Bước Đi Ban Đầu Của Giáo Hội Mông Cổ
Địa Lý
Mông Cổ nằm ở trung tâm châu Á, giữa Tây Bá Lợi Á (Siberia) về phía Bắc và Trung Hoa về phía Nam, nhấp nhỉnh lớn hơn bang Alaska của Hoa Kỳ. Nước này thực sự có diện tích toàn thể hiện nay là 604.247 dặm vuông (1,565,000 cây số vuông), với thành phần dân số (ước đoán năm 2006) là 2.832.224 (tỷ lệ tăng trưởng: 1,5%); sinh suất: 21.6/1000; tử suất trẻ sơ sinh: 52,1/1000; tuổi thọ trung bình: 64,9; mật độ thưa thớt có 5 người trên một dặm vuông.
Các vùng có sinh lợi của Mông Cổ - một vùng đất phẳng như mặt bàn có độ cao thay đổi từ 914 m đến 1.524m - đều ở phía Bắc. vùng này do nhiều con sông rút cạn nước, như các sông Hovd, Onon, Selenga, và Tula. Phần nhiều sa mạc Gobi xuống thấp hẳn bên trong Mông Cổ.
Mấy vấn đề tổng quát:
Thủ đô và thành phố lớn nhất (ước đoán năm 2003): Ulaan Baatar, 804,200 dân.
Ngôn ngữ: tiếng Mông cổ, 90%; cũng có tiếng gốc Thổ, Nga (1999).
Dân tộc: Mongol (nhất là người Khalkha) 94.9%, gốc Thổ (trong đó nhóm Kazakh lớn nhất) 5%, nhóm khác (gồm cả trung Hoa và Nga) 0.1% (2000)
Tôn giáo : Phật giáo Lama 50%, Hồi giáo 4%, Saman giáo và Kitô giáo 4%, không tôn giáo nào 40% (2004)
Chính Quyền: Nay là một nước Cộng Sản đang chuyển mình sang chế độ cộng hòa đại nghị.
Lịch Sử
Các bộ tộc du mục thường định kỳ cướp phá Trung Quốc, một nước chuyên sống về nông nghiệp. Sự kiện này đã được ghi lại trong lịch sử Trung Hoa, từ hơn 2000 năm về trước. Chính vì muốn bảo vệ Trung Hoa khỏi những dân tộc hay đi cướp bóc này, vào khoảng năm 200 trước Công Nguyên, người ta đã xây dựng Bức Vạn Lý Trường Thành tồn tại đến ngay nay, nổi tiếng thế giới. Mông Cổ là tên bắt nguồn từ một bộ lạc nhỏ, do Thành Cát Tư Hãn lãnh đạo, bắt đầu tiến hành một cuộc chinh phục quyết liệt.
Cuộc chinh phục này cuối cùng đã bao quát vùng lãnh thổ, lập thành một đế quốc mêng mông bát ngát, trải rộng từ Á sang Âu, xa tít mãi về phía Tây đến Biển Đen, và về phía Nam đến Ấn Độ và dãy Hi Mã Lạp Sơn. Nhưng rồi vào thế kỷ thứ 14, đế quốc thảo nguyên này suy đồi trầm trọng, vì Trung Hoa vùng lên chống lại trong một cuộc chiến tương tàn sát hại không thương tiếc.
Vó ngựa Mông Cổ tung bụi cát mù một thời oanh liệt dẵm nát một lãnh thổ bao la, thì cũng có lúc phải chùn bước. Trước khi tàn lụi, vào thế kỷ 13, một phần vì khí hậu nhiệt đới khắc nghiệt ở phía Nam, quân Nguyên Mông, vốn quen khí hậu thảo nguyên hàn đới, đã ba lần thất bại, trước sức chiến đấu đấy mưu trí thông minh của quân dân nhà Trần tại Việt Nam.
Nước Mông Cổ trước kia được biết đến chính là vùng Ngoại Mông. Lãnh thổ này bao gồm một tổ quốc nguyên quán, đã có một thủơ đem quyền lực của mình lên đến đỉnh cao vào thế kỷ 13, dưới thời Koublai Khan. Khu vực này chấp nhận quyền thống trị Mãn châu năm 1912 và các hoàng thân Mông cổ phương Bắc trục xuất các viên chức Trung Hoa và tuyên bố độc lập dưới thời Khutukhtu, tức là “Đức Phật Sống”.
Năm 1921, quân Xô Viết tiến vào xứ sở này và mau chóng thúc đẩy những người cách mạng Mông Cổ thiết lập chế độ Cộng Hòa Cộng Sản năm 1924. Trung Hoa cũng tỏ ý muốn đòi hỏi miền này, nhưng lại chưa đủ sức mạnh đề khắng định tham vọng của mình. Theo Hiệp Ước Trung Xô, Trung Hoa phải ưng thuận bỏ vùng đất Ngoại Mông. Vùng này, sau khi mở cuộc trưng cầu dân ý, đã trở thành một xứ độc lập trên danh nghĩa.
Liên kết với Liên Xô trong cuộc tranh chấp với Trung Hoa, Mông Cổ bắt đầu điều động quân đội trấn đóng dọc biên giới năm 1968, khi hai đại cường dính dấp vào những vụ đụng chạm biên giới trên đường biên Kazakh-Tân Cương về phía Bắc và chỗ các sông Amur và Ussuri. Theo một Hòa Ước hữu nghị và hợp tác 20 năm, ký năm 1966 với Liên Xô, Mông Cổ có danh chính ngôn thuận kêu gọi quân viện, trong trường hợp xảy ra xâm lăng.
Năm 1989, cuộc Cách Mạng dân chủ, do Sanjaasurengiyn Zorig lãnh đạo, bắt đầu. Các cuộc bầu cử tự do,được tổ chức vào tháng 8/1990, lập nên một chính phủ đa đảng, mặc dù phần lớn vẫn là cộng sản. Kết quả là Mông cổ đã chỉ chuyển động dần dần sang nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên,với cuộc sụp đổ của Liên Xô, Mông Cổ bị mất nguồn viện trợ Xô Viết.
Ban đầu, vì phàn ứng chống lại xáo trộn kinh tế, Đảng Cách Mạng Nhân Dân Mông cổ Cộng sản giành được một đa số quan trọng trong cuộc bầu cử quốc hội năm 1992. Tuy nhiên, năm 1996 Liên Minh Dân Chủ, một liên hiệp bầu cử, đã đánh bại MPRP, bẻ gẫy chế độ cai trị Cộng Sản lần đầu tiên từ 1921.
Nhưng năm 1997, ông Natsagiyn Bagabandi, trước kia là một người Cộng Sản và Chủ tịch của PRP, được bầu làm tổng thống. Biến cố này tăng cường hơn nữa bàn tay của những người chống lại cải cách. Tuy nhiên năm 1998, ông Tsakhiagiyn Elbegdorj, một chính trị gia có xu hướng cải cách, trở nên thủ tướng, nhưng các mục tiêu đan chéo nhau của quốc hội khiến ông phải từ chức, và tiếp theo là thủ tướng khác lên kế vị.
Năm 2005, ông Nambariin Enkhbayar, trước kia thuộc đảng MPRP Cộng Sản, trở nên tổng thống, và ông Miyeegombo Enkhbold, cũng thuộc về MPRP, được bầu làm thủ tướng năm 2006. Mông cổ vị tại họa vì kinh tế nghèo nàn, tham ô hủ hóa và lạm phát.
Sơ Lược Về Phủ Doãn Tông Tòa Ulaanbaatar
Lãnh thổ Phủ Doãn Tông Tòa trải rộng trên 1.561.116 cây số vuông, và bao trùm thành phố thủ đô, Ulaanbaatar, cùng các thành phố chính Darkhan và Erdenet. Hai trung tâm Giáo tỉnh nữa là Zuun Mod (Tỉnh Trung Ương) và Arvaikheer (Tỉnh Ovorkhangai).
Dân Số
Dân số khoảng chừng 1 triệu vào cuối năm 2006 ở nhóm Mongol Khalkha.(Dân số toàn quốc là 2.751.314) Các thành phố khác có dưới 100.000 người. Đa số dân cư thuộc về nhóm dân tộc đó. Các nhóm Mông Cổ khác là: Oirad, Buriad, Uriankhai. Cũng có người Kazakhs, người Nga và Trung Hoa địa phương trên lãnh thổ.
Ngôn Ngữ
Tiếng Mông Cổ là tiếng nói được dùng trong xứ.Tiếng Anh được Giáo hội dùng, còn các nhóm dân tộc thì dùng tiếng Kazakh, Trung Hoa và Nga.
Văn Hóa
Nền văn hóa nguyên thủy có đặc tính du mục, chịu ảnh hương mạnh của văn hóa Nga và châu Âu.
Âm nhạc theo thang âm ngũ cung, các nhạc khí giống như các đàn dây của Trung Hoa, Triều Tiên, …Nhạc khí dân tộc là Morin Khuur, sáo đầu ngựa, nhạc khí giống như chiếc cello có hai giây và một cái bầu. Cả hai thứ này đều làm bằng lông đuôi ngựa. Chiếc đàn này có phần giống như đàn nhị của Việt Nam.
Các loại bài hát truyền thống: bài ngắn (bài hát dân gian), bài hát dài (bài hàt dân ca há, kéo dài các vần), huumii (bài hát do đàn ông hát từ cổ họng, có hai hay ba hòa âm do một người hát cùng lúc). Ảnh hưởng Âu châu rất mạnh trong văn hóa hiện đại, nhất là trog kịch nghệ, kiểu hát bội (đến qua Nga). Người ta ưa thích các hình thức văn hóa châu Âu hơn châu Á/Trung hoa.
Nhảy Múa: Một bộ tộc Mông Cổ phương Tây, bộ tộc Oirads nhày điệu bilge, thường hay nhún vai nhiều lần. Các điệu nhảy múa thường ngụ ý kể những câu chuyện.
Quần Áo
Đàn ông và đàn bà thường mặc đồ deel, y phục truyền thống Mông Cổ. Đó là một áo dài thường làm bằng lụa, có một tấm quàng lưng hay vai bằng lụa màu sáng. Bộ đồng phục đó có một tấm phủ trước ngực, rất hợp cho lúc cưỡi ngựa trời gió. Ống tay đều dài che phủ các ngón tay
Giầy thì có phía trước hô cao lên để đi ngựa hơn là đi bộ, chúng không trượt ra khỏi bàn đạp. Từ gutal có nghĩa là giầy ống. Giày ống xuất xứ từ Mông Cổ.
Quần Áo truyền thống vẫn được mặc ở thôn quê, vì tại đó lối sống có tính cách bán du mục, chăn lùa súc vật vào bày đàn đòi phải ăn mặc thích hợp, và những người cao tuổi vẫn mặc quần áo truyền thống trong thành phố. Thế hệ thanh niên chỉ mặc nhân ngày nghỉ và lễ hội quốc gia,
Khoảng ngày 1/1/2007, Phủ Doãn Tông Ulaanbaatar có 345 người Công giáo đã rửa tội, biểu thị 0.013% toàn dân số 2,7 triệu nguời trong lãnh thổ. Khu Phũ Doãn Tông Tòa này có ba giáo xứ và tám trạm truyền giáo. Năm 2006, Phủ Doãn Tông Tòa ghi nhận 60 trường hợp rửa tội trong năm 2006, và 60 tín đồ chầu nhưng vào tháng 3/2007.
Dân số trong Phủ Doãn Tông Tòa:
Có 345 người Công giáo đã rửa tội tức là 0,013% như đã nói trên; tín đồ các tôn giáo khác là Phật giáo Tây Tạng, Saman giáo, Hồi giáo, Tin Lành và đạo Bahai, giáo phái Mormons (Church of Christ of the Latter-Day Saints).
Giám Mục và Đại Diện Phủ Doãn Tông Tòa Mông Cổ, Đức Ông Wenceslao Padilla, CICM. D.D sinh ngày 28/9/1949 tại Tubao, La Union, Phi Luật Tân. Ngài thụ phong linh mục ngày 17/3/1976 và được bổ nhiệm Đại Diện Phủ Doãn Tông Tòa Mông Cổ ngày 10/7/ 2002. Ngài thụ phong Giám mục ngày 29/8/2003.
Địa Chỉ: Catholic Church Mission, Apostolic Prefecture of Ulaanbaatar, P.O. Box 694, Ulaanbaatar, Mongolia
Đ t: (976) 11-452575
Fax: (976) 11-458027
Email: ccmvatican@magicnet.mn
Cha Chính Phủ Doãn Tông Tòa: Linh mục Carlo Maria Savio De Ocampo Villegas, SDB – Mông Cổ
Địa chỉ; c /o Catholic Church Mission, 13th Khoroo, Bayanzurkh District, Central Post Office Box 694, Ulaanbaatar, Mongolia
Đ t: (976) 1460963, (976) 1460965
Fax: (976) 11460964
Email: sdb@mongol.net, sdb@magicnet.mn, frcarlo_maria@yahoo.com
(cập nhật cuối cùng này 3/5/2007. Tài liệu UCAN và tài liệu khác http://www.infoplease.com/ipa/A0107796.html).
Địa Lý
Mông Cổ nằm ở trung tâm châu Á, giữa Tây Bá Lợi Á (Siberia) về phía Bắc và Trung Hoa về phía Nam, nhấp nhỉnh lớn hơn bang Alaska của Hoa Kỳ. Nước này thực sự có diện tích toàn thể hiện nay là 604.247 dặm vuông (1,565,000 cây số vuông), với thành phần dân số (ước đoán năm 2006) là 2.832.224 (tỷ lệ tăng trưởng: 1,5%); sinh suất: 21.6/1000; tử suất trẻ sơ sinh: 52,1/1000; tuổi thọ trung bình: 64,9; mật độ thưa thớt có 5 người trên một dặm vuông.
Các vùng có sinh lợi của Mông Cổ - một vùng đất phẳng như mặt bàn có độ cao thay đổi từ 914 m đến 1.524m - đều ở phía Bắc. vùng này do nhiều con sông rút cạn nước, như các sông Hovd, Onon, Selenga, và Tula. Phần nhiều sa mạc Gobi xuống thấp hẳn bên trong Mông Cổ.
Mấy vấn đề tổng quát:
Thủ đô và thành phố lớn nhất (ước đoán năm 2003): Ulaan Baatar, 804,200 dân.
Ngôn ngữ: tiếng Mông cổ, 90%; cũng có tiếng gốc Thổ, Nga (1999).
Dân tộc: Mongol (nhất là người Khalkha) 94.9%, gốc Thổ (trong đó nhóm Kazakh lớn nhất) 5%, nhóm khác (gồm cả trung Hoa và Nga) 0.1% (2000)
Tôn giáo : Phật giáo Lama 50%, Hồi giáo 4%, Saman giáo và Kitô giáo 4%, không tôn giáo nào 40% (2004)
Chính Quyền: Nay là một nước Cộng Sản đang chuyển mình sang chế độ cộng hòa đại nghị.
Lịch Sử
Các bộ tộc du mục thường định kỳ cướp phá Trung Quốc, một nước chuyên sống về nông nghiệp. Sự kiện này đã được ghi lại trong lịch sử Trung Hoa, từ hơn 2000 năm về trước. Chính vì muốn bảo vệ Trung Hoa khỏi những dân tộc hay đi cướp bóc này, vào khoảng năm 200 trước Công Nguyên, người ta đã xây dựng Bức Vạn Lý Trường Thành tồn tại đến ngay nay, nổi tiếng thế giới. Mông Cổ là tên bắt nguồn từ một bộ lạc nhỏ, do Thành Cát Tư Hãn lãnh đạo, bắt đầu tiến hành một cuộc chinh phục quyết liệt.
Cuộc chinh phục này cuối cùng đã bao quát vùng lãnh thổ, lập thành một đế quốc mêng mông bát ngát, trải rộng từ Á sang Âu, xa tít mãi về phía Tây đến Biển Đen, và về phía Nam đến Ấn Độ và dãy Hi Mã Lạp Sơn. Nhưng rồi vào thế kỷ thứ 14, đế quốc thảo nguyên này suy đồi trầm trọng, vì Trung Hoa vùng lên chống lại trong một cuộc chiến tương tàn sát hại không thương tiếc.
Vó ngựa Mông Cổ tung bụi cát mù một thời oanh liệt dẵm nát một lãnh thổ bao la, thì cũng có lúc phải chùn bước. Trước khi tàn lụi, vào thế kỷ 13, một phần vì khí hậu nhiệt đới khắc nghiệt ở phía Nam, quân Nguyên Mông, vốn quen khí hậu thảo nguyên hàn đới, đã ba lần thất bại, trước sức chiến đấu đấy mưu trí thông minh của quân dân nhà Trần tại Việt Nam.
Nước Mông Cổ trước kia được biết đến chính là vùng Ngoại Mông. Lãnh thổ này bao gồm một tổ quốc nguyên quán, đã có một thủơ đem quyền lực của mình lên đến đỉnh cao vào thế kỷ 13, dưới thời Koublai Khan. Khu vực này chấp nhận quyền thống trị Mãn châu năm 1912 và các hoàng thân Mông cổ phương Bắc trục xuất các viên chức Trung Hoa và tuyên bố độc lập dưới thời Khutukhtu, tức là “Đức Phật Sống”.
Năm 1921, quân Xô Viết tiến vào xứ sở này và mau chóng thúc đẩy những người cách mạng Mông Cổ thiết lập chế độ Cộng Hòa Cộng Sản năm 1924. Trung Hoa cũng tỏ ý muốn đòi hỏi miền này, nhưng lại chưa đủ sức mạnh đề khắng định tham vọng của mình. Theo Hiệp Ước Trung Xô, Trung Hoa phải ưng thuận bỏ vùng đất Ngoại Mông. Vùng này, sau khi mở cuộc trưng cầu dân ý, đã trở thành một xứ độc lập trên danh nghĩa.
Liên kết với Liên Xô trong cuộc tranh chấp với Trung Hoa, Mông Cổ bắt đầu điều động quân đội trấn đóng dọc biên giới năm 1968, khi hai đại cường dính dấp vào những vụ đụng chạm biên giới trên đường biên Kazakh-Tân Cương về phía Bắc và chỗ các sông Amur và Ussuri. Theo một Hòa Ước hữu nghị và hợp tác 20 năm, ký năm 1966 với Liên Xô, Mông Cổ có danh chính ngôn thuận kêu gọi quân viện, trong trường hợp xảy ra xâm lăng.
Năm 1989, cuộc Cách Mạng dân chủ, do Sanjaasurengiyn Zorig lãnh đạo, bắt đầu. Các cuộc bầu cử tự do,được tổ chức vào tháng 8/1990, lập nên một chính phủ đa đảng, mặc dù phần lớn vẫn là cộng sản. Kết quả là Mông cổ đã chỉ chuyển động dần dần sang nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên,với cuộc sụp đổ của Liên Xô, Mông Cổ bị mất nguồn viện trợ Xô Viết.
Ban đầu, vì phàn ứng chống lại xáo trộn kinh tế, Đảng Cách Mạng Nhân Dân Mông cổ Cộng sản giành được một đa số quan trọng trong cuộc bầu cử quốc hội năm 1992. Tuy nhiên, năm 1996 Liên Minh Dân Chủ, một liên hiệp bầu cử, đã đánh bại MPRP, bẻ gẫy chế độ cai trị Cộng Sản lần đầu tiên từ 1921.
Nhưng năm 1997, ông Natsagiyn Bagabandi, trước kia là một người Cộng Sản và Chủ tịch của PRP, được bầu làm tổng thống. Biến cố này tăng cường hơn nữa bàn tay của những người chống lại cải cách. Tuy nhiên năm 1998, ông Tsakhiagiyn Elbegdorj, một chính trị gia có xu hướng cải cách, trở nên thủ tướng, nhưng các mục tiêu đan chéo nhau của quốc hội khiến ông phải từ chức, và tiếp theo là thủ tướng khác lên kế vị.
Năm 2005, ông Nambariin Enkhbayar, trước kia thuộc đảng MPRP Cộng Sản, trở nên tổng thống, và ông Miyeegombo Enkhbold, cũng thuộc về MPRP, được bầu làm thủ tướng năm 2006. Mông cổ vị tại họa vì kinh tế nghèo nàn, tham ô hủ hóa và lạm phát.
Sơ Lược Về Phủ Doãn Tông Tòa Ulaanbaatar
Lãnh thổ Phủ Doãn Tông Tòa trải rộng trên 1.561.116 cây số vuông, và bao trùm thành phố thủ đô, Ulaanbaatar, cùng các thành phố chính Darkhan và Erdenet. Hai trung tâm Giáo tỉnh nữa là Zuun Mod (Tỉnh Trung Ương) và Arvaikheer (Tỉnh Ovorkhangai).
Dân Số
Dân số khoảng chừng 1 triệu vào cuối năm 2006 ở nhóm Mongol Khalkha.(Dân số toàn quốc là 2.751.314) Các thành phố khác có dưới 100.000 người. Đa số dân cư thuộc về nhóm dân tộc đó. Các nhóm Mông Cổ khác là: Oirad, Buriad, Uriankhai. Cũng có người Kazakhs, người Nga và Trung Hoa địa phương trên lãnh thổ.
Ngôn Ngữ
Tiếng Mông Cổ là tiếng nói được dùng trong xứ.Tiếng Anh được Giáo hội dùng, còn các nhóm dân tộc thì dùng tiếng Kazakh, Trung Hoa và Nga.
Văn Hóa
Nền văn hóa nguyên thủy có đặc tính du mục, chịu ảnh hương mạnh của văn hóa Nga và châu Âu.
Âm nhạc theo thang âm ngũ cung, các nhạc khí giống như các đàn dây của Trung Hoa, Triều Tiên, …Nhạc khí dân tộc là Morin Khuur, sáo đầu ngựa, nhạc khí giống như chiếc cello có hai giây và một cái bầu. Cả hai thứ này đều làm bằng lông đuôi ngựa. Chiếc đàn này có phần giống như đàn nhị của Việt Nam.
Các loại bài hát truyền thống: bài ngắn (bài hát dân gian), bài hát dài (bài hàt dân ca há, kéo dài các vần), huumii (bài hát do đàn ông hát từ cổ họng, có hai hay ba hòa âm do một người hát cùng lúc). Ảnh hưởng Âu châu rất mạnh trong văn hóa hiện đại, nhất là trog kịch nghệ, kiểu hát bội (đến qua Nga). Người ta ưa thích các hình thức văn hóa châu Âu hơn châu Á/Trung hoa.
Nhảy Múa: Một bộ tộc Mông Cổ phương Tây, bộ tộc Oirads nhày điệu bilge, thường hay nhún vai nhiều lần. Các điệu nhảy múa thường ngụ ý kể những câu chuyện.
Quần Áo
Đàn ông và đàn bà thường mặc đồ deel, y phục truyền thống Mông Cổ. Đó là một áo dài thường làm bằng lụa, có một tấm quàng lưng hay vai bằng lụa màu sáng. Bộ đồng phục đó có một tấm phủ trước ngực, rất hợp cho lúc cưỡi ngựa trời gió. Ống tay đều dài che phủ các ngón tay
Giầy thì có phía trước hô cao lên để đi ngựa hơn là đi bộ, chúng không trượt ra khỏi bàn đạp. Từ gutal có nghĩa là giầy ống. Giày ống xuất xứ từ Mông Cổ.
Quần Áo truyền thống vẫn được mặc ở thôn quê, vì tại đó lối sống có tính cách bán du mục, chăn lùa súc vật vào bày đàn đòi phải ăn mặc thích hợp, và những người cao tuổi vẫn mặc quần áo truyền thống trong thành phố. Thế hệ thanh niên chỉ mặc nhân ngày nghỉ và lễ hội quốc gia,
Khoảng ngày 1/1/2007, Phủ Doãn Tông Ulaanbaatar có 345 người Công giáo đã rửa tội, biểu thị 0.013% toàn dân số 2,7 triệu nguời trong lãnh thổ. Khu Phũ Doãn Tông Tòa này có ba giáo xứ và tám trạm truyền giáo. Năm 2006, Phủ Doãn Tông Tòa ghi nhận 60 trường hợp rửa tội trong năm 2006, và 60 tín đồ chầu nhưng vào tháng 3/2007.
Dân số trong Phủ Doãn Tông Tòa:
Có 345 người Công giáo đã rửa tội tức là 0,013% như đã nói trên; tín đồ các tôn giáo khác là Phật giáo Tây Tạng, Saman giáo, Hồi giáo, Tin Lành và đạo Bahai, giáo phái Mormons (Church of Christ of the Latter-Day Saints).
Giám Mục và Đại Diện Phủ Doãn Tông Tòa Mông Cổ, Đức Ông Wenceslao Padilla, CICM. D.D sinh ngày 28/9/1949 tại Tubao, La Union, Phi Luật Tân. Ngài thụ phong linh mục ngày 17/3/1976 và được bổ nhiệm Đại Diện Phủ Doãn Tông Tòa Mông Cổ ngày 10/7/ 2002. Ngài thụ phong Giám mục ngày 29/8/2003.
Địa Chỉ: Catholic Church Mission, Apostolic Prefecture of Ulaanbaatar, P.O. Box 694, Ulaanbaatar, Mongolia
Đ t: (976) 11-452575
Fax: (976) 11-458027
Email: ccmvatican@magicnet.mn
Cha Chính Phủ Doãn Tông Tòa: Linh mục Carlo Maria Savio De Ocampo Villegas, SDB – Mông Cổ
Địa chỉ; c /o Catholic Church Mission, 13th Khoroo, Bayanzurkh District, Central Post Office Box 694, Ulaanbaatar, Mongolia
Đ t: (976) 1460963, (976) 1460965
Fax: (976) 11460964
Email: sdb@mongol.net, sdb@magicnet.mn, frcarlo_maria@yahoo.com
(cập nhật cuối cùng này 3/5/2007. Tài liệu UCAN và tài liệu khác http://www.infoplease.com/ipa/A0107796.html).