Giáo phận Rôma đã tổ chức đại hội mục vụ tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêrô vào ngày 26 tháng Năm vừa qua. Chủ đề của đại hội là “Tư cách thành viên Giáo Hội và việc đồng trách nhiệm mục vụ”. Nhân dịp này, Đức Giáo Hoàng, trong tư cách Giám Mục Rôma, đã đọc một bài diễn văn, nhấn mạnh tới vai trò của người giáo dân.
Sau khi nhắc lại các chủ đề của các đại hội trước đây (về gia đình, dạy đức tin cho các thế hệ tương lai, giáo dục đức cậy..), Đức Thánh Cha tỏ sự hài lòng về chủ đề mục vụ của năm nay.
Theo Đức Thánh Cha, Công Đồng Vatican II đã mang lại một định nghĩa được xem sét sâu sắc hơn về Giáo Hội, làm nổi bật trước nhất bản chất thần bí của Giáo Hội, nghĩa là như “một thực tại thấm nhuần sự hiện diện thần linh, do đó, luôn có khả năng được thăm dò mới mẻ và sâu sắc hơn” (Phaolô VI, Diễn Văn Khai Mạc Khóa Hai Công Đồng Vatican II, 29 tháng Chín, năm 1963).
Thực vậy, vì bắt nguồn nơi Chúa Ba Ngôi, nên Giáo Hội là một màu nhiệm hiệp thông. Và vì là một hiệp thông, nên Giáo Hội không phải chỉ là một thực tại tghiêng liêng mà còn sống trong lịch sử, bằng thịt và bằng máu, có thể nói như thế. Công Đồng Vatican II mô tả Giáo Hội trong bản chất bí tích như “một dấu chỉ và một dụng cụ cho việc hiệp thông với Chúa và việc hợp nhất giữa mọi người” (Lumen Gentium, số 1).
Mà yếu tính của bí tích hệ ở chỗ này: điều vô hình đã trở thành rờ mó được trong điều hữu hình, và điều hữu hình rờ mó được kia đã mở được cánh cửa đưa ta tới Thiên Chúa. Giáo Hội là một hiệp thông, một hiệp thông của những con người, nhờ hành động của Chúa Thánh Thần, đã lập thành Dân Chúa, đồng thời cũng là Nhiệm Thể Chúa Kitô.
Ý niệm Dân Chúa
Đức Giáo Hoàng khuyên mọi người suy niệm đôi chút hai thuật ngữ chủ yếu nói trên. Ý niệm “Dân Chúa” đã xuất hiện và đã được khai triển ngay trong Cựu Ước: để bước vào thực tại lịch sử nhân bản, Thiên Chúa đã chọn một dân đặc thù, tức Dân Tộc Do Thái, làm Dân của Người. Mục đích của việc chọn lựa này là nhờ một số ít người mà vươn tới nhiều người, và nhờ những người này mà vươn tới mọi người. Nói cách khác, mục đích việc chọn lựa đặc thù này của Thiên Chúa chính là tính phổ quát. Nhờ Dân Tộc này, Thiên Chúa đã bước vào thực tại lịch sử.
Việc mở cửa đi vào phổ quát tính này đã được hoàn tất nơi Thánh Giá và cuộc Phục Sinh của Chúa Kitô. Thánh Phaolô nói rằng: Nơi Thánh Giá, Chúa Kitô đập nát bức tường phân cách. Qua việc ban Mình của Người cho ta, Người tái kết hợp chúng ta trong Thân Xác của Người để làm chúng ta nên một. Khi rước Mình Thánh Chúa Kitô, tất cả chúng ta nên một dân tộc, Dân của Chúa, trong đó, vẫn theo lời Thánh Phaolô, tất cả chỉ còn là một, không còn phân biệt hay dị biệt giữa người Hy Lạp và người Do Thái, người cắt bì và người không cắt bì, người ‘mọi rợ’, người Scythians, người nô lệ, nhưng Chúa Kitô là tất cả trong tất cả. Người đã đạp đổ bức tường phân biệt các dân tộc, các sắc dân và các nền văn hóa: tất cả chúng ta đều nên một trong Chúa Kitô.
Như thế, hai ý niệm “Dân Chúa” và “Nhiệm Thể Chúa Kitô” bổ túc cho nhau và cùng nhau tạo nên ý niệm của Tân Ước về Giáo Hội. Nhưng, trong khi “Dân Chúa” nói lên liên tục tính của lịch sử Giáo Hội, thì “Nhiệm Thể Chúa Kitô” nói lên phổ quát tính đã khai mào nơi Thánh Giá và nơi cuộc Phục Sinh của Chúa Kitô. Cho nên, đối với Kitô hữu chúng ta, “Nhiệm Thể Chúa Kitô” không phải chỉ là một hình ảnh, nhưng là một ý niệm thực sự, vì Chúa Kitô đã ban cho chúng ta chính Thân Xác đích thực của mình, chứ không phải chỉ là hình ảnh của Thân Xác ấy.
Chúa Kitô Phục Sinh đã kết hợp tất cả chúng ta trong Bí Tích để biến chúng ta thành một Nhiệm Thể. Như thế, ý niệm “Dân Chúa” và ý niệm “Nhiệm Thể Chúa Kitô” hoàn toàn bổ túc cho nhau: nơi Chúa Kitô, chúng ta thực sự trở thành Dân Thiên Chúa. Cho nên, “Dân Chúa” nghĩa là “mọi người”, từ Đức Giáo Hoàng tới em bé vừa mới rửa tội nhất đây thôi. Lời Nguyện Thánh Thể thứ nhất, tức “Lễ Qui Rôma” viết từ thế kỷ thứ tư, đã phân biệt giữa tôi tớ, “chúng con là tôi tớ Chúa” và “plebs tua sancta” (và toàn thể dân thánh Chúa); cho nên, nếu muốn có phân biệt, thì chỉ nên nói tới tôi tớ và dân thánh mà thôi, chứ hạn từ “Dân Chúa” chỉ nói về toàn thể Giáo Hội hiệp nhất trong một hữu thể duy nhất.
Sau Công Đồng, học lý về giáo hội học này đã được tiếp nhận trên một qui mô rộng lớn và nhờ ơn Chúa, nhiều hoa trái tốt lành đã được khai triển trong cộng đồng Kitô Giáo. Tuy nhiên, theo Đức Thánh Cha, ta cũng phải nhớ rằng việc tích nhập học lý trên vào các thủ tục và việc sau đó thấm nhập nó vào cấu trúc ý thức giáo hội đã không luôn luôn xẩy ra, đồng bộ khắp nơi, mà không gặp khó khăn cũng như tránh được những giải thích không đúng.
Các quan niệm không đúng
Đức Thánh Cha nhắc lại bài diễn văn ngày 22 tháng Mười Hai năm 2005 trước Giáo Triều, trong đó ngài đề cập tới một khuynh hướng giải thích, dù cho là mình dựa vào “tinh thần của Công Đồng” nhưng lại tìm cách đặt để ra một bất liên tục tính để phân biệt hẳn một Giáo Hội trước Công Đồng và một Giáo Hội sau Công Đồng, đôi khi còn vượt quá cả các biên giới vẫn hiện diện một cách khách quan giữa thừa tác vụ phẩm trật và các trách nhiệm của hàng ngũ tín hữu giáo dân trong Giáo Hội.
Đặc biệt, ý niệm “Dân Chúa” đã được một số người giải thích hoàn toàn theo quan điểm xã hội học, với một xu hướng gần như thiên hẳn về chiều ngang, loại bỏ hẳn chiếu dọc dẫn lên Thiên Chúa. Chủ trương ấy trực tiếp đi ngược lại ngôn từ và tinh thần của Công Đồng, vốn không mong muốn một đứt đoạn, một Giáo Hội khác, mà đúng hơn, mong muốn một canh tân chân thật và sâu sắc trong tính liên tục của một chủ thể Giáo Hội duy nhất, một Giáo Hội lớn lên và phát triển trong thời gian nhưng luôn đồng nhất, một chủ thể Dân Chúa duy nhất trên đường lữ thứ.
Điểm thứ hai, theo Đức Thánh Cha, là phải nhìn nhận rằng việc tái đánh thức các năng lực tâm linh và mục vụ đang xẩy ra trong mấy năm gần đây không luôn luôn đem lại sự lớn mạnh và phát triển mong muốn. Thực thế, cần phải chú ý điều này: trong một số cộng đồng giáo hội, thời kỳ sốt sắng và nhiều sáng kiến đã nhường bước cho một thời kỳ có những cam kết yếu dần, một tình huống mỏi mệt, đôi lúc gần như tê liệt, có khi còn đối kháng và mâu thuẫn giữa học lý của Công Đồng và một số quan niệm được đưa ra nhân danh Công Đồng ấy, mà thực tế, đã chống lại chính tinh thần và hướng dẫn của nó.
Đức Thánh Cha cho hay: chính vì lý do đó, Phiên Thường Lệ của Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 1987 đã được dành cho chủ đề ơn gọi và sứ mệnh người giáo dân trong Giáo Hội và trong thế giới. Sự kiện này cho ta thấy: những trang đầy soi sáng mà Công Đồng dành cho hàng giáo dân đã không được thích ứng hay gây ấn tượng một cách đầy đủ lên tâm trí người Công Giáo hay lên các thủ tục mục vụ. Một đàng, vẫn còn khuynh hướng đồng hóa Giáo Hội một cách một chiều với hàng giáo phẩm, mà quên mất trách nhiệm chung, sứ mệnh chung của Dân Thiên Chúa, mà tất cả chúng ta đều cùng nhau chia sẻ trong Chúa Kitô. Đàng khác, vẫn còn dai dẳng cái khuynh hướng một chiều muốn đồng hóa Dân Chúa theo quan điểm hoàn toàn có tính xã hội hay chính trị, mà quên khuấy tính mới mẻ và tính đặc thù của dân ấy, một dân chỉ trở thành dân hoàn toàn nhờ sự hiệp thông với Chúa Kitô.
Các cố gắng của giáo phận Rôma
Đức Thánh Cha tự hỏi Giáo Phận của ngài đã tiến bao xa đối với việc thừa nhận và khuyến khích nền mục vụ đồng trách nhiệm nơi mọi người, nhất là hàng ngũ giáo dân. Ngài cho hay: trong nhiều thế kỷ qua, nhờ lòng quảng đại của nhiều tín hữu, đã dành thì giờ giáo dục đức tin cho các thế hệ tương lai, chữa lành người bệnh và giúp đỡ người nghèo, nên Cộng đồng Kitô Giáo đã công bố Phúc Âm cho cư dân Rôma. Tình thế ngày nay, theo Đức Thánh Cha, đã ra khác xưa: nhiều tín hữu nay đã đi trệch ra ngoài đường lối Giáo Hội, số đông Kitô hữu không còn quen thuộc chi với vẻ đẹp của đức tin nữa.
Ngài nhận định rằng: Công Đồng Giáo Phận do Đức Gioan Phaolô II triệu tập trước đây từng tiếp nhận học lý của Công Đồng Vatican II; và Sách Công Đồng đã cam kết sẽ làm cho Giáo Phận càng ngày càng trở nên một giáo hội sống động và tích cực hơn giữa lòng Thành Phố, bằng cách huy động mọi cư dân hành động một cách có phối hợp và có trách nhiệm.
Đức Thánh Cha cũng nhắc tới kế hoạch Truyền Giáo Cho Kinh Thành được đưa ra sau đó để chuẩn bị cho việc mừng Năm Thánh 2000. Kế hoạch này giúp cộng đồng giáo hội ý thức rằng lệnh truyền phúc âm hóa không phải chỉ liên quan tới một số ít tín hữu, mà là mọi người đã rửa tội.
Kinh nghiệm bổ ích trên đã giúp khai triển nơi các giáo xứ, các cộng đoàn, các hiệp hội và phong trào trong giáo phận một ý thức mình thuộc về một Dân Chúa mà, theo lời Tông Đồ Phêrô, Thiên Chúa đã nhận làm dân riêng: “để anh em tuyên xưng những kỳ công của Người” (1Pr 2:9).
Đường còn xa
Đức Thánh Cha tạ ơn Chúa về những bước tiến trên. Tuy nhiên, theo ngài, còn nhiều việc cần làm. Quá nhiều người rửa tội không tự cảm nhận mình là một thành phần của cộng đồng Giáo Hội, nên vẫn sống bên lề, chỉ tới với giáo xứ trong một vài dịp đặc biệt để tiếp nhận các dịch vụ tôn giáo. So sánh với con số cư dân trong từng giáo xứ, các tín hữu giáo dân sẵn sàng phục vụ trong một số lãnh vực tông đồ vẫn còn quá ít.
Lẽ dĩ nhiên, theo Đức Thánh Cha, các khó khăn về xã hội và văn hóa thì rất nhiều, nhưng trung thành với lệnh truyền của Chúa Kitô, ta không thể bằng lòng với việc chấp nhận duy trì tình trạng hiện nay. Trông cậy vào ơn Chúa Thánh Thần mà Chúa Kitô từng đoan hứa với chúng ta, ta phải tiếp tục con đường canh tân với những năng lực đổi mới. Nhưng ngài tự hỏi: phải theo những nẻo đường nào?
Giáo dân là người đồng trách nhiệm
Trước hết, theo Đức Thánh Cha, ta phải canh tân các cố gắng của ta về huấn luyện, lưu ý hơn và tập chú hơn vào cách nhìn Giáo Hội, cách nhìn vừa được Đức Thánh Cha nói tới, và việc ấy phải là việc đối với cả các linh mục, tu sĩ và giáo dân, để ai cũng hiểu mỗi ngày một hơn rằng Giáo Hội này chính là Dân Thiên Chúa trong Nhiệm Thể Chúa Kitô.
Đồng thời, ta cũng cần phải cải thiện các cấu trúc mục vụ một cách sao đó để việc đồng trách nhiệm của mọi thành phần trong Dân Thiên Chúa, trong tính toàn diện của nó, dần dần được cổ vũ, giúp họ biết tôn trọng ơn gọi và vai trò liên hệ của người tận hiến và người giáo dân.
Điều trên đòi phải có sự thay đổi não trạng, nhất là liên quan tới giáo dân. Không được coi họ như “người cộng tác” của hàng giáo sĩ nữa mà phải thực sự nhìn nhận họ là “người đồng trách nhiệm”, đối với chủ thể và hành động của Giáo Hội, nhờ thế mới có thể cổ vũ được việc củng cố một hàng ngũ giáo dân trưởng thành và đầy dấn thân.
Ý thức chung được là một Giáo Hội của toàn thể những người được rửa tội này không hề làm giảm trách nhiệm của các cha xứ. Đức Thánh Cha cho các linh mục chánh xứ biết rằng trách nhiệm của các ngài là chăm dưỡng sự lớn lên về tâm linh và tinh thần tông đồ nơi những người từng đã dấn thân làm việc tận lực trong giáo xứ. Họ tạo thành cốt lõi của cộng đoàn, một cộng đoàn vốn có chức năng lên men cho người khác.
Lectio divina
Dù các cộng đoàn ấy đôi khi rất nhỏ, nhưng để tránh cho họ khỏi mất căn tính và sức sống, phải dạy cho họ biết lắng nghe Lời Chúa trong cầu nguyện qua thói quen Đọc Lời Chúa (lectio divina), như Thượng Hội Đồng Giám Mục gần đây đã nồng nhiệt khuyến cáo. Chúng ta hãy thực sự rút tỉa chất dinh dưỡng qua việc lắng nghe, suy niệm lời Chúa. Các cộng đoàn của chúng ta không nên quên rằng chúng ta là “Giáo Hội”, vì Chúa Kitô, Ngôi Lời đời đời của Chúa Cha, đã triệu tập họ và biến họ thành Dân của Người. Thực thế, một đàng, đức tin là mối liên hệ có tính bản thân sâu sắc với Thiên Chúa, nhưng đàng khác, đức tin lại có yếu tố cộng đoàn hết sức chủ yếu nữa và hai chiều kích này không thể tách biệt khỏi nhau.
Đức Thánh Cha cho rằng giới trẻ hiện bị phơi bày cho chủ nghĩa cá nhân của nền văn hóa đương thời. Hậu quả không tránh được là các mối liên hệ liên bản ngã của họ mỗi ngày một thêm yếu đi, cả ý thức muốn thuộc về cũng vậy, cũng yếu đi, không còn biết thưởng thức nét đẹp và niềm vui được là Giáo Hội và thấy mình là Giáo Hội nữa.
Nhờ đức tin vào Chúa, ta được kết hợp trong Nhiệm Thể Chúa Kitô và tất cả chúng ta trở nên một trong cùng một Nhiệm Thể ấy. Như thế, chính nhờ biết tin sâu sắc, ta mới có thể hoàn tất được sự hiệp thông giữa chúng ta và thoát ra ngoài sự cô độc của chủ nghĩa cá nhân.
Thánh Thể làm ta nên một
Nhưng nếu Lời tụ tập được cộng đồng, thì chính Thánh Thể mới làm nó trở nên một thân xác: “vì có một bánh, chúng ta tuy nhiều mà chỉ là một thân xác, vì chúng ta được dự phần vào một tấm bánh mà thôi” (1 Cor 10: 17). Cho nên, Giáo Hội không phải là kết quả của một sự ô hợp (aggregation) các cá nhân mà là một hiệp nhất tất cả những ai được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và Bánh Sự Sống duy nhất.
Sự hiệp thông và sự hiệp nhất của Giáo Hội, được sinh ra từ Phép Thánh Thể, là một thực tại mà ta phải ý thức mỗi ngày một hơn, và khi ta rước Lễ, ta càng cần phải ý thức hơn rằng ta đang bước vào sự hiệp nhất với Chúa Kitô và do đó, trở nên một với nhau.
Ta phải càng ngày càng học cách mới mẻ để duy trì và bảo vệ cho bằng được sự hiệp nhất này, tránh mọi thù nghịch, tranh cãi, và ghen tương có thể khơi dậy trong và giữa các cộng đoàn giáo hội của ta. Một cách đặc biệt, Đức Thánh Cha kêu gọi các phong trào và cộng đoàn từng ra đời sau Công Đồng Vatican II, những phong trào và cộng đoàn được ngài coi là các ơn phúc qúy giá, hãy đảm bảo để các diễn trình huấn luyện của họ dẫn đưa các thành viên của mình biết khai triển cảm thức chân thật muốn thuộc về cộng đồng giáo xứ.
Ngài nói rằng Phép Thánh Thể là trung tâm sinh hoạt của giáo xứ, nhất là của việc cử hành ngày Chúa Nhật. Vì sự hợp nhất của Giáo Hội vốn do cuộc gặo gỡ với Chúa Kitô sinh ra, nên ta phải hết sức quan tâm để ý đến việc tôn thờ và cử hành Phép Thánh Thể, giúp người tham dự cảm nghiệm được vẻ đẹp trong mầu nhiệm Chúa Kitô. Điều ấy cũng quan trọng không kém.
Xét vì cái đẹp của phụng vụ “không phải chỉ là chuyện thẩm mỹ, mà là cách cụ thể qua đó chân lý tình yêu Thiên Chúa trong Chúa Kitô gặp được chúng ta, lôi cuốn chúng ta và làm chúng ta vui thích” (Sacramentum Caritatis, số 35), nên điều quan trọng là qua các dấu chỉ bí tích, việc cử hành Thánh Thể phải biểu lộ và thông truyền được sự sống Thiên Chúa, và mạc khải cho con người của Kinh Thành này khuôn mặt đích thực của Giáo Hội.
Các thực hành mục vụ thực tiễn
Sự lớn mạnh về tâm linh và tinh thần tông đồ của cộng đoàn lúc đó sẽ dẫn tới việc phát triển cộng đoàn nhờ các hành động truyền giáo đầy dấn thân. Cho nên, vào lúc Truyền Giáo Cho Kinh Thành, mỗi giáo xứ phải cố gắng khôi phục sự sống cho các nhóm nhỏ hay các trung tâm huấn đạo cho các tín hữu đang công bố Chúa Kitô và lời của Người, những nơi người ta có thể cảm nghiệm được đức tin, thực thi được đức ái và tổ chức được đức cậy.
Việc cấu trúc hóa các giáo xứ lớn trong Kinh Thành bằng cách nhân thừa các cộng đoàn nhỏ cho phép việc truyền giáo có được những không gian lớn hơn để sinh hoạt mà vẫn chú trọng tới mật độ dân số cũng như các đặc tính về xã hội và văn hóa đôi khi hết sức đa dạng.
Đức Thánh Cha nhận định rằng: nếu muốn đem phương pháp mục vụ này áp dụng một cách hữu hiệu vào các nơi làm việc, thì điều quan trọng là phải phúc âm hóa những nơi này bằng một thừa tác vụ mục vụ có suy xét kỹ và được thích ứng. Vì tính chuyển dịch cao về xã hội, con người thời nay dành nhiều thời gian trong ngày cho những nơi như thế.
Sau cùng, Đức Thánh Cha cho rằng không nên quên chứng tá đức ái, một chứng tá vốn kết hợp các tâm hồn và mở rộng các tâm hồn ấy đón nhận việc thuộc về Giáo Hội. Các sử gia, khi trả lời câu hỏi làm thế nào giải thích được sự thành công của Kitô Giáo trong các thế kỷ đầu tiên, từ một tổ chức bị coi như một giáo phái của Do Thái Giáo trở thành tôn giáo chính thức của Đế Quốc, đã nói rằng chính cảm nghiệm về đức ái Kitô Giáo đã đặc biệt thuyết phục được thế giới. Sống đức ái là hình thức đệ nhất đẳng của hành động truyền giáo. Lời một khi được công bố và đem ra sống sẽ trở nên khả tín nếu nó được nhập thân trong một tác phong tỏ bày được tình liên đới và chia sẻ, trong các việc làm trình bày được Diện Mạo Chúa Kitô như Bạn đích thực của con người.
Đức Thánh Cha cầu mong rằng: chứng tá thầm lặng và hằng ngày của đức ái, được các giáo xứ cổ vũ nhờ sự dấn thân của số đông các tín hữu giáo dân sẽ tiếp tục phát triển mỗi ngày một hơn, để những ai sống trong đau khổ cảm nhận được sự gần gũi của Giáo Hội, và cảm nghiệm được tình yêu của Chúa Cha, Đấng hết sức giầu có về lòng xót thương. Ngài khuyến khích họ trở thành những người Samaritanô nhân hậu, sẵn sàng biết chữa trị các vết thương vật chất và tinh thần của anh em mình.
Ngài đặc biệt kêu mời các phó tế, từng nhờ Phép Truyền Chức mà nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô như người Phục Dịch, hãy thực thi các thừa tác vụ hữu ích bằng cách cổ vũ việc quan tâm mới mẻ đối với mọi hình thức nghèo đói cũ và mới. Đức Thánh Cha cũng đặc biệt nghĩ tới giới trẻ, kêu gọi họ dùng sự hăng say và tinh thần sáng tạo của họ mà phục vụ Chúa Kitô và Phúc Âm, trở thành tông đồ giữa bạn bè cùng trang cùng lứa, sẵn sàng quảng đại đáp lại tiếng Chúa nếu được Người kêu gọi bước chân theo Người một cách gần gũi hơn trong chức linh mục hay trong cuộc sống tận hiến.
Sau khi nhắc lại các chủ đề của các đại hội trước đây (về gia đình, dạy đức tin cho các thế hệ tương lai, giáo dục đức cậy..), Đức Thánh Cha tỏ sự hài lòng về chủ đề mục vụ của năm nay.
Theo Đức Thánh Cha, Công Đồng Vatican II đã mang lại một định nghĩa được xem sét sâu sắc hơn về Giáo Hội, làm nổi bật trước nhất bản chất thần bí của Giáo Hội, nghĩa là như “một thực tại thấm nhuần sự hiện diện thần linh, do đó, luôn có khả năng được thăm dò mới mẻ và sâu sắc hơn” (Phaolô VI, Diễn Văn Khai Mạc Khóa Hai Công Đồng Vatican II, 29 tháng Chín, năm 1963).
Thực vậy, vì bắt nguồn nơi Chúa Ba Ngôi, nên Giáo Hội là một màu nhiệm hiệp thông. Và vì là một hiệp thông, nên Giáo Hội không phải chỉ là một thực tại tghiêng liêng mà còn sống trong lịch sử, bằng thịt và bằng máu, có thể nói như thế. Công Đồng Vatican II mô tả Giáo Hội trong bản chất bí tích như “một dấu chỉ và một dụng cụ cho việc hiệp thông với Chúa và việc hợp nhất giữa mọi người” (Lumen Gentium, số 1).
Mà yếu tính của bí tích hệ ở chỗ này: điều vô hình đã trở thành rờ mó được trong điều hữu hình, và điều hữu hình rờ mó được kia đã mở được cánh cửa đưa ta tới Thiên Chúa. Giáo Hội là một hiệp thông, một hiệp thông của những con người, nhờ hành động của Chúa Thánh Thần, đã lập thành Dân Chúa, đồng thời cũng là Nhiệm Thể Chúa Kitô.
Ý niệm Dân Chúa
Đức Giáo Hoàng khuyên mọi người suy niệm đôi chút hai thuật ngữ chủ yếu nói trên. Ý niệm “Dân Chúa” đã xuất hiện và đã được khai triển ngay trong Cựu Ước: để bước vào thực tại lịch sử nhân bản, Thiên Chúa đã chọn một dân đặc thù, tức Dân Tộc Do Thái, làm Dân của Người. Mục đích của việc chọn lựa này là nhờ một số ít người mà vươn tới nhiều người, và nhờ những người này mà vươn tới mọi người. Nói cách khác, mục đích việc chọn lựa đặc thù này của Thiên Chúa chính là tính phổ quát. Nhờ Dân Tộc này, Thiên Chúa đã bước vào thực tại lịch sử.
Việc mở cửa đi vào phổ quát tính này đã được hoàn tất nơi Thánh Giá và cuộc Phục Sinh của Chúa Kitô. Thánh Phaolô nói rằng: Nơi Thánh Giá, Chúa Kitô đập nát bức tường phân cách. Qua việc ban Mình của Người cho ta, Người tái kết hợp chúng ta trong Thân Xác của Người để làm chúng ta nên một. Khi rước Mình Thánh Chúa Kitô, tất cả chúng ta nên một dân tộc, Dân của Chúa, trong đó, vẫn theo lời Thánh Phaolô, tất cả chỉ còn là một, không còn phân biệt hay dị biệt giữa người Hy Lạp và người Do Thái, người cắt bì và người không cắt bì, người ‘mọi rợ’, người Scythians, người nô lệ, nhưng Chúa Kitô là tất cả trong tất cả. Người đã đạp đổ bức tường phân biệt các dân tộc, các sắc dân và các nền văn hóa: tất cả chúng ta đều nên một trong Chúa Kitô.
Như thế, hai ý niệm “Dân Chúa” và “Nhiệm Thể Chúa Kitô” bổ túc cho nhau và cùng nhau tạo nên ý niệm của Tân Ước về Giáo Hội. Nhưng, trong khi “Dân Chúa” nói lên liên tục tính của lịch sử Giáo Hội, thì “Nhiệm Thể Chúa Kitô” nói lên phổ quát tính đã khai mào nơi Thánh Giá và nơi cuộc Phục Sinh của Chúa Kitô. Cho nên, đối với Kitô hữu chúng ta, “Nhiệm Thể Chúa Kitô” không phải chỉ là một hình ảnh, nhưng là một ý niệm thực sự, vì Chúa Kitô đã ban cho chúng ta chính Thân Xác đích thực của mình, chứ không phải chỉ là hình ảnh của Thân Xác ấy.
Chúa Kitô Phục Sinh đã kết hợp tất cả chúng ta trong Bí Tích để biến chúng ta thành một Nhiệm Thể. Như thế, ý niệm “Dân Chúa” và ý niệm “Nhiệm Thể Chúa Kitô” hoàn toàn bổ túc cho nhau: nơi Chúa Kitô, chúng ta thực sự trở thành Dân Thiên Chúa. Cho nên, “Dân Chúa” nghĩa là “mọi người”, từ Đức Giáo Hoàng tới em bé vừa mới rửa tội nhất đây thôi. Lời Nguyện Thánh Thể thứ nhất, tức “Lễ Qui Rôma” viết từ thế kỷ thứ tư, đã phân biệt giữa tôi tớ, “chúng con là tôi tớ Chúa” và “plebs tua sancta” (và toàn thể dân thánh Chúa); cho nên, nếu muốn có phân biệt, thì chỉ nên nói tới tôi tớ và dân thánh mà thôi, chứ hạn từ “Dân Chúa” chỉ nói về toàn thể Giáo Hội hiệp nhất trong một hữu thể duy nhất.
Sau Công Đồng, học lý về giáo hội học này đã được tiếp nhận trên một qui mô rộng lớn và nhờ ơn Chúa, nhiều hoa trái tốt lành đã được khai triển trong cộng đồng Kitô Giáo. Tuy nhiên, theo Đức Thánh Cha, ta cũng phải nhớ rằng việc tích nhập học lý trên vào các thủ tục và việc sau đó thấm nhập nó vào cấu trúc ý thức giáo hội đã không luôn luôn xẩy ra, đồng bộ khắp nơi, mà không gặp khó khăn cũng như tránh được những giải thích không đúng.
Các quan niệm không đúng
Đức Thánh Cha nhắc lại bài diễn văn ngày 22 tháng Mười Hai năm 2005 trước Giáo Triều, trong đó ngài đề cập tới một khuynh hướng giải thích, dù cho là mình dựa vào “tinh thần của Công Đồng” nhưng lại tìm cách đặt để ra một bất liên tục tính để phân biệt hẳn một Giáo Hội trước Công Đồng và một Giáo Hội sau Công Đồng, đôi khi còn vượt quá cả các biên giới vẫn hiện diện một cách khách quan giữa thừa tác vụ phẩm trật và các trách nhiệm của hàng ngũ tín hữu giáo dân trong Giáo Hội.
Đặc biệt, ý niệm “Dân Chúa” đã được một số người giải thích hoàn toàn theo quan điểm xã hội học, với một xu hướng gần như thiên hẳn về chiều ngang, loại bỏ hẳn chiếu dọc dẫn lên Thiên Chúa. Chủ trương ấy trực tiếp đi ngược lại ngôn từ và tinh thần của Công Đồng, vốn không mong muốn một đứt đoạn, một Giáo Hội khác, mà đúng hơn, mong muốn một canh tân chân thật và sâu sắc trong tính liên tục của một chủ thể Giáo Hội duy nhất, một Giáo Hội lớn lên và phát triển trong thời gian nhưng luôn đồng nhất, một chủ thể Dân Chúa duy nhất trên đường lữ thứ.
Điểm thứ hai, theo Đức Thánh Cha, là phải nhìn nhận rằng việc tái đánh thức các năng lực tâm linh và mục vụ đang xẩy ra trong mấy năm gần đây không luôn luôn đem lại sự lớn mạnh và phát triển mong muốn. Thực thế, cần phải chú ý điều này: trong một số cộng đồng giáo hội, thời kỳ sốt sắng và nhiều sáng kiến đã nhường bước cho một thời kỳ có những cam kết yếu dần, một tình huống mỏi mệt, đôi lúc gần như tê liệt, có khi còn đối kháng và mâu thuẫn giữa học lý của Công Đồng và một số quan niệm được đưa ra nhân danh Công Đồng ấy, mà thực tế, đã chống lại chính tinh thần và hướng dẫn của nó.
Đức Thánh Cha cho hay: chính vì lý do đó, Phiên Thường Lệ của Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 1987 đã được dành cho chủ đề ơn gọi và sứ mệnh người giáo dân trong Giáo Hội và trong thế giới. Sự kiện này cho ta thấy: những trang đầy soi sáng mà Công Đồng dành cho hàng giáo dân đã không được thích ứng hay gây ấn tượng một cách đầy đủ lên tâm trí người Công Giáo hay lên các thủ tục mục vụ. Một đàng, vẫn còn khuynh hướng đồng hóa Giáo Hội một cách một chiều với hàng giáo phẩm, mà quên mất trách nhiệm chung, sứ mệnh chung của Dân Thiên Chúa, mà tất cả chúng ta đều cùng nhau chia sẻ trong Chúa Kitô. Đàng khác, vẫn còn dai dẳng cái khuynh hướng một chiều muốn đồng hóa Dân Chúa theo quan điểm hoàn toàn có tính xã hội hay chính trị, mà quên khuấy tính mới mẻ và tính đặc thù của dân ấy, một dân chỉ trở thành dân hoàn toàn nhờ sự hiệp thông với Chúa Kitô.
Các cố gắng của giáo phận Rôma
Đức Thánh Cha tự hỏi Giáo Phận của ngài đã tiến bao xa đối với việc thừa nhận và khuyến khích nền mục vụ đồng trách nhiệm nơi mọi người, nhất là hàng ngũ giáo dân. Ngài cho hay: trong nhiều thế kỷ qua, nhờ lòng quảng đại của nhiều tín hữu, đã dành thì giờ giáo dục đức tin cho các thế hệ tương lai, chữa lành người bệnh và giúp đỡ người nghèo, nên Cộng đồng Kitô Giáo đã công bố Phúc Âm cho cư dân Rôma. Tình thế ngày nay, theo Đức Thánh Cha, đã ra khác xưa: nhiều tín hữu nay đã đi trệch ra ngoài đường lối Giáo Hội, số đông Kitô hữu không còn quen thuộc chi với vẻ đẹp của đức tin nữa.
Ngài nhận định rằng: Công Đồng Giáo Phận do Đức Gioan Phaolô II triệu tập trước đây từng tiếp nhận học lý của Công Đồng Vatican II; và Sách Công Đồng đã cam kết sẽ làm cho Giáo Phận càng ngày càng trở nên một giáo hội sống động và tích cực hơn giữa lòng Thành Phố, bằng cách huy động mọi cư dân hành động một cách có phối hợp và có trách nhiệm.
Đức Thánh Cha cũng nhắc tới kế hoạch Truyền Giáo Cho Kinh Thành được đưa ra sau đó để chuẩn bị cho việc mừng Năm Thánh 2000. Kế hoạch này giúp cộng đồng giáo hội ý thức rằng lệnh truyền phúc âm hóa không phải chỉ liên quan tới một số ít tín hữu, mà là mọi người đã rửa tội.
Kinh nghiệm bổ ích trên đã giúp khai triển nơi các giáo xứ, các cộng đoàn, các hiệp hội và phong trào trong giáo phận một ý thức mình thuộc về một Dân Chúa mà, theo lời Tông Đồ Phêrô, Thiên Chúa đã nhận làm dân riêng: “để anh em tuyên xưng những kỳ công của Người” (1Pr 2:9).
Đường còn xa
Đức Thánh Cha tạ ơn Chúa về những bước tiến trên. Tuy nhiên, theo ngài, còn nhiều việc cần làm. Quá nhiều người rửa tội không tự cảm nhận mình là một thành phần của cộng đồng Giáo Hội, nên vẫn sống bên lề, chỉ tới với giáo xứ trong một vài dịp đặc biệt để tiếp nhận các dịch vụ tôn giáo. So sánh với con số cư dân trong từng giáo xứ, các tín hữu giáo dân sẵn sàng phục vụ trong một số lãnh vực tông đồ vẫn còn quá ít.
Lẽ dĩ nhiên, theo Đức Thánh Cha, các khó khăn về xã hội và văn hóa thì rất nhiều, nhưng trung thành với lệnh truyền của Chúa Kitô, ta không thể bằng lòng với việc chấp nhận duy trì tình trạng hiện nay. Trông cậy vào ơn Chúa Thánh Thần mà Chúa Kitô từng đoan hứa với chúng ta, ta phải tiếp tục con đường canh tân với những năng lực đổi mới. Nhưng ngài tự hỏi: phải theo những nẻo đường nào?
Giáo dân là người đồng trách nhiệm
Trước hết, theo Đức Thánh Cha, ta phải canh tân các cố gắng của ta về huấn luyện, lưu ý hơn và tập chú hơn vào cách nhìn Giáo Hội, cách nhìn vừa được Đức Thánh Cha nói tới, và việc ấy phải là việc đối với cả các linh mục, tu sĩ và giáo dân, để ai cũng hiểu mỗi ngày một hơn rằng Giáo Hội này chính là Dân Thiên Chúa trong Nhiệm Thể Chúa Kitô.
Đồng thời, ta cũng cần phải cải thiện các cấu trúc mục vụ một cách sao đó để việc đồng trách nhiệm của mọi thành phần trong Dân Thiên Chúa, trong tính toàn diện của nó, dần dần được cổ vũ, giúp họ biết tôn trọng ơn gọi và vai trò liên hệ của người tận hiến và người giáo dân.
Điều trên đòi phải có sự thay đổi não trạng, nhất là liên quan tới giáo dân. Không được coi họ như “người cộng tác” của hàng giáo sĩ nữa mà phải thực sự nhìn nhận họ là “người đồng trách nhiệm”, đối với chủ thể và hành động của Giáo Hội, nhờ thế mới có thể cổ vũ được việc củng cố một hàng ngũ giáo dân trưởng thành và đầy dấn thân.
Ý thức chung được là một Giáo Hội của toàn thể những người được rửa tội này không hề làm giảm trách nhiệm của các cha xứ. Đức Thánh Cha cho các linh mục chánh xứ biết rằng trách nhiệm của các ngài là chăm dưỡng sự lớn lên về tâm linh và tinh thần tông đồ nơi những người từng đã dấn thân làm việc tận lực trong giáo xứ. Họ tạo thành cốt lõi của cộng đoàn, một cộng đoàn vốn có chức năng lên men cho người khác.
Lectio divina
Dù các cộng đoàn ấy đôi khi rất nhỏ, nhưng để tránh cho họ khỏi mất căn tính và sức sống, phải dạy cho họ biết lắng nghe Lời Chúa trong cầu nguyện qua thói quen Đọc Lời Chúa (lectio divina), như Thượng Hội Đồng Giám Mục gần đây đã nồng nhiệt khuyến cáo. Chúng ta hãy thực sự rút tỉa chất dinh dưỡng qua việc lắng nghe, suy niệm lời Chúa. Các cộng đoàn của chúng ta không nên quên rằng chúng ta là “Giáo Hội”, vì Chúa Kitô, Ngôi Lời đời đời của Chúa Cha, đã triệu tập họ và biến họ thành Dân của Người. Thực thế, một đàng, đức tin là mối liên hệ có tính bản thân sâu sắc với Thiên Chúa, nhưng đàng khác, đức tin lại có yếu tố cộng đoàn hết sức chủ yếu nữa và hai chiều kích này không thể tách biệt khỏi nhau.
Đức Thánh Cha cho rằng giới trẻ hiện bị phơi bày cho chủ nghĩa cá nhân của nền văn hóa đương thời. Hậu quả không tránh được là các mối liên hệ liên bản ngã của họ mỗi ngày một thêm yếu đi, cả ý thức muốn thuộc về cũng vậy, cũng yếu đi, không còn biết thưởng thức nét đẹp và niềm vui được là Giáo Hội và thấy mình là Giáo Hội nữa.
Nhờ đức tin vào Chúa, ta được kết hợp trong Nhiệm Thể Chúa Kitô và tất cả chúng ta trở nên một trong cùng một Nhiệm Thể ấy. Như thế, chính nhờ biết tin sâu sắc, ta mới có thể hoàn tất được sự hiệp thông giữa chúng ta và thoát ra ngoài sự cô độc của chủ nghĩa cá nhân.
Thánh Thể làm ta nên một
Nhưng nếu Lời tụ tập được cộng đồng, thì chính Thánh Thể mới làm nó trở nên một thân xác: “vì có một bánh, chúng ta tuy nhiều mà chỉ là một thân xác, vì chúng ta được dự phần vào một tấm bánh mà thôi” (1 Cor 10: 17). Cho nên, Giáo Hội không phải là kết quả của một sự ô hợp (aggregation) các cá nhân mà là một hiệp nhất tất cả những ai được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và Bánh Sự Sống duy nhất.
Sự hiệp thông và sự hiệp nhất của Giáo Hội, được sinh ra từ Phép Thánh Thể, là một thực tại mà ta phải ý thức mỗi ngày một hơn, và khi ta rước Lễ, ta càng cần phải ý thức hơn rằng ta đang bước vào sự hiệp nhất với Chúa Kitô và do đó, trở nên một với nhau.
Ta phải càng ngày càng học cách mới mẻ để duy trì và bảo vệ cho bằng được sự hiệp nhất này, tránh mọi thù nghịch, tranh cãi, và ghen tương có thể khơi dậy trong và giữa các cộng đoàn giáo hội của ta. Một cách đặc biệt, Đức Thánh Cha kêu gọi các phong trào và cộng đoàn từng ra đời sau Công Đồng Vatican II, những phong trào và cộng đoàn được ngài coi là các ơn phúc qúy giá, hãy đảm bảo để các diễn trình huấn luyện của họ dẫn đưa các thành viên của mình biết khai triển cảm thức chân thật muốn thuộc về cộng đồng giáo xứ.
Ngài nói rằng Phép Thánh Thể là trung tâm sinh hoạt của giáo xứ, nhất là của việc cử hành ngày Chúa Nhật. Vì sự hợp nhất của Giáo Hội vốn do cuộc gặo gỡ với Chúa Kitô sinh ra, nên ta phải hết sức quan tâm để ý đến việc tôn thờ và cử hành Phép Thánh Thể, giúp người tham dự cảm nghiệm được vẻ đẹp trong mầu nhiệm Chúa Kitô. Điều ấy cũng quan trọng không kém.
Xét vì cái đẹp của phụng vụ “không phải chỉ là chuyện thẩm mỹ, mà là cách cụ thể qua đó chân lý tình yêu Thiên Chúa trong Chúa Kitô gặp được chúng ta, lôi cuốn chúng ta và làm chúng ta vui thích” (Sacramentum Caritatis, số 35), nên điều quan trọng là qua các dấu chỉ bí tích, việc cử hành Thánh Thể phải biểu lộ và thông truyền được sự sống Thiên Chúa, và mạc khải cho con người của Kinh Thành này khuôn mặt đích thực của Giáo Hội.
Các thực hành mục vụ thực tiễn
Sự lớn mạnh về tâm linh và tinh thần tông đồ của cộng đoàn lúc đó sẽ dẫn tới việc phát triển cộng đoàn nhờ các hành động truyền giáo đầy dấn thân. Cho nên, vào lúc Truyền Giáo Cho Kinh Thành, mỗi giáo xứ phải cố gắng khôi phục sự sống cho các nhóm nhỏ hay các trung tâm huấn đạo cho các tín hữu đang công bố Chúa Kitô và lời của Người, những nơi người ta có thể cảm nghiệm được đức tin, thực thi được đức ái và tổ chức được đức cậy.
Việc cấu trúc hóa các giáo xứ lớn trong Kinh Thành bằng cách nhân thừa các cộng đoàn nhỏ cho phép việc truyền giáo có được những không gian lớn hơn để sinh hoạt mà vẫn chú trọng tới mật độ dân số cũng như các đặc tính về xã hội và văn hóa đôi khi hết sức đa dạng.
Đức Thánh Cha nhận định rằng: nếu muốn đem phương pháp mục vụ này áp dụng một cách hữu hiệu vào các nơi làm việc, thì điều quan trọng là phải phúc âm hóa những nơi này bằng một thừa tác vụ mục vụ có suy xét kỹ và được thích ứng. Vì tính chuyển dịch cao về xã hội, con người thời nay dành nhiều thời gian trong ngày cho những nơi như thế.
Sau cùng, Đức Thánh Cha cho rằng không nên quên chứng tá đức ái, một chứng tá vốn kết hợp các tâm hồn và mở rộng các tâm hồn ấy đón nhận việc thuộc về Giáo Hội. Các sử gia, khi trả lời câu hỏi làm thế nào giải thích được sự thành công của Kitô Giáo trong các thế kỷ đầu tiên, từ một tổ chức bị coi như một giáo phái của Do Thái Giáo trở thành tôn giáo chính thức của Đế Quốc, đã nói rằng chính cảm nghiệm về đức ái Kitô Giáo đã đặc biệt thuyết phục được thế giới. Sống đức ái là hình thức đệ nhất đẳng của hành động truyền giáo. Lời một khi được công bố và đem ra sống sẽ trở nên khả tín nếu nó được nhập thân trong một tác phong tỏ bày được tình liên đới và chia sẻ, trong các việc làm trình bày được Diện Mạo Chúa Kitô như Bạn đích thực của con người.
Đức Thánh Cha cầu mong rằng: chứng tá thầm lặng và hằng ngày của đức ái, được các giáo xứ cổ vũ nhờ sự dấn thân của số đông các tín hữu giáo dân sẽ tiếp tục phát triển mỗi ngày một hơn, để những ai sống trong đau khổ cảm nhận được sự gần gũi của Giáo Hội, và cảm nghiệm được tình yêu của Chúa Cha, Đấng hết sức giầu có về lòng xót thương. Ngài khuyến khích họ trở thành những người Samaritanô nhân hậu, sẵn sàng biết chữa trị các vết thương vật chất và tinh thần của anh em mình.
Ngài đặc biệt kêu mời các phó tế, từng nhờ Phép Truyền Chức mà nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô như người Phục Dịch, hãy thực thi các thừa tác vụ hữu ích bằng cách cổ vũ việc quan tâm mới mẻ đối với mọi hình thức nghèo đói cũ và mới. Đức Thánh Cha cũng đặc biệt nghĩ tới giới trẻ, kêu gọi họ dùng sự hăng say và tinh thần sáng tạo của họ mà phục vụ Chúa Kitô và Phúc Âm, trở thành tông đồ giữa bạn bè cùng trang cùng lứa, sẵn sàng quảng đại đáp lại tiếng Chúa nếu được Người kêu gọi bước chân theo Người một cách gần gũi hơn trong chức linh mục hay trong cuộc sống tận hiến.