cận thực tại có tính khoa học hiện rất thành công. Tuy nhiên đối với cái hiểu tôn giáo, điều chính yếu là phải nắm vững rằng có một thực tại không bao giờ tiết lộ các bí mật của mình cho năng lực của một mình tri thức nhân bản mà thôi, dù nó không hiển nhiên mâu thuẫn. Thánh Tôma Aquinô viết rằng: “Người biết Thiên Chúa hơn cả chính là người biết rằng bất cứ anh ta nghĩ gì, nói gì, thì đều xa với điều Thiên Chúa thực sự là” (Opusculum 10, de Causis, Lect.6).
Hiệp thông nằm ở tâm điểm của mầu nhiệm này. Giáp mặt với thực tại tối hậu của Giáo Hội ấy, ta chỉ hy vọng mỗi ngày một hiểu sâu hơn chân lý mạc khải về nó, chứ đừng hòng múc cạn sự phong phú của nó hay nắm bắt được tính viên mãn của nó.
Trong tinh thần đại kết, Đức Hồng Y dựa vào Ủy Ban Anh Giáo và Công Giáo Quốc Tế (ARCIC) để định nghĩa chữ “koinonia” là “mối tương quan giữa những con người phát sinh từ việc họ tham dự vào cùng một thực tại như nhau” (Phúc Trình Sau Cùng, số 5). Trong câu định nghĩa này, ta thấy có 3 yếu tố: thực tại được chia sẻ, chính sự chia sẻ, và mối liên kết từ đó mà ra.
Sự phát triển của ý niệm hiệp thông
Đến lúc có Thượng Hội Đồng Đặc Biệt năm 1985, mừng 20 năm kết thúc Công Đồng Vatican II, thì ý niệm hiệp thông đã bén rễ sâu trong tư duy thần học của cả Giáo Hội. Thượng Hội Đồng này không những nói tới hiệp thông mà còn cho thấy nó vừa là một ý niệm hữu dụng trong thần học vừa là một kinh nghiệm sống trong Giáo Hội. Phúc Trình sau cùng của Thượng Hội Đồng này viết rằng: “Giáo Hội học về hiệp thông là ý niệm chính yếu và nền tảng trong các văn kiện của Công Đồng… Kể từ Công Đồng Vatican II trở đi, nhiều điều đã được thực hiện khiến cho Giáo Hội, như hiệp thông, được hiểu rõ hơn và được diễn dịch một cách cụ thể hơn thành thực tại sống động”. Sau đó, Phúc Trình đi thẳng vào ý nghĩa của hiệp thông:
“Từ ngữ phức tạp ‘hiệp thông’ nghĩa là gì? Xét từ nền tảng, nó là vấn đề hiệp thông với Thiên Chúa trong Chúa Thánh Thần nhờ Chúa Giêsu Kitô. Sự hiệp thông này hiện hữu nhờ lời Thiên Chúa và các bí tích. Bí Tích Rửa Tội là cửa và nền tảng của hiệp thông trong Giáo Hội; Bí Tích Thánh Thể là nguồn và là đỉnh cao trọn đời sống Kitô Giáo (xem Lumen Gentium, số 11). Hiệp thông với Thân Thể Chúa Kitô trong Bí Tích Thánh Thể mang ý nghĩa, tạo ra hay xây đắp sự kết hợp thân mật mọi tín hữu trong Nhiệm Thể Chúa Kitô vốn là chính Giáo Hội (xem 1Cor 10:16ff).
“Cho nên không thể giản lược Giáo Hội học về hiệp thông nguyên tuyền vào các vấn đề thuộc tổ chức hay các vấn đề thuộc uy quyền. Trái lại, hiệp thông có tính giáo hội học là nền tảng cho trật tự trong Giáo Hội nhất là cho mối tương quan đúng đắn giữa tính thống nhất và tính đa dạng trong Giáo Hội”.
Suy tư hết sức quan trọng trong Phúc Trình Sau Cùng có thể tóm tắt như sau: thực tại tối hậu mà người rửa tội chia sẻ với nhau chính là sự sống của Chúa Ba Ngôi. Kinh nghiệm chia sẻ sự sống ấy là nhờ lời Chúa và các bí tích, nhất là Bí Tích Thánh Thể. Mối liên kết phát sinh từ sự chia sẻ ấy chính là cộng đồng giáo hội. Như thế, chia sẻ sự sống Chúa Ba Ngôi chính là sự hiệp thông với Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần nhờ Chúa Giêsu Kitô, ba Ngôi, một Thiên Chúa. Điều ấy cấu thành mầu nhiệm nội tại nhất của Giáo Hội. “Koinonia” không phải là một trừu tượng hóa mà là một thực tại sống động. Ủy Ban Anh Giáo và Công Giáo Quốc Tế cho ta thấy kinh nghiệm đã dẫn tới lý thuyết ra sao, chứ không ngược lại. Ủy Ban này quả quyết: “Trong truyền thống Kitô Giáo buổi đầu, việc suy tư về kinh nghiệm ‘koinonia’ đã mở đường cho người ta hiểu mầu nhiệm Giáo Hội. Dù trong Tân Ước, ‘koinonia’ chưa bao giờ đồng nghĩa với ‘Giáo Hội’, nhưng từ ngữ này thích hợp nhất để nói lên mầu nhiệm nằm dưới nhiều hình ảnh Tân Ước về Giáo Hội” (Phúc Trình Sau Cùng của ARCIC, số 4).
Kinh nghiệm chia sẻ sự sống Ba Ngôi nhờ lời Chúa và bí tích, và cảm thức nên một phát sinh từ đó đã được cộng đồng Kitô Giáo tiên khởi đem ra sống hàng ngày. Điều ấy được thuật lại trong Sách Công Vụ Các Tông Đồ. Sách kể rằng các Kitô hữu Giêrusalem chỉ có “một trái tim và một linh hồn” (Cv 4:32) và họ “chuyên chăm với lời giáo huấn của các tông đồ và hiệp thông với nhau, cùng bẻ bánh và cầu nguyện” (Cv 2:42). Lời giáo huấn của các tông đồ, bẻ bánh và cầu nguyện chính là ba thực tại nền tảng được các Kitô hữu tiên khởi nàychia sẻ, tạo nên giữa họ một mối liên hệ đặc biệt. Không những họ chỉ có “một trái tim và một linh hồn” mà họ còn “để mọi sự làm của chung” và “phân phối theo nhu cầu mỗi người” (Cv 2:44-45). Soạn giả Công Vụ Các Tông Đồ nhấn mạnh điều này nữa: cộng đồng sống hợp nhất như một ấy được cấu thành bởi “tất cả những người tin” (xem Cv 4:32).
Trình thuật trên cho thấy hai điểm chủ yếu của mọi cộng đồng Kitô Giáo: lời Chúa và Thánh Thể, hai phương tiện dẫn tới sự hiệp thông nền tảng và quan trọng với chính Chúa Ba Ngôi. Sự hiệp thông này, sự nên một với Chúa Ba Ngôi này, chính là tiêu mẫu cho sự hiệp thông giữa những người đã được dựng nên theo hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa và được tái tạo trong Chúa Kitô. Nền tảng Thánh Kinh của sự hiệp thông này tìm thấy trong thư thứ nhất của Thánh Gioan (1Ga 1:3): “Điều chúng tôi đã thấy và đã nghe, chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa, để chính anh em cũng được hiệp thông với chúng tôi, mà chúng tôi thì hiệp thông với Chúa Cha và với Đức Giêsu Kitô, Con của Người”. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly, được Phúc Âm Gioan ghi lại, cũng cho ta thấy ý nghĩa của sự hiệp thông giữa Chúa Cha và Chúa Con, và sự hiệp thông giữa chúng ta với nhau, tuy không sử dụng chữ hiệp thông:
“Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con. Phần con, con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con, để họ được nên một như chúng ta là một: Con ở trong họ và Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn nên một; như vậy, thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đã sai con và đã yêu thương họ như đã yêu thương con” (Ga 17:20-23).
Ta cần nhớ Chúa Kitô chính là sự hợp nhất của ta. Sự hiệp thông của ta với Chúa Cha xẩy ra trong Chúa Kitô. Sự hợp nhất này hàm chứa nhiều ơn phúc hết sức đa dạng và phong phú: “Có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần Khí. Có nhiều việc phục vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng vẫn chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người” (1Cor 12:4-6). Các đặc sủng được Thánh Phaolô mô tả trong chương này cũng nội tại trong hiệp thông. Nhưng mọi đặc sủng này được duy trì trong sự hợp nhất của Ba Ngôi Thiên Chúa. Đó chính là lý do khiến Thánh Phaolô soạn ra thánh thi ca tụng tình yêu trong Chương 13. Phải đọc thánh thi trong ngữ văn Giáo Hội: nó không có ý nói tới các thiên hướng bản thân cho bằng tình yêu Thiên Chúa, vốn là nguồn gốc và thực tại của hiệp thông.
Nhờ Bí Tích Rửa Tội, ta trở nên chi thể của Nhiệm Thể Chúa Kitô. Hình ảnh nhiệm thể này là hình ảnh rõ ràng nhất và giúp ta nhiều nhất trong các hình ảnh của Thánh Phaolô để hiểu ta được hợp nhất ra sao với Chúa Kitô và với nhau. Ta là các chi thể của một thân thể mà Chúa Kitô là đầu và “tuy nhiều, ta chỉ là một thân thể trong Chúa Kitô”. Bí Tích Rửa Tội tháp nhập ta vào nhiệm thể Chúa Kitô, được ban cho sự sống mà ta chia sẻ với những người rửa tội khác. Thánh Phaolô nói tới điều đó như sau: “Do đó, nhờ Phép Rửa, ta được chôn với Người trong cái chết, để cũng như Chúa Kitô đã sống lại từ cõi chết nhờ vinh quang của Chúa Cha thế nào, chúng ta nữa, chúng ta cũng sẽ bước đi trong sự sống mới” (Rm 6:4).
Vai trò Chúa Thánh Thần
Để hiểu sâu xa hơn ý niệm hiệp thông, ta phải suy niệm nhiều hơn về vai trò của Chúa Thánh Thần. Vì sự hiệp thông với Chúa Cha nơi Chúa Con là nhờ Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần ấy từng là là trên mặt nước vào ngày hỗn mang để đem thế giới vào hiện hữu. Chúa Thánh Thần ấy cũng là Đấng đã phủ bóng trên Trinh Nữ Maria và Đấng sinh ra bởi Trinh Nữ chính là Con Thiên Chúa. Trong lửa và gió, Chúa Thánh Thần ấy đã được tuôn đổ trên các Tông Đồ tại Phòng Trên Lầu và Giáo Hội Chúa Kitô đã được sinh ra. Công Đồng bảo Chúa Thánh Thần là Đấng có “trách nhiệm về sự hiệp thông của các tín hữu đến nỗi Người ban cho họ sự gắn bó sâu sắc với nhau trong Chúa Kitô. Như thế, Người là nguyên lý của sự hợp nhất trong Giáo Hội” (Sắc Lệnh về Đại Kết, Unitatis Redintegratio, số 2).
Thần học của các giáo hội Chính Thống luôn đặt Chúa Thánh Thần ở tâm điểm của ‘koinonia’. Đối với các giáo hội này, sự sống của Giáo Hội luôn phát sinh từ sự hiện diện của Chúa Thánh Thần. Có lẽ tốt hơn không nên nói Chúa Thánh Thần ở trung tâm ‘koinonia’ mà nói Người là trung tâm ban sự sống, sự sống Chúa Kitô, cho những người được tái sinh bằng nước và Chúa Thánh Thần. Ta hãy nghe nền thần học này nói về Chúa Thánh Thần:
“Việc Chúa Thánh Thần đến trong Giáo Hội không phải là một biến cố lịch sử biệt lập trong dĩ vãng, mà là một hồng ân thường hằng đem sự sống lại cho Giáo Hội, bảo đảm sự hiện hữu của Giáo Hội trong lịch sử nhân loại, làm cho chứng tá của Giáo Hội đối với Vương Quốc Thiên Chúa thành thực hiện được. Chúa Thánh Thần là sức mạnh Thiên Chúa nhờ đó Giáo Hội có khả năng vâng theo mệnh lệnh của Chúa Phục Sinh: ‘Hãy ra đi làm cho mọi dân tộc trở thành môn đệ của Thầy” (Mt 28:19)… Việc thường hằng tuôn đổ Chúa Thánh Thần của ngày Ngũ Tuần lên Giáo Hội này là một thực tại trong thờ phượng của Giáo Hội, trong phụng vụ của Giáo Hội và trong cử hành Thánh Thể ngày Chúa Nhật, nhưng nó còn tràn lan quá các giới hạn của việc thờ phượng kia để cấu thành động năng nội tại làm dấu ấn cho mọi biểu thức và mọi sinh hoạt của đời sống Giáo Hội’” (Orthodox Thought, Phúc Trình các tham khảo với Chính Thống Giáo do WCC tổ chức 1975-1982, Genges Tsetes chủ biên, WCC, Geneva, 1983, các tr.38-39).
Biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống vào ngày Ngũ Tuần thường được coi là để phục hồi sự hợp nhất của gia đình nhân loại và đảo ngược lại sự chia rẽ do tháp Babel tạo ra. Chúa Thánh Thần vì thế là Thần Trí của hợp nhất. Việc Người tiếp tục được đổ ra mãi mãi thúc đẩy ta không ngừng tái khám phá sự hợp nhất của ta với Thiên Chúa.
Tính hiệp đoàn và tính đồng trách nhiệm
Đức Hồng Y Hume cho hay nói đến hiệp thông, ta không thể không nói tới tính hiệp đoàn và tính đồng trách nhiệm. Cả hai ý niệm ấy đều đã được thời gian gần đây tái nắm bắt và khai triển với một hiểu biết tốt hơn về mầu nhiệm Giáo Hội.
Thực vậy, Thượng Hội Đồng Đặc Biệt năm 1985 đã suy tư về cả hai ý niệm trên. Trong phúc trình sau cùng, THĐ này viết rằng: “Giáo hội học hiệp thông đem lại cho tính hiệp đoàn (collegiality) cái nền bí tích của nó”. Đối với Giáo Hội Công Giáo, tính hiệp đoàn có nghĩa là các giám mục được thụ phong để trở thành các thành viên của một hiệp đoàn vốn thừa hưởng vai trò và chức năng của các tông đồ. Hiệp đoàn này, với Phêrô đứng đầu, đảm bảo sự hiệp thông sống động của các giáo hội. Hiệp đoàn các giám mục có thể hành động một cách hiệp đoàn theo nghĩa hẹp hay theo nghĩa rộng khi hành động của một số thành viên được thực hiện trong tinh thần hiệp đoàn, dù toàn bộ hiệp đoàn không can dự vào.
Theo nghĩa hẹp, tính hiệp đoàn bao hàm hoạt động của toàn thể hiệp đoàn cùng với đầu của mình, hướng về toàn thể Giáo Hội. Nó được phát biểu một cách hiển nhiên trong công đồng chung. Bên cạnh đó, còn có những hình thức thể hiện có tính bán phần mà thực chất đều là dấu chỉ và dụng cụ của tinh thần hiệp đoàn, như các thượng hội đồng giám mục, các hội đồng giám mục. Giáo Triều v.v…
Trong mấy năm cuối thế kỷ 20, việc phát triển tinh thần hiệp đoàn đã trở thành một trong các dấu chỉ sống động của một tân sinh khí mới tìm thấy trong lòng Giáo Hội Công Giáo. Nhờ tinh thần này, các giáo hội địa phương ngày càng trở nên ý thức hơn sự hợp nhất và hiệp thông của mình, cũng như sẵn sàng và tích cực đảm nhiệm nhiều trách nhiệm hơn đối với nhau. Hiện nay, hiệp thông được cảm nghiệm theo chiều ngang lẫn chiều dọc. Nó vừa là sự nên một với các giáo hội địa phương khác trên thế giới, vừa là sự hợp nhất nhờ mối liên quan của từng giáo hội ấy với Phêrô tại Rôma.
Một phát triển khác giúp tạo ra sự hợp nhất nhiều hơn và biểu lộ việc Chúa Thánh Thần tiếp tục đổ xuống theo phương thức Ngũ Tuần chính là việc gia tăng cảm thức đồng trách nhiệm trong từng giáo hội địa phương. Phúc trình sau cùng của THĐ viết rằng: “Kể từ Công Đồng Vatican II, một loại hợp tác mới giữa hàng giáo dân và hàng giáo sĩ đã xẩy ra trong Giáo Hội… Trong loại hợp tác này, người ta thấy một cảm nghiệm mới về sự kiện tất cả chúng ta đều là Giáo Hội”.
Tài liệu chuẩn bị của Thượng Hội Đồng năm 1987 về vai trò giáo dân tuyên bố rằng: “Các bí tích rửa tội và thêm sức biến người giáo dân thành các người tham dự vào ‘ba chức vụ’ của Chúa Kitô: tư tế, tiên tri và vương đế, giúp họ đủ tư cách sống sứ điệp đặc thù của Dân Chúa” (số 23). Trong thực hành cũng như trong lý thuyết thần học, ta đã hiểu được rằng tất cả các giáo dân đều tham dự tích cực, không thể miễn chuẩn, vào hành động qua đó Chúa Phục Sinh đã kéo mọi người tới với Người để sau cùng qui phục họ, cùng với Người, vào Chúa Cha ‘ngõ hầu Thiên Chúa là tất cả trong tất cả’. Họ có một chỗ đứng đặc biệt trong thế giới và nhờ thế, chính trong tư cách giáo dân, họ được kêu gọi chấp nhận giá trị của sáng thế và, nhờ ơn Chúa giúp, biết liên hệ nó với Thiên Chúa nhờ các hoạt động đa dạng của họ, nhờ cuộc sống và công việc hàng ngày của họ ngõ hầu vương quốc của công lý, tình yêu và hòa bình được thiết lập. Mọi tín hữu của Chúa Kitô, mọi chi thể đã được rửa tội của Giáo Hội, trước nhất và trên hết được mời gọi chia sẻ cùng một hiệp thông, cùng một ‘koinonia’. Tất cả chúng ta đều phải tìm kiếm và tìm được sự kết hợp với Thiên Chúa và với nhau. Ta phải chia sẻ một đời sống ơn thánh, một đức tin, một Thánh Thể, một sứ mệnh; và những điều đó phải đi trước việc chúng ta được chỉ định một thừa tác vụ riêng biệt qua tấn phong hay qua hình thức thánh hiến khác.
Như thế, các thừa tác vụ, các hình thức sống và phục vụ trong lòng Giáo Hội đều chỉ là những chức năng khác nhau của cùng một sứ mệnh. Và các thừa tác viên đã được ban cho nhiều đặc sủng là để phục vụ sự hợp nhất của nhiệm thể Chúa Kitô và để chu toàn sứ mệnh đơn nhất kia. Lý tưởng thừa tác vụ hợp tác hay, đúng hơn, thừa tác vụ liên lập này cung cấp cho ta một mô thức về Giáo Hội và một thực tại sống động thực sự nói lên mầu nhiệm nội tại của Giáo Hội. Chính từ tinh thần này, các hội đồng giáo xứ, giáo hạt và giáo phận đang xuất hiện, các ủy ban và ủy hội quốc gia đang được hình thành để trợ giúp các hội đồng giám mục, và các hình thức tham khảo cũng như hợp tác đang được đưa ra ở mọi cấp bậc trong Giáo Hội. Nhờ thế, một ý thức thâm hậu hơn về ‘koinonia’ đang dần dần lên khuôn cho các cơ cấu và đời sống Giáo Hội. Các quan niệm trước đây, vốn liên kết chặt chẽ với mô thức uy quyền và cấu trúc chung với xã hội thế tục, đang nhường bước cho một cái hiểu có ý thức hơn về mầu nhiệm và thực tại độc đáo của Giáo Hội.
Đại kết
Việc tái khám phá các nét phong phú của ‘koinonia’ dần dần cũng làm thay đổi cái hiểu của ta về phong trào đại kết Kitô Giáo. Nó giúp giải thích cả sự hợp nhất nền tảng của ta, sự hợp nhất mà ngay cả sự chia rẽ cũng không bao giờ thành công trong việc tiêu hủy nó, lẫn sự thúc đẩy đầy năng động tính hướng tới sự hợp nhất hữu cơ đầy đủ.
Như đã thấy, ARCIC hiện đang ở tuyến đầu trong việc thăm dò ‘koinonia’ và áp dụng nó vào phong trào đại kết. Ở phần dẫn nhập cho phúc trình sau cùng của mình, Ủy Ban đã đưa ra lời tuyên bố hết sức chủ yếu và nền tảng sau đây: “Mặc dù sự hợp nhất của chúng ta bị thương tật do chia rẽ gây ra, nhưng nó không bị tiêu diệt. Nhiều mối dây liên kết vẫn đang hợp nhất chúng ta. Chúng ta vẫn đang tuyên xưng cùng một đức tin vào một Thiên Chúa đích thực; chúng ta vốn lãnh nhận cùng một thần khí; chúng ta vốn được rửa bằng cùng một phép rửa, và chúng ta vẫn đang rao giảng cùng một Chúa Kitô" (số 1).
Việc hỗ tương nhìn nhận tính thành sự của phép rửa Kitô Giáo đã thay đổi sâu xa các mối tương quan giữa các Kitô hữu hiện đang phân rẽ. Sự thay đổi này từng xẩy ra trong 40 năm trước cuối thế kỷ 20. Để thấy điều ấy, bạn chỉ cần so sánh giáo huấn của Công Đồng Vatican II với phương thức đã được cả Đức Piô XII sử dụng trong thông điệp Mystici Corporis (Nhiệm Thể). Vào thời của vị giáo hoàng này, tài liệu trên quả có tính tiên tri và gây ảnh hưởng sâu xa. Nhưng ta hãy nghe sắc lệnh về hiệp nhất của Vatican II:
“Bất chấp các bất đồng, những ai đã nhờ đức tin được Thiên Chúa chấp nhận trong phép rửa, đều được tháp nhập vào Chúa Kitô. Nên quả là chính đáng khi gọi họ là các Kitô hữu và họ xứng đáng được con cái Giáo Hội Công Giáo coi là anh chị em trong Chúa” (UR.3)
Trong khi ấy, qua thông điệp trên, xem ra Đức Piô XII muốn loại người khác ra khỏi hiệp thông: “Trong cộng đồng đích thật các tín hữu, chỉ có một Thân Thể, một Thánh Thần, một Chúa và một Phép Rửa thế nào thì cũng chỉ có một đức tin thế ấy; và do đó, bất cứ ai từ khước không nghe lời Giáo Hội phải bị coi là ngoại đạo và thu thuế, như lời Chúa truyền. Từ đó suy ra: những ai chia rẽ nhau trong đức tin và trong việc cai quản không thể là người sống trong một thân thể như đã được mô tả, và sống bởi cùng một Chúa Thánh Thần” (Mystici Corporis, số 21).
Sự tương phản biểu kiến khá rõ. Nó phần nào nói lên thái độ nói chung của người Công Giáo Rôma hồi ấy, một thái độ không đưa ra giải pháp nào khác ngoài nhắm vào việc trở lại cá nhân và đợi cho các giáo hội khác từ từ tàn lụi. Xem ra các giáo hội ấy không mang lại một hy vọng cứu rỗi nào. Tuy nhiên, thực ra Công Đồng Vatican II đã tiếp nhận nhiều quan điểm giáo hội học của Mystici Corporis và triển khai chúng theo cái nhìn của mình. Như thái độ của thông điệp này với các giáo hội khác. Đức Piô XII từng viết: “chúng ta mời gọi họ (nghĩa là những người không thuộc cùng một Giáo Hội Công Giáo hữu hình) tự do ưng thuận các thúc đẩy bên trong của ơn thánh Chúa và cố gắng giải thoát mình khỏi một tình trạng trong đó, họ không thể chắc chắn có ơn cứu rỗi đời đời” (MC, số 102). Nói như thế rồi, ngài cũng đã nhìn nhận rằng “dù rất có thể họ có liên hệ với Nhiệm Thể Chúa Kitô qua một hoài mong và ước muốn vô thức nào đó…”. Câu ấy rõ ràng hàm ý: họ có liên hệ cách nào đó với Nhiệm Thể Chúa Kitô. Giáo huấn của Vatican II đã đặc biệt khai triển điều này trong hiến chế Lumen Gentium.
Các nghị phụ Vatican II minh nhiên nhìn nhận rằngThiên Chúa hành động cả ở bên ngoài sự hợp nhất hữu hình của Giáo Hội Công Giáo Rôma:
“Các anh em ly khai với chúng ta cũng cử hành nhiều lễ nghi phụng vụ của Kitô giáo. Những lễ nghi ấy, chắc chắn có thể thực sự phát sinh đời sống ơn thánh và phải được công nhận là đường đưa đến sự thông hiệp vào ơn cứu rỗi, tuy cách thức có khác nhau tùy hoàn cảnh của mỗi Giáo Hội hay Cộng Ðoàn” (UR. 3).
Ngày nay, người Công Giáo nhìn nhận rằng khi phép rửa được thực hành đúng cách, dù ở trong hay ở ngoài sự hợp nhất hữu hình của Giáo Hội Công Giáo, thì người được rửa tội nào cũng được tháp nhập vào Chúa Kitô, chắc chắn là chi thể trong Nhiệm Thể của Người. Hơn nữa, Giáo Hội Công Giáo hiện nay nhìn nhận rằng “một số yếu tố hay ơn phúc quan trọng nhờ đó Giáo Hội rút tỉa ra các cơ cấu và đời sống của mình cũng có khả năng hiện hữu ở bên ngoài Giáo Hội Công Giáo hữu hình”.
Người Công Giáo Rôma không thể nào tránh né mà không giáp mặt với hai loạt vấn nạn từng được cái hiểu mới này nêu ra. Thứ nhất, nếu mọi người được rửa tội đều tháp nhập vào Chúa Kitô, thì đâu là mối liên hệ giữa Giáo Hội định chế hữu hình và Nhiệm Thể Chúa Kitô? Theo nghĩa hiện thực nào Giáo Hội Công Giáo có thể tự coi mình là Giáo Hội hữu hình? Có cần thiết phải có một Giáo Hội định chế chăng? Thứ hai, nếu có những yếu tố hay ơn phúc hợp lệ (valid) hiện hữu và hoạt động ở bên ngoài Giáo Hội Công Giáo, thì tại sao người Công Giáo lại cảm nhận mình bị thúc bách phải khẩn trương xử lý các vấn đề lớn lao về định chế liên quan đến sự hợp nhất Kitô Giáo? Tại sao không để ai ở yên đó mà vui hưởng các ơn phúc của Thiên Chúa? Tại sao không chấp nhận tình trạng riêng rẽ như là chứng cớ của tính đa diện chứ không phải của sự chia rẽ?
Hiển nhiên, trả lời các câu hỏi ấy không phải là việc đơn giản. Hơn trước kia nhiều, ta cần nhìn nhận rằng quả là ngu xuẩn khi cố gắng định chế hóa một cách cứng cỏi sự sống và tình yêu của Thiên Chúa. Không bao giờ có thể giam hãm Người vào những kinh mương được ủy quyền. Phải thành thật và quảng đại biện phân được hành động của Thiên Chúa tại những nơi bất ngờ, chứ không chỉ tại các giáo hội và cộng đoàn Kitô Giáo mà còn tại các truyền thống tôn giáo khác nữa. Tất cả chúng ta đều thất bại không nhìn thấy Thần Trí Thiên Chúa hành động trong trái tim toàn thể nhân loại, và trong mọi khía cạnh của sinh hoạt và tiến bộ nhân bản.
Nhưng đồng thời, ta cũng phải dè chừng chủ nghĩa dửng dưng (indifferentism). Ta phải làm hết cách tìm ra sự chắc chắn của chân lý tuyệt đối. Đức Piô XII nói lên phương thức bất biến của Công Giáo khi ngài viết trong Mystici Corporis: “Quả là lầm lạc xa vời chân lý Thiên Chúa khi trình bày Giáo Hội như một cái gì không sờ mó được và vô hình, như một thực tại ‘hơi khí’ (pneumatic), nhờ một sợi dây vô hình, gom lại được một số cộng đoàn Kitô hữu bất kể các dị biệt của họ về đức tin” (số 4).
Lịch sử dân Do Thái và lịch sử Dân Kitô Giáo của Thiên Chúa chắc chắn cho ta thấy chân lý này: hành động của Chúa nơi trần gian mang một khuôn mặt nhất định, một khuôn hình và một mục tiêu có thể biện phân được. Khi giao tiếp với nhân loại, Người chú ý tới nhu cầu nhân bản cần có một cộng đồng của ta; Người xây dựng trên bản nhiên. Đức Hồng Y Hume tin rằng điều cực kỳ quan trọng là Nhiệm Thể Chúa Kitô, giống như Đầu của nó, phải vừa có tính nhập thể vừa có tính bí tích. Trong thuật ngữ của Công Đồng, Giáo Hội là “dấu chỉ bí tích hay dụng cụ của sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và của sự hợp nhất cho toàn thể nhân loại” (Lumen Gentium, số 1). Chúng ta cần một Giáo Hội hữu hình, một cộng đồng tin yêu biết chào đón, đầy sống động. Thế giới cũng cần Giáo Hội hữu hình như nhân chứng cho việc Thiên Chúa cư ngụ giữa loài người và như dấu chắc chắn chỉ hy vọng và hoà giải.
Đức Hồng Y tin rằng điều ấy khiến ta đương đầu với loạt câu hỏi thứ hai: Giáo Hội hữu hình có cần phải hợp nhất không? Sự hợp nhất Kitô Giáo có phải là dấu chỉ không thể miễn chuẩn cho thấy hành động của Thiên Chúa hay không?
Nếu Nhiệm Thể Chúa Kitô, tức Giáo Hội, phải hữu hình là vì nó có sứ mệnh trong trần gian và vì trần gian, nhưng để chu toàn sứ mệnh này, nó có cần phải hợp nhất hay không? Sứ điệp Phúc Âm chắc chắn sẽ ra yếu ớt, thậm chí còn thui chọt, nếu các tiếng nói tuyên xưng nó trống đánh xuôi kèn thổi ngược, không nói như một người. Người Zulu có một câu phương ngôn nói rằng: “tôi không thể nghe được điều bạn nói vì bạn (nói) như sấm sét”.
Ta cần luôn luôn trở lại với lời cầu nguyện khẩn thiết của Chúa Giêsu cho sự hợp nhất trong chương 17 Phúc Âm Thánh Gioan và biết đánh giá sự ưu tiên phải cầu nguyện và làm việc cho sự hợp nhất Kitô Giáo. ‘Koinonia’ nhất định hàm chứa nhu cầu hợp nhất. Chúng ta được rửa tội để gia nhập sự toàn diện và tính hợp nhất của sự sống Thiên Chúa; tính đa phức và phong phú trong các hồng ân của Người không cho phép có sự chia rẽ và bất hoà, mà là sự hoà điệu và hòa hợp của tâm trí trong cùng một chan hòa đơn nhất sự sống và tình yêu. Là người Công Giáo, ta cần nói với các anh chị em chia cách trong Chúa Kitô rằng: “Chúng tôi muốn anh chị em chia sẻ mọi của cải hiện có trong kho lẫm của Giáo Hội Công Giáo nhưng đồng thời chúng tôi cũng nhìn nhận trong mỗi anh chị em nhiều khía cạnh nơi cuộc sống trong Chúa Kitô của anh chị em có thể góp phần nâng đỡ và khuyến khích chúng tôi trong cố gắng làm môn đệ Chúa Kitô của mình”.
Đức Hồng Y Hume cho rằng chúng ta đang bước vào một chặng đường mới của cuộc lữ hành đức tin. Đây không phải chỉ là vấn đề phong cách đại kết tốt và khoan dung lẫn nhau. Chúng ta đang từ việc hợp tác đại kết bước qua việc cam kết cùng đi tìm sự hiệp thông tối hậu. Ta phải biết nhau tốt hơn, không phải để bác bỏ hay sửa sai mà là biết đánh giá và khẳng định lẫn nhau. Quả thế, tôi được chính Giáo Hội Công Giáo đòi phải tôn trọng và tôn kính gia tài của các giáo hội khác. Công Đồng Vatican II bảo “Điều chủ yếu là người Công Giáo phải vui lòng nhìn nhận và trân quí các gia bảo Kitô Giáo chân thực tìm thấy nơi anh chị em ly khai với chúng ta và là các gia bảo vốn phát sinh từ cùng một gia tài chung với chúng ta. Quả là chân thực và hữu ích khi nhìn nhận gia bảo của Chúa Kitô và các nhân đức đang hành động trong đời sống những người khác hiện làm chứng cho Chúa Kitô, mà đôi khi còn đổ cả máu mình ra nữa” (UR, số 4).
Khía cạnh không thể thỏa hiệp
Tuy nhiên, Đức Hồng Y cho rằng nhiệm vụ hoạt động cho hợp nhất và cho chân lý đòi ta phải lưu ý tới khía cạnh không thể thoả hiệp được trong giáo huấn Công Giáo.
Nhìn nhận hồng ân Thiên Chúa trong các giáo hội khác không hề làm giảm hay bác bỏ tính độc đáo (uniqueness) của Giáo Hội Công Giáo. Văn kiện Công Đồng về đại kết đã cẩn thận quả quyết rằng: “Giáo Hội Công Giáo sở hữu được sự phong phú của toàn bộ chân lý mạc khải của Thiên Chúa và mọi phương thế của ơn thánh” (UR. 3). Công Đồng không có khả năng nhìn nhận một vị thế như thế cho các giáo hội khác:
“các anh em tách riêng khỏi chúng ta, cá nhân cũng như Cộng Ðoàn và các Giáo Hội của họ, không được hưởng sự hiệp nhất đã được Chúa Giêsu Kitô rộng ban cho những kẻ Người đã tái sinh và cho sống chung trong một thân thể duy nhất và trong đời sống mới, sự hiệp nhất mà Thánh Kinh và Truyền Thống đáng kính của Giáo Hội đều tuyên xưng” (UR. 3).
Giáo Hội Công Giáo không ủng hộ ý niệm một Giáo Hội hợp nhất mà lại bị tả tơi vì ly giáo và lạc giáo và nay đang chờ đợi việc trở về của từng giáo hội cá thể để tái tạo Giáo Hội vĩ đại trong tương lai. Đức Hồng Y Hume sợ rằng đó là ý niệm được nhiều người ngoài Giáo Hội Công Giáo ưa chuộng nhưng nó không được chúng ta ủng hộ vì nó phá hoại cái hiểu của chúng ta về Giáo Hội và lối đọc lịch sử Kitô Giáo của ta. Ta không thể làm gì hơn là một lần nữa, trong khiêm nhường và trung thành, khẳng định xác tín của ta như đã được Vatican II quả quyết: “Chỉ nhờ Giáo Hội Công Giáo của Chúa Kitô là ‘phương thế cứu rỗi chung’ ta mới có thể đạt được đầy đủ các phương tiện cứu rỗi. Thật ra chúng tôi tin Chúa đã ủy thác cho Cộng Ðoàn Tông Ðồ được Phêrô lãnh đạo tất cả sản nghiệp Tân Ước để tạo thành một thân thể duy nhất của Chúa Kitô ở trần gian” (UR.3).
Hiến chế về Giáo Hội, số 8, cũng tuyên bố rằng Giáo Hội của Chúa Kitô ‘tồn hữu’ (subsistit) trong Giáo Hội Công Giáo ‘dưới sự cai quản của đấng kế vị Thánh Phêrô’. Theo Đức Hồng Y Hume, từ La Tinh “subsistit” phải dịch là “tiếp tục ở bên trong” hay “phải được tìm thấy ở bên trong”. Từ này được chọn để tránh không bác bỏ việc này: nhiều yếu tố quan trọng của Giáo Hội Chúa Kitô và các hành động thánh hóa cũng được tìm thấy nơi các giáo hội khác. Bản La Tinh viết như sau:
“haec ecclesia, in hoc mundo ut societas constituta et ordinata, subsistit in ecclesia Catholica, a successore Petri et Episcopis in eius communione gubernata, licet extra eius compaginem elementa plura sanctificationis et veritatis inveniantur, quae ut dona Ecclesiae Christi propria, ad unitatem Catholicam impellum” (Như một xã hội được thiết lập qui củ trên trần gian, Giáo Hội ấy tồn tại trong Giáo Hội Công Giáo, do Ðấng kế vị Phêrô và các giám mục hiệp thông với Ngài điều khiển, và mặc dù bên ngoài cơ cấu của Giáo Hội còn có nhiều yếu tố thánh hóa và chân lý, nhưng những yếu tố ấy là những ơn riêng của Giáo Hội Chúa Kitô, thúc bách đến sự hiệp nhất công giáo).
Thay đổi tận gốc rễ
Thực tại hiệp thông đòi hỏi rằng việc tháp nhập lúc ban đầu của ta vào Nhiệm Thể Chúa Kitô và việc ta chia sẻ một cách bất toàn nhưng luôn luôn tiến triển sự sống và tình yêu của Chúa Ba Ngôi, đến thời Chúa muốn, phải biến thành một hiệp thông có tính hữu cơ, tính bí tích và trọn bộ. Trong tiến bộ hiệp thông ấy, tất cả chúng ta phải kinh qua không những một thay đổi sâu xa về cơ cấu mà là một biến cải tận gốc (radical metanoia) (2), thay đổi cõi lòng, mà bề ngoài xem như một cuộc chết đi nhưng thực tế là một cuộc phục sinh.
Chúng ta mới chỉ ở trong giai đoạn phôi thai nhất của cuộc phát triển trên. Ý niệm hiệp thông, từng được trân quí trong quá khứ, hiện đang đem lại một hứa hẹn tươi đẹp cho tương lai. Đức Hồng Y Kaspar tóm lược điều ấy một cách tuyệt vời như sau: “hiểu sự hợp nhất của Giáo Hội như sự hợp nhất của hiệp thông là chìa khóa mới của đại kết”. Có được chìa khóa ấy, tất cả chúng ta có thể thăm dò nhiều gia trang đang chứa các kho báu sự sống và tình yêu của Thiên Chúa.
Tuy nhiên, Đức Hồng Y Hume xác tín điều này: ý niệm hiệp thông sẽ mãi mãi bất toàn nếu xét nó như chỉ nguyên tuyền liên hệ tới đời sống bên trong của Giáo Hội mà thôi. Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến để Con Một Người bước vào trần gian, lãnh lấy lịch sử của ta, sống, chết và sống lại vì ta và vì toàn thể nhân loại. Chúa Kitô làm cho lòng say mê của Thiên Chúa đối với công lý và hoà bình được nhập thể, một thứ công lý và hòa bình nẩy sinh từ việc hòa giải bên trong. Người đến đem tin mừng cho người nghèo, tự do cho người bị giam cầm, làm người mù trông thấy, làm kẻ bị áp bức được giải thoát và đem năm hồng ân của Chúa đến cho mọi người (Lc 4:18,19).
Đây là công trình chữa lành và canh tân, tạo ra những mối tương quan nhân bản, một xã hội của sự sống và yêu thương mà Thiên Chúa chia sẻ với tạo dựng của Người. Tất cả những điều ấy cấu thành sứ mệnh của Chúa Giêsu Kitô lúc sinh thời; nó vẫn là sứ mệnh của Nhiệm Thể Người lúc này và mãi mãi. Giáo Hội như hiệp thông không chỉ có chiều kích hoàn toàn thiêng liêng, khác với trần gian nhưng còn là một tạo dựng mới không ngừng tiếp diễn, là trời mới đất mới không phải chỉ được chờ mong ở đời sau mà phải được thiết lập ngay ở đây và lúc này như là nước trời mà hàng ngày chúng ta vẫn cầu xin cho mau đến trong lời kinh của chính Chúa Kitô dạy. Đức Phaolô VI hay nói đến “nền văn minh tình yêu” mà Giáo Hội đang vật lộn để thiết lập ở đây và lúc này. Đó chính là xây dựng nước Thiên Chúa ngay trong thị trấn con người, điều mà chúng ta vốn đã cam kết dấn thân và làm nó xuất hiện hàng ngày trong cuộc sống và hành động của ta.
Ghi chú
(1) Xem bài Hiệp Thông (VietCatholic 8-5-2010)
(2) Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, trong bài chào mừng Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tân Phó Tổng Giám Mục Hà Nội, nhân thánh lễ tạ ơn ngày 7 tháng 5 năm 2010, tại nhà thờ chính toà Hà Nội, dùng hình ảnh khác để đề cập tới cùng một nội dung “metanoia” này. Ngài bảo: muốn hiệp thông, đôi khi ta “phải hiến tế quan điểm riêng của mình”.