VATICAN (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói Tội là điều đặt ra khoảng cách giữa người tín hữu và Thiên Chúa, và chính bí tích giải tội HÒA HỢP hai bên lại với nhau,

Đức Giáo Hoàng đã nói điều này hôm 15/2 trong một bài suy niệm Tin Mừng thánh Marcô tường thuật việc người phung được chữa lành, tường thuật ngài đã trình bày trước lúc đọc kinh Truyên Tin trưa với những kẻ qui tụ trong Quảng Trương Thánh Phêrô.

Trong tường thuật Tin Mừng, Đức Thánh Cha nhắc lại, người mắc bệnh phung “quì xuống van xin rằng: ‘Nếu ngài muốn, ngài cò thể làm cho tôi được sạch! ’ Đức Giêsu chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh, và bảo: ‘Tôi muốn anh hãy được sạch!”’

“Theo luật Do Thái ngày xưa, “Đức Thánh Cha giải thích,” bệnh phung không những bị coi như một cơn bịnh mà còn như hình thức nặng nhất của ‘sự ô uế,’”

Ngài nói tiếp: “ Như vậy bệnh phung làm thành một thứ sự chết tôn giáo và dân sự, và sự chữa lành nó là một thứ phục sinh. Chúng ta có thể thấy trong bịnh phung một biểu tượng sự tội, mà chính sự tội là sự ô uế thật tâm hồn, làm chúng ta xa cách Chúa.

“Trên thực tế, không phải bịnh thể lý làm chúng ta xa cách Chúa, như những qui tắc xưa giả thiết, nhưng sự tội, là điều dữ thiêng liêng và luân lý.”

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI suy niệm: “Những tội chúng ta phạm làm chúng ta xa cách Chúa, và, nếu chúng không được xưng thú khiêm tốn, bằng cách tin tưởng vảo lòng Chúa thương xót, cuối cùng chúng sẽ mang đến sự chết phần linh hồn. Phép lạ này có giá trị biểu tượng đầy quyền phép.

“Trong Bí Tích Sám Hối, Chúa Kitô chịu đóng dinh và phục sinh, qua các thừa tác viên của Người, thanh tẩy chúng ta với lòng thương xót vô cùng của Người, phục hồi chúng ta trong sự hiệp thông với Cha trên trời và với anh em chúng ta, và ban cho chúng ta một ân huệ tình yêu, niềm vui và sự bình an của Người.”

“Anh chị em thân mến,” ngài kết thúc, Chúng ta hãy kêu xin Đức Trinh Nữ Maria, Đấng Chúa đã gìn giữ cho khỏi mọi vết nhơ tội, xin Mẹ giúp chúng ta tránh tội và siêng năng chạy tới bí tích giải tội, bí tích tha thứ, mà giá trị và tầm quan trọng đối với đời sống Kitô hữu cần được tái khám phá ngày nay.”