Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ và thần học Bí tích, Giám đốc Viện Sacerdos tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Thưa cha, liệu có hướng dẫn nào để kết hợp việc đọc Giờ Kinh Chiều với việc Đặt và Chầu Mình Thánh Chúa không? Tài liệu “Rước lễ và chầu Mình Thánh Chúa ngoài Thánh lễ” (Holy Communion and Worship of the Eucharist Outside Mass) có một phụ lục cho “Việc Đặt và Chầu Mình Thánh Chúa với giờ Kinh Chiều” (Eucharistic Exposition and Benediction with Evening Prayer), nhưng không bao gồm các câu giáo đầu cho Giờ Kinh Chiều, và dường như bỏ Kinh Lạy Cha và lời nguyện kết thúc. Khi chầu Thánh Thể sau Thánh lễ, Sách lễ Rôma bao gồm Lời nguyện sau Hiệp lễ trước khi xông hương Mình Thánh Chúa. Và cuối cùng, một công ty đã xuất bản một cuốn sách có tên là “Thứ tự cho việc Đặt Trọng thể Mình Thánh Chúa” (Order for the Solemn Exposition of the Holy Eucharist), vốn quy định các câu giáo đầu, Kinh Lạy Cha, nhưng bỏ lời cầu nguyện kết thúc, bởi vì sẽ có một lời cầu nguyện như là một phần của Giờ Chầu. Nhưng có vẻ như một lời nguyện là dành cho Kinh Chiều, và lời cầu nguyện khác là dành cho Giờ Chầu, và con không chắc tại sao một lời nguyện được bỏ vì lợi ích của lời nguyện kia. Hai lời nguyện là tách biệt nhau do hành động nghi thức khác nhau mà. - D. M., Linn, Missouri, Hoa Kỳ.
Đáp: Bạn ạ, có một số hướng dẫn về điều này. Chẳng hạn, Tổng giáo phận New York có chỉ dẫn ngắn như sau:
“Các Giờ Kinh Phụng Vụ có thể được đọc trong sự hiện diện của Mình Thánh Chúa được đặt. Trong các trường hợp như vậy, và khi Giờ Kinh được cử hành ngay sau việc Đặt Mình Thánh Chúa, lời nguyện kết thúc của Giờ Kinh có thể được bỏ qua và thay thế bằng nghi thức chầu Mình Thánh Chúa”.
Một tài liệu của Ủy ban Phụng vụ thuộc Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ bổ sung:
“Trong ánh sáng của các thị này, tài liệu “Thứ tự cho việc Đặt Trọng thể Mình Thánh Chúa” cung cấp một số sắp đặt cho Các Giờ Kinh Phụng Vụ, và hai thể thức Cầu nguyện và Chúc tụng Mình Thánh Chúa. Các phụng vụ này được thiết kế để “nhìn nhận sự hiện diện kỳ diệu của Chúa Kitô trong Phép Thánh Thể, và mời gọi chúng ta đến với sự kết hiệp thiêng liêng với Ngài, vốn đạt đỉnh điểm trong việc Rước lễ” (Thứ tự cho việc Đặt Trọng thể Mình Thánh Chúa, số 7).
“Việc Đặt và chầu Mình Thánh Chúa không còn được xem là việc đạo đức, mà là một phần của phụng vụ chính thức của Hội Thánh. Trong khi trước đây, việc chầu Mình Thánh thường được đưa thêm vảo cuối một việc đạo đức khác, và điều này không còn được cho phép nữa. Việc Đặt và chầu Mình Thánh Chúa là một công việc phụng vụ hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó, và phải được cử hành như vậy.
Tài liệu nêu trên là “Thứ tự cho việc Đặt Trọng thể Mình Thánh Chúa” đã được công bố bởi Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ vào năm 1993, như là một bổ sung cho tài liệu năm 1973 “Rước lễ và chầu Mình Thánh Chúa ngoài Thánh lễ”, và là một bộ sưu tập các chữ đỏ và chỉ thị của các sách phụng vụ liên quan đến việc Đặt và Chầu Mình Thánh Chúa.
Mặc dù cuốn sách nghi thức này là rất hữu ích trong việc cử hành, vào năm 2004, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã cập nhật một số khía cạnh quy phạm trong một cuốn sách nhỏ có tên là “Thirty-one Questions on Adoration of the Blessed Sacrament” (Ba mươi mốt câu hỏi về chầu Thánh Thể), vốn bàn về các câu hỏi thường gặp về việc chầu Thánh Thể, đặc biệt là mối quan hệ giữa chầu Thánh Thể và Thánh Lễ, tầm quan trọng của việc chầu Thánh Thể, và sự khác biệt giữa Chầu Thánh Thể và Đặt Mình Thánh Chúa. Sách này cũng có các trích đoạn từ Huấn thị Redemptionis Sacramentum, và từ tài liệu “Rước lễ và chầu Mình Thánh Chúa ngoài Thánh lễ”.
Các quy định trên sẽ giải thích sự thiếu vắng lời nguyện kết thúc trong tập sách được bạn đọc nêu ra, mặc dù, như đã thấy ở trên, điều này chỉ xảy ra khi Giờ Kinh được cử hành ngay trước Giờ Chầu. Trong tất cả các trường hợp khác, Giờ Kinh sẽ được cử hành như bình thường ngoại trừ lời chúc lành và lời giải tán.
Một nguồn khác rất hữu ích và thiết thực là cuốn sách “Ceremonies of the Modern Roman Rite” (Các nghi thức của nghi lễ Rôma hiện đại) của Đức cha Peter J. Elliott. Các chỉ dẫn ngắn gọn nhưng chính xác của ngài vể việc đọc trọng thể Giờ Kinh trước Mình Thánh Chúa nhắc đến các điểm sau đây:
- Nếu có Giờ Chầu ngay trước Giờ Kinh, Giờ Kinh bắt đầu sau khi Giờ Chầu kết thúc, và vị chủ tọa đi về ghế.
- Tại thánh ca Tin Mừng, sau khi đã chuẩn bị hương tại ghế, vị chủ tọa và các trợ lý đến trước bàn thờ, quỳ gối trong khi vị chủ tọa xông hương Mình Thánh Chúa. Họ đứng lên, đi tới bàn thờ, quỳ gối và tiếp tục xông hương Mình Thánh Chúa. Họ cùng quý gối khi đi qua trước Mặt nhật.
- Các lời cầu cuối của Giờ Kinh Chiều và Giờ Kinh Sáng (ít phổ biến hơn) có thể được thực hiện khi đứng trước bàn thờ. Phép lành và lời giải tán được bỏ qua.
- Nếu Giờ Chầu đi ngay sau Giờ Kinh, thì bắt đầu hát bài hát Thánh Thể.
Giám mục Elliott, bởi vì ngài chuyên bàn về Giờ Kinh Chiều trọng thể, không đề cập đến việc có thể bỏ qua việc xông hương bàn thờ trong khi đọc Thánh ca Tin Mừng.
Ngài cũng không đề cập đến khả năng được đề cập trong các hướng dẫn của Tổng giáo phận New York rằng “lời nguyện kết thúc của Giờ Kinh có thể được bỏ qua, và thay thế bằng nghi thức chầu Mình Thánh Chúa”. Đây có lẽ cũng là vì ngài chuyên bàn về Giờ Kinh Chiều trọng thể. Thật vậy, trong khi quy định này tồn tại, sẽ là hơi phi lý để cử hành Giờ Kinh Chiều trọng thể của một lễ kính, mà lại bỏ qua lời nguyện kết thúc đặc biệt cho lễ này.
Sự bỏ qua được đề cập ở trên sẽ phù hợp hơn cho việc cử hành Giờ Kinh trước Mình Thánh Chúa vào các ngày thường. (Zenit.org 27-8-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/vespers-with-exposition-and-benediction/
Hỏi: Thưa cha, liệu có hướng dẫn nào để kết hợp việc đọc Giờ Kinh Chiều với việc Đặt và Chầu Mình Thánh Chúa không? Tài liệu “Rước lễ và chầu Mình Thánh Chúa ngoài Thánh lễ” (Holy Communion and Worship of the Eucharist Outside Mass) có một phụ lục cho “Việc Đặt và Chầu Mình Thánh Chúa với giờ Kinh Chiều” (Eucharistic Exposition and Benediction with Evening Prayer), nhưng không bao gồm các câu giáo đầu cho Giờ Kinh Chiều, và dường như bỏ Kinh Lạy Cha và lời nguyện kết thúc. Khi chầu Thánh Thể sau Thánh lễ, Sách lễ Rôma bao gồm Lời nguyện sau Hiệp lễ trước khi xông hương Mình Thánh Chúa. Và cuối cùng, một công ty đã xuất bản một cuốn sách có tên là “Thứ tự cho việc Đặt Trọng thể Mình Thánh Chúa” (Order for the Solemn Exposition of the Holy Eucharist), vốn quy định các câu giáo đầu, Kinh Lạy Cha, nhưng bỏ lời cầu nguyện kết thúc, bởi vì sẽ có một lời cầu nguyện như là một phần của Giờ Chầu. Nhưng có vẻ như một lời nguyện là dành cho Kinh Chiều, và lời cầu nguyện khác là dành cho Giờ Chầu, và con không chắc tại sao một lời nguyện được bỏ vì lợi ích của lời nguyện kia. Hai lời nguyện là tách biệt nhau do hành động nghi thức khác nhau mà. - D. M., Linn, Missouri, Hoa Kỳ.
Đáp: Bạn ạ, có một số hướng dẫn về điều này. Chẳng hạn, Tổng giáo phận New York có chỉ dẫn ngắn như sau:
“Các Giờ Kinh Phụng Vụ có thể được đọc trong sự hiện diện của Mình Thánh Chúa được đặt. Trong các trường hợp như vậy, và khi Giờ Kinh được cử hành ngay sau việc Đặt Mình Thánh Chúa, lời nguyện kết thúc của Giờ Kinh có thể được bỏ qua và thay thế bằng nghi thức chầu Mình Thánh Chúa”.
Một tài liệu của Ủy ban Phụng vụ thuộc Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ bổ sung:
“Trong ánh sáng của các thị này, tài liệu “Thứ tự cho việc Đặt Trọng thể Mình Thánh Chúa” cung cấp một số sắp đặt cho Các Giờ Kinh Phụng Vụ, và hai thể thức Cầu nguyện và Chúc tụng Mình Thánh Chúa. Các phụng vụ này được thiết kế để “nhìn nhận sự hiện diện kỳ diệu của Chúa Kitô trong Phép Thánh Thể, và mời gọi chúng ta đến với sự kết hiệp thiêng liêng với Ngài, vốn đạt đỉnh điểm trong việc Rước lễ” (Thứ tự cho việc Đặt Trọng thể Mình Thánh Chúa, số 7).
“Việc Đặt và chầu Mình Thánh Chúa không còn được xem là việc đạo đức, mà là một phần của phụng vụ chính thức của Hội Thánh. Trong khi trước đây, việc chầu Mình Thánh thường được đưa thêm vảo cuối một việc đạo đức khác, và điều này không còn được cho phép nữa. Việc Đặt và chầu Mình Thánh Chúa là một công việc phụng vụ hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó, và phải được cử hành như vậy.
Tài liệu nêu trên là “Thứ tự cho việc Đặt Trọng thể Mình Thánh Chúa” đã được công bố bởi Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ vào năm 1993, như là một bổ sung cho tài liệu năm 1973 “Rước lễ và chầu Mình Thánh Chúa ngoài Thánh lễ”, và là một bộ sưu tập các chữ đỏ và chỉ thị của các sách phụng vụ liên quan đến việc Đặt và Chầu Mình Thánh Chúa.
Mặc dù cuốn sách nghi thức này là rất hữu ích trong việc cử hành, vào năm 2004, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã cập nhật một số khía cạnh quy phạm trong một cuốn sách nhỏ có tên là “Thirty-one Questions on Adoration of the Blessed Sacrament” (Ba mươi mốt câu hỏi về chầu Thánh Thể), vốn bàn về các câu hỏi thường gặp về việc chầu Thánh Thể, đặc biệt là mối quan hệ giữa chầu Thánh Thể và Thánh Lễ, tầm quan trọng của việc chầu Thánh Thể, và sự khác biệt giữa Chầu Thánh Thể và Đặt Mình Thánh Chúa. Sách này cũng có các trích đoạn từ Huấn thị Redemptionis Sacramentum, và từ tài liệu “Rước lễ và chầu Mình Thánh Chúa ngoài Thánh lễ”.
Các quy định trên sẽ giải thích sự thiếu vắng lời nguyện kết thúc trong tập sách được bạn đọc nêu ra, mặc dù, như đã thấy ở trên, điều này chỉ xảy ra khi Giờ Kinh được cử hành ngay trước Giờ Chầu. Trong tất cả các trường hợp khác, Giờ Kinh sẽ được cử hành như bình thường ngoại trừ lời chúc lành và lời giải tán.
Một nguồn khác rất hữu ích và thiết thực là cuốn sách “Ceremonies of the Modern Roman Rite” (Các nghi thức của nghi lễ Rôma hiện đại) của Đức cha Peter J. Elliott. Các chỉ dẫn ngắn gọn nhưng chính xác của ngài vể việc đọc trọng thể Giờ Kinh trước Mình Thánh Chúa nhắc đến các điểm sau đây:
- Nếu có Giờ Chầu ngay trước Giờ Kinh, Giờ Kinh bắt đầu sau khi Giờ Chầu kết thúc, và vị chủ tọa đi về ghế.
- Tại thánh ca Tin Mừng, sau khi đã chuẩn bị hương tại ghế, vị chủ tọa và các trợ lý đến trước bàn thờ, quỳ gối trong khi vị chủ tọa xông hương Mình Thánh Chúa. Họ đứng lên, đi tới bàn thờ, quỳ gối và tiếp tục xông hương Mình Thánh Chúa. Họ cùng quý gối khi đi qua trước Mặt nhật.
- Các lời cầu cuối của Giờ Kinh Chiều và Giờ Kinh Sáng (ít phổ biến hơn) có thể được thực hiện khi đứng trước bàn thờ. Phép lành và lời giải tán được bỏ qua.
- Nếu Giờ Chầu đi ngay sau Giờ Kinh, thì bắt đầu hát bài hát Thánh Thể.
Giám mục Elliott, bởi vì ngài chuyên bàn về Giờ Kinh Chiều trọng thể, không đề cập đến việc có thể bỏ qua việc xông hương bàn thờ trong khi đọc Thánh ca Tin Mừng.
Ngài cũng không đề cập đến khả năng được đề cập trong các hướng dẫn của Tổng giáo phận New York rằng “lời nguyện kết thúc của Giờ Kinh có thể được bỏ qua, và thay thế bằng nghi thức chầu Mình Thánh Chúa”. Đây có lẽ cũng là vì ngài chuyên bàn về Giờ Kinh Chiều trọng thể. Thật vậy, trong khi quy định này tồn tại, sẽ là hơi phi lý để cử hành Giờ Kinh Chiều trọng thể của một lễ kính, mà lại bỏ qua lời nguyện kết thúc đặc biệt cho lễ này.
Sự bỏ qua được đề cập ở trên sẽ phù hợp hơn cho việc cử hành Giờ Kinh trước Mình Thánh Chúa vào các ngày thường. (Zenit.org 27-8-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/vespers-with-exposition-and-benediction/