Nhân kỷ niệm 50 năm Tết Mậu Thân: 1968-2018
Mậu Thân là Mậu Thân nào,
Chiến công xác lính, tự hào máu dân !
Thật ra hai câu thơ trên là cố ý nhại lại 2 câu ca dao của người dân xứ Huế vào thời vua Tự Đức xây dựng công trình Vạn Niên Cơ:
Vạn Niên là Vạn niên nào ?
Thành xây xác lính, hào đào máu dân.[1]
Nghĩ mà tội cho dân Việt chúng mình (Nhất là dân miền Trung) ! Hết làm nô lệ cho các triều đại phong kiến, lại thành nạn nhân của các chế độ độc tài, nhất là độc tài đảng trị của “triều đại Cọng Sản”.
Xét cho cùng, công trình Vạn Niên Cơ của Tự Đức hay “chiến công Mậu Thân” của Đảng Cọng Sản thì có khác chi đâu: một cách để các kẻ độc tài “tự sướng” trên nỗi lầm than, thống khổ, trên bao nhiêu sinh mạng, máu xương của những người dân vô tội; như kiểu “tự sướng” của chủ tịch nước Trần Đại Quang trong cái ngày gọi là kỷ niệm 50 năm “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 - Bước ngoặt quyết định và bài học lịch sử”:
“Cách đây tròn 50 năm, đúng vào dịp Tết Mậu Thân 1968, dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, quân và dân ta đã đồng loạt mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên khắp chiến trường miền Nam. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại, tạo ra bước ngoặt quyết định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, viết thêm trang sử hào hùng trong lịch sử đấu tranh cách mạng vẻ vang của dân tộc ta….”. [2]
Đã 50 năm rồi, “Đảng ta” đã nhai đi nhai lại cái điệp khúc nhàm chán và sặc mùi tuyên truyền láo khoét đó, bất chấp cái đạo lý làm người cơ bản là tôn trọng hương hồn của những kẻ đã nằm xuống, đã chết tức tưởi vì một sự lừa gạt trắng trợn như các anh em bộ đội Cụ Hồ, hoặc vì những hận thù man rợ ý thức hệ của đồng bào và chiến sĩ miền Nam, nhất là tại thành phố Huế !
Để khỏi mang tiếng là “người miền Nam bênh vực cho chính nghĩa của miền Nam”, xin đan cử một nhận định của Phạm Đình Trọng[3], một nhà văn thuộc “hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa” về biến cố Mậu Thân như sau:
“Tết Mậu Thân 1968 là thảm họa người Việt giết người Việt với qui mô lớn nhất, quyết liệt nhất, mê say nhất, tàn bạo nhất và số người bị giết lớn nhất, phải tính tới con số hàng trăm ngàn mà bên bị tổn thất về người nặng nề nhất chính là đội quân dồn dập đánh vào các thành phố, thị xã miền Nam dưới sự đôn đốc từ Hà Nội do sự háo danh của người nhiều tham vọng quyền lực….”
Nhà văn nầy còn nhắc lại một giai thoại liên quan đến cuộc chiến Mậu Thân trong cuộc họp mặt các nhà văn miền Bắc vào năm 1976. Xin trích:
“Trong không khí vui vẻ, nhà văn Xuân Thiều giãi bày: Thưa bác, tôi là Xuân Thiều, đại tá, nhà văn quân đội. Tôi đang viết tiểu thuyết về Huế trong tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Tôi thấy Tết Mậu Thân sáu tám ở Huế chết chóc nhiều quá, mất mát đau thương lớn quá. Bộ đội chết không còn người để chôn nhau. Dân chết cũng nhiều...
Mới nghe có thế, Tổng Bí thư đã đứng bật dậy, đỏ mặt quát: Ngu! Ngu! Đại tá mà ngu!... rồi ông đùng đùng bước nhanh ra cửa như chạy trốn.
Thực chất của Tết Mậu Thân 1968 là vậy. Đến người chủ mưu khởi xướng ra chiến cuộc Xuân Mậu Thân 1968 cũng co cẳng chạy trốn khi nghe nhắc đến Mậu Thân 1968 thì hằng năm có nên tưng bừng kỉ niệm chiến thắng Xuân Mậu Thân 1968 không nhỉ?”[4]
Mà không chỉ những người cọng sản Việt Nam đã có những nhận định như thế thôi đâu; nhà nghiên cứu Đặng Chí Hùng[5] còn liệt kê những đánh giá và lượng định về sự kiện Mậu Thân, nhất là cuộc thảm sát tại Huế, của những người thuộc “phe cọng sản quốc tế như J. Leroy. Xin trích:
Trong cuốn sách có tên “Đối nghịch" của tác giả J. Leroy – một nhà hoạt động xã hội người Pháp. Ông ta cũng là đảng viên đảng cộng sản Pháp. Cuốn sách của ông đi sâu phân tích về tính chất đối lập của đảng cộng sản và các đảng phái khác. Cuốn sách có dẫn chững về cuộc chiến Việt Nam như là một sự đối nghịch đỉnh điểm về ý thức hệ. Trong trang 237 của cuốn sách in năm 2000 tại Pháp có nội dung:
"Việc coi đối thủ về ý thức chính trị là kẻ thù đôi khi bị đẩy đi quá xa. Cuộc chiến ở Việt Nam là một minh chứng. Nói riêng về cuộc sự kiện thảm sát ở Huế - thành phố miền Trung Việt Nam năm 1968 là một nỗi đau lớn. Có khoảng 5000 nghìn người bị chết oan uổng dù họ chỉ là dân thường đi làm công ăn lương cho chính quyền cộng hòa. Người Miền Bắc coi những người cùng dòng máu này là những kẻ thù địch. Thật oan cho họ khi họ không phải là những người cầm súng hoặc tham gia gián tiếp vào các hành động quân sự...”[6] (Hết trích).
Đó cũng chính là nhận định của nhà nghiên cứu Trung Quốc Hà Cấn trong tác phẩm “Mao chủ tịch của tôi”, tạm dịch như sau. Xin trích:
"Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo cần phải thanh trừng bọn chống đối nhân dân khi các thành phố được giải phóng trong cuộc tổng nổi dậy tết 1968, chúng không có lợi cho lực lượng cách mạng vào tiếp quản thành phố. Hồ Chủ tịch đã học theo cách làm của Mao Chủ Tịch khi Trung quốc tiến hành Vạn lý Trường Chinh….”. Qua đây chúng ta thấy chính ông Hồ học theo sách lược của Mao để “thanh trừng “ cái gọi là bọn chống đối nhân dân. Họ là những người làm hành chính, nhân dân vô tội như tôi đã chứng minh ở phần trên. Vậy mà ông Hồ đã học theo thầy ông ta là Mao để đem lại kết quả bi thương cho xấp sỉ 5000 người dân vô tội ở Huế.[7] (Hết trích).
Đan xen giữa những ý kiến và nhận định đó, chúng ta cũng không quên đọc lại những tâm tình hối hận cách hiếm hoi và muộn màng của những người có thể được coi là tác nhân trực tiếp của tấn thảm kịch Mậu Thân tại Huế. Xin trích:
Ngày 12 tháng 7 năm 1997, Hoàng Phủ Ngọc Tường[8] trả lời câu hỏi của nhà văn Thụy Khuê về sự liên quan của ông đối với vụ Thảm sát Tết Mậu Thân…và ông cũng thừa nhận Thảm sát Tết Mậu Thân là có thật chứ chẳng phải “Mỹ Ngụy” nào dàn dựng: “Điều quan trọng còn lại tôi xin ngỏ bầy ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng”.
Khi được hỏi ai là những người phải chịu trách nhiệm, Hoàng Phủ Ngọc Tường phát biểu “Nhưng tôi tin rằng đây là một sai lầm có tính cục bộ, từ phía những người lãnh đạo cuộc tấn công Mậu Thân ở Huế” và tiếp tục nêu thêm chi tiết chính Đại tá Lê Minh, tư lệnh chiến dịch Huế Mậu Thân thừa nhận trong tạp chí Sông Hương “Dù bởi lý do nào đi nữa, thì trách nhiệm vẫn thuộc về những người lãnh đạo mặt trận Mậu Thân, trước hết là trách nhiệm của tôi.”[9]
Cuộc chiến tranh Nam Việt Nam đã khép lại 43 năm rồi; nhưng vết thương chiến cuộc huynh đệ tương tàn vẫn còn mưng mủ. Đặc biệt, kỷ niệm thương đau của mùa xuân Mậu Thân 50 năm về trước lại đang ùa về với bao nhiêu nhức nhối, tủi hờn.
Sở dĩ như thế cũng tại vì ý thức hệ Cọng sản và chế độ đảng trị chính là một bức tường mãi mãi ngăn chia tâm hồn những người con của mẹ Việt Nam. Chính người cọng sản đã đối xứ bạo tàn, hèn hạ và không còn chút tình tự dân tộc với những ai không đi chung con đường cọng sản với họ; và vì thế, ngoài những kẻ được cọng sản ban cho đặc quyền đặc lợi cố bám giữ chế độ độc tài đảng trị nầy để tồn tại và vinh thân phì gia; còn ngoài ra, chẳng có một con người có ý thức và lương tâm ngay chính nào đi theo hay chấp nhận cọng sản.
Nếu đem so sánh cách đối xử của phe chiến thắng Miền Bắc với phe chiến bại Miền Nam của thời nội chiến Mỹ quốc, quả thật thấy thèm làm sao.
Sở dĩ có một nước Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ hùng mạnh, thống nhất như hôm nay, vì 153 năm trước họ đã có một cuộc chấm dứt chiến tranh như thế nầy. Xin trích:
Cách đây đúng 150 năm, Tướng Robert E Lee của quân đội miền Nam đầu hàng Tướng Ulysses Grant của quân đội miền Bắc, đánh dấu kết thúc cuộc nội chiến Hoa Kỳ đã làm hơn 7 trăm ngàn người thiệt mạng. Sở dĩ gọi là chiến tranh Nam Bắc là vì cuộc chiến diễn ra giữa hai phe: phe miền Bắc (còn gọi là phe liên bang) đứng đầu là Tổng thống Lincoln chủ trương xóa bỏ buôn bán nô lệ người da đen và phe miền Nam chống lại chủ trương này.
Cuộc chiến Nam Bắc của Mỹ thường được nhắc tới qua những trận đánh đẫm máu giữa quân đội của hai phe: quân miền Bắc do tướng Ulysses Simpson Grant chỉ huy và quân miền Nam do tướng Robert Edward Lee cầm đầu. Tuy tướng Lee đã nhiều lần tấn công và gây tổn thất khá nặng cho đội quân của tướng Grant nhưng quân miền Bắc được sự hỗ trợ to lớn từ ngân sách liên bang và chiêu mộ được thêm nhiều quân số từ những người nô lệ da đen vừa được giải phóng nên cuối cùng quân miền Nam của tướng Lee phải chấp nhận thua trận…
Đến ngày hẹn, tướng Lee bận một bộ lễ phục mới tinh và đeo kiếm, còn tướng Grant xuất hiện muộn hơn trong bộ đồ tác chiến thường ngày còn dính bùn đất hành quân. Hai người ngồi trong phòng khách của ông Mc. Lean và hàn huyên thân mật về những kỷ niệm quân ngũ trong cuộc chiến tranh Mexico. Câu chuyện lâu đến nỗi tướng Lee sốt ruột, chủ động đề cập đến “mục đích buổi gặp gỡ của chúng ta ngày hôm nay là bàn về việc đầu hàng”. Tướng Grant bèn lấy cây bút chì và tờ giấy viết vội những điều khoản và trao cho tướng Lee, trong đó có những nội dung nói về binh lính miền Nam:
1. Không bị coi là phản quốc và không phải ở tù.
2. Chính phủ coi binh lính miền Nam là những công dân bình thường nếu họ chấp hành tốt luật lệ.
3. Được mang ngựa và lừa về nhà để giúp gia đình cày cấy vào mùa xuân.
Sau khi xem qua những điều tướng Grant vừa viết, tướng Lee nói: “Những điều này sẽ có tác động tốt đến quân sĩ của tôi. Chúng sẽ góp phần quan trọng trong việc hòa giải dân tộc chúng ta.” Tướng Lee cho biết ông sẽ trao trả những tù binh miền Bắc vì ông không có đủ lương thực cho họ. Tướng Grant đáp lại rằng ông sẽ gửi ngay cho binh lính miền Nam 25.000 phần lương thực khô. Ông cũng ra lệnh cho in 28.231 giấy phóng thích cho binh lính miền Nam.
Khi tin phe miền Nam đầu hàng bay đến doanh trại, quân miền Bắc định bắn đại pháo chào mừng. Tướng Grant ra lệnh ngưng ngay lập tức các hoạt động ăn mừng. Ông nói với các sĩ quan dưới quyền: “Chiến tranh đã kết thúc. Giờ đây họ đã là đồng bào của chúng ta”. Ông cho rằng hai bên không còn là kẻ thù, và cách tốt đẹp nhất để bày tỏ niềm vui của miền Bắc là không vui mừng trước thất bại của miền Nam.
Ngày 12 tháng 4 năm 1865, quân đội của tướng Lee tiến vào ngôi làng Appomattox để giao nộp vũ khí. Tướng Joshua L.Chamberlain của miền Bắc được chỉ định tiếp nhận binh sĩ qui hàng. Trước hàng quân miền Bắc nghiêm chỉnh, ông nhìn những binh sĩ miền Nam bại trận đi vào làng với cảm xúc dâng trào. Sau này ông viết lại: “Giây phút đó làm tôi thực sự xúc động. Tôi quyết định đánh dấu sự kiện này bằng một hành động, không gì khác hơn là giơ tay chào kiểu nhà binh.. ..”
Sau đó tất cả hàng ngũ quân miền Bắc thắng trận từ đơn vị này đến đơn vị khác đều nghiêm chỉnh giơ tay chào kiểu nhà binh. Vị tướng dẫn đầu đoàn quân miền Nam đầu cúi xuống trong buồn bã, chợt nhận ra và ngồi thẳng lại trên lưng ngựa, giơ tay chào đáp lễ. Ông ra lệnh cho các đơn vị theo sau tuân theo nghi lễ quân sự khi đi ngang qua đoàn quân miền Bắc. Không có kèn thắng trận, không có tiếng trống, tiếng hô, tiếng reo hò mừng chiến thắng, không một lời nói hay tiếng xì xầm… Một sự im lặng đến nghẹt thở.
Từ sáng sớm đến chiều tối, những người lính miền Nam đều giơ tay chào khi đi ngang qua hàng quân miền Bắc cũng đang giơ tay chào. Họ giao nộp vũ khí, những lá cờ trận rách tơi tả của miền Nam và trở về quê. Gần 100.000 quân miền Nam đã qui hàng ở làng Appomattox. Vài ngày sau tất cả rời khỏi nơi này, ngôi làng trở lại cuộc sống bình thường…”[10]
Đất nước của người ta chỉ là một “Hiệp Chủng”, là các dân tộc “năm cha bảy mẹ” quy tụ lại, chớ làm gì có được “một mẹ trăm con” với “4000 năm văn hiến” như dân Việt chúng ta đâu! Thế mà Việt Nam chúng ta, đã nửa thế kỷ rồi, đằng sau cuộc chiến huynh đệ tương tàn chỉ còn lại một sự oái ăm, vô nghĩa, “thêm hận thù và xa dần ăn năn”, như cách diễn tả của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong ca khúc “Hát trên những xác người”:
Chiều đi qua Bãi Dâu, hát trên những xác người
Tôi đã thấy, tôi đã thấy,
Trên con đường, người cha già ôm con lạnh giá
Chiều đi qua Bãi Dâu, hát trên những xác người
Tôi đã thấy, tôi đã thấy,
Những hố hầm đã chôn vùi thân xác anh em.
Mẹ vỗ tay reo mừng chiến tranh
Chị vỗ tay hoan hô hòa bình
Người vỗ tay cho thêm thù hận
Người vỗ tay xa dần ăn năn.
Dân tộc nào, đất nước nào cũng phải đi qua con đường lịch sử mà thời gian chiến tranh, loạn lạc, máu đổ đầu rơi gần như dài hơn là những tháng năm yên vui thái bình. Nhân việc nhà nước Cọng Sản Việt Nam tổ chức mừng kỷ niệm “50 năm chiến thắng Mậu Thân, chợt nhớ mấy câu thơ của Tào Tùng cảm khái một thời chiến tranh của đất nước Trung Hoa đời Đường Hi Tông (873-888). Bài Kỷ Hợi Tuế:
Kỷ Hợi Tuế
Trạch quốc giang sơn nhập chiến đồ
Sinh dân hà kế lạc tiều tô
Bằng quân mạc thoại phong hầu sự
Nhất tướng công thành vạn cốt khô
Bản dịch của Nguyễn phước Hậu:
Năm Kỷ Hợi
Giặc lan tràn xứ có sông hồ
đâu để dân đen sống ấm no.
Anh chớ luận bàn hầu bá nữa
thành công một tướng, vạn xương khô.
Vâng, để có được những “ông tướng cọng sản “ăn trên ngồi trước”, những ngài cán bộ cọng sản giàu có quyền uy như hôm nay, mẹ Việt Nam đã “cúng” cho cái “ngai vàng cọng sản” không phải “vạn xương khô” mà hàng bao nhiêu triệu sinh linh Việt Nam ưu tú !
Cho nên, ngày kỷ niệm “Kim Khánh” Mậu Thân nầy và những mùa xuân kế tiếp, người dân Việt chắc vẫn còn nghe mãi một lời ca dao:
Mậu Thân là Mậu Thân nào,
Chiến công xác lính, tự hào máu dân !
Trần Đoan Hùng
Những ngày cuối năm Đinh Dậu
[1] Câu này nói về việc vua Tự Đức xây thành Vạn Niên cơ tức Khiêm Lăng (Hay còn gọi là Lăng Tự Đức) làm cho binh lính và thợ thuyền nhiều người phải bỏ mạng. Năm 1866 binh lính và thợ thuyền ở đây đã nổi dậy làm cuộc khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của anh em Đoàn Hữu Trưng nhưng cuộc khởi nghĩa này đã thất bại.
Nguồn: Mã Giang Lân, Tục ngữ và ca dao Việt Nam, NXB Giáo dục, 1999 (tái bản lần thứ 5).
[2] Bài phát biểu trong cuộc Hội thảo khoa học cấp quốc gia do Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương và Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức ngày 29-12-2017 tại Thành phố Hồ Chí Minh để kỷ niệm 50 năm cái gọi là “cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968” với đề tài “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 - Bước ngoặt quyết định và bài học lịch sử”.
[3] Nhà văn Phạm Đình Trọng, tên và bút danh Phạm Đình Trọng, sinh năm 1944 tại Hải Phòng. Ông sáng tác nhiều thể loại như truyện ngắn, ký… Đã từng đạt giải nhì cuộc thi bút ký Báo Văn nghệ - Hội Nhà văn tổ chức (1987).
[4] Phạm Đình Trọng, bài viết: “Tết Mậu Thân 1968 nhìn từ một nhà văn cọng sản ở Hà Nội”. Nguồn:
https://nhatbaovanhoa.com/a692/tet-mau-than-1968-nhin-tu-mot-nha-van-dang-vien-cong-san-o-ha-noi
[5] Blogger Đặng Chí Hùng, tên thật là Phạm Mạnh Hùng, là một nhà báo tự do ở Việt Nam, đã từng công bố những bài viết “Những sự thật không thể chối bỏ”, “Những sự thật cần phải biết” và “Chúng ta phải làm gì” trên trang mạng Dân Làm Báo, với những tài liệu và bằng chứng về các lãnh tụ CSVN, tấn công trực diệnvào chế độ cầm quyền hiện nay. Bị Hà Nội truy nã, ông trốn sang Thái Lan. Ngày 11/12/2013, theo yêu cầu của mật vụ CSVN, cảnh sát Thái Lan đã bắt giữ ông. Sự can thiệp của TNS Ngô Thanh Hải với văn phòng UNHCR để bảo vệ ông Hùng đã có kết quả. Ngày 8 tháng 1, 2014, văn phòng Cao Ủy Tị nạn Liên hiệp quốc (UNHCR) ở Thái Lan đã gửi đến văn phòng của TNS Ngô Thanh Hải một văn thư cho biết họ đã công nhận ông Phạm Mạnh Hùng là một người tị nạn theo quy chế của UNHCR. Nguồn: http://ydan.org/showthread.php?t=25651
[6] Đặng Chí Hùng, bài viết: Những sự thật không thể chối bỏ (Phần 14) Ai làm cho Huế đau thương.
Nguồn: http://danlambaovn.blogspot.com/2012/08/nhung-su-that-khong-choi-bo-phan-14-ai.html
[7] Tài liệu đã dẫn trên. (Đặng Chí Hùng, bài viết: Những sự thật không thể chối bỏ).
[8] Hoàng Phủ Ngọc Tường (sinh 1937), nhà văn. Trước dạy học tại trường Quốc Học Huế; sau thoát ly hoạt động Cách mạng. Bị coi là “một trong những tác nhân chính” trong vụ thảm sát Mậu Thân tại Huế.
[9] Trần Trung Đạo, bài viết: HÃY NÓI TRƯỚC NGÀY CHẾT. Nguồn: danlambaovn.blogspot.com
[10] Phỏng theo Mercy at Appomattox (William Zinsser) – Reader’s Digest. Nguồn: http://daminhvn.net/suy-tu-nghien-cuu/nguoi-my-ket-thuc-cuoc-noi-chien-nam-bac-my-ra-sao-14521.html
Mậu Thân là Mậu Thân nào,
Chiến công xác lính, tự hào máu dân !
Thật ra hai câu thơ trên là cố ý nhại lại 2 câu ca dao của người dân xứ Huế vào thời vua Tự Đức xây dựng công trình Vạn Niên Cơ:
Vạn Niên là Vạn niên nào ?
Thành xây xác lính, hào đào máu dân.[1]
Nghĩ mà tội cho dân Việt chúng mình (Nhất là dân miền Trung) ! Hết làm nô lệ cho các triều đại phong kiến, lại thành nạn nhân của các chế độ độc tài, nhất là độc tài đảng trị của “triều đại Cọng Sản”.
Xét cho cùng, công trình Vạn Niên Cơ của Tự Đức hay “chiến công Mậu Thân” của Đảng Cọng Sản thì có khác chi đâu: một cách để các kẻ độc tài “tự sướng” trên nỗi lầm than, thống khổ, trên bao nhiêu sinh mạng, máu xương của những người dân vô tội; như kiểu “tự sướng” của chủ tịch nước Trần Đại Quang trong cái ngày gọi là kỷ niệm 50 năm “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 - Bước ngoặt quyết định và bài học lịch sử”:
Đã 50 năm rồi, “Đảng ta” đã nhai đi nhai lại cái điệp khúc nhàm chán và sặc mùi tuyên truyền láo khoét đó, bất chấp cái đạo lý làm người cơ bản là tôn trọng hương hồn của những kẻ đã nằm xuống, đã chết tức tưởi vì một sự lừa gạt trắng trợn như các anh em bộ đội Cụ Hồ, hoặc vì những hận thù man rợ ý thức hệ của đồng bào và chiến sĩ miền Nam, nhất là tại thành phố Huế !
Để khỏi mang tiếng là “người miền Nam bênh vực cho chính nghĩa của miền Nam”, xin đan cử một nhận định của Phạm Đình Trọng[3], một nhà văn thuộc “hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa” về biến cố Mậu Thân như sau:
“Tết Mậu Thân 1968 là thảm họa người Việt giết người Việt với qui mô lớn nhất, quyết liệt nhất, mê say nhất, tàn bạo nhất và số người bị giết lớn nhất, phải tính tới con số hàng trăm ngàn mà bên bị tổn thất về người nặng nề nhất chính là đội quân dồn dập đánh vào các thành phố, thị xã miền Nam dưới sự đôn đốc từ Hà Nội do sự háo danh của người nhiều tham vọng quyền lực….”
Nhà văn nầy còn nhắc lại một giai thoại liên quan đến cuộc chiến Mậu Thân trong cuộc họp mặt các nhà văn miền Bắc vào năm 1976. Xin trích:
“Trong không khí vui vẻ, nhà văn Xuân Thiều giãi bày: Thưa bác, tôi là Xuân Thiều, đại tá, nhà văn quân đội. Tôi đang viết tiểu thuyết về Huế trong tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Tôi thấy Tết Mậu Thân sáu tám ở Huế chết chóc nhiều quá, mất mát đau thương lớn quá. Bộ đội chết không còn người để chôn nhau. Dân chết cũng nhiều...
Mới nghe có thế, Tổng Bí thư đã đứng bật dậy, đỏ mặt quát: Ngu! Ngu! Đại tá mà ngu!... rồi ông đùng đùng bước nhanh ra cửa như chạy trốn.
Thực chất của Tết Mậu Thân 1968 là vậy. Đến người chủ mưu khởi xướng ra chiến cuộc Xuân Mậu Thân 1968 cũng co cẳng chạy trốn khi nghe nhắc đến Mậu Thân 1968 thì hằng năm có nên tưng bừng kỉ niệm chiến thắng Xuân Mậu Thân 1968 không nhỉ?”[4]
Mà không chỉ những người cọng sản Việt Nam đã có những nhận định như thế thôi đâu; nhà nghiên cứu Đặng Chí Hùng[5] còn liệt kê những đánh giá và lượng định về sự kiện Mậu Thân, nhất là cuộc thảm sát tại Huế, của những người thuộc “phe cọng sản quốc tế như J. Leroy. Xin trích:
Trong cuốn sách có tên “Đối nghịch" của tác giả J. Leroy – một nhà hoạt động xã hội người Pháp. Ông ta cũng là đảng viên đảng cộng sản Pháp. Cuốn sách của ông đi sâu phân tích về tính chất đối lập của đảng cộng sản và các đảng phái khác. Cuốn sách có dẫn chững về cuộc chiến Việt Nam như là một sự đối nghịch đỉnh điểm về ý thức hệ. Trong trang 237 của cuốn sách in năm 2000 tại Pháp có nội dung:
"Việc coi đối thủ về ý thức chính trị là kẻ thù đôi khi bị đẩy đi quá xa. Cuộc chiến ở Việt Nam là một minh chứng. Nói riêng về cuộc sự kiện thảm sát ở Huế - thành phố miền Trung Việt Nam năm 1968 là một nỗi đau lớn. Có khoảng 5000 nghìn người bị chết oan uổng dù họ chỉ là dân thường đi làm công ăn lương cho chính quyền cộng hòa. Người Miền Bắc coi những người cùng dòng máu này là những kẻ thù địch. Thật oan cho họ khi họ không phải là những người cầm súng hoặc tham gia gián tiếp vào các hành động quân sự...”[6] (Hết trích).
Đó cũng chính là nhận định của nhà nghiên cứu Trung Quốc Hà Cấn trong tác phẩm “Mao chủ tịch của tôi”, tạm dịch như sau. Xin trích:
"Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo cần phải thanh trừng bọn chống đối nhân dân khi các thành phố được giải phóng trong cuộc tổng nổi dậy tết 1968, chúng không có lợi cho lực lượng cách mạng vào tiếp quản thành phố. Hồ Chủ tịch đã học theo cách làm của Mao Chủ Tịch khi Trung quốc tiến hành Vạn lý Trường Chinh….”. Qua đây chúng ta thấy chính ông Hồ học theo sách lược của Mao để “thanh trừng “ cái gọi là bọn chống đối nhân dân. Họ là những người làm hành chính, nhân dân vô tội như tôi đã chứng minh ở phần trên. Vậy mà ông Hồ đã học theo thầy ông ta là Mao để đem lại kết quả bi thương cho xấp sỉ 5000 người dân vô tội ở Huế.[7] (Hết trích).
Đan xen giữa những ý kiến và nhận định đó, chúng ta cũng không quên đọc lại những tâm tình hối hận cách hiếm hoi và muộn màng của những người có thể được coi là tác nhân trực tiếp của tấn thảm kịch Mậu Thân tại Huế. Xin trích:
Ngày 12 tháng 7 năm 1997, Hoàng Phủ Ngọc Tường[8] trả lời câu hỏi của nhà văn Thụy Khuê về sự liên quan của ông đối với vụ Thảm sát Tết Mậu Thân…và ông cũng thừa nhận Thảm sát Tết Mậu Thân là có thật chứ chẳng phải “Mỹ Ngụy” nào dàn dựng: “Điều quan trọng còn lại tôi xin ngỏ bầy ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng”.
Khi được hỏi ai là những người phải chịu trách nhiệm, Hoàng Phủ Ngọc Tường phát biểu “Nhưng tôi tin rằng đây là một sai lầm có tính cục bộ, từ phía những người lãnh đạo cuộc tấn công Mậu Thân ở Huế” và tiếp tục nêu thêm chi tiết chính Đại tá Lê Minh, tư lệnh chiến dịch Huế Mậu Thân thừa nhận trong tạp chí Sông Hương “Dù bởi lý do nào đi nữa, thì trách nhiệm vẫn thuộc về những người lãnh đạo mặt trận Mậu Thân, trước hết là trách nhiệm của tôi.”[9]
Cuộc chiến tranh Nam Việt Nam đã khép lại 43 năm rồi; nhưng vết thương chiến cuộc huynh đệ tương tàn vẫn còn mưng mủ. Đặc biệt, kỷ niệm thương đau của mùa xuân Mậu Thân 50 năm về trước lại đang ùa về với bao nhiêu nhức nhối, tủi hờn.
Sở dĩ như thế cũng tại vì ý thức hệ Cọng sản và chế độ đảng trị chính là một bức tường mãi mãi ngăn chia tâm hồn những người con của mẹ Việt Nam. Chính người cọng sản đã đối xứ bạo tàn, hèn hạ và không còn chút tình tự dân tộc với những ai không đi chung con đường cọng sản với họ; và vì thế, ngoài những kẻ được cọng sản ban cho đặc quyền đặc lợi cố bám giữ chế độ độc tài đảng trị nầy để tồn tại và vinh thân phì gia; còn ngoài ra, chẳng có một con người có ý thức và lương tâm ngay chính nào đi theo hay chấp nhận cọng sản.
Nếu đem so sánh cách đối xử của phe chiến thắng Miền Bắc với phe chiến bại Miền Nam của thời nội chiến Mỹ quốc, quả thật thấy thèm làm sao.
Sở dĩ có một nước Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ hùng mạnh, thống nhất như hôm nay, vì 153 năm trước họ đã có một cuộc chấm dứt chiến tranh như thế nầy. Xin trích:
Cách đây đúng 150 năm, Tướng Robert E Lee của quân đội miền Nam đầu hàng Tướng Ulysses Grant của quân đội miền Bắc, đánh dấu kết thúc cuộc nội chiến Hoa Kỳ đã làm hơn 7 trăm ngàn người thiệt mạng. Sở dĩ gọi là chiến tranh Nam Bắc là vì cuộc chiến diễn ra giữa hai phe: phe miền Bắc (còn gọi là phe liên bang) đứng đầu là Tổng thống Lincoln chủ trương xóa bỏ buôn bán nô lệ người da đen và phe miền Nam chống lại chủ trương này.
Cuộc chiến Nam Bắc của Mỹ thường được nhắc tới qua những trận đánh đẫm máu giữa quân đội của hai phe: quân miền Bắc do tướng Ulysses Simpson Grant chỉ huy và quân miền Nam do tướng Robert Edward Lee cầm đầu. Tuy tướng Lee đã nhiều lần tấn công và gây tổn thất khá nặng cho đội quân của tướng Grant nhưng quân miền Bắc được sự hỗ trợ to lớn từ ngân sách liên bang và chiêu mộ được thêm nhiều quân số từ những người nô lệ da đen vừa được giải phóng nên cuối cùng quân miền Nam của tướng Lee phải chấp nhận thua trận…
Đến ngày hẹn, tướng Lee bận một bộ lễ phục mới tinh và đeo kiếm, còn tướng Grant xuất hiện muộn hơn trong bộ đồ tác chiến thường ngày còn dính bùn đất hành quân. Hai người ngồi trong phòng khách của ông Mc. Lean và hàn huyên thân mật về những kỷ niệm quân ngũ trong cuộc chiến tranh Mexico. Câu chuyện lâu đến nỗi tướng Lee sốt ruột, chủ động đề cập đến “mục đích buổi gặp gỡ của chúng ta ngày hôm nay là bàn về việc đầu hàng”. Tướng Grant bèn lấy cây bút chì và tờ giấy viết vội những điều khoản và trao cho tướng Lee, trong đó có những nội dung nói về binh lính miền Nam:
1. Không bị coi là phản quốc và không phải ở tù.
2. Chính phủ coi binh lính miền Nam là những công dân bình thường nếu họ chấp hành tốt luật lệ.
3. Được mang ngựa và lừa về nhà để giúp gia đình cày cấy vào mùa xuân.
Sau khi xem qua những điều tướng Grant vừa viết, tướng Lee nói: “Những điều này sẽ có tác động tốt đến quân sĩ của tôi. Chúng sẽ góp phần quan trọng trong việc hòa giải dân tộc chúng ta.” Tướng Lee cho biết ông sẽ trao trả những tù binh miền Bắc vì ông không có đủ lương thực cho họ. Tướng Grant đáp lại rằng ông sẽ gửi ngay cho binh lính miền Nam 25.000 phần lương thực khô. Ông cũng ra lệnh cho in 28.231 giấy phóng thích cho binh lính miền Nam.
Khi tin phe miền Nam đầu hàng bay đến doanh trại, quân miền Bắc định bắn đại pháo chào mừng. Tướng Grant ra lệnh ngưng ngay lập tức các hoạt động ăn mừng. Ông nói với các sĩ quan dưới quyền: “Chiến tranh đã kết thúc. Giờ đây họ đã là đồng bào của chúng ta”. Ông cho rằng hai bên không còn là kẻ thù, và cách tốt đẹp nhất để bày tỏ niềm vui của miền Bắc là không vui mừng trước thất bại của miền Nam.
Ngày 12 tháng 4 năm 1865, quân đội của tướng Lee tiến vào ngôi làng Appomattox để giao nộp vũ khí. Tướng Joshua L.Chamberlain của miền Bắc được chỉ định tiếp nhận binh sĩ qui hàng. Trước hàng quân miền Bắc nghiêm chỉnh, ông nhìn những binh sĩ miền Nam bại trận đi vào làng với cảm xúc dâng trào. Sau này ông viết lại: “Giây phút đó làm tôi thực sự xúc động. Tôi quyết định đánh dấu sự kiện này bằng một hành động, không gì khác hơn là giơ tay chào kiểu nhà binh.. ..”
Sau đó tất cả hàng ngũ quân miền Bắc thắng trận từ đơn vị này đến đơn vị khác đều nghiêm chỉnh giơ tay chào kiểu nhà binh. Vị tướng dẫn đầu đoàn quân miền Nam đầu cúi xuống trong buồn bã, chợt nhận ra và ngồi thẳng lại trên lưng ngựa, giơ tay chào đáp lễ. Ông ra lệnh cho các đơn vị theo sau tuân theo nghi lễ quân sự khi đi ngang qua đoàn quân miền Bắc. Không có kèn thắng trận, không có tiếng trống, tiếng hô, tiếng reo hò mừng chiến thắng, không một lời nói hay tiếng xì xầm… Một sự im lặng đến nghẹt thở.
Từ sáng sớm đến chiều tối, những người lính miền Nam đều giơ tay chào khi đi ngang qua hàng quân miền Bắc cũng đang giơ tay chào. Họ giao nộp vũ khí, những lá cờ trận rách tơi tả của miền Nam và trở về quê. Gần 100.000 quân miền Nam đã qui hàng ở làng Appomattox. Vài ngày sau tất cả rời khỏi nơi này, ngôi làng trở lại cuộc sống bình thường…”[10]
Đất nước của người ta chỉ là một “Hiệp Chủng”, là các dân tộc “năm cha bảy mẹ” quy tụ lại, chớ làm gì có được “một mẹ trăm con” với “4000 năm văn hiến” như dân Việt chúng ta đâu! Thế mà Việt Nam chúng ta, đã nửa thế kỷ rồi, đằng sau cuộc chiến huynh đệ tương tàn chỉ còn lại một sự oái ăm, vô nghĩa, “thêm hận thù và xa dần ăn năn”, như cách diễn tả của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong ca khúc “Hát trên những xác người”:
Chiều đi qua Bãi Dâu, hát trên những xác người
Tôi đã thấy, tôi đã thấy,
Trên con đường, người cha già ôm con lạnh giá
Chiều đi qua Bãi Dâu, hát trên những xác người
Tôi đã thấy, tôi đã thấy,
Những hố hầm đã chôn vùi thân xác anh em.
Mẹ vỗ tay reo mừng chiến tranh
Chị vỗ tay hoan hô hòa bình
Người vỗ tay cho thêm thù hận
Người vỗ tay xa dần ăn năn.
Dân tộc nào, đất nước nào cũng phải đi qua con đường lịch sử mà thời gian chiến tranh, loạn lạc, máu đổ đầu rơi gần như dài hơn là những tháng năm yên vui thái bình. Nhân việc nhà nước Cọng Sản Việt Nam tổ chức mừng kỷ niệm “50 năm chiến thắng Mậu Thân, chợt nhớ mấy câu thơ của Tào Tùng cảm khái một thời chiến tranh của đất nước Trung Hoa đời Đường Hi Tông (873-888). Bài Kỷ Hợi Tuế:
Kỷ Hợi Tuế
Trạch quốc giang sơn nhập chiến đồ
Sinh dân hà kế lạc tiều tô
Bằng quân mạc thoại phong hầu sự
Nhất tướng công thành vạn cốt khô
Bản dịch của Nguyễn phước Hậu:
Năm Kỷ Hợi
Giặc lan tràn xứ có sông hồ
đâu để dân đen sống ấm no.
Anh chớ luận bàn hầu bá nữa
thành công một tướng, vạn xương khô.
Vâng, để có được những “ông tướng cọng sản “ăn trên ngồi trước”, những ngài cán bộ cọng sản giàu có quyền uy như hôm nay, mẹ Việt Nam đã “cúng” cho cái “ngai vàng cọng sản” không phải “vạn xương khô” mà hàng bao nhiêu triệu sinh linh Việt Nam ưu tú !
Cho nên, ngày kỷ niệm “Kim Khánh” Mậu Thân nầy và những mùa xuân kế tiếp, người dân Việt chắc vẫn còn nghe mãi một lời ca dao:
Mậu Thân là Mậu Thân nào,
Chiến công xác lính, tự hào máu dân !
Trần Đoan Hùng
Những ngày cuối năm Đinh Dậu
[1] Câu này nói về việc vua Tự Đức xây thành Vạn Niên cơ tức Khiêm Lăng (Hay còn gọi là Lăng Tự Đức) làm cho binh lính và thợ thuyền nhiều người phải bỏ mạng. Năm 1866 binh lính và thợ thuyền ở đây đã nổi dậy làm cuộc khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của anh em Đoàn Hữu Trưng nhưng cuộc khởi nghĩa này đã thất bại.
Nguồn: Mã Giang Lân, Tục ngữ và ca dao Việt Nam, NXB Giáo dục, 1999 (tái bản lần thứ 5).
[2] Bài phát biểu trong cuộc Hội thảo khoa học cấp quốc gia do Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương và Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức ngày 29-12-2017 tại Thành phố Hồ Chí Minh để kỷ niệm 50 năm cái gọi là “cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968” với đề tài “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 - Bước ngoặt quyết định và bài học lịch sử”.
[3] Nhà văn Phạm Đình Trọng, tên và bút danh Phạm Đình Trọng, sinh năm 1944 tại Hải Phòng. Ông sáng tác nhiều thể loại như truyện ngắn, ký… Đã từng đạt giải nhì cuộc thi bút ký Báo Văn nghệ - Hội Nhà văn tổ chức (1987).
[4] Phạm Đình Trọng, bài viết: “Tết Mậu Thân 1968 nhìn từ một nhà văn cọng sản ở Hà Nội”. Nguồn:
https://nhatbaovanhoa.com/a692/tet-mau-than-1968-nhin-tu-mot-nha-van-dang-vien-cong-san-o-ha-noi
[5] Blogger Đặng Chí Hùng, tên thật là Phạm Mạnh Hùng, là một nhà báo tự do ở Việt Nam, đã từng công bố những bài viết “Những sự thật không thể chối bỏ”, “Những sự thật cần phải biết” và “Chúng ta phải làm gì” trên trang mạng Dân Làm Báo, với những tài liệu và bằng chứng về các lãnh tụ CSVN, tấn công trực diệnvào chế độ cầm quyền hiện nay. Bị Hà Nội truy nã, ông trốn sang Thái Lan. Ngày 11/12/2013, theo yêu cầu của mật vụ CSVN, cảnh sát Thái Lan đã bắt giữ ông. Sự can thiệp của TNS Ngô Thanh Hải với văn phòng UNHCR để bảo vệ ông Hùng đã có kết quả. Ngày 8 tháng 1, 2014, văn phòng Cao Ủy Tị nạn Liên hiệp quốc (UNHCR) ở Thái Lan đã gửi đến văn phòng của TNS Ngô Thanh Hải một văn thư cho biết họ đã công nhận ông Phạm Mạnh Hùng là một người tị nạn theo quy chế của UNHCR. Nguồn: http://ydan.org/showthread.php?t=25651
[6] Đặng Chí Hùng, bài viết: Những sự thật không thể chối bỏ (Phần 14) Ai làm cho Huế đau thương.
Nguồn: http://danlambaovn.blogspot.com/2012/08/nhung-su-that-khong-choi-bo-phan-14-ai.html
[7] Tài liệu đã dẫn trên. (Đặng Chí Hùng, bài viết: Những sự thật không thể chối bỏ).
[8] Hoàng Phủ Ngọc Tường (sinh 1937), nhà văn. Trước dạy học tại trường Quốc Học Huế; sau thoát ly hoạt động Cách mạng. Bị coi là “một trong những tác nhân chính” trong vụ thảm sát Mậu Thân tại Huế.
[9] Trần Trung Đạo, bài viết: HÃY NÓI TRƯỚC NGÀY CHẾT. Nguồn: danlambaovn.blogspot.com
[10] Phỏng theo Mercy at Appomattox (William Zinsser) – Reader’s Digest. Nguồn: http://daminhvn.net/suy-tu-nghien-cuu/nguoi-my-ket-thuc-cuoc-noi-chien-nam-bac-my-ra-sao-14521.html