Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Ca Tiếp Liên trong tuần Bát Nhật Phục Sinh là tùy chọn, nhưng chúng con chọn đọc trong cộng đoàn của chúng con. Chúng con muốn biết đâu là tư thế đúng và nghiêm chỉnh hơn khi nghe hay đọc Ca Tiếp Liên, vì không có gì rõ ràng được nêu trong chữ đỏ? Chúng con cho rằng chúng con có thể ngồi trong khi đọc to cùng với người đọc, vì chúng con chỉ đứng cho bài Tin Mừng, vốn diễn ra ngay sau đó. Nhưng bởi vì Ca Tiếp Liện nói về sự phục sinh của Chúa Kitô (một mầu nhiệm trung tâm của đức tin chúng ta), liệu có đúng là đứng hơn là ngồi trong khi đọc bài này với người đọc không? Con cũng quan tâm để biết tư thế thích hợp khi nghe hay đọc Ca Tiếp Liên của các ngày lễ khác, thí dụ, ngày 15-9, lễ Đức Mẹ Sầu Bi; lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô (Corpus Christi); và Chúa Nhật lễ Hiện Xuống. - G. B., Manila, Philippines.
Đáp: Mặc dù không có gì rõ ràng trong chữ đỏ, có một số dấu hiệu nhất định mà tôi tin là đủ rõ ràng.
Trước hết, có một sự thay đổi về thứ tự hát Ca Tiếp Liên như được chỉ ra trong Quy Chế Tổng Quát Sách lễ Rôma (GIRM):
“64. Ca tiếp liên, ngoài lễ Phục Sinh và lễ Hiện Xuống thì được tùy ý, và được hát trước A-lê-lu-ia” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Trong hình thức ngoại thường, Ca Tiếp Liên được hát sau Alleluia, ngoại trừ Ca Tiếp Liên Dies Irae của thánh lễ cầu hồn, mà trong đó Alleluia được bỏ qua. Điều này có lẽ là do Ca Tiếp Liên được phát triển như một dạng mở rộng của các nốt nhạc của Alleluia, mà các từ ngữ sau đó đã được thêm vào.
Theo các hướng dẫn chính cho hình thức ngoại thường, tư thế phổ biến trong khi hát Alleluia và Ca Tiếp Liên trong một Thánh lễ trọng là ngồi.
Bởi vì chữ đỏ của hình thức thông thường bắt buộc mọi người đứng lên khi hát Alleluia, nên sự việc rằng Ca Tiếp Liên hiện được đặt một cách có chủ ý trước Alleluia, sẽ chỉ ra rằng Ca Tiếp Liên cũng được hát trong khi mọi người ngồi.
Quả đúng rằng đứng là một tư thế tượng trưng cho sự tham gia của Kitô hữu vào cuộc Phục sinh. Cũng đúng là, trong Lễ Phục sinh, tư thế đứng thay cho tư thế quỳ khi hát Kinh Cầu Các Thánh trong các nghi thức mà nó được tiên liệu, chẳng hạn lễ truyền chức. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là quy định chung đã thay đổi. Trong thánh lễ, chúng ta đứng lên khi hát Alleluia để chào đón bài Tin mừng, và mặc dù Ca Tiếp Liên lễ Phục sinh là thơ ca siêu phàm, nhưng nó không phải là Lời Chúa.
Như bạn đọc của chúng ta đã đề cập, hiện có bốn Ca Tiếp Liên chính thức được sử dụng: Lễ Phục sinh, Lễ Hiện Xuống, Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô, và lễ Đức Mẹ Sầu Bi. Chỉ có lễ Phục sinh và lễ Hiện Xuống là bắt buộc hát Ca Tiếp Liên. Ca Tiếp Liên Dies Irae của thánh lễ cầu hồn không còn được tìm thấy ở hình thức thông thường. Đồng thời, tất cả các Ca Tiếp Liên có thể được sử dụng như những bài thánh ca phù hợp vào các ngày khác cũng như ngoài phụng vụ.
Ca Tiếp Liên khác với bài thánh ca chủ yếu trong việc thay đổi cấu trúc của câu thơ Latinh, và trong việc thay đổi giai điệu một chút trong mỗi câu, trong khi bài thánh ca là đồng nhất ở câu thơ và giai điệu. Nó cũng là thường để xen kẽ giữa hai ca đoàn người lớn và thiếu nhi để có hiệu quả cao hơn. Cả Ca Tiếp Liên Stabat Mater và Dies Irae ban đầu không được sáng tác như các Ca Tiếp Liên, và vì vậy không tôn trọng tập tục chung này.
Trước Công đồng Trentô, đã có rất nhiều Ca Tiếp Liên. Có khoảng 5.000 Ca Tiếp Liên được biết đến trong các bản thảo thời Trung Cổ với chất lượng đa dạng khác nhau, mặc dù số lượng thực sự được sử dụng trong phụng vụ là ít hơn nhiều. Cuộc Cải cách của Công đồng Trentô giữ lại bốn trong số các Ca Tiếp Liên nói trên, với Ca Tiếp Liên Stabat Mater được thêm vào sau đó. (Zenit.org 14-5-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/proper-posture-at-the-sequence/
Hỏi: Ca Tiếp Liên trong tuần Bát Nhật Phục Sinh là tùy chọn, nhưng chúng con chọn đọc trong cộng đoàn của chúng con. Chúng con muốn biết đâu là tư thế đúng và nghiêm chỉnh hơn khi nghe hay đọc Ca Tiếp Liên, vì không có gì rõ ràng được nêu trong chữ đỏ? Chúng con cho rằng chúng con có thể ngồi trong khi đọc to cùng với người đọc, vì chúng con chỉ đứng cho bài Tin Mừng, vốn diễn ra ngay sau đó. Nhưng bởi vì Ca Tiếp Liện nói về sự phục sinh của Chúa Kitô (một mầu nhiệm trung tâm của đức tin chúng ta), liệu có đúng là đứng hơn là ngồi trong khi đọc bài này với người đọc không? Con cũng quan tâm để biết tư thế thích hợp khi nghe hay đọc Ca Tiếp Liên của các ngày lễ khác, thí dụ, ngày 15-9, lễ Đức Mẹ Sầu Bi; lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô (Corpus Christi); và Chúa Nhật lễ Hiện Xuống. - G. B., Manila, Philippines.
Đáp: Mặc dù không có gì rõ ràng trong chữ đỏ, có một số dấu hiệu nhất định mà tôi tin là đủ rõ ràng.
Trước hết, có một sự thay đổi về thứ tự hát Ca Tiếp Liên như được chỉ ra trong Quy Chế Tổng Quát Sách lễ Rôma (GIRM):
“64. Ca tiếp liên, ngoài lễ Phục Sinh và lễ Hiện Xuống thì được tùy ý, và được hát trước A-lê-lu-ia” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Trong hình thức ngoại thường, Ca Tiếp Liên được hát sau Alleluia, ngoại trừ Ca Tiếp Liên Dies Irae của thánh lễ cầu hồn, mà trong đó Alleluia được bỏ qua. Điều này có lẽ là do Ca Tiếp Liên được phát triển như một dạng mở rộng của các nốt nhạc của Alleluia, mà các từ ngữ sau đó đã được thêm vào.
Theo các hướng dẫn chính cho hình thức ngoại thường, tư thế phổ biến trong khi hát Alleluia và Ca Tiếp Liên trong một Thánh lễ trọng là ngồi.
Bởi vì chữ đỏ của hình thức thông thường bắt buộc mọi người đứng lên khi hát Alleluia, nên sự việc rằng Ca Tiếp Liên hiện được đặt một cách có chủ ý trước Alleluia, sẽ chỉ ra rằng Ca Tiếp Liên cũng được hát trong khi mọi người ngồi.
Quả đúng rằng đứng là một tư thế tượng trưng cho sự tham gia của Kitô hữu vào cuộc Phục sinh. Cũng đúng là, trong Lễ Phục sinh, tư thế đứng thay cho tư thế quỳ khi hát Kinh Cầu Các Thánh trong các nghi thức mà nó được tiên liệu, chẳng hạn lễ truyền chức. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là quy định chung đã thay đổi. Trong thánh lễ, chúng ta đứng lên khi hát Alleluia để chào đón bài Tin mừng, và mặc dù Ca Tiếp Liên lễ Phục sinh là thơ ca siêu phàm, nhưng nó không phải là Lời Chúa.
Như bạn đọc của chúng ta đã đề cập, hiện có bốn Ca Tiếp Liên chính thức được sử dụng: Lễ Phục sinh, Lễ Hiện Xuống, Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô, và lễ Đức Mẹ Sầu Bi. Chỉ có lễ Phục sinh và lễ Hiện Xuống là bắt buộc hát Ca Tiếp Liên. Ca Tiếp Liên Dies Irae của thánh lễ cầu hồn không còn được tìm thấy ở hình thức thông thường. Đồng thời, tất cả các Ca Tiếp Liên có thể được sử dụng như những bài thánh ca phù hợp vào các ngày khác cũng như ngoài phụng vụ.
Ca Tiếp Liên khác với bài thánh ca chủ yếu trong việc thay đổi cấu trúc của câu thơ Latinh, và trong việc thay đổi giai điệu một chút trong mỗi câu, trong khi bài thánh ca là đồng nhất ở câu thơ và giai điệu. Nó cũng là thường để xen kẽ giữa hai ca đoàn người lớn và thiếu nhi để có hiệu quả cao hơn. Cả Ca Tiếp Liên Stabat Mater và Dies Irae ban đầu không được sáng tác như các Ca Tiếp Liên, và vì vậy không tôn trọng tập tục chung này.
Trước Công đồng Trentô, đã có rất nhiều Ca Tiếp Liên. Có khoảng 5.000 Ca Tiếp Liên được biết đến trong các bản thảo thời Trung Cổ với chất lượng đa dạng khác nhau, mặc dù số lượng thực sự được sử dụng trong phụng vụ là ít hơn nhiều. Cuộc Cải cách của Công đồng Trentô giữ lại bốn trong số các Ca Tiếp Liên nói trên, với Ca Tiếp Liên Stabat Mater được thêm vào sau đó. (Zenit.org 14-5-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/proper-posture-at-the-sequence/