Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ và thần học Bí tích, Giám đốc Viện Sacerdos tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Giáo xứ chúng con sẽ chầu Thánh Thể với thời gian dài ở một nhà nguyện trong một phần của phòng thánh lớn. Một nhà tạm đặc biệt có cửa đôi - cửa trong có chèn kính tròn, mà ở đó một Mình Thánh lớn có thể được nhìn thấy, trong khi cửa ngoài chắc chắn và có trang trí - đang được lắp đặt. Cha xứ nói rằng chỉ có một ngọn nến (giống như ngọn đèn nhà tạm trong nhà thờ chính) sẽ được thắp sáng, khi cánh cửa ngoài được mở và Mình Thánh Chúa được trưng ra. Thưa cha, liệu thủ tục này là thích hợp cho một thiết lập như vậy không? - T. P., New Jersey, Hoa Kỳ.
Đáp: Tôi sẽ nói rằng đây không phải là trường hợp đúng. Các quy chế chính yếu cho việc chầu Thánh Thể được tìm thấy trong tài liệu năm 1973 “Rites for Holy Communion and Worship of the Eucharist Outside Mass” (Nghi thức Rước lễ và chầu Thánh Thể ngoài Thánh lễ.)
Trước hết, cần có một sự phân biệt. Có hai loại chầu Thánh Thể: đơn giản và trọng thể.
Việc chầu Thánh Thể đơn giản là với hộp đựng Mình Thánh (pyx) đóng kín, hoặc Bình thánh (ciborium), và có vài yêu cầu nghi thức.
Việc chầu Thánh Thể trọng thể là khi Mình Thánh được nhìn thấy rõ ràng. Thời gian chầu có thể là ngắn hay dài, tùy vào việc liệu Mình Thánh được trưng trong khoảng thời gian tương đối ngắn trong 20 phút, hoặc hai giờ, hoặc kéo dài nhiều giờ trong ngày, hoặc kéo dài nhiều ngày hoặc vài tuần lễ.
Không có sự khác biệt cho dù Mình Thánh được đặt trong mặt nhật trên bàn thờ, hoặc trong một nhà tạm an toàn như được mô tả ở trên; đây luôn là một trường hợp chầu Thánh Thể trọng thể và phải tuân theo các quy chế cho hình thức này.
Các quy chế chính yếu liên quan đến câu hỏi là như sau:
“85. Khi chầu Thánh Thể được đặt trong mặt nhật, cần 4-6 cây nến được thắp sáng như trong Thánh lễ, và hương trầm được sử dụng. Còn khi chầu Thánh Thể được đặt trong Bình thánh, ít nhất hai cây nến được thắp sáng, và hương trầm có thể được sử dụng.
“88. Trường hợp giờ chầu không thể không bị gián đoạn vì không có đủ số người đến chầu, được phép cất Mình Thánh vào nhà tạm, vào giờ quy định được công bố trước. Nhưng việc này không được thực hiện quá hai lần một ngày, thí dụ, vào giữa trưa và đêm.
“Hình thức sau đây cho giờ chầu đơn giản có thể được thực hiện bởi linh mục hoặc phó tế, mặc áo choàng, hoặc áo các phép bên ngoài áo dòng, với dây các phép, đặt lại Mình Thánh vào nhà tạm, sau một thời gian ngắn chầu và câu nguyện cùng với các người hiện diện. Việc chầu Thánh Thể có thể diễn ra lần nữa, theo cùng một cách thức và theo lịch trình.
“Thời gian chầu ngắn
“89. Các lần chầu Thánh Thể thời gian ngắn cần được sắp xếp như thế nào, để cho việc ban phép lành với Mình Thánh đi sau một thời gian hợp lý cho việc đọc lời Chúa, ca hát, lời cầu nguyện và một khoảng thời gian cầu nguyện thinh lặng.
“Cấm việc trưng Mình Thánh chỉ với mục đích ban phép lành.
“III. Thừa tác viên của chầu Thánh Thể
“91. Thừa tác viên thông thường cho việc chầu Thánh Thể là một linh mục hoặc phó tế. Vào cuối thời kỳ chầu, trước khi cất Mình Thánh, ngài ban phép lành với Mình Thánh.
“Trong trường hợp không có linh mục hoặc phó tế, hoặc nếu họ bị cản trở một cách hợp pháp, các người sau đây có thể công khai trưng và cất Mình Thánh cho tín hữu chầu:
“a. một thầy giúp lễ hoặc một thừa tác viên đặc biệt cho rước lễ;
“b. Theo chỉ định của Đấng Bản quyền địa phương, một thành viên của một Dòng tu hội, hoặc của một hiệp hội giáo dân đạo đức, vốn tận hiến cho việc chầu Thánh Thể.
“Các thừa tác viên này có thể mở cửa nhà tạm, và nếu cần, đặt Bình thánh lên bàn thờ hoặc đặt Mình Thánh vào Mặt nhật. Cuối giờ chầu, họ đặt Mình Thánh vào nhà tạm. Tuy nhiên, họ không được phép ban phép lành với Mình Thánh.”
Trong ánh sáng các điều trên đây, chúng ta có thể nói rằng trong lần đầu tiên Mình Thánh được trưng ban ngày, cần xông hương cho Mình Thánh, và nếu có thể mọi người hát vào lúc này. Quy chế này vẫn còn hiệu lực ngay cả khi việc trưng Mình Thánh chỉ đòi hỏi mở cửa ngoài của nhà tạm.
Một ngoại lệ cho quy chế này là trường hợp, khi việc chầu Thánh Thề vĩnh viễn bị ngưng ban đêm do phải cất Mình Thánh, và được trưng lại vào sáng hôm sau. Như chúng ta đã thấy, các quy chế cho phép chầu liên tục hai giờ trong bất cứ ngày nào.
Vì chúng ta đang nói đến việc chầu Thánh Thể trọng thể, quy chế đòi hỏi thắp ít nhất bốn cây nến trong khả năng thắp sáu cây nến. Do đó, việc sử dụng chỉ một ngọn đèn nhà tạm là không đủ. (Zenit.org 23-7-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/candles-at-adoration/
Hỏi: Giáo xứ chúng con sẽ chầu Thánh Thể với thời gian dài ở một nhà nguyện trong một phần của phòng thánh lớn. Một nhà tạm đặc biệt có cửa đôi - cửa trong có chèn kính tròn, mà ở đó một Mình Thánh lớn có thể được nhìn thấy, trong khi cửa ngoài chắc chắn và có trang trí - đang được lắp đặt. Cha xứ nói rằng chỉ có một ngọn nến (giống như ngọn đèn nhà tạm trong nhà thờ chính) sẽ được thắp sáng, khi cánh cửa ngoài được mở và Mình Thánh Chúa được trưng ra. Thưa cha, liệu thủ tục này là thích hợp cho một thiết lập như vậy không? - T. P., New Jersey, Hoa Kỳ.
Đáp: Tôi sẽ nói rằng đây không phải là trường hợp đúng. Các quy chế chính yếu cho việc chầu Thánh Thể được tìm thấy trong tài liệu năm 1973 “Rites for Holy Communion and Worship of the Eucharist Outside Mass” (Nghi thức Rước lễ và chầu Thánh Thể ngoài Thánh lễ.)
Trước hết, cần có một sự phân biệt. Có hai loại chầu Thánh Thể: đơn giản và trọng thể.
Việc chầu Thánh Thể đơn giản là với hộp đựng Mình Thánh (pyx) đóng kín, hoặc Bình thánh (ciborium), và có vài yêu cầu nghi thức.
Việc chầu Thánh Thể trọng thể là khi Mình Thánh được nhìn thấy rõ ràng. Thời gian chầu có thể là ngắn hay dài, tùy vào việc liệu Mình Thánh được trưng trong khoảng thời gian tương đối ngắn trong 20 phút, hoặc hai giờ, hoặc kéo dài nhiều giờ trong ngày, hoặc kéo dài nhiều ngày hoặc vài tuần lễ.
Không có sự khác biệt cho dù Mình Thánh được đặt trong mặt nhật trên bàn thờ, hoặc trong một nhà tạm an toàn như được mô tả ở trên; đây luôn là một trường hợp chầu Thánh Thể trọng thể và phải tuân theo các quy chế cho hình thức này.
Các quy chế chính yếu liên quan đến câu hỏi là như sau:
“85. Khi chầu Thánh Thể được đặt trong mặt nhật, cần 4-6 cây nến được thắp sáng như trong Thánh lễ, và hương trầm được sử dụng. Còn khi chầu Thánh Thể được đặt trong Bình thánh, ít nhất hai cây nến được thắp sáng, và hương trầm có thể được sử dụng.
“88. Trường hợp giờ chầu không thể không bị gián đoạn vì không có đủ số người đến chầu, được phép cất Mình Thánh vào nhà tạm, vào giờ quy định được công bố trước. Nhưng việc này không được thực hiện quá hai lần một ngày, thí dụ, vào giữa trưa và đêm.
“Hình thức sau đây cho giờ chầu đơn giản có thể được thực hiện bởi linh mục hoặc phó tế, mặc áo choàng, hoặc áo các phép bên ngoài áo dòng, với dây các phép, đặt lại Mình Thánh vào nhà tạm, sau một thời gian ngắn chầu và câu nguyện cùng với các người hiện diện. Việc chầu Thánh Thể có thể diễn ra lần nữa, theo cùng một cách thức và theo lịch trình.
“Thời gian chầu ngắn
“89. Các lần chầu Thánh Thể thời gian ngắn cần được sắp xếp như thế nào, để cho việc ban phép lành với Mình Thánh đi sau một thời gian hợp lý cho việc đọc lời Chúa, ca hát, lời cầu nguyện và một khoảng thời gian cầu nguyện thinh lặng.
“Cấm việc trưng Mình Thánh chỉ với mục đích ban phép lành.
“III. Thừa tác viên của chầu Thánh Thể
“91. Thừa tác viên thông thường cho việc chầu Thánh Thể là một linh mục hoặc phó tế. Vào cuối thời kỳ chầu, trước khi cất Mình Thánh, ngài ban phép lành với Mình Thánh.
“Trong trường hợp không có linh mục hoặc phó tế, hoặc nếu họ bị cản trở một cách hợp pháp, các người sau đây có thể công khai trưng và cất Mình Thánh cho tín hữu chầu:
“a. một thầy giúp lễ hoặc một thừa tác viên đặc biệt cho rước lễ;
“b. Theo chỉ định của Đấng Bản quyền địa phương, một thành viên của một Dòng tu hội, hoặc của một hiệp hội giáo dân đạo đức, vốn tận hiến cho việc chầu Thánh Thể.
“Các thừa tác viên này có thể mở cửa nhà tạm, và nếu cần, đặt Bình thánh lên bàn thờ hoặc đặt Mình Thánh vào Mặt nhật. Cuối giờ chầu, họ đặt Mình Thánh vào nhà tạm. Tuy nhiên, họ không được phép ban phép lành với Mình Thánh.”
Trong ánh sáng các điều trên đây, chúng ta có thể nói rằng trong lần đầu tiên Mình Thánh được trưng ban ngày, cần xông hương cho Mình Thánh, và nếu có thể mọi người hát vào lúc này. Quy chế này vẫn còn hiệu lực ngay cả khi việc trưng Mình Thánh chỉ đòi hỏi mở cửa ngoài của nhà tạm.
Một ngoại lệ cho quy chế này là trường hợp, khi việc chầu Thánh Thề vĩnh viễn bị ngưng ban đêm do phải cất Mình Thánh, và được trưng lại vào sáng hôm sau. Như chúng ta đã thấy, các quy chế cho phép chầu liên tục hai giờ trong bất cứ ngày nào.
Vì chúng ta đang nói đến việc chầu Thánh Thể trọng thể, quy chế đòi hỏi thắp ít nhất bốn cây nến trong khả năng thắp sáu cây nến. Do đó, việc sử dụng chỉ một ngọn đèn nhà tạm là không đủ. (Zenit.org 23-7-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/candles-at-adoration/