Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Liệu có các luật phụng vụ liên quan đến việc đọc các bản văn tôn giáo của các tôn giáo khác, thay cho các bài đọc hoặc bài Tin Mừng trong Thánh lễ không? Đâu là các hạn chế phụng vụ được áp dụng (cho việc trên đây), nếu độc viên/ người đọc là một người Công Giáo hoặc một cá nhân từ một tôn giáo khác? - M. P., Chennai, Ấn Độ.
Đáp: Thật ra chỉ có một luật cơ bản liên quan đến các bài đọc trong Thánh lễ. Chỉ có các bản văn Kinh Thánh được phê duyệt mới được sử dụng. Còn các bản văn ngoài Kinh Thánh, ngay cả khi chúng là tác phẩm của một Giáo hoàng hoặc một vị thánh, không bao giờ được sử dụng như các bài đọc trong Thánh lễ - huống hồ các bản văn ngoài Kitô giáo.
Do đó, Phần giới thiệu Sách Bài Đọc (The introduction to the Lectionary) nói:
“12. Trong việc cử hành Thánh lễ, các bài đọc Kinh Thánh với các bài thánh ca đi kèm từ Kinh Thánh không thể được bỏ qua, rút ngắn hoặc tệ hơn, được thay bằng các bản văn ngoài Kinh Thánh. Vì đó là lời Chúa được truyền lại bằng văn bản và nay là ‘Lời Chúa nói với dân Ngài', và chính từ việc sử dụng nối tiếp Kinh Thánh mà dân Chúa, ngoan ngoãn với Chúa Thánh Thần dưới ánh sáng đức tin, có thể làm chứng nhân cho Chúa Kitô trước thế giới bằng lối sống của mình.”
Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) nói:
“57. Qua các bài đọc, bàn tiệc Lời Chúa được dọn ra cho các tín hữu và các kho tàng Thánh Kinh được mở ra cho họ. Các bài đọc Thánh Kinh được sắp xếp để làm sáng tỏ tính thống nhất của hai Giao Ước và lịch sử cứu độ. Do đó, không được phép thay thế các bài đọc và thánh vịnh đáp ca chứa đựng Lời Chúa bằng các bản văn ngoài Thánh Kinh” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang.)
Điểm tương tự được viết như sau trong Huấn thị Redemptionis Sacramentum (Bí Tích Cứu Độ) năm 2004:
“61. Về những gì liên quan đến việc chọn các bài đọc Kinh Thánh phải công bố trong cử hành Thánh Lễ, phải tuân thủ các quy tắc có trong các sách phụng vụ, để, thực sự, “bàn tiệc lời Thiên Chúa được trình bày cho tín hữu cách phong phú hơn, và kho tàng Kinh Thánh được mở rộng cho họ hơn”.
“62. Không được phép bỏ hay đổi một cách tuỳ tiện các bài đọc Kinh Thánh đã được quy định, nhất là cũng không được phép thay thế “các bài đọc và thánh vịnh đáp ca chứa đựng lời Thiên Chúa bằng những bản văn khác được chọn ngoài Kinh Thánh” (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.)
Phần giới thiệu Sách Bài Đọc giải thích một cách tuyệt vời tầm quan trọng của việc sử dụng Lời Chúa trong phụng vụ:
“c) Ý nghĩa của Lời Chúa trong Phụng vụ
“3. Sự phong nhiêu chứa đựng trong lời Chúa được đưa ra ngoài một cách đáng ngưỡng mộ, trong các loại hình khác nhau của cử hành phụng vụ, và trong các cuộc tụ họp khác nhau của tín hữu tham gia các cử hành ấy. Điều này diễn ra khi mầu nhiệm của Chúa Kitô được gợi lại trong suốt năm phụng vụ, khi các bí tích và á bí tích của Hội Thánh được cử hành, hoặc khi các tín hữu đáp lời riêng cho Chúa Thánh Thần đang hoạt động trong họ. Vì thế, việc cử hành phụng vụ, chủ yếu dựa trên lời Chúa và được duy trì bởi lời Chúa, trở thành một sự kiện mới và làm phong phú lời Chúa với ý nghĩa và sức mạnh mới. Do đó, trong phụng vụ, Hội Thánh trung thành tuân theo cách thức, mà chính Chúa Kitô đọc và giải thích Kinh Thánh, bắt đầu với ‘ngày hôm nay’ của lần Ngài đến trong hội đường, và thúc giục tất cả mọi người tìm kiếm Kinh Thánh.
“2. Cử hành phụng vụ Lời Chúa
“a) Đặc tính riêng của Lời Chúa trong Cử hành phụng vụ
"4. Trong cử hành Phụng vụ, lời Chúa không được chỉ công bố theo một cách duy nhất, và cũng không luôn làm lay động trái tim người nghe với cùng một hiệu quả. Tuy nhiên, luôn luôn có Chúa Kitô hiện diện trong lời Ngài, như khi Ngài thực hiện mầu nhiệm cứu độ, thánh hóa nhân loại và dâng lên Cha sự thờ phượng hoàn hảo. Hơn nữa, lời Chúa không ngừng nhắc nhở tâm can, và mở rộng nhiệm cục cứu độ (economy of salvation), vốn chu toàn sự diễn tả đầy đủ nhất của nó trong Phụng vụ. Do đó, việc cử hành phụng vụ trở thành sự trình bày liên tục, đầy đủ và hiệu quả của lời Chúa. Lời Chúa không ngừng được công bố trong Phụng vụ, luôn là một lời sống động và hữu hiệu nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần. Nó thể hiện tình yêu của Chúa Cha, vốn không bao giờ thất bại trong hiệu quả của nó đối với chúng ta.
“b) Lời Chúa trong Nhiệm cục Cứu độ
“5. Trong cử hành Phụng vụ, khi Hội Thánh công bố cả Cựu Ước và Tân Ước, là công bố một mầu nhiệm duy nhất và như nhau của Chúa Kitô. Tân Ước nằm ẩn trong Cựu Ước; Cựu Ước được đưa ra ánh sáng hoàn toàn trong Tân Ước. Chính Chúa Kitô là trung tâm và sự viên mãn của toàn bộ Kinh thánh, giống như Ngài là của toàn bộ cử hành phụng vụ. Do đó, Kinh Thánh là nguồn nước sống động, mà tất cả những ai tìm kiếm sự sống và sự cứu rỗi đều phải uống. Chúng ta càng hiểu sâu sắc việc cử hành phụng vụ, chúng ta càng đánh giá cao tầm quan trọng của lời Chúa. Bất cứ điều gì chúng ta nói về mầu nhiệm này, chúng ta có thể nói về mầu nhiệm kia, bởi vì mỗi cái nhắc lại mầu nhiệm của Chúa Kitô, và mỗi cái theo cách riêng của nó làm cho mầu nhiệm được đưa về phía trước.
“c) Lời Chúa trong sự tham gia phụng vụ của tín hữu
“6. Khi cử hành Phụng vụ, Hội Thánh trung thành hô vang chữ ‘Amen’, mà Chúa Kitô, Đấng Trung Gian giữa Thiên Chúa và loài người, đã thốt lên một lần cho tất cả, khi Ngài đổ máu để đóng ấn giao ước mới trong Chúa Thánh Thần. Khi Chúa truyền đạt lời Ngài, Ngài mong đợi một câu trả lời, đó là lắng nghe và tôn thờ ‘trong Thần Khí và sự thật’ (Ga 4:23). Chúa Thánh Thần làm cho câu trả lời này trở nên hiệu quả, đến nỗi những gì được nghe trong cử hành Phụng vụ có thể được thực hiện trong một lối sống:”Hãy làm người thực hiện lời, chứ không chỉ là người nghe’ (Jas 1:22). Việc cử hành phụng vụ và sự tham gia của các tín hữu nhận sự diễn tả bề ngoài bằng hành động, cử chỉ và lời nói. Họ phái sinh ý nghĩa đầy đủ của phụng vụ, không chỉ đơn giản là từ nguồn gốc của họ trong kinh nghiệm của con người, mà từ lời của Thiên Chúa và nhiệm cục cứu độ, mà chúng tôi đã nói tới. Theo đó, sự tham gia của các tín hữu trong Phụng vụ gia tăng đến mức độ rằng, khi họ lắng nghe lời Chúa được công bố trong Phụng vụ, họ cố gắng hơn nữa để dấn thân vào Lời Chúa nhập thể trong Chúa Kitô. Vì vậy, họ nỗ lực để làm cho lối sống của họ trở nên đồng dạng với những gì họ cử hành trong Phụng vụ, và sau đó, đến lượt họ, họ mang việc cử hành Phụng vụ vào tất cả những gì họ làm trong đời sống của họ.
“3. Lời Chúa trong đời sống của dân Giao ước
“a) Lời Chúa trong đời sống của Hội Thánh
“7. Trong việc nghe lời Chúa, Hội Thánh được xây dựng và phát triển, và trong các dấu hiệu của cử hành phụng vụ, các công trình quá khứ tuyệt vời của Chúa trong lịch sử cứu độ được trình bày mới hơn, như là các thực tại mầu nhiệm. Đến lượt mình, Thiên Chúa dùng cộng đoàn các tín hữu đang cử hành phụng vụ để cho lời Chúa được lan tỏa rộng và được tôn vinh, và Danh Thánh được tán tụng giữa các quốc gia. Do đó, bất cứ khi nào, Hội Thánh, được Chúa Thánh Thần quy tụ cho việc cử hành phụng vụ, loan báo và công bố lời Chúa, Hội Thánh ý thức mình là một dân tộc mới, mà trong đó giao ước được thực hiện trong quá khứ, được hoàn thiện và hoàn thành. Bí tích Rửa tội và Bí tích Thêm sức đã làm cho mọi tín hữu của Chúa Kitô trở thành sứ giả của lời Chúa, vì hồng ân đã nghe những gì họ đã nhận được. Do đó, họ phải là người mang lời Chúa ấy vào Hội Thánh và vào thế giới, ít nhất là bằng chứng tá đời sống của họ. Lời Chúa được công bố trong cử hành các mầu nhiệm của Chúa không chỉ đề cập đến các điều kiện hiện tại, mà còn nhìn lại các sự kiện quá khứ, và hướng tới những gì chưa xảy ra trong tương lai. Do đó, lời Chúa cho chúng ta thấy những gì chúng ta nên hy vọng, với mong mỏi rằng trong thế giới đang thay đổi này, tâm hồn chúng ta sẽ được đặt ở nơi đâu có niềm vui thực sự của chúng ta.”
Đối với việc người không Công Giáo đọc bài đọc trong Thánh lễ, tôi xin trích một đoạn văn mà tôi đã viết ngày 2-12-2003:
“Trong hầu hết các trường hợp, chỉ một người Công Giáo có tư cách tốt có thể phục vụ trong bất kỳ vai trò phụng vụ nào. Vì thế, trước khi phục vụ, mỗi cá nhân Công Giáo nên chắc chắn rằng mình đang ở trong tình trạng ân sủng.
“Có thể có một vài trường hợp ngoại lệ. Danh mục Đại kết của Tòa Thánh năm 1993 nói rằng việc công bố Kinh Thánh trong Thánh lễ được thực hiện bởi người Công Giáo. Trong trường hợp đặc biệt và vì một lý do chính đáng, Giám mục giáo phận có thể cho phép một thành viên của một giáo hội khác hoặc cộng đoàn giáo hội khác thực hiện chức năng của người đọc sách (xem số 133). Tuy nhiên, bài giảng luôn dành cho linh mục hoặc phó tế.
“Lý do là khá rõ ràng: do mối quan hệ mật thiết giữa bàn tiệc lời Chúa và bàn tiệc Thánh Thể trong buổi cử hành. Người đọc lời Chúa trong bối cảnh này là hành xử như một thừa tác viên (được ủy nhiệm) của Hội Thánh, và thông thường chỉ có người Công Giáo mới có thể phục vụ chức năng này. (Zenit.org 25-6-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/non-biblical-texts-at-mass/
Hỏi: Liệu có các luật phụng vụ liên quan đến việc đọc các bản văn tôn giáo của các tôn giáo khác, thay cho các bài đọc hoặc bài Tin Mừng trong Thánh lễ không? Đâu là các hạn chế phụng vụ được áp dụng (cho việc trên đây), nếu độc viên/ người đọc là một người Công Giáo hoặc một cá nhân từ một tôn giáo khác? - M. P., Chennai, Ấn Độ.
Đáp: Thật ra chỉ có một luật cơ bản liên quan đến các bài đọc trong Thánh lễ. Chỉ có các bản văn Kinh Thánh được phê duyệt mới được sử dụng. Còn các bản văn ngoài Kinh Thánh, ngay cả khi chúng là tác phẩm của một Giáo hoàng hoặc một vị thánh, không bao giờ được sử dụng như các bài đọc trong Thánh lễ - huống hồ các bản văn ngoài Kitô giáo.
Do đó, Phần giới thiệu Sách Bài Đọc (The introduction to the Lectionary) nói:
“12. Trong việc cử hành Thánh lễ, các bài đọc Kinh Thánh với các bài thánh ca đi kèm từ Kinh Thánh không thể được bỏ qua, rút ngắn hoặc tệ hơn, được thay bằng các bản văn ngoài Kinh Thánh. Vì đó là lời Chúa được truyền lại bằng văn bản và nay là ‘Lời Chúa nói với dân Ngài', và chính từ việc sử dụng nối tiếp Kinh Thánh mà dân Chúa, ngoan ngoãn với Chúa Thánh Thần dưới ánh sáng đức tin, có thể làm chứng nhân cho Chúa Kitô trước thế giới bằng lối sống của mình.”
Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) nói:
“57. Qua các bài đọc, bàn tiệc Lời Chúa được dọn ra cho các tín hữu và các kho tàng Thánh Kinh được mở ra cho họ. Các bài đọc Thánh Kinh được sắp xếp để làm sáng tỏ tính thống nhất của hai Giao Ước và lịch sử cứu độ. Do đó, không được phép thay thế các bài đọc và thánh vịnh đáp ca chứa đựng Lời Chúa bằng các bản văn ngoài Thánh Kinh” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang.)
Điểm tương tự được viết như sau trong Huấn thị Redemptionis Sacramentum (Bí Tích Cứu Độ) năm 2004:
“61. Về những gì liên quan đến việc chọn các bài đọc Kinh Thánh phải công bố trong cử hành Thánh Lễ, phải tuân thủ các quy tắc có trong các sách phụng vụ, để, thực sự, “bàn tiệc lời Thiên Chúa được trình bày cho tín hữu cách phong phú hơn, và kho tàng Kinh Thánh được mở rộng cho họ hơn”.
“62. Không được phép bỏ hay đổi một cách tuỳ tiện các bài đọc Kinh Thánh đã được quy định, nhất là cũng không được phép thay thế “các bài đọc và thánh vịnh đáp ca chứa đựng lời Thiên Chúa bằng những bản văn khác được chọn ngoài Kinh Thánh” (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.)
Phần giới thiệu Sách Bài Đọc giải thích một cách tuyệt vời tầm quan trọng của việc sử dụng Lời Chúa trong phụng vụ:
“c) Ý nghĩa của Lời Chúa trong Phụng vụ
“3. Sự phong nhiêu chứa đựng trong lời Chúa được đưa ra ngoài một cách đáng ngưỡng mộ, trong các loại hình khác nhau của cử hành phụng vụ, và trong các cuộc tụ họp khác nhau của tín hữu tham gia các cử hành ấy. Điều này diễn ra khi mầu nhiệm của Chúa Kitô được gợi lại trong suốt năm phụng vụ, khi các bí tích và á bí tích của Hội Thánh được cử hành, hoặc khi các tín hữu đáp lời riêng cho Chúa Thánh Thần đang hoạt động trong họ. Vì thế, việc cử hành phụng vụ, chủ yếu dựa trên lời Chúa và được duy trì bởi lời Chúa, trở thành một sự kiện mới và làm phong phú lời Chúa với ý nghĩa và sức mạnh mới. Do đó, trong phụng vụ, Hội Thánh trung thành tuân theo cách thức, mà chính Chúa Kitô đọc và giải thích Kinh Thánh, bắt đầu với ‘ngày hôm nay’ của lần Ngài đến trong hội đường, và thúc giục tất cả mọi người tìm kiếm Kinh Thánh.
“2. Cử hành phụng vụ Lời Chúa
“a) Đặc tính riêng của Lời Chúa trong Cử hành phụng vụ
"4. Trong cử hành Phụng vụ, lời Chúa không được chỉ công bố theo một cách duy nhất, và cũng không luôn làm lay động trái tim người nghe với cùng một hiệu quả. Tuy nhiên, luôn luôn có Chúa Kitô hiện diện trong lời Ngài, như khi Ngài thực hiện mầu nhiệm cứu độ, thánh hóa nhân loại và dâng lên Cha sự thờ phượng hoàn hảo. Hơn nữa, lời Chúa không ngừng nhắc nhở tâm can, và mở rộng nhiệm cục cứu độ (economy of salvation), vốn chu toàn sự diễn tả đầy đủ nhất của nó trong Phụng vụ. Do đó, việc cử hành phụng vụ trở thành sự trình bày liên tục, đầy đủ và hiệu quả của lời Chúa. Lời Chúa không ngừng được công bố trong Phụng vụ, luôn là một lời sống động và hữu hiệu nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần. Nó thể hiện tình yêu của Chúa Cha, vốn không bao giờ thất bại trong hiệu quả của nó đối với chúng ta.
“b) Lời Chúa trong Nhiệm cục Cứu độ
“5. Trong cử hành Phụng vụ, khi Hội Thánh công bố cả Cựu Ước và Tân Ước, là công bố một mầu nhiệm duy nhất và như nhau của Chúa Kitô. Tân Ước nằm ẩn trong Cựu Ước; Cựu Ước được đưa ra ánh sáng hoàn toàn trong Tân Ước. Chính Chúa Kitô là trung tâm và sự viên mãn của toàn bộ Kinh thánh, giống như Ngài là của toàn bộ cử hành phụng vụ. Do đó, Kinh Thánh là nguồn nước sống động, mà tất cả những ai tìm kiếm sự sống và sự cứu rỗi đều phải uống. Chúng ta càng hiểu sâu sắc việc cử hành phụng vụ, chúng ta càng đánh giá cao tầm quan trọng của lời Chúa. Bất cứ điều gì chúng ta nói về mầu nhiệm này, chúng ta có thể nói về mầu nhiệm kia, bởi vì mỗi cái nhắc lại mầu nhiệm của Chúa Kitô, và mỗi cái theo cách riêng của nó làm cho mầu nhiệm được đưa về phía trước.
“c) Lời Chúa trong sự tham gia phụng vụ của tín hữu
“6. Khi cử hành Phụng vụ, Hội Thánh trung thành hô vang chữ ‘Amen’, mà Chúa Kitô, Đấng Trung Gian giữa Thiên Chúa và loài người, đã thốt lên một lần cho tất cả, khi Ngài đổ máu để đóng ấn giao ước mới trong Chúa Thánh Thần. Khi Chúa truyền đạt lời Ngài, Ngài mong đợi một câu trả lời, đó là lắng nghe và tôn thờ ‘trong Thần Khí và sự thật’ (Ga 4:23). Chúa Thánh Thần làm cho câu trả lời này trở nên hiệu quả, đến nỗi những gì được nghe trong cử hành Phụng vụ có thể được thực hiện trong một lối sống:”Hãy làm người thực hiện lời, chứ không chỉ là người nghe’ (Jas 1:22). Việc cử hành phụng vụ và sự tham gia của các tín hữu nhận sự diễn tả bề ngoài bằng hành động, cử chỉ và lời nói. Họ phái sinh ý nghĩa đầy đủ của phụng vụ, không chỉ đơn giản là từ nguồn gốc của họ trong kinh nghiệm của con người, mà từ lời của Thiên Chúa và nhiệm cục cứu độ, mà chúng tôi đã nói tới. Theo đó, sự tham gia của các tín hữu trong Phụng vụ gia tăng đến mức độ rằng, khi họ lắng nghe lời Chúa được công bố trong Phụng vụ, họ cố gắng hơn nữa để dấn thân vào Lời Chúa nhập thể trong Chúa Kitô. Vì vậy, họ nỗ lực để làm cho lối sống của họ trở nên đồng dạng với những gì họ cử hành trong Phụng vụ, và sau đó, đến lượt họ, họ mang việc cử hành Phụng vụ vào tất cả những gì họ làm trong đời sống của họ.
“3. Lời Chúa trong đời sống của dân Giao ước
“a) Lời Chúa trong đời sống của Hội Thánh
“7. Trong việc nghe lời Chúa, Hội Thánh được xây dựng và phát triển, và trong các dấu hiệu của cử hành phụng vụ, các công trình quá khứ tuyệt vời của Chúa trong lịch sử cứu độ được trình bày mới hơn, như là các thực tại mầu nhiệm. Đến lượt mình, Thiên Chúa dùng cộng đoàn các tín hữu đang cử hành phụng vụ để cho lời Chúa được lan tỏa rộng và được tôn vinh, và Danh Thánh được tán tụng giữa các quốc gia. Do đó, bất cứ khi nào, Hội Thánh, được Chúa Thánh Thần quy tụ cho việc cử hành phụng vụ, loan báo và công bố lời Chúa, Hội Thánh ý thức mình là một dân tộc mới, mà trong đó giao ước được thực hiện trong quá khứ, được hoàn thiện và hoàn thành. Bí tích Rửa tội và Bí tích Thêm sức đã làm cho mọi tín hữu của Chúa Kitô trở thành sứ giả của lời Chúa, vì hồng ân đã nghe những gì họ đã nhận được. Do đó, họ phải là người mang lời Chúa ấy vào Hội Thánh và vào thế giới, ít nhất là bằng chứng tá đời sống của họ. Lời Chúa được công bố trong cử hành các mầu nhiệm của Chúa không chỉ đề cập đến các điều kiện hiện tại, mà còn nhìn lại các sự kiện quá khứ, và hướng tới những gì chưa xảy ra trong tương lai. Do đó, lời Chúa cho chúng ta thấy những gì chúng ta nên hy vọng, với mong mỏi rằng trong thế giới đang thay đổi này, tâm hồn chúng ta sẽ được đặt ở nơi đâu có niềm vui thực sự của chúng ta.”
Đối với việc người không Công Giáo đọc bài đọc trong Thánh lễ, tôi xin trích một đoạn văn mà tôi đã viết ngày 2-12-2003:
“Trong hầu hết các trường hợp, chỉ một người Công Giáo có tư cách tốt có thể phục vụ trong bất kỳ vai trò phụng vụ nào. Vì thế, trước khi phục vụ, mỗi cá nhân Công Giáo nên chắc chắn rằng mình đang ở trong tình trạng ân sủng.
“Có thể có một vài trường hợp ngoại lệ. Danh mục Đại kết của Tòa Thánh năm 1993 nói rằng việc công bố Kinh Thánh trong Thánh lễ được thực hiện bởi người Công Giáo. Trong trường hợp đặc biệt và vì một lý do chính đáng, Giám mục giáo phận có thể cho phép một thành viên của một giáo hội khác hoặc cộng đoàn giáo hội khác thực hiện chức năng của người đọc sách (xem số 133). Tuy nhiên, bài giảng luôn dành cho linh mục hoặc phó tế.
“Lý do là khá rõ ràng: do mối quan hệ mật thiết giữa bàn tiệc lời Chúa và bàn tiệc Thánh Thể trong buổi cử hành. Người đọc lời Chúa trong bối cảnh này là hành xử như một thừa tác viên (được ủy nhiệm) của Hội Thánh, và thông thường chỉ có người Công Giáo mới có thể phục vụ chức năng này. (Zenit.org 25-6-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/non-biblical-texts-at-mass/