VATICAN - (UCANews, 18-10-2011) – Khi ĐGH Bênêđictô XVI và tổng thống Mông Cổ Tsakhiagiin Elbegdorj gặp gỡ tại Vatican ngày 17-10-2011, họ cùng thảo luận về mối quan hệ tốt đẹp giữa Mông Cổ với Tòa thánh và tình hình chính trị tại Á châu, đặc biệt chú ý tầm quan trọng của việc đối thoại giữa tôn giáo và văn hóa để thúc đẩy hòa bình và công lý.
Hai vị nguyên thủ cũng đối thoại về việc hiểu biết và hợp tác tích cực giữa Giáo hội Công giáo và nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và xã hội ở Mông Cổ, một nước lớn gấp ba nước Pháp, nằm giữa Nga và Trung quốc, với dân số 3 triệu người.
ĐGH tươi cười và nói: “Xin chào ngài tổng thống”, rồi dẫn ngài tổng thống vào thư viện riêng. Vị tổng thống 48 tuổi, học ĐH Harvard, nói: “Cảm ơn ngài đã tiếp đón tôi. Đây là nơi tuyệt vời!”.
Mông Cổ đã thiết lập ngoại giao với Tòa thánh năm 1992, 2 năm sau ngày giành độc lập khỏi Liên bang Soviet. Lúc đó là tháng 7-1992, chính phủ đồng ý cho phép các nhà truyền giáo Công giáo trở lại đất nước họ sau một thời gian dài vắng bóng, và năm 2010, theo Niên giám Vatican (Annuario Pontificio), đã có 535 người Công giáo trên thảo nguyên rộng lớn Mông Cổ, với 19 linh mục dòng, 27 tu sĩ nam và 44 nữ tu.
Dù số người Công giáo ít ỏi ở đất nước đa số là Phật giáo này (hơn 53% dân Mông Cổ theo Phật giáo Tây tạng, 5% Hồi giáo, và chỉ 2% Kitô giáo), nhưng vẫn hoàn toàn tự do tôn giáo, một quyền có trong hiến pháp Mông Cổ. Dưới sự lãnh đạo của ĐGM Wenceslao Padilla, Khâm sứ Tòa thánh người Philippine ở Ulaanbaatar, Giáo hội tích cực trong việc giáo dục và y tế ở 4 giáo phận.
ĐGH tươi cười và nói: “Xin chào ngài tổng thống”, rồi dẫn ngài tổng thống vào thư viện riêng. Vị tổng thống 48 tuổi, học ĐH Harvard, nói: “Cảm ơn ngài đã tiếp đón tôi. Đây là nơi tuyệt vời!”.
Mông Cổ đã thiết lập ngoại giao với Tòa thánh năm 1992, 2 năm sau ngày giành độc lập khỏi Liên bang Soviet. Lúc đó là tháng 7-1992, chính phủ đồng ý cho phép các nhà truyền giáo Công giáo trở lại đất nước họ sau một thời gian dài vắng bóng, và năm 2010, theo Niên giám Vatican (Annuario Pontificio), đã có 535 người Công giáo trên thảo nguyên rộng lớn Mông Cổ, với 19 linh mục dòng, 27 tu sĩ nam và 44 nữ tu.
Dù số người Công giáo ít ỏi ở đất nước đa số là Phật giáo này (hơn 53% dân Mông Cổ theo Phật giáo Tây tạng, 5% Hồi giáo, và chỉ 2% Kitô giáo), nhưng vẫn hoàn toàn tự do tôn giáo, một quyền có trong hiến pháp Mông Cổ. Dưới sự lãnh đạo của ĐGM Wenceslao Padilla, Khâm sứ Tòa thánh người Philippine ở Ulaanbaatar, Giáo hội tích cực trong việc giáo dục và y tế ở 4 giáo phận.