Do Bộ Giáo lý Đức tin

VATICAN 27/1/2003 (Zenit.org).- Ðây là sắc lệnh của Bộ Giáo lý Đức tin về việc cố phong chức linh mục cho một số người nữ Công giáo, ngày 29/6/2002.

* * *

Sắc lệnh của Bộ Giáo lý Đức tin về việc cố tình phong chức linh mục cho một số người nữ Công giáo

Ngày 29/6/2002, Romulo Antonio Braschi, sáng lập viên của một cộng đồng ly giáo, đã cố tình phong chức linh mục cho những người nữ Công giáo sau đây: Christine Mayr-Lumetzgerger, Adelinde Roitinger, Gisela Forster, Iris Muller, Ida Raming, Pia Brunner và Dagmar Braun Celeste, bà này trong dịp này đã lấy tên là Angela White.

Bằng cách trưng dẫn những lần can thiệp trước đó của Giám mục Linz và của Hội đồng Giám mục Áo, Bộ Giáo lý Đức Tin đã phổ biến một bản tuyên bố ngày 10/7/2002, cảnh cáo những người có tên ở trên sẽ bị phạt vạ tuyệt thông nếu tới ngày 22/7/2002 họ không nhình nhận tính vô hiệu việc phong chức của họ và xin lỗi vì gương xấu gây ra cho các tín hữu.

Vì họ đã không tỏ dấu gì thay đổi, Bộ này đã phạt vạ tuyệt thông những người nói trên, dành quyền cho Tòa Thánh, trong Sắc lệnh đề ngày 5/8/2002, nhưng hy vọng họ có thể hối cải. Sắc lệnh cũng xác nhận rằng vị giám mục "phong chức" đã bị vạ tuyệt thông bao lâu giám mục đó còn là một kẻ ly khai.

Sau đó những người nữ này phổ biến những bức thư và bày ra những cuộc phỏng vấn, trong đó họ bày tỏ niềm xác tín của mình đối với tính hiệu lực của việc "truyền chức" họ đã lãnh nhận, kêu gọi thay đổi giáo lý quyết định theo đó việc phong chức linh mục là dành cho người nam, và khẳng định họ cử hành "Thánh lễ" và các "bí tích" khác cho những nhóm nhỏ. Trong một bức thư đề ngày 14/8/2002, họ xin rút lại Sắc lệnh Vạ Tuyệt thông, và sau đó, ngày 27/9/2002, bằng cách qui chiếu về những canons 1732-1739 CIC, họ kháng án chống lại Sắc lệnh . Ngày 21/10/2002, họ được báo tin là yêu sách của họ sẽ được đặt dưới thẩm quyền chuyên môn.

Thỉnh nguyện rút vạ và việc kháng án được cứu xét bởi Ban Thường vụ của Bộ trong những ngày 4 và 18/12/2002.

Những thành phần tham gia của Bộ--những kẻ ở tại Roma-- là Hồng Y Joseph Ratzinger, Alfonso Lopez Trujillo. Ignace Moussa I.Daoud, Giovanni Battista Re, Francis Arinze, Josep Tomko, Achille Silvestrini, Jorge Medina Estevez, James Francis Stafford, Zenon Grocholewski, Walter Kasper, Crescenzio Sepe, Mario Francesco Pompedda, và các giám mục Tarcisio Bertone, S.D.B., và Rino Fisichella.

Trong những cuộc họp này các Thành viên đã tới quyết định chung là ủng hộ Sắc lệnh Tuyệt thông. Trong trường hợp đang cứu xét, trên thực tế, sự kháng án lên hàng giáo phẩm là việc không thể, vì liên quan tới một Sắc lệnh Tuyệt thông phát xuất từ một Bộ của Tòa Thánh hành động nhân danh Đức Thánh Cha (x. can 360 CIC). Như vậy để cất đi bất cứ sự nghi nan gì trong vấn đề, các Thành viên đã nghĩ cần phải nhấn mạnh một số điểm cơ bản.

1. Cần hơn hết là phải tuyên bố rõ ràng trường hợp đang cứu xét không phải là một hình phạt tiền kết, thứ hình phạt mắc tức khắc khi phạm một tội ác do luật thiết lập công khai. Ngược lại đây là một hình phạt hậu kết, áp đặt sau khi bên phạm tội đã được cảnh cáo đúng lệ (x.cc 1314; 1347 #1 CIC). Như đã dự định bởi Giáo Luật số1319 #I CIC, bộ này có quyền ra lệnh ngăm đe những hình phạt định rõ.

2. Tình trạng nặng nề đặc biệt của những lỗi phạm là rõ rệt, điều này có thể thấy từ nhiều khía cạnh.

a) Trước hết có vấn đề ly khai: các người nữ nói đó được "phong chức" bởi một giám mục ly khai và-- mặc dầu không chính thức theo thuyết ly khai của ông--qua đó tự biến mình thành những kẻ đồng lõa trong tình trạng ly khai.

b) Ngoài ra có phương diện giáo lý, nghĩa là, họ công khai và cố chấp phủ nhận một giáo lý mà Giáo hội đã luôn luôn dạy và sống, và giáo lý đó được Đức Gioan Phaolo II đã đề nghị dứt khoát, tức là, "Giáo khôi không có thẩm quyền gì trao chức linh mục cho người nữ" (Tông thư Truyền chức Linh Mục,n.4). Từ chối giáo lý này đươc coi như thật sự từ chối một chân lý thuộc đức tin Công giáo và do đó đáng một hình phạt xứng (x. 750#2, 1372, n. 1 CIC; Gioan Phaolo II, Tông thư Tự Sắc Ad tuendam fidem, n. 4A).

Hơn nữa, bằng cách phủ nhận giáo lý này, những đương sự chủ trương rằng Huấn Quyền của vị Thượng tế Roman chỉ có tính bắt buộc nếu nó dựa trên một quyết định của Tập đoàn các Giám mục, được hậu thuẩn bởi sự đồng thuận của các tín hữu và được chấp nhận bởi các nhà thần học cả. Như vậy, họ không nhìn nhận giáo lý về Huấn quyền của người kế vị Thánh Phêrô, được Công đồng Vatican I và II nêu lên, và do đó họ , không nhìn nhận rằng các huấn giáo của Đức Thượng tế về các giáo lý phải giữ dứt khoát bởi mọi người tín hữu, là không thể sữa đổi.

3. Việc từ chối tuân phục lệnh phạt do Bộ này thiết lập, lại được gia trọng thêm nữa bởi sự kiện một số người nữ đó đã qui tụ quanh mình những thành phần tín hữu, trong một sự bất tuân công khai và gây chia rẽ đối với Giáo Quyền Roma và các giám mục giáo phận. Vì tình trạng nặng nề của sự cố chấp này (x. can. 1347 CIC), hình phạt áp đặt không những đúng, mà còn cần thiết, hầu bảo vệ giáo lý chân thật, bảo tồn sự hiệp thông và hiệp nhất của Giáo hội và hướng dẫn lương tâm các người tín hữu.

4. Các Thành viên nói trên của Bộ Giáo lý Đức tin, do đó, xác nhận Sắc lệnh Tuyệt thông ra ngày 58/2002, bằng cách định rõ một lần nữa rằng sự phong chức linh mục cố chấp cho những người nữ đó là không có giá trị và vô hiệu lực (x. can. 1024 CIC) và như vậy tất cả những hành vi thích hợp với Chức Linh mục mà họ thực thi, cũng không có giá trị và vô hiệu lực (x. cann. 124; 841 CIC). Như hậu quả của vạ tuyệt thông này, họ bị cấm đoán cử hành các bí tích hay các á bí tích, lãnh các bí tích và thực thi bất cứ nhiệm vụ nào trong một cơ quan, sứ vụ hay chức vụ trong giáo hội.(x. can. 1331 $1 CIC).

5. Đồng thời, hy vọng rằng, nhờ ân sủng Chúa Thánh Thần nâng đỡ, họ có thể khám phá con đường cải thiện và trở về sự hiệp nhất đưc tin và sự hiệp thông với Giáo hội, một sự hiệp thông do hành động của họ bẽ gãy.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, trong buổi triều yết dành cho Hồng Y Chủ tịch ký tên dưới đây ngày 20/12, phê chuẩn Sắc lệnh này, được chấp nhận trong Phiên Thường vụ của Bộ này, đồng thời ngài cũng phê chuẩn trong một hình thức riêng biệt n.4, và ra lệnh phổ biến.

Rome, từ các Cơ quan của Bộ Giáo lý Đức tin, 21/12/2002.

+ Joseph Card. Ratzinger
Tổng Trưởng

+Tarcisio Bertone, S.D.B.
Tổng Giám mục -được chọn thành Genoa, Thư ký