Bốn nhân vật bất đồng chính kiến ở Việt Nam hôm nay bị đưa ra Tòa án Nhân dân TPHCM xét xử vì đã cổ xúy cho dân chủ-đa đảng, một hành động bị nhà cầm quyền Hà Nội xem là mưu phản.
Theo tin của các hãng thông tấn AFP, AP, và Reuters, các ông Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long bị truy tố về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, dựa theo điều 79 Bộ Luật Hình Sự. Họ bị tố cáo là đã cấu kết với các tổ chức tranh đấu cho dân chủ Việt Nam ở hải ngoại.
Phiên tòa vốn dự trù diễn ra trong hai ngày 20 và 21, nhưng sau phần bào chữa của các luật sư kéo dài tới gần 7 giờ tối nay giờ Việt Nam, tòa án đã tuyên án. Ông Trần Huỳnh Duy Thức bị tuyên án tù 16 năm cộng với 5 năm quản chế. Ông Lê Công Định và ông Lê Thăng Long bị tuyên 5 năm tù và 3 năm quản thúc. Nguyễn Tiến Trung nhận án 7 năm cùng thời gian quản thúc 3 năm.
Các tổ chức nhân quyền quốc tế nói rằng vụ xét xử này có động cơ chính trị, trong lúc các nhà lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam đang chuẩn bị cho Đại hội Đảng vào năm tới.
Tường thuật của các hãng tin quốc tế cho biết phiên tòa ở Sài Gòn được xúc tiến dưới các biện pháp an ninh nghiêm nhặt. Các nhà báo và các nhà ngoại giao theo dõi phiên tòa qua màn ảnh truyền hình tại một phòng riêng trong pháp đình. Cảnh sát cấm không cho những người này mang theo máy thu âm, thu hình và điện thoại di động.
Khi phát biểu trước tòa, ông Lê Công Định, 41 tuổi, từng theo học tại Đại học Tulane ở Mỹ, nói rằng Đảng Dân chủ Việt Nam mà ông là một thành viên chủ trương đa nguyên đa đảng và muốn mang lại một sự thay đổi trong hệ thống chính trị. Ông cho biết trong thời gian theo học ở nước ngoài ông đã chịu ảnh hưởng của Tây phương về dân chủ, tự do và nhân quyền. Ông Định cũng thừa nhận một cách điềm tĩnh rằng ông đã vi phạm Điều 79 Bộ Luật Hình sự.
Ông Nguyễn Tiến Trung, 26 tuổi, từng du học ở Pháp, nói với tòa án rằng ông đã phạm sai lầm vì non nớt, thiếu kinh nghiệm và thừa nhận là những hành động của ông đã vi phạm pháp luật. Ông Trung nói thêm rằng ông cảm thấy ân hận vì những hành động của mình đã ảnh hưởng tới gia đình và bạn bè.
Hãng tin Reuters trích lời ông Kenneth Fairfax, Tổng lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn nói rằng Bộ Ngoại giao ở Washington đã yêu cầu giới hữu trách Việt Nam trả tự do ngay cho các ông Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, và Lê Thăng Long. Ông nói rằng thêm rằng những điều họ làm là hành xử các quyền con người được thế giới thừa nhận.
Nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế đã theo dõi sát phiên xử, đồng thời kêu gọi Việt Nam phóng thích các nhà hoạt động dân chủ này để thể hiện sự tôn trọng nhân quyền như đã cam kết với quốc tế.
Từ Pháp, bà Lucie Morillon, đại diện Hội Nhà báo Không biên giới RSF, nói với Ban Việt Ngữ VOA rằng:
“Chúng tôi đã theo dõi vụ này trong nhiều tháng nay. Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải trả tự do cho những nhà hoạt động dân chủ Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, và Lê Thăng Long. Chúng tôi kêu gọi sự quan tâm của công luận quốc tế rằng những ngừơi này không làm gì sai trái, họ chỉ thực hành quyền tự do bày tỏ quan điểm. Họ phải đi tù về điều này thì sẽ càng làm gia tăng thêm áp lực quốc tế đối với quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam. Chúng tôi sẽ tiếp tục chiến dịch kêu gọi và áp lực Hà Nội phải tôn trọng quyền tự do ngôn luận đựơc cả thế giới công nhận. Thật là một sai lầm khi Việt Nam bỏ tù những ngừơi này vì điều đó một lần nữa chứng minh cho thế giới thấy Hà Nội đàn áp những tiếng nói bất đồng như thế nào.”
Về việc bị cáo Nguyễn Tiến Trung và Lê Công Định nhận tội trứơc toà, bà Morillon nói rằng:
“Họ không có sự lựa chọn nào khác vì họ bị đặt dứơi nhiều áp lực từ chính quyền. Họ là những người vô tội. Những điều họ làm không phải là tội vì họ chỉ thể hiện quyền tự do bày tỏ quan điểm cá nhân, không có gì gọi là “lật đổ chính quyền” như nhà nứơc Việt Nam tố cáo.”
Từ Anh Quốc, phát biểu với ban Việt Ngữ VOA, ông Brad Adams, giám đốc đặc trách vùng Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch, nhấn mạnh:
“Chúng tôi theo dõi phiên xử rất chặt chẽ. Chúng tôi muốn xem xem phiên toà này có công bằng hay không, nếu đúng là phiên toà công bằng thì có nghĩa là Hà Nội phải huỷ bỏ những cáo buộc nêu ra. Những điều mà các nhà hoạt động này đã làm không phải là một cái tội theo luật quốc tế khi họ kêu gọi dân chủ và bẩu cử tự do. Những ngừơi này bị tuyên án tù, nhà cầm quyền Việt Nam đã thể hiện rõ sự độc tài của mình và chúng tôi nghĩ rằng nhiều nước trên thế giới nên xem xét lại mối quan hệ với Việt Nam.”
Nguồn: VOA, AFP, Reuters, AP
Phiên tòa vốn dự trù diễn ra trong hai ngày 20 và 21, nhưng sau phần bào chữa của các luật sư kéo dài tới gần 7 giờ tối nay giờ Việt Nam, tòa án đã tuyên án. Ông Trần Huỳnh Duy Thức bị tuyên án tù 16 năm cộng với 5 năm quản chế. Ông Lê Công Định và ông Lê Thăng Long bị tuyên 5 năm tù và 3 năm quản thúc. Nguyễn Tiến Trung nhận án 7 năm cùng thời gian quản thúc 3 năm.
Các tổ chức nhân quyền quốc tế nói rằng vụ xét xử này có động cơ chính trị, trong lúc các nhà lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam đang chuẩn bị cho Đại hội Đảng vào năm tới.
Tường thuật của các hãng tin quốc tế cho biết phiên tòa ở Sài Gòn được xúc tiến dưới các biện pháp an ninh nghiêm nhặt. Các nhà báo và các nhà ngoại giao theo dõi phiên tòa qua màn ảnh truyền hình tại một phòng riêng trong pháp đình. Cảnh sát cấm không cho những người này mang theo máy thu âm, thu hình và điện thoại di động.
Khi phát biểu trước tòa, ông Lê Công Định, 41 tuổi, từng theo học tại Đại học Tulane ở Mỹ, nói rằng Đảng Dân chủ Việt Nam mà ông là một thành viên chủ trương đa nguyên đa đảng và muốn mang lại một sự thay đổi trong hệ thống chính trị. Ông cho biết trong thời gian theo học ở nước ngoài ông đã chịu ảnh hưởng của Tây phương về dân chủ, tự do và nhân quyền. Ông Định cũng thừa nhận một cách điềm tĩnh rằng ông đã vi phạm Điều 79 Bộ Luật Hình sự.
Ông Nguyễn Tiến Trung, 26 tuổi, từng du học ở Pháp, nói với tòa án rằng ông đã phạm sai lầm vì non nớt, thiếu kinh nghiệm và thừa nhận là những hành động của ông đã vi phạm pháp luật. Ông Trung nói thêm rằng ông cảm thấy ân hận vì những hành động của mình đã ảnh hưởng tới gia đình và bạn bè.
Hãng tin Reuters trích lời ông Kenneth Fairfax, Tổng lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn nói rằng Bộ Ngoại giao ở Washington đã yêu cầu giới hữu trách Việt Nam trả tự do ngay cho các ông Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, và Lê Thăng Long. Ông nói rằng thêm rằng những điều họ làm là hành xử các quyền con người được thế giới thừa nhận.
Nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế đã theo dõi sát phiên xử, đồng thời kêu gọi Việt Nam phóng thích các nhà hoạt động dân chủ này để thể hiện sự tôn trọng nhân quyền như đã cam kết với quốc tế.
Từ Pháp, bà Lucie Morillon, đại diện Hội Nhà báo Không biên giới RSF, nói với Ban Việt Ngữ VOA rằng:
“Chúng tôi đã theo dõi vụ này trong nhiều tháng nay. Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải trả tự do cho những nhà hoạt động dân chủ Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, và Lê Thăng Long. Chúng tôi kêu gọi sự quan tâm của công luận quốc tế rằng những ngừơi này không làm gì sai trái, họ chỉ thực hành quyền tự do bày tỏ quan điểm. Họ phải đi tù về điều này thì sẽ càng làm gia tăng thêm áp lực quốc tế đối với quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam. Chúng tôi sẽ tiếp tục chiến dịch kêu gọi và áp lực Hà Nội phải tôn trọng quyền tự do ngôn luận đựơc cả thế giới công nhận. Thật là một sai lầm khi Việt Nam bỏ tù những ngừơi này vì điều đó một lần nữa chứng minh cho thế giới thấy Hà Nội đàn áp những tiếng nói bất đồng như thế nào.”
Về việc bị cáo Nguyễn Tiến Trung và Lê Công Định nhận tội trứơc toà, bà Morillon nói rằng:
“Họ không có sự lựa chọn nào khác vì họ bị đặt dứơi nhiều áp lực từ chính quyền. Họ là những người vô tội. Những điều họ làm không phải là tội vì họ chỉ thể hiện quyền tự do bày tỏ quan điểm cá nhân, không có gì gọi là “lật đổ chính quyền” như nhà nứơc Việt Nam tố cáo.”
Từ Anh Quốc, phát biểu với ban Việt Ngữ VOA, ông Brad Adams, giám đốc đặc trách vùng Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch, nhấn mạnh:
“Chúng tôi theo dõi phiên xử rất chặt chẽ. Chúng tôi muốn xem xem phiên toà này có công bằng hay không, nếu đúng là phiên toà công bằng thì có nghĩa là Hà Nội phải huỷ bỏ những cáo buộc nêu ra. Những điều mà các nhà hoạt động này đã làm không phải là một cái tội theo luật quốc tế khi họ kêu gọi dân chủ và bẩu cử tự do. Những ngừơi này bị tuyên án tù, nhà cầm quyền Việt Nam đã thể hiện rõ sự độc tài của mình và chúng tôi nghĩ rằng nhiều nước trên thế giới nên xem xét lại mối quan hệ với Việt Nam.”
Nguồn: VOA, AFP, Reuters, AP