Mông Cổ: Tầm quan trọng của đối thoại liên tôn cho hoà bình
Tổng thống Tsakhiagiin Elbegdorj thăm Vatican
ROMA – Đối thoại liên tôn là một yếu tố quan trọng cho hòa bình: đây là điều cho phép khẳng định chuyến thăm Vatican vào sáng 17-10 của Tổng thống Cộng hòa Mông Cổ, Tsakhiagiin Elbegdorj.
Sau cuộc hội kiến với ĐTC Biển Đức XVI, Tổng thống Elbegdorj đã tiếp kiến Đức Hồng y Quốc Vụ khanh, Tarcisio Bertone, và Tổng thư ký về Quan hệ với các Quốc gia (tức Ngoại trưởng Vatican) Dominique Mamberti, theo một tuyên bố của Tòa Thánh.
Cùng một nguồn tin này, các cuộc họp này đã cho phép, về mặt quốc tế, "xem xét lại tình hình chính trị ở châu Á", và nhấn mạnh "tầm quan trọng của đối thoại liên văn hóa và liên tôn để cổ cũ hòa bình và công lý".
Quả vậy, đối thoại liên tôn là rất cần thiết trong một quốc gia như Mông Cổ, với khoảng 2, 7 triệu dân (trong đó 2 / 3 dân số là dưới 30 tuổi), và Kitô hữu chỉ chiếm 1,7%, tức khoảng một ngàn người Công giáo đã rửa tội .
Người ta ước tính khoảng 36,3% người dân là người theo thuyết bất khả tri (theo số liệu của hiệp hội ‘Trợ giúp Giáo hội gặp nguy khốn’, AED), 32,2% người dân là người theo thuyết vật linh, Phật tử chiếm khoảng 24,2% dân số và người Hồi giáo chiếm 5%.
Về chính sách đối nội của Mông cổ, các cuộc họp này đã cho phép tái khẳng định các "quan hệ tốt đẹp giữa Mông Cổ và Tòa Thánh", và "sự hiểu biết và hợp tác giữa Giáo hội và Nhà nước trong các lĩnh vực giáo dục và đời sống xã hội ", theo thông cáo của Tòa Thánh. (Zenit.org 17-10-2011)
Nguyễn Trọng Đa
ROMA – Đối thoại liên tôn là một yếu tố quan trọng cho hòa bình: đây là điều cho phép khẳng định chuyến thăm Vatican vào sáng 17-10 của Tổng thống Cộng hòa Mông Cổ, Tsakhiagiin Elbegdorj.
Sau cuộc hội kiến với ĐTC Biển Đức XVI, Tổng thống Elbegdorj đã tiếp kiến Đức Hồng y Quốc Vụ khanh, Tarcisio Bertone, và Tổng thư ký về Quan hệ với các Quốc gia (tức Ngoại trưởng Vatican) Dominique Mamberti, theo một tuyên bố của Tòa Thánh.
Cùng một nguồn tin này, các cuộc họp này đã cho phép, về mặt quốc tế, "xem xét lại tình hình chính trị ở châu Á", và nhấn mạnh "tầm quan trọng của đối thoại liên văn hóa và liên tôn để cổ cũ hòa bình và công lý".
Quả vậy, đối thoại liên tôn là rất cần thiết trong một quốc gia như Mông Cổ, với khoảng 2, 7 triệu dân (trong đó 2 / 3 dân số là dưới 30 tuổi), và Kitô hữu chỉ chiếm 1,7%, tức khoảng một ngàn người Công giáo đã rửa tội .
Người ta ước tính khoảng 36,3% người dân là người theo thuyết bất khả tri (theo số liệu của hiệp hội ‘Trợ giúp Giáo hội gặp nguy khốn’, AED), 32,2% người dân là người theo thuyết vật linh, Phật tử chiếm khoảng 24,2% dân số và người Hồi giáo chiếm 5%.
Về chính sách đối nội của Mông cổ, các cuộc họp này đã cho phép tái khẳng định các "quan hệ tốt đẹp giữa Mông Cổ và Tòa Thánh", và "sự hiểu biết và hợp tác giữa Giáo hội và Nhà nước trong các lĩnh vực giáo dục và đời sống xã hội ", theo thông cáo của Tòa Thánh. (Zenit.org 17-10-2011)
Nguyễn Trọng Đa