LTS:Để rộng đường dư luận, chúng tôi cho đăng bài của tác giả Lữ Giang với những nhận định khác sau đây - không nhất thiết phản ảnh lập trường của VietCatholic.
Bị sa vào lưới Công An!
Trong tuần qua, có hai sự kiện đáng quan tâm đã xẩy ra ở trong nước, đó là vụ Luật sư Lê Công Định bị bắt khẩn cấp và vụ Luật sư Cù Huy Hà Vũ nộp đơn ở Toà Án Nhân Dân Hà Nội kiện Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng vì cho rằng quyết định số 167/2007/QĐ-TTg ngày 1.11.2007 "phê duyệt quy hoạch, phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007-2015” của Thú Tướng Dũng là một quyết định vi phạm luật pháp.
Tuần này chúng tôi xin đề cập đến vụ Luật sư Lê Công Định bị bắt vì vụ này khẩn cấp hơn.
BẢN TIN CỦA BÁO THANH NIÊN
Luật Sư Lê Công Định là một luật sư đã tạo được nhiều danh tiếng ở trong và ngoài nước, nên tin ông bị bắt đã gây nhiều phản ứng ở quốc nội cũng như quốc tế.
Có rất nhiều bản tin ở trong và ngoài nước nói về trường hợp ông bị bắt, nhưng chúng tôi thấy bản tin của báo Thanh Niên online đã nói lên khá đầy đủ thông báo của nhà cầm quyền về lý do ông bị bắt, nên trước hết chúng tôi xin đăng lại nguyên văn bản tin này trước khi có một vài nhận định.
Báo Thanh Niên online ngày 13.6.2009 đã cho biết như sau:
“Trưa qua 13.6, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với luật sư Lê Công Định về tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) theo điều 88 Bộ luật Hình sự.
“Cùng ngày, Cơ quan An ninh điều tra tiến hành khám xét đối với luật sư Lê Công Định để thu giữ tài liệu. Đến tối cùng ngày việc khám xét vẫn chưa kết thúc. Lê Công Định không phản ứng gì khi bị bắt và chấp hành mọi yêu cầu, ký vào các tài liệu bị thu giữ.
“Cùng ngày, tại Hà Nội và TP.HCM, Tổng cục An ninh - Bộ Công an đã tiến hành họp báo về vụ bắt giữ. Tại cuộc họp báo ở TP.HCM, lúc 17 giờ, thiếu tướng Hoàng Công Tư, Phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an cho biết:
“Luật sư Lê Công Định bị bắt theo điều 88 Bộ luật Hình sự vì đã có những hành vi câu kết với những người cầm đầu phản động nước ngoài chống Nhà nước CHXHCNVN. Từ năm 2006 đến nay, Lê Công Định đã biên soạn rất nhiều tài liệu gửi cho các trang web BBC, RFA và các trang web của "Phong trào dân chủ VN", "Việt Tân"; "Chân trời mới"; "Thông luận", tập san "Tự do dân chủ"... do những kẻ phản động lưu vong lập ra. Các tài liệu này nhằm xuyên tạc chống phá đường lối, chính sách kinh tế - xã hội, vu khống bôi nhọ lãnh đạo chủ chốt, lãnh đạo của chính quyền và tập trung vào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; gây chia rẽ, mất lòng tin trong các tầng lớp nhân dân.
“Ngoài ra, lợi dụng việc bào chữa cho một số người như Nguyễn Quốc Quân (tự xưng là Ủy viên Trung ương Đảng Việt Tân), Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Hải tại các phiên tòa, Lê Công Định đã thông qua các luận chứng bào chữa để thực hiện ý đồ chống phá, xuyên tạc Hiến pháp và pháp luật của nước CHXHCNVN.
“Lê Công Định còn có quan hệ rất chặt chẽ với một số người cầm đầu, cốt cán của các tổ chức phản động lưu vong người Việt, như Hà Đông Xuyến (cầm đầu tổ chức Việt Tân - tổ chức mà cơ quan an ninh đã thông báo cho các cơ quan nước ngoài biết đây là phản động khủng bố cùng với tổ chức của Nguyễn Hữu Chánh).
“Bên cạnh đó, Lê Công Định là thành viên chủ chốt trong nhóm chống đối do Nguyễn Sỹ Bình (cầm đầu "Đảng Nhân Dân Hành Động" ở Mỹ) chỉ đạo, hoạt động với mục tiêu lật đổ chế độ. Lê Công Định thường xuyên liên lạc với Nguyễn Sỹ Bình bàn thảo về mục tiêu, kế hoạch hoạt động và là người đứng ra tổ chức tập hợp lực lượng nhằm thành lập "Đảng dân chủ" và "Đảng lao động Việt Nam"; cấu kết với bọn phản động lưu vong được sự ủng hộ của một số thế lực phản động quốc tế bàn cách lật đổ chính quyền nhân dân ở Việt Nam.
“Tháng 3.2009, Lê Công Định sang Phuket (Thái Lan) gặp Nguyễn Sỹ Bình, Trần Huỳnh Duy Thức họp bàn, đánh giá những vấn đề kinh tế, chính trị của Việt Nam và đề ra kế hoạch hoạt động chuẩn bị cho thời điểm xảy ra "biến động chính trị" lật đổ chính quyền Việt Nam vào năm 2010. Các đối tượng này lấy bí danh chihai: Nguyễn Sỹ Bình, chiba: Trần Huỳnh Duy Thức, chitu: Lê Công Định để tránh bị phát hiện.
“Để chuẩn bị cho kế hoạch lật đổ, Lê Công Định cùng với một số kẻ chống đối khác soạn thảo tài liệu "Tân hiến pháp" nhằm thay thế Hiến pháp nước CHXHCNVN.
“Trả lời các phóng viên tại cuộc họp báo, thiếu tướng Hoàng Công Tư cho biết việc bắt khẩn cấp Lê Công Định được tiến hành theo quy định của pháp luật, cơ quan điều tra đã có đầy đủ căn cứ. Thiếu tướng cho biết thêm, ngày 24.5, Trần Huỳnh Duy Thức - Tổng giám đốc Công ty cổ phần internet Một Kết Nối (OCI) đã bị bắt giữ. Cơ quan An ninh điều tra cũng đã khởi tố Thức về hành vi tuyên truyền chống phá Nhà nước và trộm cước viễn thông.”
Tóm lại, theo nhà cầm quyền, Luật Sư Lê Quốc Định bị bắt khẩn cấp vì các lý do chính sau đây:
1.- Biên soạn rất nhiều tài liệu gửi cho các trang web BBC, RFA và các trang web của "Phong trào dân chủ VN", "Việt Tân"; "Chân trời mới"; "Thông luận", tập san "Tự do dân chủ"... do những kẻ phản động lưu vong lập ra.
2.- Có quan hệ rất chặt chẽ với một số người cầm đầu, cốt cán của các tổ chức phản động lưu vong người Việt, như Hà Đông Xuyến (cầm đầu tổ chức Việt Tân...).
3.- Là thành viên chủ chốt trong nhóm chống đối do Nguyễn Sỹ Bình (cầm đầu "Đảng nhân dân hành động" ở Mỹ) chỉ đạo, hoạt động với mục tiêu lật đổ chế độ.
VÀI DÒNG VỀ LÝ LỊCH
Báo Thanh Niên cho biết đại khái lý lịch của Luật sư Lê Công Định như sau:
Lê Công Định có bí danh Nguyên Kha, Paul. Sinh ngày 1.10.1968.
Năm 1989 tốt nghiệp Đại học Luật, 1990 - 1991: Chuyên viên Phòng Công chứng số 1 TP.HCM, 1991 - 1993: Nhân viên Văn phòng Đoàn luật sư TP.HCM, 1993-1994: Chuyên viên pháp lý Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 1994 - 1998: Luật sư tập sự chi nhánh Công ty luật Coudert Brothers TP.HCM, 1998 - 2000: Du học thạc sĩ luật tại Mỹ, tháng 6.2000 - 11.2000: Luật sư Văn phòng luật sư Thắng & Associates.
Thời điểm bị bắt đang làm việc tại Công ty luật TNHH một thành viên Lê Công Định (37 Tôn Đức Thắng, Q.1).
Lê Công Định từng đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ Nhiệm Đoàn Luật Sư TP.HCM, được nhiều người biết đến từ khi tham gia vụ kiện chống bán phá giá. Năm 2004, kết hôn với Hoa hậu Việt Nam 1998 Nguyễn Thị Ngọc Khánh.
MỘT THỜI ĐƯỢC CA TỤNG
Vào đầu năm 2006, các báo trong nước đã đăng một loạt bài dưới đầu đề “Vào cạnh tranh toàn cầu...” , nói về các du học sinh đã chọn lựa con đường quay trở về Tổ quốc từ một nền giáo dục phát triển ở một quốc gia giàu có và hiện đại nào đó... để làm thay đổi đất nước và đưa đất nước đi lên. Loạt bài này do Nguyễn Văn Tiến Hùng viết. Trong số các du học sinh này, Luật sư Lê Công Định cũng đã từng được ca tụng. Chúng ta hãy nghe báo Tuổi Trẻ online ngày 25.2.2006 nói về Luật sư Lê Công Định trong mục “Ra đi và mang về.... (Kỳ 7) ”:
1.- Từ tầng hầm của Phòng Chưởng Khế Sài Gòn
Năm 1989, Định mới ra trường, vào làm việc ở Phòng Công chứng số 1. Ngoài công việc phụ tá cho công chứng viên, Định biết tiếng Pháp nên được giao thêm việc thống kê sắp xếp kho tài liệu dưới tầng hầm của tòa nhà 89 Nguyễn Du. Đó vốn là trụ sở của Phòng Chưởng Khế Sài Gòn trước 1975.
Sáng công tác chuyên môn, chiều làm trong kho tư liệu. Vừa làm vừa tò mò đọc xem thời trước người ta hành xử công việc pháp lý như thế nào. Càng đọc, Định càng sửng sốt khi những kiến thức của một cử nhân luật như mình lại không hiểu hết một văn bản pháp lý của nền hành chính cũ. Trong đầu Định một ý nghĩ lớn dần: trước đây VN từng có một nền văn minh pháp lý rất chuẩn mực.
Cũng thời điểm đó, LS Triệu Quốc Mạnh tập hợp những nhân vật rất giỏi luật của Sài Gòn mở lớp luật ở ĐH Tổng hợp TP.HCM với tiêu chí dạy “theo tinh thần pháp lý thế giới”. “Tôi nghĩ mãi rồi quyết định bỏ việc để đi học tiếp”. Lúc qua trường luật xin xác nhận điểm để miễn một số môn, một thầy giáo cũ biết chuyện tròn mắt hỏi: “Mày có khùng không mà đi học cái lớp vớ vẩn?”.
Nhưng trong cái lớp học ấy, LS Triệu Quốc Mạnh có những bài giảng nổi tiếng về tinh thần pháp lý thế giới; thầy Võ Phúc Tùng (tiến sĩ luật bảo vệ luận án cuối tháng 4-1975) làm Định say mê với “khế ước và nghĩa vụ” theo chuẩn mực của Pháp. Thầy Lương Văn Lý dạy rất hay về công pháp quốc tế... Đó là những giáo sư giỏi nhất chuyện “hạ đo ván” sinh viên trong các kỳ thi.
Càng học, Định thấy hiểu rõ hơn những gì anh đọc trong căn hầm của phòng chưởng khế hồi xưa. Thầy Tùng tạo một ấn tượng lớn từ kiến thức uyên bác cho tới tư cách trong cuộc đời. Có thời điểm khó khăn, phải đi sửa đồng hồ kiếm sống nhưng ông vẫn vô tư: “Học tiến sĩ khó cỡ nào còn học được thì nhằm nhò gì những cái đơn giản này!”. Ông nhận Định làm học trò dạy tiếng Pháp.
Suốt tám năm trời, hai thầy trò cặm cụi ba buổi tối mỗi tuần. Mỗi buổi học xong hai giờ ngôn ngữ, thầy trò lại xoay qua bàn chuyện văn chương Pháp với Victor Hugo, Alexandre Dumas... Có bữa cúp điện, hai thầy trò đốt đèn dầu, mồ hôi nhễ nhại. Chính cái vốn tiếng Pháp dưới ánh đèn dầu này đã tạo điều kiện cho Định vào làm ở văn phòng luật Coudert Brothers. Vị LS đại diện văn phòng này ở Sài Gòn vì mê tiếng Pháp của anh mà nhận vào. Năm đó Định 26 tuổi. Rồi một bước ngoặt mới: suất học bổng đi Pháp...
2.- Đến Paris và Columbia
Trước những năm 1997, tôi nghiên cứu luật trong nước, thấy luật mình còn thiếu nhiều quá, muốn làm một điều gì đó nhưng kiến thức không có. Tôi thèm một chuyến đi du học Pháp. Nhưng hồi đó, những suất học bổng chỉ có cán bộ ngành tòa án hoặc người ngoài bộ mới được. Rồi năm 1997, lần đầu tiên người ta cho các đoàn LS dự tuyển các suất học bổng. Tôi bước chân ra khỏi đại sứ quán mà như bay trên mây với suất học bổng ngành luật của Trường đại học Tổng hợp Pantheon - Assas (Paris 2).
Vài tháng sau, một ngày đang lang thang ngao du ở châu Âu, có một tin vui không kém: tôi giành được học bổng Fulbright đi Mỹ. Thông tin này thay đổi nhiều thứ với tôi.
Sau vài tháng học ở Paris, tôi nhận ra đại học Pháp thời điểm đó vẫn là sự kéo dài của hệ thống thực dân cũ: trì trệ, bảo thủ. Năm 1998-1999 mà cả trường chỉ có hai máy photo, mượn một đống sách từ thư viện phải mất 3-4 giờ đồng hồ chờ đợi để photo. Giáo sư thì như một vị thánh trên giảng đường, bắt học thuộc lòng y như ở VN chứ không dạy về tư duy pháp lý.
Tôi tranh thủ học thêm một khóa triết của Trường đại học Sorbonre theo lời khuyên của thầy Tùng (“Phải biết căn bản triết học để hiểu nền luật pháp”), đến tháng 5-1999 tôi rời Paris, bỏ luôn những môn thi cuối cùng của bậc thạc sĩ (vào cuối tháng 6-1999) để sang Mỹ học cao học luật ở ĐH Tulane - Columbia”.
3.- “Tôi ủng hộ án lệ!”
Đó là câu đầu tiên và là sợi chỉ xuyên suốt câu chuyện của LS Định. Anh mang ra hai quyển Quyết định giám đốc thẩm của hội đồng thẩm phán, Tòa án nhân dân tối cao năm 2003 -2004 (đó là những bản án ở cấp giám đốc thẩm sửa sai các vụ án khó ở tòa cấp dưới và được xem như một ví dụ về việc áp dụng các điều luật khi xét xử những vụ án tương tự như vậy) rồi nói một cách tự hào: “Đây là một bước rất nhỏ của án lệ tại VN!”.
Do những đặc thù của VN, án lệ là một quãng đường đầy khó khăn và nhiều tranh cãi. Trong một bài viết trên bản tin đoàn LS tháng 7-2003, LS Định thẳng thừng: “Phán quyết của tòa án hiện nay thường thiếu chiều sâu và sự uyên bác trong nhận định và phân tích các vấn đề pháp lý cụ thể. Một số thẩm phán đôi khi phải đưa ra những lời giáo huấn đạo đức không cần thiết cho các bị cáo hoặc các bên tranh chấp nhằm khỏa lấp những khuyết điểm đó” . Cứ thế, cái cách nói đôi khi gay gắt của chàng LS trẻ này khiến không ít người khó chịu.
Và sự “nổi tiếng” của LS Định lại là sự “khùng”. Không ít lần anh từng bị các quan chức một bộ nhắn gửi: “Thằng đó khùng hay sao mà tuyên bố này nọ hoài”. Đó là khi anh truy đến cùng các nguyên nhân khiến luật chưa ra đời đã trở nên lạc hậu: “Bộ luật dân sự của Napoléon xây dựng cách đây 200 năm; Bộ luật dân sự Đức xây dựng cách đây 100 năm - không hề được sửa bởi trước đó những bộ luật này đã kế thừa được hệ thống luật bất thành văn của hàng ngàn năm trước và quan tòa, khi xét xử, nếu thấy không phù hợp thực tế bèn giải thích theo thực tiễn để thay đổi tinh thần của nó”.
Đó là sửa luật theo án lệ. Tức nền tảng luật phải bắt nguồn từ cuộc sống và ở các nước, chỉ có quan tòa là người duy nhất giải thích luật, còn ở ta ai muốn giải thích cũng được cả. Nó làm cho luật pháp mất tính thống nhất và vị trí độc lập của quan tòa không cao. Chúng ta có quá nhiều luật nhưng nhiều khi “không xài được” hoặc vừa thông qua đã “chết” rồi vì thiếu tính thực tiễn. Tôi ủng hộ án lệ và chắc chắn luật về án lệ sẽ giải quyết được những điều mà trong thực tiễn chưa có.
Ở VN, người ta có thể trả lại đơn kiện và nói: luật chưa có, Quốc hội chưa ban hành, tôi không xử được. Nhưng ở nước ngoài, người ta sẽ kiện ngay quan tòa vì tội không ban phát công lý”.
4.- Tạm gác giấc mơ tiến sĩ
“Hồi xưa tôi mê luận án tiến sĩ và từng sưu tầm hàng trăm cái ở Paris, từng được chọn làm nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Tulane nhưng rồi về nước, một đam mê khác lấn dần vào công việc hằng ngày của tôi: gầy dựng một công ty luật mình thích, góp phần gầy dựng tinh thần thượng tôn pháp luật từ cộng đồng tới doanh nghiệp và cả chính quyền. Tham gia các vụ việc với chính quyền thành phố hoặc các công ty lớn của Nhà nước... tôi thấy vui nhất là ý thức các vị đã có những thay đổi rất rõ. Vụ VN Airlines, vụ Liên đoàn Bóng đá bị thua kiện và mất tiền ở nước ngoài… đã làm người ta giật mình.
Mới đây, trong một cuộc họp của UBND TP.HCM, tôi ngồi nghe ông Nguyễn Văn Đua chỉ đạo: “Làm gì thì làm, phải tuân thủ những qui định pháp lý, tránh để bị kiện” mà thấy mừng. Đã có những vụ mà chính quyền không thể đơn thuần ra quyết định hành chính, ví dụ thành phố “thuê lại quyền sử dụng” công viên 23-9 từ nhà đầu tư nước ngoài. Mà chuyện đó đâu đơn giản: họ cử LS, quăng sách luật ra bàn, cãi nhau tóe lửa...
Tôi nhớ lại LS Đặng Khải Minh, một Việt kiều nhưng tinh thần của ông thì hết sức VN, tìm mọi cách nâng đỡ và vun vén cho LS Việt, ông khuyên chúng tôi phải chuẩn bị hết mọi điều kiện để LS VN mình có thể sánh ngang với khu vực và thế giới khi tham gia cạnh tranh toàn cầu. Chúng tôi vừa làm vừa học, vừa đào tạo những LS trẻ để họ nâng tầm. Giờ đây chúng tôi có thể sang Singapore hay bất cứ quốc gia nào tham gia các vụ kiện, có thể tranh cãi từng từ ngữ với các LS, buộc họ sửa cả văn bản tiếng Anh hay đưa ra các ý kiến pháp lý trong các hợp đồng mua bán, tài trợ... tầm quốc tế cho khách hàng VN.
VN hiện tại chỉ có khoảng hai văn phòng luật đủ mạnh để làm chuyện đó. Tình trạng cạnh tranh cũng đang làm cho LS VN yếu thế thay vì phối hợp để nâng tầm trên trường quốc tế. Ước mơ lớn nhất của tôi là mở một trường đại học luật tư thục đào tạo kiến thức hiện đại và thực tế phục vụ cho phát triển. Nó sẽ hoạt động theo xu hướng như một trung tâm nghiên cứu sản sinh ra các học thuyết pháp lý - chuyện rất quen thuộc ở nước ngoài. Ta không làm mà khoanh tay nhìn là muộn lắm đó!...”.
Nhiều người đã ra đi và nhiều người đã trở về, với một hành trang đầy đặn và một khát vọng về các cuộc chơi lớn cùng bạn bè quốc tế. Mỗi người trong họ đi trên những con đường khác nhau để cùng gặp nhau trong một nỗ lực.
NHỮNG CHUYỆN LÀM NHỨC NHỐI
Ngoài những công việc nói trên, Luật sư Lê Công Định cũng cố gắng tranh đấu để đất nước ngày càng có dân chủ hơn, tự do hơn. Ông đã viết nhiều loại bài hay trả lời các cuộc phỏng vấn của các cơ quan truyền thông trong nước cũng như ở hải ngoại về những vấn đề đáng quan tâm của đất, nước chẳng hạn như:
- “Vai trò xây dựng án lệ của toà án” (Bản tin Đoàn Luật sư Sài Gòn, Số 8, ngày 26.7.2003).
- “Tính minh bạch trong hoạt động của toà án” (Đặc san Nghề Luật, Trường Đào tạo các Chức danh Tư pháp, Số 7 năm 2004).
- “Trả lại hào khí Diên Hồng” (Báo Pháp Luật Sài Gòn ngày 5.3.2006, BBC ngày 11.3.2006). Trong bài này ông cũng viết rất thẳng thắn: “Vì nhu nhược, chúng ta không dám phản kháng thói hạch sách, nhũng nhiễu của lớp quan lại mới, chấp nhận dùng tiền vượt qua trở ngại. Đến khi nhìn lại, quốc nạn tham nhũng và quan liêu đã lan tràn, bất trị...”
- “Tại sao không nên sợ đa nguyên” (BBC, 13.4.2006).
- “Bàn về ‘Chính danh’ trong thể chế pháp trị” (BBC, 4.7.2006).
- “Thế giới ảo và hiệu quả của chính phủ” (BBC, 5.2.2007).
- “Bài học Miến Điện” (BBC, 1.10.2007).
- “Phỏng vấn Luật sư Lê Công Định trước phiên xử “vụ Điếu Cày” (RFA, 10.9.2008).
- “Đất đai dưới áp lực của tiền và quyền tại Việt Nam” (RFA, 27.2.2009).
- “Chuẩn mực văn minh cần tôn trọng” (BBC 9.3.2009). Trong bài này ông viết: “Gần đây những cuộc đột nhập văn phòng luật sư để tịch thu tài liệu và máy tính hoặc khám xét hành lý của các luật sư tại phi trường ở Việt Nam đã dấy lên mối quan ngại về sự công khai xâm phạm bí mật nghề nghiệp luật sư, một trong những chuẩn mực văn minh mà bất kỳ nhà nước pháp quyền nào trên thế giới cũng tôn trọng.”
- “Đọc sử để nhìn nhận hôm nay” (BBC, 2.5.2009), v.v.
Nhà cầm quyền nhận thấy những loạt bài nhức nhối như thế này không thề được tiếp tục cho phổ biến nên tìm cách ngăn chận.
BỊ SA VÀO LƯỚI
Điều 88 Bộ Luật Hình Sự quy định rằng sẽ bị phạt từ 3 đến 12 năm tù những ai tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, làm ra hay tàng trử các tài liệu chống chính quyền, v.v. Nhưng truy tố về những tội này thường gây nhiều tranh cãi vì nó thuộc về quyền tự do ngôn luận được quy định trong Hiến Pháp. Do đó, muốn bắt và truy tố một người nào theo điều 88, Công An thường phải gài cho người này có sự liên hệ tới một tổ chức bị coi là “phản động”, mặc dầu đôi khi tổ chức đó chỉ là một tổ chức chống cộng cò mồi hay được dùng làm cò mồi.
Một thí dụ cụ thể: Trong vụ án Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, theo bản Cáo Trạng số 28/CT-VKS-P2 ngày 23.4.2007 của Viện KSND TP Hà Nội, các bị cáo Đài và Nhân đã tàng trữ các tài liệu có nội dung xuyên tạc lịch sử dân tộc, bôi nhọ chế độ xã hội do Đảng Cộng Sản lãnh đạo, vu cáo xuyên tạc chính sách của Nhà nước, v.v.
Nhưng nếu chỉ truy tố như thế thì quá yếu. Viện KSND phải chứng minh thêm rằng vào tháng 4/2006, Lê Thị Công Nhân đã ký tên ủng hộ cái gọi là "Tuyên ngôn tự do dân chủ cho Việt Nam 2006" và cùng Nguyễn Văn Đài tham gia Khối 8406. Vào tháng 9/2006, Lê Thị Công Nhân đã xin gia nhập vào cái gọi là "Đảng Thăng Tiến Việt Nam" (một đảng chống cộng cò mồi). Từ 2/9 đến 5/9/2006, Lê Thị Công Nhân vào Huế bàn việc quyết định tuyên bố công khai đảng này trên mạng Internet vào ngày 8.9.2006. Nguyễn Văn Đài còn bị tố cáo là kẻ trực tiếp soạn thảo điều lệ của tổ chức “Đảng Dân Chủ 21,” trong đó y không hề giấu diếm ý đồ muốn giành chính quyền ở Việt Nam.
Về trường hợp của Luật sư Lê Công Định, nhà cầm quyền nói rất rõ: Lê Công Định là “thành viên chủ chốt trong nhóm chống đối do Nguyễn Sỹ Bình (cầm đầu "Đảng Nhân Dân Hành Động" ở Mỹ) chỉ đạo, hoạt động với mục tiêu lật đổ chế độ.”
Về hoạt động đáng nghi ngờ của "Đảng Nhân Dân Hành Động" do Nguyễn Sỹ Bình lãnh đạo, chúng tôi đã cảnh giác quá nhiều lần, chỉ các nhà tranh đấu trong nước không biết đến “thành tích” của đảng này nên để vướng vào và bị liên lụy. Tháng 3/2009, Lê Công Định sang Phuket (Thái Lan) gặp Nguyễn Sỹ Bình là kể như trúng kế Công An rồi!
Các lãnh tụ của Khối 8406, Đảng Nhân Dân Hành Động, Đảng Dân Chủ 21... có thể ra tuyên ngôn tuyên cáo tố Cộng búa xua mà chẳng sao cả, nhưng các nhà đấu tranh ở trong nước mà để dính vào các tổ chức này là kể như bị sa vào lưới của Công An.
Một lần nữa, chúng tôi kêu gọi các nhà đấu tranh ở trong nước phải luôn cảnh giác, đừng nghe tuyên truyền hay dụ dổ mà dính vào các tổ chúc chống cộng cò mồi của Công An hay đang bị Công An dùng làm cò mồi.
Khi bắt những nhà đấu tranh chính trị nổi tiếng như Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Lê Công Định, v.v., nhà cầm quyền CSVN thừa biết hành động này sẽ phương hại cho uy tín của chế độ trước công luận quốc tế, nhưng họ vẫn làm để bảo đảm sự ổn định của chế độ. Tuy nhiên, những sự đối kháng không mệt mỏi đó, tuy chưa đem lại những kết quả cụ thể trước mắt, nhưng nó đang xói mòn dần chế độ và khơi dậy những ý thức về dân chủ, về nhân quyền, về công bằng xã hội, về phát triển đất nước... trong quần chúng. Vì thế, nó có năng lực thúc đầy chế độ phải có những thay đổi. Chính những nỗ lực này đang trở thành những viên gạch xây dựng dần nền dân chủ.
(Ngày 16.6.2009)
Bị sa vào lưới Công An!
Trong tuần qua, có hai sự kiện đáng quan tâm đã xẩy ra ở trong nước, đó là vụ Luật sư Lê Công Định bị bắt khẩn cấp và vụ Luật sư Cù Huy Hà Vũ nộp đơn ở Toà Án Nhân Dân Hà Nội kiện Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng vì cho rằng quyết định số 167/2007/QĐ-TTg ngày 1.11.2007 "phê duyệt quy hoạch, phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007-2015” của Thú Tướng Dũng là một quyết định vi phạm luật pháp.
Tuần này chúng tôi xin đề cập đến vụ Luật sư Lê Công Định bị bắt vì vụ này khẩn cấp hơn.
BẢN TIN CỦA BÁO THANH NIÊN
Luật Sư Lê Công Định là một luật sư đã tạo được nhiều danh tiếng ở trong và ngoài nước, nên tin ông bị bắt đã gây nhiều phản ứng ở quốc nội cũng như quốc tế.
Có rất nhiều bản tin ở trong và ngoài nước nói về trường hợp ông bị bắt, nhưng chúng tôi thấy bản tin của báo Thanh Niên online đã nói lên khá đầy đủ thông báo của nhà cầm quyền về lý do ông bị bắt, nên trước hết chúng tôi xin đăng lại nguyên văn bản tin này trước khi có một vài nhận định.
Báo Thanh Niên online ngày 13.6.2009 đã cho biết như sau:
“Trưa qua 13.6, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với luật sư Lê Công Định về tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) theo điều 88 Bộ luật Hình sự.
“Cùng ngày, Cơ quan An ninh điều tra tiến hành khám xét đối với luật sư Lê Công Định để thu giữ tài liệu. Đến tối cùng ngày việc khám xét vẫn chưa kết thúc. Lê Công Định không phản ứng gì khi bị bắt và chấp hành mọi yêu cầu, ký vào các tài liệu bị thu giữ.
“Cùng ngày, tại Hà Nội và TP.HCM, Tổng cục An ninh - Bộ Công an đã tiến hành họp báo về vụ bắt giữ. Tại cuộc họp báo ở TP.HCM, lúc 17 giờ, thiếu tướng Hoàng Công Tư, Phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an cho biết:
“Luật sư Lê Công Định bị bắt theo điều 88 Bộ luật Hình sự vì đã có những hành vi câu kết với những người cầm đầu phản động nước ngoài chống Nhà nước CHXHCNVN. Từ năm 2006 đến nay, Lê Công Định đã biên soạn rất nhiều tài liệu gửi cho các trang web BBC, RFA và các trang web của "Phong trào dân chủ VN", "Việt Tân"; "Chân trời mới"; "Thông luận", tập san "Tự do dân chủ"... do những kẻ phản động lưu vong lập ra. Các tài liệu này nhằm xuyên tạc chống phá đường lối, chính sách kinh tế - xã hội, vu khống bôi nhọ lãnh đạo chủ chốt, lãnh đạo của chính quyền và tập trung vào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; gây chia rẽ, mất lòng tin trong các tầng lớp nhân dân.
“Ngoài ra, lợi dụng việc bào chữa cho một số người như Nguyễn Quốc Quân (tự xưng là Ủy viên Trung ương Đảng Việt Tân), Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Hải tại các phiên tòa, Lê Công Định đã thông qua các luận chứng bào chữa để thực hiện ý đồ chống phá, xuyên tạc Hiến pháp và pháp luật của nước CHXHCNVN.
“Lê Công Định còn có quan hệ rất chặt chẽ với một số người cầm đầu, cốt cán của các tổ chức phản động lưu vong người Việt, như Hà Đông Xuyến (cầm đầu tổ chức Việt Tân - tổ chức mà cơ quan an ninh đã thông báo cho các cơ quan nước ngoài biết đây là phản động khủng bố cùng với tổ chức của Nguyễn Hữu Chánh).
“Bên cạnh đó, Lê Công Định là thành viên chủ chốt trong nhóm chống đối do Nguyễn Sỹ Bình (cầm đầu "Đảng Nhân Dân Hành Động" ở Mỹ) chỉ đạo, hoạt động với mục tiêu lật đổ chế độ. Lê Công Định thường xuyên liên lạc với Nguyễn Sỹ Bình bàn thảo về mục tiêu, kế hoạch hoạt động và là người đứng ra tổ chức tập hợp lực lượng nhằm thành lập "Đảng dân chủ" và "Đảng lao động Việt Nam"; cấu kết với bọn phản động lưu vong được sự ủng hộ của một số thế lực phản động quốc tế bàn cách lật đổ chính quyền nhân dân ở Việt Nam.
“Tháng 3.2009, Lê Công Định sang Phuket (Thái Lan) gặp Nguyễn Sỹ Bình, Trần Huỳnh Duy Thức họp bàn, đánh giá những vấn đề kinh tế, chính trị của Việt Nam và đề ra kế hoạch hoạt động chuẩn bị cho thời điểm xảy ra "biến động chính trị" lật đổ chính quyền Việt Nam vào năm 2010. Các đối tượng này lấy bí danh chihai: Nguyễn Sỹ Bình, chiba: Trần Huỳnh Duy Thức, chitu: Lê Công Định để tránh bị phát hiện.
“Để chuẩn bị cho kế hoạch lật đổ, Lê Công Định cùng với một số kẻ chống đối khác soạn thảo tài liệu "Tân hiến pháp" nhằm thay thế Hiến pháp nước CHXHCNVN.
“Trả lời các phóng viên tại cuộc họp báo, thiếu tướng Hoàng Công Tư cho biết việc bắt khẩn cấp Lê Công Định được tiến hành theo quy định của pháp luật, cơ quan điều tra đã có đầy đủ căn cứ. Thiếu tướng cho biết thêm, ngày 24.5, Trần Huỳnh Duy Thức - Tổng giám đốc Công ty cổ phần internet Một Kết Nối (OCI) đã bị bắt giữ. Cơ quan An ninh điều tra cũng đã khởi tố Thức về hành vi tuyên truyền chống phá Nhà nước và trộm cước viễn thông.”
Tóm lại, theo nhà cầm quyền, Luật Sư Lê Quốc Định bị bắt khẩn cấp vì các lý do chính sau đây:
1.- Biên soạn rất nhiều tài liệu gửi cho các trang web BBC, RFA và các trang web của "Phong trào dân chủ VN", "Việt Tân"; "Chân trời mới"; "Thông luận", tập san "Tự do dân chủ"... do những kẻ phản động lưu vong lập ra.
2.- Có quan hệ rất chặt chẽ với một số người cầm đầu, cốt cán của các tổ chức phản động lưu vong người Việt, như Hà Đông Xuyến (cầm đầu tổ chức Việt Tân...).
3.- Là thành viên chủ chốt trong nhóm chống đối do Nguyễn Sỹ Bình (cầm đầu "Đảng nhân dân hành động" ở Mỹ) chỉ đạo, hoạt động với mục tiêu lật đổ chế độ.
VÀI DÒNG VỀ LÝ LỊCH
Báo Thanh Niên cho biết đại khái lý lịch của Luật sư Lê Công Định như sau:
Lê Công Định có bí danh Nguyên Kha, Paul. Sinh ngày 1.10.1968.
Năm 1989 tốt nghiệp Đại học Luật, 1990 - 1991: Chuyên viên Phòng Công chứng số 1 TP.HCM, 1991 - 1993: Nhân viên Văn phòng Đoàn luật sư TP.HCM, 1993-1994: Chuyên viên pháp lý Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 1994 - 1998: Luật sư tập sự chi nhánh Công ty luật Coudert Brothers TP.HCM, 1998 - 2000: Du học thạc sĩ luật tại Mỹ, tháng 6.2000 - 11.2000: Luật sư Văn phòng luật sư Thắng & Associates.
Thời điểm bị bắt đang làm việc tại Công ty luật TNHH một thành viên Lê Công Định (37 Tôn Đức Thắng, Q.1).
Lê Công Định từng đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ Nhiệm Đoàn Luật Sư TP.HCM, được nhiều người biết đến từ khi tham gia vụ kiện chống bán phá giá. Năm 2004, kết hôn với Hoa hậu Việt Nam 1998 Nguyễn Thị Ngọc Khánh.
MỘT THỜI ĐƯỢC CA TỤNG
Vào đầu năm 2006, các báo trong nước đã đăng một loạt bài dưới đầu đề “Vào cạnh tranh toàn cầu...” , nói về các du học sinh đã chọn lựa con đường quay trở về Tổ quốc từ một nền giáo dục phát triển ở một quốc gia giàu có và hiện đại nào đó... để làm thay đổi đất nước và đưa đất nước đi lên. Loạt bài này do Nguyễn Văn Tiến Hùng viết. Trong số các du học sinh này, Luật sư Lê Công Định cũng đã từng được ca tụng. Chúng ta hãy nghe báo Tuổi Trẻ online ngày 25.2.2006 nói về Luật sư Lê Công Định trong mục “Ra đi và mang về.... (Kỳ 7) ”:
1.- Từ tầng hầm của Phòng Chưởng Khế Sài Gòn
Năm 1989, Định mới ra trường, vào làm việc ở Phòng Công chứng số 1. Ngoài công việc phụ tá cho công chứng viên, Định biết tiếng Pháp nên được giao thêm việc thống kê sắp xếp kho tài liệu dưới tầng hầm của tòa nhà 89 Nguyễn Du. Đó vốn là trụ sở của Phòng Chưởng Khế Sài Gòn trước 1975.
Sáng công tác chuyên môn, chiều làm trong kho tư liệu. Vừa làm vừa tò mò đọc xem thời trước người ta hành xử công việc pháp lý như thế nào. Càng đọc, Định càng sửng sốt khi những kiến thức của một cử nhân luật như mình lại không hiểu hết một văn bản pháp lý của nền hành chính cũ. Trong đầu Định một ý nghĩ lớn dần: trước đây VN từng có một nền văn minh pháp lý rất chuẩn mực.
Cũng thời điểm đó, LS Triệu Quốc Mạnh tập hợp những nhân vật rất giỏi luật của Sài Gòn mở lớp luật ở ĐH Tổng hợp TP.HCM với tiêu chí dạy “theo tinh thần pháp lý thế giới”. “Tôi nghĩ mãi rồi quyết định bỏ việc để đi học tiếp”. Lúc qua trường luật xin xác nhận điểm để miễn một số môn, một thầy giáo cũ biết chuyện tròn mắt hỏi: “Mày có khùng không mà đi học cái lớp vớ vẩn?”.
Nhưng trong cái lớp học ấy, LS Triệu Quốc Mạnh có những bài giảng nổi tiếng về tinh thần pháp lý thế giới; thầy Võ Phúc Tùng (tiến sĩ luật bảo vệ luận án cuối tháng 4-1975) làm Định say mê với “khế ước và nghĩa vụ” theo chuẩn mực của Pháp. Thầy Lương Văn Lý dạy rất hay về công pháp quốc tế... Đó là những giáo sư giỏi nhất chuyện “hạ đo ván” sinh viên trong các kỳ thi.
Càng học, Định thấy hiểu rõ hơn những gì anh đọc trong căn hầm của phòng chưởng khế hồi xưa. Thầy Tùng tạo một ấn tượng lớn từ kiến thức uyên bác cho tới tư cách trong cuộc đời. Có thời điểm khó khăn, phải đi sửa đồng hồ kiếm sống nhưng ông vẫn vô tư: “Học tiến sĩ khó cỡ nào còn học được thì nhằm nhò gì những cái đơn giản này!”. Ông nhận Định làm học trò dạy tiếng Pháp.
Suốt tám năm trời, hai thầy trò cặm cụi ba buổi tối mỗi tuần. Mỗi buổi học xong hai giờ ngôn ngữ, thầy trò lại xoay qua bàn chuyện văn chương Pháp với Victor Hugo, Alexandre Dumas... Có bữa cúp điện, hai thầy trò đốt đèn dầu, mồ hôi nhễ nhại. Chính cái vốn tiếng Pháp dưới ánh đèn dầu này đã tạo điều kiện cho Định vào làm ở văn phòng luật Coudert Brothers. Vị LS đại diện văn phòng này ở Sài Gòn vì mê tiếng Pháp của anh mà nhận vào. Năm đó Định 26 tuổi. Rồi một bước ngoặt mới: suất học bổng đi Pháp...
2.- Đến Paris và Columbia
Trước những năm 1997, tôi nghiên cứu luật trong nước, thấy luật mình còn thiếu nhiều quá, muốn làm một điều gì đó nhưng kiến thức không có. Tôi thèm một chuyến đi du học Pháp. Nhưng hồi đó, những suất học bổng chỉ có cán bộ ngành tòa án hoặc người ngoài bộ mới được. Rồi năm 1997, lần đầu tiên người ta cho các đoàn LS dự tuyển các suất học bổng. Tôi bước chân ra khỏi đại sứ quán mà như bay trên mây với suất học bổng ngành luật của Trường đại học Tổng hợp Pantheon - Assas (Paris 2).
Vài tháng sau, một ngày đang lang thang ngao du ở châu Âu, có một tin vui không kém: tôi giành được học bổng Fulbright đi Mỹ. Thông tin này thay đổi nhiều thứ với tôi.
Sau vài tháng học ở Paris, tôi nhận ra đại học Pháp thời điểm đó vẫn là sự kéo dài của hệ thống thực dân cũ: trì trệ, bảo thủ. Năm 1998-1999 mà cả trường chỉ có hai máy photo, mượn một đống sách từ thư viện phải mất 3-4 giờ đồng hồ chờ đợi để photo. Giáo sư thì như một vị thánh trên giảng đường, bắt học thuộc lòng y như ở VN chứ không dạy về tư duy pháp lý.
Tôi tranh thủ học thêm một khóa triết của Trường đại học Sorbonre theo lời khuyên của thầy Tùng (“Phải biết căn bản triết học để hiểu nền luật pháp”), đến tháng 5-1999 tôi rời Paris, bỏ luôn những môn thi cuối cùng của bậc thạc sĩ (vào cuối tháng 6-1999) để sang Mỹ học cao học luật ở ĐH Tulane - Columbia”.
3.- “Tôi ủng hộ án lệ!”
Đó là câu đầu tiên và là sợi chỉ xuyên suốt câu chuyện của LS Định. Anh mang ra hai quyển Quyết định giám đốc thẩm của hội đồng thẩm phán, Tòa án nhân dân tối cao năm 2003 -2004 (đó là những bản án ở cấp giám đốc thẩm sửa sai các vụ án khó ở tòa cấp dưới và được xem như một ví dụ về việc áp dụng các điều luật khi xét xử những vụ án tương tự như vậy) rồi nói một cách tự hào: “Đây là một bước rất nhỏ của án lệ tại VN!”.
Do những đặc thù của VN, án lệ là một quãng đường đầy khó khăn và nhiều tranh cãi. Trong một bài viết trên bản tin đoàn LS tháng 7-2003, LS Định thẳng thừng: “Phán quyết của tòa án hiện nay thường thiếu chiều sâu và sự uyên bác trong nhận định và phân tích các vấn đề pháp lý cụ thể. Một số thẩm phán đôi khi phải đưa ra những lời giáo huấn đạo đức không cần thiết cho các bị cáo hoặc các bên tranh chấp nhằm khỏa lấp những khuyết điểm đó” . Cứ thế, cái cách nói đôi khi gay gắt của chàng LS trẻ này khiến không ít người khó chịu.
Và sự “nổi tiếng” của LS Định lại là sự “khùng”. Không ít lần anh từng bị các quan chức một bộ nhắn gửi: “Thằng đó khùng hay sao mà tuyên bố này nọ hoài”. Đó là khi anh truy đến cùng các nguyên nhân khiến luật chưa ra đời đã trở nên lạc hậu: “Bộ luật dân sự của Napoléon xây dựng cách đây 200 năm; Bộ luật dân sự Đức xây dựng cách đây 100 năm - không hề được sửa bởi trước đó những bộ luật này đã kế thừa được hệ thống luật bất thành văn của hàng ngàn năm trước và quan tòa, khi xét xử, nếu thấy không phù hợp thực tế bèn giải thích theo thực tiễn để thay đổi tinh thần của nó”.
Đó là sửa luật theo án lệ. Tức nền tảng luật phải bắt nguồn từ cuộc sống và ở các nước, chỉ có quan tòa là người duy nhất giải thích luật, còn ở ta ai muốn giải thích cũng được cả. Nó làm cho luật pháp mất tính thống nhất và vị trí độc lập của quan tòa không cao. Chúng ta có quá nhiều luật nhưng nhiều khi “không xài được” hoặc vừa thông qua đã “chết” rồi vì thiếu tính thực tiễn. Tôi ủng hộ án lệ và chắc chắn luật về án lệ sẽ giải quyết được những điều mà trong thực tiễn chưa có.
Ở VN, người ta có thể trả lại đơn kiện và nói: luật chưa có, Quốc hội chưa ban hành, tôi không xử được. Nhưng ở nước ngoài, người ta sẽ kiện ngay quan tòa vì tội không ban phát công lý”.
4.- Tạm gác giấc mơ tiến sĩ
“Hồi xưa tôi mê luận án tiến sĩ và từng sưu tầm hàng trăm cái ở Paris, từng được chọn làm nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Tulane nhưng rồi về nước, một đam mê khác lấn dần vào công việc hằng ngày của tôi: gầy dựng một công ty luật mình thích, góp phần gầy dựng tinh thần thượng tôn pháp luật từ cộng đồng tới doanh nghiệp và cả chính quyền. Tham gia các vụ việc với chính quyền thành phố hoặc các công ty lớn của Nhà nước... tôi thấy vui nhất là ý thức các vị đã có những thay đổi rất rõ. Vụ VN Airlines, vụ Liên đoàn Bóng đá bị thua kiện và mất tiền ở nước ngoài… đã làm người ta giật mình.
Mới đây, trong một cuộc họp của UBND TP.HCM, tôi ngồi nghe ông Nguyễn Văn Đua chỉ đạo: “Làm gì thì làm, phải tuân thủ những qui định pháp lý, tránh để bị kiện” mà thấy mừng. Đã có những vụ mà chính quyền không thể đơn thuần ra quyết định hành chính, ví dụ thành phố “thuê lại quyền sử dụng” công viên 23-9 từ nhà đầu tư nước ngoài. Mà chuyện đó đâu đơn giản: họ cử LS, quăng sách luật ra bàn, cãi nhau tóe lửa...
Tôi nhớ lại LS Đặng Khải Minh, một Việt kiều nhưng tinh thần của ông thì hết sức VN, tìm mọi cách nâng đỡ và vun vén cho LS Việt, ông khuyên chúng tôi phải chuẩn bị hết mọi điều kiện để LS VN mình có thể sánh ngang với khu vực và thế giới khi tham gia cạnh tranh toàn cầu. Chúng tôi vừa làm vừa học, vừa đào tạo những LS trẻ để họ nâng tầm. Giờ đây chúng tôi có thể sang Singapore hay bất cứ quốc gia nào tham gia các vụ kiện, có thể tranh cãi từng từ ngữ với các LS, buộc họ sửa cả văn bản tiếng Anh hay đưa ra các ý kiến pháp lý trong các hợp đồng mua bán, tài trợ... tầm quốc tế cho khách hàng VN.
VN hiện tại chỉ có khoảng hai văn phòng luật đủ mạnh để làm chuyện đó. Tình trạng cạnh tranh cũng đang làm cho LS VN yếu thế thay vì phối hợp để nâng tầm trên trường quốc tế. Ước mơ lớn nhất của tôi là mở một trường đại học luật tư thục đào tạo kiến thức hiện đại và thực tế phục vụ cho phát triển. Nó sẽ hoạt động theo xu hướng như một trung tâm nghiên cứu sản sinh ra các học thuyết pháp lý - chuyện rất quen thuộc ở nước ngoài. Ta không làm mà khoanh tay nhìn là muộn lắm đó!...”.
Nhiều người đã ra đi và nhiều người đã trở về, với một hành trang đầy đặn và một khát vọng về các cuộc chơi lớn cùng bạn bè quốc tế. Mỗi người trong họ đi trên những con đường khác nhau để cùng gặp nhau trong một nỗ lực.
NHỮNG CHUYỆN LÀM NHỨC NHỐI
Ngoài những công việc nói trên, Luật sư Lê Công Định cũng cố gắng tranh đấu để đất nước ngày càng có dân chủ hơn, tự do hơn. Ông đã viết nhiều loại bài hay trả lời các cuộc phỏng vấn của các cơ quan truyền thông trong nước cũng như ở hải ngoại về những vấn đề đáng quan tâm của đất, nước chẳng hạn như:
- “Vai trò xây dựng án lệ của toà án” (Bản tin Đoàn Luật sư Sài Gòn, Số 8, ngày 26.7.2003).
- “Tính minh bạch trong hoạt động của toà án” (Đặc san Nghề Luật, Trường Đào tạo các Chức danh Tư pháp, Số 7 năm 2004).
- “Trả lại hào khí Diên Hồng” (Báo Pháp Luật Sài Gòn ngày 5.3.2006, BBC ngày 11.3.2006). Trong bài này ông cũng viết rất thẳng thắn: “Vì nhu nhược, chúng ta không dám phản kháng thói hạch sách, nhũng nhiễu của lớp quan lại mới, chấp nhận dùng tiền vượt qua trở ngại. Đến khi nhìn lại, quốc nạn tham nhũng và quan liêu đã lan tràn, bất trị...”
- “Tại sao không nên sợ đa nguyên” (BBC, 13.4.2006).
- “Bàn về ‘Chính danh’ trong thể chế pháp trị” (BBC, 4.7.2006).
- “Thế giới ảo và hiệu quả của chính phủ” (BBC, 5.2.2007).
- “Bài học Miến Điện” (BBC, 1.10.2007).
- “Phỏng vấn Luật sư Lê Công Định trước phiên xử “vụ Điếu Cày” (RFA, 10.9.2008).
- “Đất đai dưới áp lực của tiền và quyền tại Việt Nam” (RFA, 27.2.2009).
- “Chuẩn mực văn minh cần tôn trọng” (BBC 9.3.2009). Trong bài này ông viết: “Gần đây những cuộc đột nhập văn phòng luật sư để tịch thu tài liệu và máy tính hoặc khám xét hành lý của các luật sư tại phi trường ở Việt Nam đã dấy lên mối quan ngại về sự công khai xâm phạm bí mật nghề nghiệp luật sư, một trong những chuẩn mực văn minh mà bất kỳ nhà nước pháp quyền nào trên thế giới cũng tôn trọng.”
- “Đọc sử để nhìn nhận hôm nay” (BBC, 2.5.2009), v.v.
Nhà cầm quyền nhận thấy những loạt bài nhức nhối như thế này không thề được tiếp tục cho phổ biến nên tìm cách ngăn chận.
BỊ SA VÀO LƯỚI
Điều 88 Bộ Luật Hình Sự quy định rằng sẽ bị phạt từ 3 đến 12 năm tù những ai tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, làm ra hay tàng trử các tài liệu chống chính quyền, v.v. Nhưng truy tố về những tội này thường gây nhiều tranh cãi vì nó thuộc về quyền tự do ngôn luận được quy định trong Hiến Pháp. Do đó, muốn bắt và truy tố một người nào theo điều 88, Công An thường phải gài cho người này có sự liên hệ tới một tổ chức bị coi là “phản động”, mặc dầu đôi khi tổ chức đó chỉ là một tổ chức chống cộng cò mồi hay được dùng làm cò mồi.
Một thí dụ cụ thể: Trong vụ án Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, theo bản Cáo Trạng số 28/CT-VKS-P2 ngày 23.4.2007 của Viện KSND TP Hà Nội, các bị cáo Đài và Nhân đã tàng trữ các tài liệu có nội dung xuyên tạc lịch sử dân tộc, bôi nhọ chế độ xã hội do Đảng Cộng Sản lãnh đạo, vu cáo xuyên tạc chính sách của Nhà nước, v.v.
Nhưng nếu chỉ truy tố như thế thì quá yếu. Viện KSND phải chứng minh thêm rằng vào tháng 4/2006, Lê Thị Công Nhân đã ký tên ủng hộ cái gọi là "Tuyên ngôn tự do dân chủ cho Việt Nam 2006" và cùng Nguyễn Văn Đài tham gia Khối 8406. Vào tháng 9/2006, Lê Thị Công Nhân đã xin gia nhập vào cái gọi là "Đảng Thăng Tiến Việt Nam" (một đảng chống cộng cò mồi). Từ 2/9 đến 5/9/2006, Lê Thị Công Nhân vào Huế bàn việc quyết định tuyên bố công khai đảng này trên mạng Internet vào ngày 8.9.2006. Nguyễn Văn Đài còn bị tố cáo là kẻ trực tiếp soạn thảo điều lệ của tổ chức “Đảng Dân Chủ 21,” trong đó y không hề giấu diếm ý đồ muốn giành chính quyền ở Việt Nam.
Về trường hợp của Luật sư Lê Công Định, nhà cầm quyền nói rất rõ: Lê Công Định là “thành viên chủ chốt trong nhóm chống đối do Nguyễn Sỹ Bình (cầm đầu "Đảng Nhân Dân Hành Động" ở Mỹ) chỉ đạo, hoạt động với mục tiêu lật đổ chế độ.”
Về hoạt động đáng nghi ngờ của "Đảng Nhân Dân Hành Động" do Nguyễn Sỹ Bình lãnh đạo, chúng tôi đã cảnh giác quá nhiều lần, chỉ các nhà tranh đấu trong nước không biết đến “thành tích” của đảng này nên để vướng vào và bị liên lụy. Tháng 3/2009, Lê Công Định sang Phuket (Thái Lan) gặp Nguyễn Sỹ Bình là kể như trúng kế Công An rồi!
Các lãnh tụ của Khối 8406, Đảng Nhân Dân Hành Động, Đảng Dân Chủ 21... có thể ra tuyên ngôn tuyên cáo tố Cộng búa xua mà chẳng sao cả, nhưng các nhà đấu tranh ở trong nước mà để dính vào các tổ chức này là kể như bị sa vào lưới của Công An.
Một lần nữa, chúng tôi kêu gọi các nhà đấu tranh ở trong nước phải luôn cảnh giác, đừng nghe tuyên truyền hay dụ dổ mà dính vào các tổ chúc chống cộng cò mồi của Công An hay đang bị Công An dùng làm cò mồi.
Khi bắt những nhà đấu tranh chính trị nổi tiếng như Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Lê Công Định, v.v., nhà cầm quyền CSVN thừa biết hành động này sẽ phương hại cho uy tín của chế độ trước công luận quốc tế, nhưng họ vẫn làm để bảo đảm sự ổn định của chế độ. Tuy nhiên, những sự đối kháng không mệt mỏi đó, tuy chưa đem lại những kết quả cụ thể trước mắt, nhưng nó đang xói mòn dần chế độ và khơi dậy những ý thức về dân chủ, về nhân quyền, về công bằng xã hội, về phát triển đất nước... trong quần chúng. Vì thế, nó có năng lực thúc đầy chế độ phải có những thay đổi. Chính những nỗ lực này đang trở thành những viên gạch xây dựng dần nền dân chủ.
(Ngày 16.6.2009)