Lời Chúa phán trên Thánh Giá với Gioan, vị tông đồ duy nhất không trốn chạy, “Hỡi con, này là mẹ con” đã nói lên mối liên hệ đặc biệt Chúa muốn có giữa Giáo Hội sơ sinh do Gioan làm đại diện và Đức Mẹ Diễm Phúc của ta. Mối liên hệ này đã bảo đảm việc Đức Mẹ luôn là tập chú đặc biệt đối với Giáo Hội Giêrusalem. Thực vậy, ngày đặt nền truyền thống cho Giáo Hội Giêrusalem, tức Ngày Lễ Ngũ Tuần, luôn được mô tả trong tranh ảnh thánh bằng hình ảnh Đức Maria như người mẹ bao quanh bởi các tông đồ, dưới các hình lưỡi lửa hiện xuống. Đức Mẹ vốn được tràn đầy Chúa Thánh Thần, nay trở thành tập chú tự nhiên trong tư cách người mẹ và khuôn mẫu của Giáo Hội.
Kể từ Công Đồng Êphêsô năm 431, Đức Maria đã được gọi là Theotokos, Đấng Cưu Mang Thiên Chúa hay Mẹ Thiên Chúa. Chúa Kitô không thể vừa là người vừa là Chúa thực sự nếu không được sinh từ một bà mẹ nhân bản. Để Chúa Giêsu là Thiên Chúa, Đức Maria phải là Mẹ của Người, Đấng là Thiên Chúa thực sự. Chứng cớ trong Thánh Kinh hướng ta về Thư Galát 4:4: “Thiên Chúa sai Con của Người xuống sinh bởi một phụ nữ” và về Tin Mừng Gioan trong đó, Đức Maria luôn được gọi là “Mẹ Chúa Giêsu”. Câu 20:31 của Tin Mừng này nói rõ hơn: “để anh em tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa”. Trong một mẩu giấy papyrus hiện được lưu giữ tại Thư Viện Rylands ở Manchester, Anh Quốc, có từ năm 270 Công Nguyên, người ta đã ghi lại lời kinh đầu tiên ngỏ với Đức Maria bằng tiếng Hy Lạp, được dịch ra như sau: “chúng con chạy tới xin ngài phù trợ” (Kinh Trông Cậy). Điều này cho thấy vai trò mẫu thân của Đức Maria đối với các môn đệ của Con ngài.
Đức Mẹ là mẹ phù trợ trong các giáo phụ
Trong trước tác của các giáo phụ đầu tiên, Thánh Inhaxiô Thành Antiôkia (khoảng năm 110) đã viết rằng: “Dưới sự sắp đặt thần linh, Chúa Giêsu, Thiên Chúa của ta, đã được tượng thai bởi Đức Maria, thuộc dòng dõi Đavít, và Thánh Thần Thiên Chúa; Người được sinh ra và chịu phép rửa để cuộc Khổ Nạn của Người thánh hóa được nước” (Ad. Eph. 18:2). Thánh Irênê (khỏang năm 200) tuyên bố rằng Tân Ước vén mở 2 điều cách rõ ràng: “Con Thiên Chúa được sinh ra bởi một trinh nữ, và Người là Chúa Kitô Cứu Thế, Đấng được các tiên tri công bố; chứ không như những người lạc giáo kia cho rằng Chúa Giêsu từ trên cao xuống” (Adv. haer. 16:2/17:1). Các khẳng định của các giáo phụ cho thấy tư cách làm Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria này đã được tóm lược trong các kinh tin kính, mà bản cổ xưa nhất có câu “bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Maria đồng trinh” hoặc “sinh bởi Chúa Thánh Thần và trinh nữ Maria” (1).
Nới rộng chức làm mẹ của Đức Maria
Sự phù trợ mẫu thân của Đức Maria bao hàm ba khía cạnh: Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Giáo Hội và Mẹ loài người. Huấn quyền vốn dạy rằng vì là Mẹ Chúa Kitô, Đấng là đầu nhiệm thể, tức Giáo Hội (xem thư Cl 1:18), nên Đức Maria cũng là Mẹ các chi thể của nhiệm thể (2). Cuối kỳ họp thứ ba của Công Đồng Vatican II (1964), Đức Giáo Hoàng Pholô VI cũng đã tuyên bố Đức Maria là Mẹ Giáo Hội.
Chức làm mẹ của Đức Maria đã được công bố lúc Truyền Tin, rồi trước khi trút hơi thở cuối cùng trên Thánh Giá, Chúa Kitô đã nới rộng chức làm mẹ ấy ra đối với Giáo Hội sơ sinh. Tại đồi Canvariô, Israel mới đã được hạ sinh trong con người Gioan đại diện cho các tông đồ. Tại đó, Chúa Kitô tuyên bố: Đức Maria là mẹ của cả đầu lẫn các chi thể của nhiệm thể là Giáo Hội. Không những Đức Maria là Mẹ Giáo Hội mà còn là Mẹ của mọi tín hữu, vì Chúa Kitô đã lấy từ Đức Mẹ bản tính nhân loại để Người có thể trở thành Cứu Chúa của mọi tín hữu, của cả nhân loại. Tất cả chúng ta đều là chi thể của Nhiệm Thể Chúa Kitô, được tạo thành bởi xương thịt của Người (xem Eph. 5:30) và do đó, “đều phát sinh từ lòng Đức Maria trong tư cách mình liền với đầu” (3).
Thánh Anselmô từng giải thích rằng “Đức Maria bắt đầu mang thai tất cả chúng ta từ lúc ngài thưa xin vâng”. Điều này đã được minh giải trong thông điệp Redemptoris Mater của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong đó, ngài viết rằng vì Đức Maria “sinh ra Chúa Kitô, là Đầu của Nhiệm Thể, nên ngài cũng sinh ra mọi chi thể của Nhiệm Thể ấy”. Các chiều kích mới trong chức làm mẹ của Đức Maria đã được Đức Lêô XIII đặc biệt nhấn mạnh. Trong thông điệp Aduitricem Populi (5 tháng 9, 1895), vị giáo hoàng này viết rằng khi từ Thánh Giá, Chúa Giêsu thốt ra với Mẹ của Người câu “Này là con bà”, là Người muốn “chỉ cả nhân loại” nhất là những người kết hợp với Người trong Đức Tin (4).
Như thế, chỉ trong mấy hàng, vị giáo hoàng trên đã nới rộng sự phù trợ mẫu thân của Đức Maria để bao trùm cả Giáo Hội và cả nhân loại nữa. Ngài quả chú ý tới vai trò đại kết của Đức Maria trong tư cách là Mẹ Giáo Hội, Mẹ mọi tín hữu và Mẹ cả nhân loại. Các chiều kích mới này mới đây đã được Công Đồng Vatican II công nhận trong Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội, tức Hiến Chế Lumen Gentium (số 54). Hiến Chế này mô tả Đức Maria là “Mẹ Chúa Kitô và là Mẹ nhân loại” nhưng hơn hết là Mẹ các tín hữu. Vì các khía cạnh phù trợ mẫu thân này của Đức Maria, ngài quả hết sức quan tâm tới việc hợp nhất mọi tín hữu và do đó, là quan thầy “ưu hạng” của phong trào đại kết.
Vai trò đảo ngược của Đức Maria
Tuy nhiên, trong phong trào đại kết, có một điều gì đó khá nghịch lý về vai trò của Đức Maria, vì, trong gần 500 năm kể từ cuộc Cải Cách trở đi, lòng sùng kính ngài đã đóng vai chia rẽ nhiều hơn là hợp nhất các hệ phái Kitô Giáo. Về việc này, Martin Gillet quá cố nhận thấy Đức Maria có tiềm năng của một người đảo ngược, trong vai trò cổ vũ lòng sùng kính đại kết, chứ không hẳn là người cản trở. Người ta tự hỏi làm sao có việc này được? Ta biết Martin Gillet vốn là người sáng lập ra Hội Đại Kết Trinh Nữ Rất Thánh Maria (ESBVM) vào năm 1967.
Ông được Đức Hồng Y Suenens khích lệ hoạt động cho hợp nhất cách đó, nghĩa là dùng sự chia rẽ làm phương thế hàn gắn các vết thương do chia rẽ gây ra. Trong ý hướng ấy, Hội đặt mục tiêu nghiên cứu vai trò của Đức Maria trong Giáo Hội và nơi mọi Kitô hữu. Giống như việc chích ngừa, nghĩa là chích vi khuẩn bệnh để tạo miễn nhiễm, vấn đề chia rẽ cũng thế, người ta thấy trong nó có những đặc tính chữa lành, hàn gắn. Hội đã gặt hái được nhiều kết quả phấn khởi trong việc tổ chức các buổi phụng vụ và lòng tôn sùng Đức Mẹ chung. Hiện nay Hội vẫn duy trì đường hướng hoạt động đó trong các buổi gặp gỡ của mình.
Trong một lá thư gửi cho ESBVM, Đức Gioan Phaolô II cho hay “có một mối liên kết chặt chẽ và quan trọng” giữa việc làm Mẹ của Đức Maria và công cuộc hợp nhất Kitô Giáo. Tuy nhiên, quả là ngây thơ khi cho rằng, trong các cuộc đối thoại rộng rãi hơn, Đức Maria không khiến người ta có cái nhìn tranh chấp và gây chia rẽ. Thành thử khó lòng che đậy được các chia rẽ trong thế giới Kitô Giáo về Đức Maria. Chỉ có điều các chia rẽ trên bình diện học lý về Đức Maria phải được nhìn trong ngữ cảnh lịch sử của chúng và thử hỏi xem liệu có nên duy trì các chia rẽ ấy hay không trong một bầu khí các ý kiến đang thay đổi nhanh chóng như hiện nay.
Việc phát triển và giáo hội học
Việc triển khai tước hiệu Mẹ Giáo Hội và Mẹ mọi tín hữu từ tước hiệu Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria chắc chắn sẽ cung cấp cho ta cơ hội nhìn Đức Mẹ dưới ánh sáng cuộc đối thoại đại kết, như người mẹ của một đại gia đình đang tìm cách đoàn tụ. Thiển nghĩ ở đây, ta có thể thêm vào ý niệm đoàn tụ gia đình này ý niệm triển khai sự hiểu biết giữa các hệ phái Kitô Giáo khác nhau và các dấu chỉ của một nền giáo hội học mới đang xuất hiện.
Ngay trong Giáo Hội Công Giáo Rôma, cái hiểu về vai trò của Đức Maria vốn cũng đã có nhiều tranh cãi rồi. Vào ngày 8 tháng 12 năm 1854, trong sắc chỉ “Ineffabilis Deus”, Đức Piô IX đã long trọng tuyên bố rằng: “Từ giây phút đầu tiên được tượng thai, Trinh Nữ Rất Thánh Maria, nhờ ơn thánh và đặc ân đặc biệt của Thiên Chúa Toàn Năng, và công nghiệp của Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế của nhân loại, đã được gìn giữ khỏi mọi vết nhơ của tội lỗi”. Niềm tin này từ lâu vốn đã được tuân giữ, nhưng không hẳn là không có người chống đối. Thực vậy, Tổng Giám Mục Paris và Giám Mục Evereux đã lên tiếng chống đối tín điều này vì không do một công đồng chung quyết định. Nhưng thực ra, trước khi công bố tín điều này, Đức Piô IX đã tham khảo toàn thể hàng giáo phẩm thế giới (thông điệp “Ubi Primum” ngày 2/2/1849) để tránh các phản ứng như thế và nhất là muốn biết tâm tình người giáo dân thường.
Tham khảo hàng ngũ giáo dân
Việc trên đã tạo ra một tiền lệ cho cuộc đối thoại đại kết với các hệ phái Kitô Giáo khác, vì trong khi vận động thái độ người giáo dân thường đối với một tín điều về Đức Maria, Đức Piô IX đã dẫn khởi một yếu tố chính trong việc khai triển hiểu biết tín lý. Trong việc khai triển này, nhất là khai triển tín điều về Đức Maria, người giáo dân đóng vai trò củng cố quyền giáo huấn của Giáo Hội. Lúc còn là một tín hữu Anh Giáo, Newman đã thấy không có khó khăn chi khi chấp nhận việc Vô Nhiễm Thai, trước khi nó được Giáo Hội Công Giáo công bố thành tín điều đến 20 năm. Hành trình trở về Rôma của Newman hoàn tất ngày 9 tháng 10 năm 1845 và ngay sau đó, ngài cho công bố khảo luận của mình về việc “Khai triển tín lý”, một đóng góp lớn cho việc khai triển hiểu biết.
Quả là lý thú, vì việc phán quyết về tín điều Vô Nhiễm Thai đã gián tiếp có được là do các công trình bàn về việc khai triển sự hiểu biết tín lý. Khi Newman cho công bố bài báo “Về Việc Tham Khảo Giáo Dân Trong Các Vấn Đề Tín Lý” (“The Ramblers” tháng 7 năm 1859), ngài đã nêu điển hình tham khảo giáo dân của Đức Piô IX để chứng tỏ các chuẩn bị thích đáng trước khi phán quyết về tín điều này.
Tham khảo để hợp nhất
Trong công cuộc hợp nhất Kitô Giáo, ta nên sử dụng cùng một nguyên tắc tham khảo như trên làm thủ tục để đạt sự thống nhất về niền tin đối với các tín điều về Đức Mẹ. Nhờ thế, việc khai triển sự hiểu biết các tín điều về Đức Mẹ sẽ cho ta một ngữ cảnh điển hình cho các tham khảo rộng rãi hơn về đại kết, và được nới rộng tới toàn bộ cuộc phân rẽ hệ phái hiện nay.
Đến một mức nào đó, viễn tượng trên đã bắt đầu ló rạng. Tuy nhiên, mỗi cộng đoàn có đại diện trong các cuộc gặp gỡ của ESBVM nên chuyên biệt chỉ thị cho các đại biểu của mình vận động các thành viên cho biết thái độ, niềm tin và các luận chứng bác bỏ. Vì như trên đã nói, việc tranh luận tương tự vốn đã diễn tiến lâu dài trong lòng Giáo Hội Công Giáo trước khi đạt được sự thống nhất ý kiến. Những ngôi sao sáng vĩ đại như Bernard thành Clairvaux, Anselm thành Canterbury, Albert Cả, Thomas Aquinas và cả Bonaventure nữa cũng đã không chấp học lý Vô Nhiễm Thai.
Tuy nhiên, một đan sĩ Biển Đức, tức Eadmer thành Canterbury (1055-1154), đã không dựa vào các ngôi sao sáng ấy, mà dựa vào lòng sùng kính của tín hữu. Theo ngài, ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Thai được tín hữu nước Anh giữ từ trước cả cuộc Xâm Lăng của người Normandy (1066). Luận chứng của ngài là: các thiên thần mà Thiên Chúa còn gìn giữ cho khỏi tội lỗi, phương chi là Mẹ của Người.
Một lòng sùng kính như thế cũng đang hiện diện trong ESBVM. Chỉ cần làm sao để lòng sùng kính này lan tỏa mỗi ngày một rộng rãi hơn và một ngày kia gây đủ ảnh hưởng trên việc hợp nhất các khai triển tín lý khiến các luận chứng bác bỏ sẽ được khai thông (xem Lumen Gentium, số 12). Nếu ảnh hưởng phụng vụ có thể hướng dẫn sự thống nhất trong Giáo Hội Công Giáo như một nguyên tắc cho các áp dụng rộng rãi hơn, thì lợi ích của nó quả là hiển nhiên. Cũng cần nhấn mạnh một điều, chính lập luận của Eadmer dựa vào lòng sùng kính của giáo dân đã khuyến khích Duns Scotus triển khai ra ý niệm “cứu chuộc có tính gìn giữ” (preservative redemption) làm cơ sở thần học cho việc công bố tín điều Vô Nhiễm Thai của Đức Piô IX. Ý niệm này đã khắc phục được sự mâu thuẫn khi tách Đức Maria ra khỏi công trình cứu chuộc phổ quát vì dù được gìn giữ khỏi tội nguyên tổ, ngài vẫn lệ thuộc công trình cứu chuộc của Chúa Kitô, vì ngài chắc chắn sẽ mắc tội tổ tông ấy, nếu ơn thánh của Đấng Trung Gian không gìn giữ ngài.
Đức Maria như khuôn mẫu
Thành thử, muốn sự hợp nhất lớn mạnh, lời cầu nguyện và lòng sùng kính phải đi trước, sau đó mới tới các giải thích thần học. Đức Maria trong vai trò khuôn mẫu cũng như mẫu thân nêu gương cho ta về lòng tuân phục thánh ý Thiên Chúa. Dù không hiểu hết các mầu nhiệm của Thiên Chúa, Đức Maria vẫn suy đi nghĩ lại các mầu nhiệm ấy trong tâm hồn (Lc 2:19).
Mầu nhiệm Vô Nhiễm Thai cần nhiều thế kỷ suy đi nghĩ lại cộng với nhiều khai triển về tín lý mới giúp Đức Piô IX tuyên bố được tín điều này. Việc hợp nhất Kitô Giáo cũng là một mầu nhiệm mà ta cần suy đi nghĩ lại và cố gắng đạt cho được dù ta không hiểu hết các hệ luận của nó, giống như Đức Maria trong biến cố Truyền Tin. Mặt khác, cũng giống như ngài, với lời cầu nguyện và lòng sùng kính, ta sẽ phát triển được sự hiểu biết; nhờ tình đồng đạo và các cuộc thảo luận, ta sẽ hiểu biết nhau hơn và phát triển sự hiểu biết ấy theo chiều hướng tiến tới mầu nhiệm hợp nhất Kitô Giáo. Trong hành trình đức tin của riêng ngài, Đức Maria cho thấy sự phát triển về hiểu biết của mình, thí dụ lời của thiên thần “Chào bà đầy ơn phúc” đã gây cho ngài ngỡ ngàng nhưng đồng thời cũng khiến ngài suy đi nghĩ lại cho tới tận mạc khải Hiện Xuống, khi ngài được hiểu biết hoàn toàn.
Nguyên tắc Maria trong việc phát triển đại kết
Nếu Đức Maria là Mẹ Giáo Hội, thì ngài cũng là khuôn mẫu đối với Giáo Hội theo nghĩa định chế và theo nghĩa rộng hơn nơi các tín hữu. Ta đã thấy ngài là khuôn mẫu để Giáo Hội phát triển sự hiểu biết của mình và để mọi Kitô hữu phát triển sự hiểu biết của họ. André Feuillet, một học giả Thánh Kinh Công Giáo, từng cho ta hay: tư cách làm mẹ và làm trung gian của Đức Maria đã khiến ngài trở thành “nguyên mẫu của Giáo Hội… Ngài là khuôn mẫu hoàn hảo của Giáo Hội. Chỉ cần càng ngày càng nên giống Đức Maria, Giáo Hội sẽ càng ngày càng hiểu đầy đủ hơn các ý định của Đấng sáng lập ra mình” (5). Lev Gillet, một linh mục Chính Thống Giáo, đã nhấn mạnh đến vai trò của Đức Maria khi trích dẫn câu Tông Đồ Công Vụ 1:14: “Tất cả những người này đồng lòng đồng chí chuyên chăm cầu nguyện cùng với các phụ nữ và Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu”. Ông nhấn mạnh rằng khung cảnh này là hình ảnh đích thực của Giáo Hội liên tục, nên Giáo Hội ngày nay phải đi theo dòng liên tục không bao giờ đứt đoạn từ thời Giáo Hội sơ sinh tụ họp nhau quanh Đức Maria trong ngày Hiện Xuống. Vị linh mục này cho rằng “sự đồng lòng đồng chí” kia cũng phải được nhìn thấy trong sự nhất trí về vai trò và ý hướng của Đức Maria. Ý hướng của ngài tất nhiên chỉ có thể là “hoàn toàn tuân phục thánh ý Thiên Chúa; do đó, chỉ có sự tuân phục thánh ý Thiên Chúa nơi ý chí ta mới thực sự hợp nhất ta lại với Đức Maria mà thôi” (6). Sự hợp nhất với Đức Maria này, do đó, là phương thế để ta lớn lên trong sự hợp nhất Kitô Giáo.
Trong truyền thống Cải Cách, David Carter nói rằng việc Đức Maria suy đi nghĩ lại lời Chúa đã “tạo nên một khuôn mẫu cho các môn đện trong tương lai”. Và việc “ngài toàn tâm toàn chí tiếp nhận Lời Chúa là một nhận định hùng hồn về nguyên tắc một mình Thánh Kinh đã đủ của Phong Trào Cải Cách” (7). Ba khuôn mẫu Công Giáo, Chính Thống và Cải Cách vừa nói đều có chung một sự ăn ý với nhau, cho thấy một sự đồng qui dứt khoát. Phía Công Giáo nhấn mạnh tới Đức Maria như khuôn mẫu hoàn hảo của Giáo Hội đã cho thấy: càng trở nên như Đức Maria, Giáo Hội càng hiểu rõ các ý định của Đấng sáng lập ra mình. Hình ảnh này duy trì được các đặc tính phát triển giống quan điểm của Chính Thống về một Giáo Hội liên tục, duy trì được tính liên tục không bao giờ đứt đoạn với việc tập chú vào Đức Maria được các tông đồ vây quanh trong ngày lễ Hiện Xuống. Truyền thống Cải Cách với hình ảnh Đức Maria suy đi nghĩ lại Lời Chúa là một nguyên tắc phát triển mà ta đã trình bày. Các nền giáo hội học này không luôn luôn nhất quán bên trong các hệ phái khác nhau, tuy nhiên đó vẫn là bằng chứng có sự đồng qui và nhiều tiềm năng để tiếp tục.
Kết luận
Trong tư cách một môn đệ khuôn thước, Đức Maria nêu gương mẫu làm mẹ cho con cái mình, đồng thời làm gương mẫu về sự tuân phục thánh ý Thiên Chúa. Như Chúa Giêsu từng tuyên bố trong Máccô 3:35: “Bất cứ ai thực hành thánh ý Thiên Chúa đều là anh em Ta, chị em Ta, và là mẹ Ta”. Thay vì làm giảm tư cách phù trợ mẫu thân của Đức Maria, câu đó chỉ làm tăng thêm tư cách ấy, vì trong tư cách gương mẫu, ngài là dụng cụ ưu tuyển của thánh ý Thiên Chúa. Sự tuân phục này là một phần trong vai trò mẫu thân của ngài, như chính ngài đã nói với các gia nhân tại tiệc cưới Cana: “Hãy làm theo điều Người nói với các anh”. Trong tư cách một người mẹ, ngài cũng là người hòa giải, đem chúng ta lại với nhau cũng như đem các truyền thống thần học của chúng ta lại với nhau. Như lời kinh xưa từng viết “Chúng ta chạy đến” với lòng phù trợ của ngài trong “cơn gian nan khốn khó” để được làm hòa với Mẹ chúng ta.
Vai trò suy đi nghĩ lại của Đức Maria đã báo trước diễn trình khai triển tín lý trong Giáo Hội suy tư. Diễn trình này đã được hiến chế về mạc khải Dei Verbum của Công Đồng Vatican II phác họa như sau: “Giáo Hội luôn tiến về sự viên mãn của chân lý thần thiêng, cho đến lúc tận cùng khi lời Chúa được nên trọn nơi mình” (số 8).
Tư cách phù trợ mẫu thân của Đức Maria đối với toàn bộ gia đình tín hữu cũng đặt ngài vào vai trò đấng bầu cử chính của gia đình nới rộng này, và vâng theo Con mình, ngài cầu xin “cho tất cả chúng được nên một”. Từ thế kỷ 17, trong Anh Giáo, vốn có sự phát triển tiệm tiến đối với cái hiểu về vị thế của Đức Maria trong kế hoạch cứu chuộc của Thiên Chúa. Sự phát triển này được gia tăng do sự kích thích của phong trào Oxford và của những người thuộc nhóm viết tiểu luận (tractarians) sau đó, là những người nhờ nghiên cứu các giáo phụ, đã tìm ra ý niệm Mẹ Thiên Chúa (Theotokos) nơi Đức Maria. Hồng Y Chân Phúc Newman là tác nhân vĩ đại trong việc khai triển sớm sủa này… Sau này, Giáo Sư Eric Mascall còn chủ biên một chuyên đề tựa là “Mother of God” (London 1949) với sự cộng tác của nhiều người Chính Thống Giáo. Ông còn trở thành một trong các thành viên sáng lập ra ESBVM.
Đó là một vài chứng cớ cho thấy lòng sùng kính Đức Mẹ đã phát triển cùng khắp các hệ phái. Tuy nhiên, hiệp thông Công Giáo đã đưa tới một khúc rẽ quan trọng vào năm 1958 khi tổ chức Đại Hội Thánh Mẫu Học đầu tiên tại Lộ Đức. Đại hội này đã bác bỏ ý kiến lỗi thời xưa nay cho rằng thánh mẫu học gây chia rẽ giữa các hệ phái Kitô Giáo và chỉ nên khảo sát Đức Maria trong ngữ cảnh Kitô học và Giáo Hội Học (8). Khúc rẽ thứ hai là tông huấn “Marianus ‘Cultus’”của Đức Gioan Phaolô II trong đó, tương lai của Thánh Mẫu Học được công bố là hợp phụng vụ, hợp Thánh Kinh và hợp đại kết, và hiện nay, ta đang thu lượm hoa trái của việc phát triển cái hiểu của nhau, của các nền giáo hội học đồng qui và của lòng sùng kính chung đối với Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Giáo Hội và là Mẹ mọi tín hữu.
Ghi chú
1. J .N .D. Kelly, 'Early Christian Creeds" , Longmans ,London 1972, các tr.144-148.
2. A .B . Calkins ,' Mary 's Spiritual Maternity ' trong 'Mary is for Everyone", Ed. W. McLoughlin & J . Pinnock , Gracewing, Leominster 1997, tr.69
3. Xem Thông điệp “Ad Diem Illum" của Đức Piô IX , 2 tháng 2, 1904.
4. "Acta Sanctorum" 28 (1895-1896).
5. A. Feuillet , “Jesus and His Mother" , Maluf dịch ,St.Bede 's Publications, Massachuset 1984.tr.117.
6. L .Gillet , “The Veneration of the Blessed Virgin Mary, Mother of God” trong 'Mother of God, E . Mascall chủ biên, Dacre Press ,1949, tr.79f.
7. D.Carter, “Mary Servant of the Word” trong “Mary is for Everyone",Ed. W..McLoughlin & J .Pinnock, Gracewing ,Leominster 1997, p161.
8. C .O'Donnel ,'Growth and Decline in Mariology' in' Mary in the Church", J. Hyland chủ biên,Veritas, Athlone 1989 ,tr.39. Version: 8 tháng 3, 2001
Theo Linh Mục Mark Elvins OFM Cap, thuộc Franciscan Study Centre tại Canterbury, UK. (Xem Some Reflections on Our Lady and The Ecumenical Movement in the Light of Her Maternal Patronage tại www.christendom-awake.com)
Kể từ Công Đồng Êphêsô năm 431, Đức Maria đã được gọi là Theotokos, Đấng Cưu Mang Thiên Chúa hay Mẹ Thiên Chúa. Chúa Kitô không thể vừa là người vừa là Chúa thực sự nếu không được sinh từ một bà mẹ nhân bản. Để Chúa Giêsu là Thiên Chúa, Đức Maria phải là Mẹ của Người, Đấng là Thiên Chúa thực sự. Chứng cớ trong Thánh Kinh hướng ta về Thư Galát 4:4: “Thiên Chúa sai Con của Người xuống sinh bởi một phụ nữ” và về Tin Mừng Gioan trong đó, Đức Maria luôn được gọi là “Mẹ Chúa Giêsu”. Câu 20:31 của Tin Mừng này nói rõ hơn: “để anh em tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa”. Trong một mẩu giấy papyrus hiện được lưu giữ tại Thư Viện Rylands ở Manchester, Anh Quốc, có từ năm 270 Công Nguyên, người ta đã ghi lại lời kinh đầu tiên ngỏ với Đức Maria bằng tiếng Hy Lạp, được dịch ra như sau: “chúng con chạy tới xin ngài phù trợ” (Kinh Trông Cậy). Điều này cho thấy vai trò mẫu thân của Đức Maria đối với các môn đệ của Con ngài.
Đức Mẹ là mẹ phù trợ trong các giáo phụ
Trong trước tác của các giáo phụ đầu tiên, Thánh Inhaxiô Thành Antiôkia (khoảng năm 110) đã viết rằng: “Dưới sự sắp đặt thần linh, Chúa Giêsu, Thiên Chúa của ta, đã được tượng thai bởi Đức Maria, thuộc dòng dõi Đavít, và Thánh Thần Thiên Chúa; Người được sinh ra và chịu phép rửa để cuộc Khổ Nạn của Người thánh hóa được nước” (Ad. Eph. 18:2). Thánh Irênê (khỏang năm 200) tuyên bố rằng Tân Ước vén mở 2 điều cách rõ ràng: “Con Thiên Chúa được sinh ra bởi một trinh nữ, và Người là Chúa Kitô Cứu Thế, Đấng được các tiên tri công bố; chứ không như những người lạc giáo kia cho rằng Chúa Giêsu từ trên cao xuống” (Adv. haer. 16:2/17:1). Các khẳng định của các giáo phụ cho thấy tư cách làm Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria này đã được tóm lược trong các kinh tin kính, mà bản cổ xưa nhất có câu “bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Maria đồng trinh” hoặc “sinh bởi Chúa Thánh Thần và trinh nữ Maria” (1).
Nới rộng chức làm mẹ của Đức Maria
Sự phù trợ mẫu thân của Đức Maria bao hàm ba khía cạnh: Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Giáo Hội và Mẹ loài người. Huấn quyền vốn dạy rằng vì là Mẹ Chúa Kitô, Đấng là đầu nhiệm thể, tức Giáo Hội (xem thư Cl 1:18), nên Đức Maria cũng là Mẹ các chi thể của nhiệm thể (2). Cuối kỳ họp thứ ba của Công Đồng Vatican II (1964), Đức Giáo Hoàng Pholô VI cũng đã tuyên bố Đức Maria là Mẹ Giáo Hội.
Chức làm mẹ của Đức Maria đã được công bố lúc Truyền Tin, rồi trước khi trút hơi thở cuối cùng trên Thánh Giá, Chúa Kitô đã nới rộng chức làm mẹ ấy ra đối với Giáo Hội sơ sinh. Tại đồi Canvariô, Israel mới đã được hạ sinh trong con người Gioan đại diện cho các tông đồ. Tại đó, Chúa Kitô tuyên bố: Đức Maria là mẹ của cả đầu lẫn các chi thể của nhiệm thể là Giáo Hội. Không những Đức Maria là Mẹ Giáo Hội mà còn là Mẹ của mọi tín hữu, vì Chúa Kitô đã lấy từ Đức Mẹ bản tính nhân loại để Người có thể trở thành Cứu Chúa của mọi tín hữu, của cả nhân loại. Tất cả chúng ta đều là chi thể của Nhiệm Thể Chúa Kitô, được tạo thành bởi xương thịt của Người (xem Eph. 5:30) và do đó, “đều phát sinh từ lòng Đức Maria trong tư cách mình liền với đầu” (3).
Thánh Anselmô từng giải thích rằng “Đức Maria bắt đầu mang thai tất cả chúng ta từ lúc ngài thưa xin vâng”. Điều này đã được minh giải trong thông điệp Redemptoris Mater của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong đó, ngài viết rằng vì Đức Maria “sinh ra Chúa Kitô, là Đầu của Nhiệm Thể, nên ngài cũng sinh ra mọi chi thể của Nhiệm Thể ấy”. Các chiều kích mới trong chức làm mẹ của Đức Maria đã được Đức Lêô XIII đặc biệt nhấn mạnh. Trong thông điệp Aduitricem Populi (5 tháng 9, 1895), vị giáo hoàng này viết rằng khi từ Thánh Giá, Chúa Giêsu thốt ra với Mẹ của Người câu “Này là con bà”, là Người muốn “chỉ cả nhân loại” nhất là những người kết hợp với Người trong Đức Tin (4).
Như thế, chỉ trong mấy hàng, vị giáo hoàng trên đã nới rộng sự phù trợ mẫu thân của Đức Maria để bao trùm cả Giáo Hội và cả nhân loại nữa. Ngài quả chú ý tới vai trò đại kết của Đức Maria trong tư cách là Mẹ Giáo Hội, Mẹ mọi tín hữu và Mẹ cả nhân loại. Các chiều kích mới này mới đây đã được Công Đồng Vatican II công nhận trong Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội, tức Hiến Chế Lumen Gentium (số 54). Hiến Chế này mô tả Đức Maria là “Mẹ Chúa Kitô và là Mẹ nhân loại” nhưng hơn hết là Mẹ các tín hữu. Vì các khía cạnh phù trợ mẫu thân này của Đức Maria, ngài quả hết sức quan tâm tới việc hợp nhất mọi tín hữu và do đó, là quan thầy “ưu hạng” của phong trào đại kết.
Vai trò đảo ngược của Đức Maria
Tuy nhiên, trong phong trào đại kết, có một điều gì đó khá nghịch lý về vai trò của Đức Maria, vì, trong gần 500 năm kể từ cuộc Cải Cách trở đi, lòng sùng kính ngài đã đóng vai chia rẽ nhiều hơn là hợp nhất các hệ phái Kitô Giáo. Về việc này, Martin Gillet quá cố nhận thấy Đức Maria có tiềm năng của một người đảo ngược, trong vai trò cổ vũ lòng sùng kính đại kết, chứ không hẳn là người cản trở. Người ta tự hỏi làm sao có việc này được? Ta biết Martin Gillet vốn là người sáng lập ra Hội Đại Kết Trinh Nữ Rất Thánh Maria (ESBVM) vào năm 1967.
Ông được Đức Hồng Y Suenens khích lệ hoạt động cho hợp nhất cách đó, nghĩa là dùng sự chia rẽ làm phương thế hàn gắn các vết thương do chia rẽ gây ra. Trong ý hướng ấy, Hội đặt mục tiêu nghiên cứu vai trò của Đức Maria trong Giáo Hội và nơi mọi Kitô hữu. Giống như việc chích ngừa, nghĩa là chích vi khuẩn bệnh để tạo miễn nhiễm, vấn đề chia rẽ cũng thế, người ta thấy trong nó có những đặc tính chữa lành, hàn gắn. Hội đã gặt hái được nhiều kết quả phấn khởi trong việc tổ chức các buổi phụng vụ và lòng tôn sùng Đức Mẹ chung. Hiện nay Hội vẫn duy trì đường hướng hoạt động đó trong các buổi gặp gỡ của mình.
Trong một lá thư gửi cho ESBVM, Đức Gioan Phaolô II cho hay “có một mối liên kết chặt chẽ và quan trọng” giữa việc làm Mẹ của Đức Maria và công cuộc hợp nhất Kitô Giáo. Tuy nhiên, quả là ngây thơ khi cho rằng, trong các cuộc đối thoại rộng rãi hơn, Đức Maria không khiến người ta có cái nhìn tranh chấp và gây chia rẽ. Thành thử khó lòng che đậy được các chia rẽ trong thế giới Kitô Giáo về Đức Maria. Chỉ có điều các chia rẽ trên bình diện học lý về Đức Maria phải được nhìn trong ngữ cảnh lịch sử của chúng và thử hỏi xem liệu có nên duy trì các chia rẽ ấy hay không trong một bầu khí các ý kiến đang thay đổi nhanh chóng như hiện nay.
Việc phát triển và giáo hội học
Việc triển khai tước hiệu Mẹ Giáo Hội và Mẹ mọi tín hữu từ tước hiệu Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria chắc chắn sẽ cung cấp cho ta cơ hội nhìn Đức Mẹ dưới ánh sáng cuộc đối thoại đại kết, như người mẹ của một đại gia đình đang tìm cách đoàn tụ. Thiển nghĩ ở đây, ta có thể thêm vào ý niệm đoàn tụ gia đình này ý niệm triển khai sự hiểu biết giữa các hệ phái Kitô Giáo khác nhau và các dấu chỉ của một nền giáo hội học mới đang xuất hiện.
Ngay trong Giáo Hội Công Giáo Rôma, cái hiểu về vai trò của Đức Maria vốn cũng đã có nhiều tranh cãi rồi. Vào ngày 8 tháng 12 năm 1854, trong sắc chỉ “Ineffabilis Deus”, Đức Piô IX đã long trọng tuyên bố rằng: “Từ giây phút đầu tiên được tượng thai, Trinh Nữ Rất Thánh Maria, nhờ ơn thánh và đặc ân đặc biệt của Thiên Chúa Toàn Năng, và công nghiệp của Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế của nhân loại, đã được gìn giữ khỏi mọi vết nhơ của tội lỗi”. Niềm tin này từ lâu vốn đã được tuân giữ, nhưng không hẳn là không có người chống đối. Thực vậy, Tổng Giám Mục Paris và Giám Mục Evereux đã lên tiếng chống đối tín điều này vì không do một công đồng chung quyết định. Nhưng thực ra, trước khi công bố tín điều này, Đức Piô IX đã tham khảo toàn thể hàng giáo phẩm thế giới (thông điệp “Ubi Primum” ngày 2/2/1849) để tránh các phản ứng như thế và nhất là muốn biết tâm tình người giáo dân thường.
Tham khảo hàng ngũ giáo dân
Việc trên đã tạo ra một tiền lệ cho cuộc đối thoại đại kết với các hệ phái Kitô Giáo khác, vì trong khi vận động thái độ người giáo dân thường đối với một tín điều về Đức Maria, Đức Piô IX đã dẫn khởi một yếu tố chính trong việc khai triển hiểu biết tín lý. Trong việc khai triển này, nhất là khai triển tín điều về Đức Maria, người giáo dân đóng vai trò củng cố quyền giáo huấn của Giáo Hội. Lúc còn là một tín hữu Anh Giáo, Newman đã thấy không có khó khăn chi khi chấp nhận việc Vô Nhiễm Thai, trước khi nó được Giáo Hội Công Giáo công bố thành tín điều đến 20 năm. Hành trình trở về Rôma của Newman hoàn tất ngày 9 tháng 10 năm 1845 và ngay sau đó, ngài cho công bố khảo luận của mình về việc “Khai triển tín lý”, một đóng góp lớn cho việc khai triển hiểu biết.
Quả là lý thú, vì việc phán quyết về tín điều Vô Nhiễm Thai đã gián tiếp có được là do các công trình bàn về việc khai triển sự hiểu biết tín lý. Khi Newman cho công bố bài báo “Về Việc Tham Khảo Giáo Dân Trong Các Vấn Đề Tín Lý” (“The Ramblers” tháng 7 năm 1859), ngài đã nêu điển hình tham khảo giáo dân của Đức Piô IX để chứng tỏ các chuẩn bị thích đáng trước khi phán quyết về tín điều này.
Tham khảo để hợp nhất
Trong công cuộc hợp nhất Kitô Giáo, ta nên sử dụng cùng một nguyên tắc tham khảo như trên làm thủ tục để đạt sự thống nhất về niền tin đối với các tín điều về Đức Mẹ. Nhờ thế, việc khai triển sự hiểu biết các tín điều về Đức Mẹ sẽ cho ta một ngữ cảnh điển hình cho các tham khảo rộng rãi hơn về đại kết, và được nới rộng tới toàn bộ cuộc phân rẽ hệ phái hiện nay.
Đến một mức nào đó, viễn tượng trên đã bắt đầu ló rạng. Tuy nhiên, mỗi cộng đoàn có đại diện trong các cuộc gặp gỡ của ESBVM nên chuyên biệt chỉ thị cho các đại biểu của mình vận động các thành viên cho biết thái độ, niềm tin và các luận chứng bác bỏ. Vì như trên đã nói, việc tranh luận tương tự vốn đã diễn tiến lâu dài trong lòng Giáo Hội Công Giáo trước khi đạt được sự thống nhất ý kiến. Những ngôi sao sáng vĩ đại như Bernard thành Clairvaux, Anselm thành Canterbury, Albert Cả, Thomas Aquinas và cả Bonaventure nữa cũng đã không chấp học lý Vô Nhiễm Thai.
Tuy nhiên, một đan sĩ Biển Đức, tức Eadmer thành Canterbury (1055-1154), đã không dựa vào các ngôi sao sáng ấy, mà dựa vào lòng sùng kính của tín hữu. Theo ngài, ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Thai được tín hữu nước Anh giữ từ trước cả cuộc Xâm Lăng của người Normandy (1066). Luận chứng của ngài là: các thiên thần mà Thiên Chúa còn gìn giữ cho khỏi tội lỗi, phương chi là Mẹ của Người.
Một lòng sùng kính như thế cũng đang hiện diện trong ESBVM. Chỉ cần làm sao để lòng sùng kính này lan tỏa mỗi ngày một rộng rãi hơn và một ngày kia gây đủ ảnh hưởng trên việc hợp nhất các khai triển tín lý khiến các luận chứng bác bỏ sẽ được khai thông (xem Lumen Gentium, số 12). Nếu ảnh hưởng phụng vụ có thể hướng dẫn sự thống nhất trong Giáo Hội Công Giáo như một nguyên tắc cho các áp dụng rộng rãi hơn, thì lợi ích của nó quả là hiển nhiên. Cũng cần nhấn mạnh một điều, chính lập luận của Eadmer dựa vào lòng sùng kính của giáo dân đã khuyến khích Duns Scotus triển khai ra ý niệm “cứu chuộc có tính gìn giữ” (preservative redemption) làm cơ sở thần học cho việc công bố tín điều Vô Nhiễm Thai của Đức Piô IX. Ý niệm này đã khắc phục được sự mâu thuẫn khi tách Đức Maria ra khỏi công trình cứu chuộc phổ quát vì dù được gìn giữ khỏi tội nguyên tổ, ngài vẫn lệ thuộc công trình cứu chuộc của Chúa Kitô, vì ngài chắc chắn sẽ mắc tội tổ tông ấy, nếu ơn thánh của Đấng Trung Gian không gìn giữ ngài.
Đức Maria như khuôn mẫu
Thành thử, muốn sự hợp nhất lớn mạnh, lời cầu nguyện và lòng sùng kính phải đi trước, sau đó mới tới các giải thích thần học. Đức Maria trong vai trò khuôn mẫu cũng như mẫu thân nêu gương cho ta về lòng tuân phục thánh ý Thiên Chúa. Dù không hiểu hết các mầu nhiệm của Thiên Chúa, Đức Maria vẫn suy đi nghĩ lại các mầu nhiệm ấy trong tâm hồn (Lc 2:19).
Mầu nhiệm Vô Nhiễm Thai cần nhiều thế kỷ suy đi nghĩ lại cộng với nhiều khai triển về tín lý mới giúp Đức Piô IX tuyên bố được tín điều này. Việc hợp nhất Kitô Giáo cũng là một mầu nhiệm mà ta cần suy đi nghĩ lại và cố gắng đạt cho được dù ta không hiểu hết các hệ luận của nó, giống như Đức Maria trong biến cố Truyền Tin. Mặt khác, cũng giống như ngài, với lời cầu nguyện và lòng sùng kính, ta sẽ phát triển được sự hiểu biết; nhờ tình đồng đạo và các cuộc thảo luận, ta sẽ hiểu biết nhau hơn và phát triển sự hiểu biết ấy theo chiều hướng tiến tới mầu nhiệm hợp nhất Kitô Giáo. Trong hành trình đức tin của riêng ngài, Đức Maria cho thấy sự phát triển về hiểu biết của mình, thí dụ lời của thiên thần “Chào bà đầy ơn phúc” đã gây cho ngài ngỡ ngàng nhưng đồng thời cũng khiến ngài suy đi nghĩ lại cho tới tận mạc khải Hiện Xuống, khi ngài được hiểu biết hoàn toàn.
Nguyên tắc Maria trong việc phát triển đại kết
Nếu Đức Maria là Mẹ Giáo Hội, thì ngài cũng là khuôn mẫu đối với Giáo Hội theo nghĩa định chế và theo nghĩa rộng hơn nơi các tín hữu. Ta đã thấy ngài là khuôn mẫu để Giáo Hội phát triển sự hiểu biết của mình và để mọi Kitô hữu phát triển sự hiểu biết của họ. André Feuillet, một học giả Thánh Kinh Công Giáo, từng cho ta hay: tư cách làm mẹ và làm trung gian của Đức Maria đã khiến ngài trở thành “nguyên mẫu của Giáo Hội… Ngài là khuôn mẫu hoàn hảo của Giáo Hội. Chỉ cần càng ngày càng nên giống Đức Maria, Giáo Hội sẽ càng ngày càng hiểu đầy đủ hơn các ý định của Đấng sáng lập ra mình” (5). Lev Gillet, một linh mục Chính Thống Giáo, đã nhấn mạnh đến vai trò của Đức Maria khi trích dẫn câu Tông Đồ Công Vụ 1:14: “Tất cả những người này đồng lòng đồng chí chuyên chăm cầu nguyện cùng với các phụ nữ và Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu”. Ông nhấn mạnh rằng khung cảnh này là hình ảnh đích thực của Giáo Hội liên tục, nên Giáo Hội ngày nay phải đi theo dòng liên tục không bao giờ đứt đoạn từ thời Giáo Hội sơ sinh tụ họp nhau quanh Đức Maria trong ngày Hiện Xuống. Vị linh mục này cho rằng “sự đồng lòng đồng chí” kia cũng phải được nhìn thấy trong sự nhất trí về vai trò và ý hướng của Đức Maria. Ý hướng của ngài tất nhiên chỉ có thể là “hoàn toàn tuân phục thánh ý Thiên Chúa; do đó, chỉ có sự tuân phục thánh ý Thiên Chúa nơi ý chí ta mới thực sự hợp nhất ta lại với Đức Maria mà thôi” (6). Sự hợp nhất với Đức Maria này, do đó, là phương thế để ta lớn lên trong sự hợp nhất Kitô Giáo.
Trong truyền thống Cải Cách, David Carter nói rằng việc Đức Maria suy đi nghĩ lại lời Chúa đã “tạo nên một khuôn mẫu cho các môn đện trong tương lai”. Và việc “ngài toàn tâm toàn chí tiếp nhận Lời Chúa là một nhận định hùng hồn về nguyên tắc một mình Thánh Kinh đã đủ của Phong Trào Cải Cách” (7). Ba khuôn mẫu Công Giáo, Chính Thống và Cải Cách vừa nói đều có chung một sự ăn ý với nhau, cho thấy một sự đồng qui dứt khoát. Phía Công Giáo nhấn mạnh tới Đức Maria như khuôn mẫu hoàn hảo của Giáo Hội đã cho thấy: càng trở nên như Đức Maria, Giáo Hội càng hiểu rõ các ý định của Đấng sáng lập ra mình. Hình ảnh này duy trì được các đặc tính phát triển giống quan điểm của Chính Thống về một Giáo Hội liên tục, duy trì được tính liên tục không bao giờ đứt đoạn với việc tập chú vào Đức Maria được các tông đồ vây quanh trong ngày lễ Hiện Xuống. Truyền thống Cải Cách với hình ảnh Đức Maria suy đi nghĩ lại Lời Chúa là một nguyên tắc phát triển mà ta đã trình bày. Các nền giáo hội học này không luôn luôn nhất quán bên trong các hệ phái khác nhau, tuy nhiên đó vẫn là bằng chứng có sự đồng qui và nhiều tiềm năng để tiếp tục.
Kết luận
Trong tư cách một môn đệ khuôn thước, Đức Maria nêu gương mẫu làm mẹ cho con cái mình, đồng thời làm gương mẫu về sự tuân phục thánh ý Thiên Chúa. Như Chúa Giêsu từng tuyên bố trong Máccô 3:35: “Bất cứ ai thực hành thánh ý Thiên Chúa đều là anh em Ta, chị em Ta, và là mẹ Ta”. Thay vì làm giảm tư cách phù trợ mẫu thân của Đức Maria, câu đó chỉ làm tăng thêm tư cách ấy, vì trong tư cách gương mẫu, ngài là dụng cụ ưu tuyển của thánh ý Thiên Chúa. Sự tuân phục này là một phần trong vai trò mẫu thân của ngài, như chính ngài đã nói với các gia nhân tại tiệc cưới Cana: “Hãy làm theo điều Người nói với các anh”. Trong tư cách một người mẹ, ngài cũng là người hòa giải, đem chúng ta lại với nhau cũng như đem các truyền thống thần học của chúng ta lại với nhau. Như lời kinh xưa từng viết “Chúng ta chạy đến” với lòng phù trợ của ngài trong “cơn gian nan khốn khó” để được làm hòa với Mẹ chúng ta.
Vai trò suy đi nghĩ lại của Đức Maria đã báo trước diễn trình khai triển tín lý trong Giáo Hội suy tư. Diễn trình này đã được hiến chế về mạc khải Dei Verbum của Công Đồng Vatican II phác họa như sau: “Giáo Hội luôn tiến về sự viên mãn của chân lý thần thiêng, cho đến lúc tận cùng khi lời Chúa được nên trọn nơi mình” (số 8).
Tư cách phù trợ mẫu thân của Đức Maria đối với toàn bộ gia đình tín hữu cũng đặt ngài vào vai trò đấng bầu cử chính của gia đình nới rộng này, và vâng theo Con mình, ngài cầu xin “cho tất cả chúng được nên một”. Từ thế kỷ 17, trong Anh Giáo, vốn có sự phát triển tiệm tiến đối với cái hiểu về vị thế của Đức Maria trong kế hoạch cứu chuộc của Thiên Chúa. Sự phát triển này được gia tăng do sự kích thích của phong trào Oxford và của những người thuộc nhóm viết tiểu luận (tractarians) sau đó, là những người nhờ nghiên cứu các giáo phụ, đã tìm ra ý niệm Mẹ Thiên Chúa (Theotokos) nơi Đức Maria. Hồng Y Chân Phúc Newman là tác nhân vĩ đại trong việc khai triển sớm sủa này… Sau này, Giáo Sư Eric Mascall còn chủ biên một chuyên đề tựa là “Mother of God” (London 1949) với sự cộng tác của nhiều người Chính Thống Giáo. Ông còn trở thành một trong các thành viên sáng lập ra ESBVM.
Đó là một vài chứng cớ cho thấy lòng sùng kính Đức Mẹ đã phát triển cùng khắp các hệ phái. Tuy nhiên, hiệp thông Công Giáo đã đưa tới một khúc rẽ quan trọng vào năm 1958 khi tổ chức Đại Hội Thánh Mẫu Học đầu tiên tại Lộ Đức. Đại hội này đã bác bỏ ý kiến lỗi thời xưa nay cho rằng thánh mẫu học gây chia rẽ giữa các hệ phái Kitô Giáo và chỉ nên khảo sát Đức Maria trong ngữ cảnh Kitô học và Giáo Hội Học (8). Khúc rẽ thứ hai là tông huấn “Marianus ‘Cultus’”của Đức Gioan Phaolô II trong đó, tương lai của Thánh Mẫu Học được công bố là hợp phụng vụ, hợp Thánh Kinh và hợp đại kết, và hiện nay, ta đang thu lượm hoa trái của việc phát triển cái hiểu của nhau, của các nền giáo hội học đồng qui và của lòng sùng kính chung đối với Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Giáo Hội và là Mẹ mọi tín hữu.
Ghi chú
1. J .N .D. Kelly, 'Early Christian Creeds" , Longmans ,London 1972, các tr.144-148.
2. A .B . Calkins ,' Mary 's Spiritual Maternity ' trong 'Mary is for Everyone", Ed. W. McLoughlin & J . Pinnock , Gracewing, Leominster 1997, tr.69
3. Xem Thông điệp “Ad Diem Illum" của Đức Piô IX , 2 tháng 2, 1904.
4. "Acta Sanctorum" 28 (1895-1896).
5. A. Feuillet , “Jesus and His Mother" , Maluf dịch ,St.Bede 's Publications, Massachuset 1984.tr.117.
6. L .Gillet , “The Veneration of the Blessed Virgin Mary, Mother of God” trong 'Mother of God, E . Mascall chủ biên, Dacre Press ,1949, tr.79f.
7. D.Carter, “Mary Servant of the Word” trong “Mary is for Everyone",Ed. W..McLoughlin & J .Pinnock, Gracewing ,Leominster 1997, p161.
8. C .O'Donnel ,'Growth and Decline in Mariology' in' Mary in the Church", J. Hyland chủ biên,Veritas, Athlone 1989 ,tr.39. Version: 8 tháng 3, 2001
Theo Linh Mục Mark Elvins OFM Cap, thuộc Franciscan Study Centre tại Canterbury, UK. (Xem Some Reflections on Our Lady and The Ecumenical Movement in the Light of Her Maternal Patronage tại www.christendom-awake.com)