Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ và thần học Bí tích, Giám đốc Viện Sacerdos tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Nếu một giáo dân đọc kinh Nhật Tụng theo hình thức ngoại thường, người ấy có tham gia vào lời cầu nguyện chính thức của Hội Thánh không? Chúng ta có một số luật mâu thuẫn với nhau về điều này. Một mặt, chúng ta có Hiến chế Sacrosanctum Concilium của Công Đồng chung Vatican II nói: “Cũng khuyên cả các giáo dân hãy đọc kinh Nhật Tụng, hoặc cùng với các linh mục hoặc khi tụ họp chung với nhau hoặc riêng một mình” (Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X Đà Lạt). Hơn nữa, Giáo luật điều 834 nói: “Việc phụng tự như vậy được thực hiện mỗi khi được cử hành nhân danh Hội Thánh, bởi những người được đề cử cách hợp pháp và bằng những hành động được giáo quyền chấp nhận” (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh). Tuy nhiên, Huấn thị Universae Ecclesiae (Hội Thánh Hoàn vũ) số 27, nói: “Về những gì liên quan các qui định kỷ luật về việc cử hành Thánh lễ, người ta sẽ áp dụng kỷ luật Hội Thánh được ấn định trong Bộ Giáo luật năm 1983” và số 28: “Hơn nữa, do tính chất của luật đặc biệt, Tự sắc Summorum Pontificum bãi bỏ, trong lĩnh vực riêng của nó, các biện pháp luật lệ về các nghi thức thánh thiêng có từ năm 1962, và không phù hợp với các chữ đỏ của các sách phụng vụ có hiệu lực từ năm 1962”. Vì vậy, ghi nhớ các điều này, khi con, với tư cách là một giáo dân, đọc một phần kinh Nhật Tụng (nghĩa là một số Giờ Kinh, chứ không phải tất cả các Giờ Kinh) bằng tiếng Latinh và theo chữ đỏ, con tham gia vào lời cầu nguyện chính thức của Hội Thánh không? Con giả sử liệu câu hỏi cuối cùng được đặt ra là liệu một giáo dân đọc kinh Nhật Tụng là không tương thích với chữ đỏ của các sách phụng vụ có hiệu lực từ năm 1962 chăng. - J. Z., Lincoln, Nebraska, Hoa Kỳ.
Đáp: Câu trả lời của tôi cho câu hỏi rất thú vị này, của một bạn đọc thường đọc kinh Nhật Tụng, là nhất trí Có. Một giáo dân đọc kinh Nhật Tụng theo hình thức ngoại thường, là tham gia vào lời cầu nguyện chính thức của Hội Thánh.
Các lý do đằng sau điều này không phải là nhiều về giáo luật, ít chữ đỏ hơn, nhưng là đúng thần học hơn. Tuy nhiên, để chứng minh điều này, Giáo luật điều 834 phải được giải thích cách chính xác. Khi Điều 834 nói: “Việc phụng tự như vậy được thực hiện mỗi khi được cử hành nhân danh Hội Thánh, bởi những người được đề cử cách hợp pháp và bằng những hành động được giáo quyền chấp nhận”, nó phải được nhìn trong ánh sáng của các Điều tiếp theo:
“Ðiều 835: §1. Các Giám Mục là những người phải thi hành nhiệm vụ thánh hóa trước tiên, bởi vì các Ngài là những đại tư tế, những người phân phát chính yếu các mầu nhiệm của Thiên Chúa và những người điều hành, cổ võ và bảo toàn tất cả đời sống phụng vụ trong Hội Thánh đã được ủy thác cho các Ngài.
“§2. Nhiệm vụ ấy cũng được thi hành bởi các linh mục, vì là những người dự phần vào chính chức vụ tư tế của Chúa Kitô, như những thừa tác viên của Ngài; họ được cung hiến để cử hành phụng tự và thánh hóa dân chúng, dưới quyền của Giám Mục.
“§3. Các Phó Tế dự phần vào việc cử hành phụng tự, chiếu theo các quy tắc luật định.
“§4. Trong nhiệm vụ thánh hóa, các tín hữu cũng có phần vụ riêng: theo cách thế riêng của mình, họ tham dự tích cực vào mọi cử hành phụng vụ, nhất là việc cử hành Thánh Thể. Các cha mẹ Công Giáo cũng tham dự vào nhiệm vụ ấy cách đặc biệt khi sống đời vợ chồng với tinh thần Kitô giáo, và lưu tâm đến việc giáo dục Kitô giáo cho con cái.
“Ðiều 836: Việc phụng tự Kitô giáo, trong đó chức tư tế phổ quát của các tín hữu được thực thi, là một công cuộc phát xuất từ Ðức Tin và dựa trên Ðức Tin. Do đó, các thừa tác viên thánh phải để tâm khởi động và làm sáng tỏ Ðức Tin ấy, đặc biệt bằng tác vụ rao giảng, nhờ đó, Ðức Tin được phát sinh và nuôi dưỡng.
“Ðiều 837: §1. Hoạt động phụng vụ không phải là những hoạt động của tư nhân, nhưng là những cử hành của chính Hội Thánh, "Bí Tích của sự Hiệp Nhất", nghĩa là dân thánh được đoàn tụ và điều hành bởi Giám Mục. Do đó, hoạt động phụng vụ thuộc về toàn thể thân thể của Hội Thánh, biểu lộ và thể hiện thân thể ấy. Tuy nhiên, hoạt động phụng vụ cũng liên hệ đến từng chi thể của thân thể bằng cách thế khác nhau, theo những phẩm chức, phận vụ và việc tham dự thực sự khác nhau.
“§2. Xét theo bản tính, hoạt động phụng vụ hàm chứa việc cử hành chung. Do đó, nơi nào có thể, phải cử hành các nghi lễ phụng vụ với sự hiện diện và tham dự tích cực của các tín hữu” (Bản dịch Việt ngữ, nt).
Do đó, và đặc biệt là trong ánh sáng của Điều 836, sự ủy thác để cử hành và hành động đúng phụng vụ đến với từng thành viên tín hữu, qua bí tích Rửa Tội, vốn trao chức tư tế phổ quát cho tín hữu.
Điều này cấu thành một sự thay đổi liên quan đến luật trước đây, vốn bắt nguồn từ một quan điểm thần học khác, được phản ánh trong bộ luật trước, vốn xem khả năng hành động cách phụng vụ là xuất phát từ một sự ủy thác theo giáo luật từ giáo quyền, chứ không phải từ phép Rửa Tội. Do đó, một nữ tu đọc kinh Nhật Tụng đúng theo luật Dòng của mình là được xem như đã có sự ủy thác để hành động một cách phụng vụ, trong khi một giáo dân là không được ủy thác đến vậy, cho dù người ấy dùng Sách Nhật Tụng Latinh.
Khả năng giáo dân có thể tham gia Các Giờ Kinh Phụng Vụ được quyết định một cách hiệu quả bởi Công đồng chung Vatican II, khi trong Hiến chế Sacrosanctum Concilium, các Giám mục nói:
“100. Những mục tử chăn dắt các linh hồn phải lo cho các Giờ Kinh chính yếu, nhất là giờ Kinh Chiều, được cử hành chung trong nhà thờ, vào những ngày Chúa Nhật và các ngày lễ trọng. Cũng khuyên cả các giáo dân hãy đọc Kinh Nhật Tụng, hoặc cùng với các linh mục hoặc khi tụ họp chung với nhau hoặc riêng một mình” (Bản dịch Việt ngữ của Phân Thần Học của Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X Đà Lạt).
Quyết định này là đỉnh điểm của khoảng 60 năm suy tư thần học và huấn quyền về ý nghĩa của chức tư tế vương đế và chức tư tế phổ quát của các tín hữu. Bắt đầu với Thánh Giáo hoàng Piô X năm 1903, qua giáo huấn của Giáo hoàng Piô XI với thông điệp Miserentissimus Redemptor (1928) và tông hiến Divini Cultus (1929), và tiếp tục với Giáo hoàng Piô XII và các thông điệp quan trọng của ngài là Mystici Corporis (1943) và Mediator Dei (1947).
Trong số các nhà thần học đã viết các tác phẩm có ảnh hưởng về đề tài này từ thập niên 1920 đến thời Công Đồng chung Vatican II là Lambert Beauduin, Gustave Thils, Paul Dabin, Emil Mersch, Bernard Capelle, Bernard Botte, Henri de Lubac, Yves Congar và, từ quan điểm Kinh Thánh, Lucien Cerfaux.
Quyết định của Công Đồng Chung Vatican II được chính thức đưa vào ‘Văn kiện trình bày và quy định Các Giờ Kinh Phụng Vụ’ đã được duyệt, đặc biệt là trong các điều 20-32.
Nó được đề cập rõ thêm trong Bộ Giáo luật về Các Giờ Kinh Phụng Vụ:
“Ðiều 1173: Trong khi chu toàn nhiệm vụ tư tế của Ðức Kitô, Hội Thánh cử hành phụng vụ giờ kinh, nhờ đó Hội Thánh lắng nghe Thiên Chúa nói với dân Ngài, tưởng nhớ mầu nhiệm ơn cứu chuộc, ca tụng Ngài không ngớt bằng lời kinh và khẩn cầu phần rỗi cho cả thế giới.
“Ðiều 1174: §1. Các giáo sĩ có nghĩa vụ buộc cử hành phụng vụ giờ kinh theo quy tắc của điều 276, §2, số 3. Các phần tử của hội dòng tận hiến và tu đoàn tông đồ có nghĩa vụ chiếu theo hiến pháp của họ.
“§2. Tùy theo hoàn cảnh, cả các tín hữu khác cũng được tha thiết mời gọi tham dự phụng vụ giờ kinh, xét vì đó là hoạt động của Hội Thánh.
“Ðiều 1175: Khi cử hành phụng vụ giờ kinh, hãy gắng giữ đúng thời khắc của mỗi giờ” (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).
Bởi vì, như đã thấy trên, trong Huấn thị Universae Ecclesiae (Hội Thánh Hoàn vũ) số 27: “Về những gì liên quan các qui định kỷ luật về việc cử hành Thánh lễ, người ta sẽ áp dụng kỷ luật Hội Thánh được ấn định trong Bộ Giáo luật năm 1983,” bất kỳ chữ đỏ nào trong Kinh Nhật Tụng hình thức ngoại thường, vốn có thể dựa trên ý kiến rằng giáo dân không thể hành động cách phụng vụ, được thay thế bởi sự phát triển tín lý và giáo luật sau đó. Vì thế, giáo dân sử dụng Kinh Nhật Tụng hình thức ngoại thường, là đang cầu nguyện cùng với và trong Hội Thánh hoàn vũ. (Zenit.org 3-9-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/when-laypeople-pray-the-breviarium-romanum/
Hỏi: Nếu một giáo dân đọc kinh Nhật Tụng theo hình thức ngoại thường, người ấy có tham gia vào lời cầu nguyện chính thức của Hội Thánh không? Chúng ta có một số luật mâu thuẫn với nhau về điều này. Một mặt, chúng ta có Hiến chế Sacrosanctum Concilium của Công Đồng chung Vatican II nói: “Cũng khuyên cả các giáo dân hãy đọc kinh Nhật Tụng, hoặc cùng với các linh mục hoặc khi tụ họp chung với nhau hoặc riêng một mình” (Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X Đà Lạt). Hơn nữa, Giáo luật điều 834 nói: “Việc phụng tự như vậy được thực hiện mỗi khi được cử hành nhân danh Hội Thánh, bởi những người được đề cử cách hợp pháp và bằng những hành động được giáo quyền chấp nhận” (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh). Tuy nhiên, Huấn thị Universae Ecclesiae (Hội Thánh Hoàn vũ) số 27, nói: “Về những gì liên quan các qui định kỷ luật về việc cử hành Thánh lễ, người ta sẽ áp dụng kỷ luật Hội Thánh được ấn định trong Bộ Giáo luật năm 1983” và số 28: “Hơn nữa, do tính chất của luật đặc biệt, Tự sắc Summorum Pontificum bãi bỏ, trong lĩnh vực riêng của nó, các biện pháp luật lệ về các nghi thức thánh thiêng có từ năm 1962, và không phù hợp với các chữ đỏ của các sách phụng vụ có hiệu lực từ năm 1962”. Vì vậy, ghi nhớ các điều này, khi con, với tư cách là một giáo dân, đọc một phần kinh Nhật Tụng (nghĩa là một số Giờ Kinh, chứ không phải tất cả các Giờ Kinh) bằng tiếng Latinh và theo chữ đỏ, con tham gia vào lời cầu nguyện chính thức của Hội Thánh không? Con giả sử liệu câu hỏi cuối cùng được đặt ra là liệu một giáo dân đọc kinh Nhật Tụng là không tương thích với chữ đỏ của các sách phụng vụ có hiệu lực từ năm 1962 chăng. - J. Z., Lincoln, Nebraska, Hoa Kỳ.
Đáp: Câu trả lời của tôi cho câu hỏi rất thú vị này, của một bạn đọc thường đọc kinh Nhật Tụng, là nhất trí Có. Một giáo dân đọc kinh Nhật Tụng theo hình thức ngoại thường, là tham gia vào lời cầu nguyện chính thức của Hội Thánh.
Các lý do đằng sau điều này không phải là nhiều về giáo luật, ít chữ đỏ hơn, nhưng là đúng thần học hơn. Tuy nhiên, để chứng minh điều này, Giáo luật điều 834 phải được giải thích cách chính xác. Khi Điều 834 nói: “Việc phụng tự như vậy được thực hiện mỗi khi được cử hành nhân danh Hội Thánh, bởi những người được đề cử cách hợp pháp và bằng những hành động được giáo quyền chấp nhận”, nó phải được nhìn trong ánh sáng của các Điều tiếp theo:
“Ðiều 835: §1. Các Giám Mục là những người phải thi hành nhiệm vụ thánh hóa trước tiên, bởi vì các Ngài là những đại tư tế, những người phân phát chính yếu các mầu nhiệm của Thiên Chúa và những người điều hành, cổ võ và bảo toàn tất cả đời sống phụng vụ trong Hội Thánh đã được ủy thác cho các Ngài.
“§2. Nhiệm vụ ấy cũng được thi hành bởi các linh mục, vì là những người dự phần vào chính chức vụ tư tế của Chúa Kitô, như những thừa tác viên của Ngài; họ được cung hiến để cử hành phụng tự và thánh hóa dân chúng, dưới quyền của Giám Mục.
“§3. Các Phó Tế dự phần vào việc cử hành phụng tự, chiếu theo các quy tắc luật định.
“§4. Trong nhiệm vụ thánh hóa, các tín hữu cũng có phần vụ riêng: theo cách thế riêng của mình, họ tham dự tích cực vào mọi cử hành phụng vụ, nhất là việc cử hành Thánh Thể. Các cha mẹ Công Giáo cũng tham dự vào nhiệm vụ ấy cách đặc biệt khi sống đời vợ chồng với tinh thần Kitô giáo, và lưu tâm đến việc giáo dục Kitô giáo cho con cái.
“Ðiều 836: Việc phụng tự Kitô giáo, trong đó chức tư tế phổ quát của các tín hữu được thực thi, là một công cuộc phát xuất từ Ðức Tin và dựa trên Ðức Tin. Do đó, các thừa tác viên thánh phải để tâm khởi động và làm sáng tỏ Ðức Tin ấy, đặc biệt bằng tác vụ rao giảng, nhờ đó, Ðức Tin được phát sinh và nuôi dưỡng.
“Ðiều 837: §1. Hoạt động phụng vụ không phải là những hoạt động của tư nhân, nhưng là những cử hành của chính Hội Thánh, "Bí Tích của sự Hiệp Nhất", nghĩa là dân thánh được đoàn tụ và điều hành bởi Giám Mục. Do đó, hoạt động phụng vụ thuộc về toàn thể thân thể của Hội Thánh, biểu lộ và thể hiện thân thể ấy. Tuy nhiên, hoạt động phụng vụ cũng liên hệ đến từng chi thể của thân thể bằng cách thế khác nhau, theo những phẩm chức, phận vụ và việc tham dự thực sự khác nhau.
“§2. Xét theo bản tính, hoạt động phụng vụ hàm chứa việc cử hành chung. Do đó, nơi nào có thể, phải cử hành các nghi lễ phụng vụ với sự hiện diện và tham dự tích cực của các tín hữu” (Bản dịch Việt ngữ, nt).
Do đó, và đặc biệt là trong ánh sáng của Điều 836, sự ủy thác để cử hành và hành động đúng phụng vụ đến với từng thành viên tín hữu, qua bí tích Rửa Tội, vốn trao chức tư tế phổ quát cho tín hữu.
Điều này cấu thành một sự thay đổi liên quan đến luật trước đây, vốn bắt nguồn từ một quan điểm thần học khác, được phản ánh trong bộ luật trước, vốn xem khả năng hành động cách phụng vụ là xuất phát từ một sự ủy thác theo giáo luật từ giáo quyền, chứ không phải từ phép Rửa Tội. Do đó, một nữ tu đọc kinh Nhật Tụng đúng theo luật Dòng của mình là được xem như đã có sự ủy thác để hành động một cách phụng vụ, trong khi một giáo dân là không được ủy thác đến vậy, cho dù người ấy dùng Sách Nhật Tụng Latinh.
Khả năng giáo dân có thể tham gia Các Giờ Kinh Phụng Vụ được quyết định một cách hiệu quả bởi Công đồng chung Vatican II, khi trong Hiến chế Sacrosanctum Concilium, các Giám mục nói:
“100. Những mục tử chăn dắt các linh hồn phải lo cho các Giờ Kinh chính yếu, nhất là giờ Kinh Chiều, được cử hành chung trong nhà thờ, vào những ngày Chúa Nhật và các ngày lễ trọng. Cũng khuyên cả các giáo dân hãy đọc Kinh Nhật Tụng, hoặc cùng với các linh mục hoặc khi tụ họp chung với nhau hoặc riêng một mình” (Bản dịch Việt ngữ của Phân Thần Học của Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X Đà Lạt).
Quyết định này là đỉnh điểm của khoảng 60 năm suy tư thần học và huấn quyền về ý nghĩa của chức tư tế vương đế và chức tư tế phổ quát của các tín hữu. Bắt đầu với Thánh Giáo hoàng Piô X năm 1903, qua giáo huấn của Giáo hoàng Piô XI với thông điệp Miserentissimus Redemptor (1928) và tông hiến Divini Cultus (1929), và tiếp tục với Giáo hoàng Piô XII và các thông điệp quan trọng của ngài là Mystici Corporis (1943) và Mediator Dei (1947).
Trong số các nhà thần học đã viết các tác phẩm có ảnh hưởng về đề tài này từ thập niên 1920 đến thời Công Đồng chung Vatican II là Lambert Beauduin, Gustave Thils, Paul Dabin, Emil Mersch, Bernard Capelle, Bernard Botte, Henri de Lubac, Yves Congar và, từ quan điểm Kinh Thánh, Lucien Cerfaux.
Quyết định của Công Đồng Chung Vatican II được chính thức đưa vào ‘Văn kiện trình bày và quy định Các Giờ Kinh Phụng Vụ’ đã được duyệt, đặc biệt là trong các điều 20-32.
Nó được đề cập rõ thêm trong Bộ Giáo luật về Các Giờ Kinh Phụng Vụ:
“Ðiều 1173: Trong khi chu toàn nhiệm vụ tư tế của Ðức Kitô, Hội Thánh cử hành phụng vụ giờ kinh, nhờ đó Hội Thánh lắng nghe Thiên Chúa nói với dân Ngài, tưởng nhớ mầu nhiệm ơn cứu chuộc, ca tụng Ngài không ngớt bằng lời kinh và khẩn cầu phần rỗi cho cả thế giới.
“Ðiều 1174: §1. Các giáo sĩ có nghĩa vụ buộc cử hành phụng vụ giờ kinh theo quy tắc của điều 276, §2, số 3. Các phần tử của hội dòng tận hiến và tu đoàn tông đồ có nghĩa vụ chiếu theo hiến pháp của họ.
“§2. Tùy theo hoàn cảnh, cả các tín hữu khác cũng được tha thiết mời gọi tham dự phụng vụ giờ kinh, xét vì đó là hoạt động của Hội Thánh.
“Ðiều 1175: Khi cử hành phụng vụ giờ kinh, hãy gắng giữ đúng thời khắc của mỗi giờ” (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).
Bởi vì, như đã thấy trên, trong Huấn thị Universae Ecclesiae (Hội Thánh Hoàn vũ) số 27: “Về những gì liên quan các qui định kỷ luật về việc cử hành Thánh lễ, người ta sẽ áp dụng kỷ luật Hội Thánh được ấn định trong Bộ Giáo luật năm 1983,” bất kỳ chữ đỏ nào trong Kinh Nhật Tụng hình thức ngoại thường, vốn có thể dựa trên ý kiến rằng giáo dân không thể hành động cách phụng vụ, được thay thế bởi sự phát triển tín lý và giáo luật sau đó. Vì thế, giáo dân sử dụng Kinh Nhật Tụng hình thức ngoại thường, là đang cầu nguyện cùng với và trong Hội Thánh hoàn vũ. (Zenit.org 3-9-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/when-laypeople-pray-the-breviarium-romanum/