Bài Hùng Ca rùng rợn
Dày ta đi, dày ta di, dày ta đi, đồng bào ơi! Lời ca thanh thót, nhạc điệu hùng mạnh, cả phòng hội bị gió cuốn, hồ hỡi. Tiếng vỗ tay, cùng với bước đi của tà áo hồng, áo xanh, áo tím, áo trắng. Muôn sắc, muôn nhịp, bài Hùng Ca Mùa Xuân 68 được trình diễn trong bầu khí tưng bừng, phần khởi. Cử tọa là các sĩ quan và binh lính, áo xanh, áo trắng, huy chương chi chít trước ngực. Trên sân khấu không biết bao nhiêu nghệ sĩ ở hai bên tiến ra, hòa nhập với nhau, rồi lại phân ra từng nhóm, lúc chạy, lúc quỳ gối, như chim trời bay luợn, nhảy nhót. Trên màn ảnh, hiện lên những bộ mặt đầy đặn, cơm no áo ấm, cử chỉ hiên ngang giơ tay vươn vai của các ông tướng vinh quanh nhắc lại chiến công oanh liệt của quân đội Giải Phóng. Mấy chục thành phố và thị trấn bị tấn công cùng một lúc, một cách hoàn toàn bất ngờ, làm cho địch bị hoảng sợ. Cố đô Huế 26 ngày đêm dưới sự kiểm soát của Cách Mạng.
Lại một loạt tràng pháo tay từ những cánh tay vạm vỡ của bộ đội, như 40 năm về trước đã cầm súng chiến đấu như chưa bao giờ trong lịch sử quân sự có một hiện tượng oai hùng như vậy. Sau đó là các bài hùng ca, các bài dân ca kế tiếp nhau, rồi lại hình ảnh bom đạn, bước tiến của các chiến sĩ lưng đeo cành cây chạy vút vào chiến trường, và sau cùng là những khẩu súng bắn tành tạch từ các cửa số ở ngay trong thành phố.
Khía cạnh tình cảm: Chiến công của cô gái Huế dùng súng trường chống cự lại một đơn vị vũ trang tối tân của địch. Các bà mẹ đi viếng các ngôi mộ lạnh lẽo, vừa khóc lóc vừa than vãn như thời ru con: Con tôi nằm đây ! Con tôi nằm đây, à ơi !
Trên màn ảnh hình các bà mặc áo đen thời thanh xuân đào hầm che giấu các đồng chí giờ đây được nhắc lại. Các bà đứng sát nhau như lũy tre, giơ cánh tay cuốc mạnh xuống đất. Nhát cuốc liên tục, càng đập mạnh, hố càng sâu. Từng mảnh đất long ra, khán giả nhìn vào vực sâu đen tối. Nhưng không phải hầm phòng thủ. Có tiếng rú lên, khi thấy một sọ người trắng nhợt bị nhát cuốc bổ làm đôi. Sau đó lại một sọ khác, đôi mắt là hai lỗ sâu, hai hàm răng nhe ra nhạo đời. Hầm nào cũng thấy sọ người, còn dính đầy bùn đất. Tiếp đó lại là các bộ xương. Các bộ xương bị xứt mẻ, ở vai, ở ngực, bao nhiêu năm trời im lìm trong bóng tối, lần này được trông thấy ánh sáng. Có vẻ bỡ ngỡ, sửng sốt. Nhát búa bị khựng lại không dám đào sâu hơn. Các bộ xương không nằm trong vị trí bình thường. Không có quan tài nào cả. Chỉ có đống xương ngang ngửa chấp đầy lên nhau như đống rơm, như bó củi khô. Các bà mẹ đổi vị trí, đi tìm mảnh đất lân cận rồi lại thi nhau đập nhát cuốc xuống mặt đất, giô ta, giô ta ! Thật là điên khùng.
Chương trình buổi dạ hội bị biến dạng. Mặt trái của tết Mậu Thân được phát hiện, nhưng ai cũng vào thế thụ động. Khán giả ngồi thẫn thờ, lấy khăn tay bịt mũi lại. Hôi thối nằng nặc của xác chết bốc lên từ các hầm đất sâu thẳm. Hoảng hốt, khiếp sợ, lý trí bị chôn vùi. Oan hồn từ lòng đất trở về với người trần gian này ! Tiếng hát vẫn vang lên. Hát cho tôi nghe, hát cho tôi nghe ! Lời lẽ chẳng ăn nhập với bầu khí hãi hùng lúc này.
Các bà mẹ cách mạng bắt đầu mệt mỏi. Có bà ngồi bệt xuống đất, có bà lăn đùng ra. Mặt đất lúc này là của các oan hồn. Các bộ xương động đậy, gượng gạo đứng lên, ngã xuống, rồi lại đứng lên. Một đoàn bộ xương có sọ khập khểng bước đi, hai cánh tay chụm lại, chính là lúc trong khán giả thấy cổ họng bị nghẹt thở. Hồn ma trả thù người còn sống hay sao. Hay đến lúc tử thần bóp cổ tất cả con cháu Bác Hồ ? Mà hồn Bác ở đâu lúc này ?
Cũng may một trận bão nổi lên, gió vùn vụt, nhiều hàng cây cổ thụ bị bật rể, người chết lại nằm xuống, lòng đất tự nhiên chuyển động, mặt biển bao phủ tất cả. Cảnh vật im lặng như tờ. Nhưng đó là trên màn ảnh. Trong phòng nhạc bầu khí vẫn bí mật, tử thần hiện hình đâu đây.
Ở chân trời xa xa, có bóng dáng một đạo quân hùng hổ, mũ xanh mũ đỏ, vai đeo súng, y phục màu lá cây. Bước chân vững vàng giữa ca khúc dìu dặt và lá cờ vàng phất phới. Đạo quân năm xưa, không an phận trong giấc ngủ ngàn thu, đang tìm đường phục thù. Nhưng chân trời xa thăm thẳm, đoàn quân biến đi dưới màn mây. Tất cả vũ trụ bây giờ chỉ là mặt biển. Sóng gió êm đềm. Làn nước xanh biếc dạt vào bờ, đem lại sự mắt mẻ cho cây cối, loài vật, và cho con người. Hình ảnh êm dịu thay đổi được bầu khí trong phòng hội. Hơi thối biến mất, ai cũng hít khí thoải mãi. Tình thần sáng suốt trở lại với mọi người. Thần chết đã buông ta ra! Sĩ quan binh lính tìm lại dáng điệu bình thường, nhưng không còn vỗ tay, không biểu lộ sự hoan hỉ của con người chiến thắng. Im lặng, chăm chú nhìn lên màn ảnh, theo dõi diễn biến đương tới. Thì xem kia kìa, mặt biển rút xuống, để lại những dòng sông quen thuộc. Đôi khi trông thấy con cá quẫy giữa dòng nước, gây tiếng động nhỏ nhỏ. Trên mặt sông có nhiều hoa, nhiều ngọn đèn đỏ chạy theo dòng nước. Nhận rõ được một khúc sông Hương, từ chùa Thiên Mụ, qua bờ Kim Long, cầu Tràng Tiền, khu Gia Hội. Gió thổi ào ào, cánh hoa từ dòng sông bay lên, theo gió lay lắt khắp phương. Một con chim trắng như tuyết đập cánh nhịp nhàng. Chim bay mãi cho tới nhà thờ Phú Cam, rồi lại cất cánh tới nhà thờ các cha Đòng Chúa Cứu Thế. Từ ngọn tháp, chim nhìn thấy cả thành Huế yên lặng dưới chân.
Xin Chúa thương xót chúng con! Lời kinh trong thánh đường vang dội. Những em bé khôi ngô, đôi mắt lóng lánh, trán đeo mảnh vải trắng, quần áo cũng trắng như lông chim. Xin Chúa thương xót chúng con, các em ngoan ngoãn lặp lại điệp khúc, trong khi bài thánh ca Dâng Lời cảm Tạ thốt lên, êm dịu, âm ỷ, tin tưởng. Xin cho ánh sáng chiếu rọi tới khe đá âm u thảm thiết. Xin cho lòng dất được ấm áp bao bọc kiếp người bị vùi dập như cát bụi. Và xin cho bao cuộc sống lận đận khắp năm châu có đủ lực hàn gắn lại những đỗ nát mấy chục năm về trước.
Bốn mươi năm sau, không còn kẻ thắng kẻ bại. Không còn chỗ đứng cho bài hùng ca nào của bộ đội. Bài hùng ca nào từ người CS cũng có cái gì rùng rợn, hoàn toàn vô nhân đạo. Để người chết an nghỉ với người chết. Không nên khêu khích hay thóa mạ thế giới bên kia. Mà có cái gì để hãnh diện chứ ? Không giữ lời cam kết đình chiến, phản bội người dân vào những phút thiêng liêng nhất, chiếm một thành phố trong gần một tháng để tàn sát, dữ tợn hơn quân mọi rợ. Một vết đen như mực muôn đời sẽ đen hơn mực. Tổng tấn công thì có, nổi dậy ở chỗ nào? Hy sinh bao mạng sống để lay động dư luận Mỹ, nếu đó là một chiến thắng, thì nó có nghiã gì với người Việt Nam? Là vì chính người CS đã thúc người Mỹ can thiệp rồi cũng chính họ đòi người Mỹ ra đi, giai đoạn nào cũng đẫm máu đồng bào.
Tôi muốn nói với họ như vậy. Nhưng sau buổi nhạc bài Hùng Ca quái đản, họ im lặng. Họ bỏ ra về tâm hồn băn khoan, lo lắng. Không ai dám mở miệng trao đổi với nhau lời nào. Có lẽ mỗi người đã bị oan hồn trách móc, hạch hỏi. Người CS đã quen giữ mồm giữ miệng, bưng bít thông tin, từ chối mọi tâm sự, mọi đòi hỏi của lương tâm. Họ giết nát, hành hạ người chung quanh đã thành thói quen. Nhưng động vào danh dự của người đã mất, thì đó là việc khác. Ca ngợi những cuộc tàn phá và thảm sát bằng thái độ kêu căng là một hành động táo tợn, và nguy hiểm thực sự.
Tết Mậu Tý, kỉ niệm 40 Tết Mậu Thân
Dày ta đi, dày ta di, dày ta đi, đồng bào ơi! Lời ca thanh thót, nhạc điệu hùng mạnh, cả phòng hội bị gió cuốn, hồ hỡi. Tiếng vỗ tay, cùng với bước đi của tà áo hồng, áo xanh, áo tím, áo trắng. Muôn sắc, muôn nhịp, bài Hùng Ca Mùa Xuân 68 được trình diễn trong bầu khí tưng bừng, phần khởi. Cử tọa là các sĩ quan và binh lính, áo xanh, áo trắng, huy chương chi chít trước ngực. Trên sân khấu không biết bao nhiêu nghệ sĩ ở hai bên tiến ra, hòa nhập với nhau, rồi lại phân ra từng nhóm, lúc chạy, lúc quỳ gối, như chim trời bay luợn, nhảy nhót. Trên màn ảnh, hiện lên những bộ mặt đầy đặn, cơm no áo ấm, cử chỉ hiên ngang giơ tay vươn vai của các ông tướng vinh quanh nhắc lại chiến công oanh liệt của quân đội Giải Phóng. Mấy chục thành phố và thị trấn bị tấn công cùng một lúc, một cách hoàn toàn bất ngờ, làm cho địch bị hoảng sợ. Cố đô Huế 26 ngày đêm dưới sự kiểm soát của Cách Mạng.
Lại một loạt tràng pháo tay từ những cánh tay vạm vỡ của bộ đội, như 40 năm về trước đã cầm súng chiến đấu như chưa bao giờ trong lịch sử quân sự có một hiện tượng oai hùng như vậy. Sau đó là các bài hùng ca, các bài dân ca kế tiếp nhau, rồi lại hình ảnh bom đạn, bước tiến của các chiến sĩ lưng đeo cành cây chạy vút vào chiến trường, và sau cùng là những khẩu súng bắn tành tạch từ các cửa số ở ngay trong thành phố.
Khía cạnh tình cảm: Chiến công của cô gái Huế dùng súng trường chống cự lại một đơn vị vũ trang tối tân của địch. Các bà mẹ đi viếng các ngôi mộ lạnh lẽo, vừa khóc lóc vừa than vãn như thời ru con: Con tôi nằm đây ! Con tôi nằm đây, à ơi !
Trên màn ảnh hình các bà mặc áo đen thời thanh xuân đào hầm che giấu các đồng chí giờ đây được nhắc lại. Các bà đứng sát nhau như lũy tre, giơ cánh tay cuốc mạnh xuống đất. Nhát cuốc liên tục, càng đập mạnh, hố càng sâu. Từng mảnh đất long ra, khán giả nhìn vào vực sâu đen tối. Nhưng không phải hầm phòng thủ. Có tiếng rú lên, khi thấy một sọ người trắng nhợt bị nhát cuốc bổ làm đôi. Sau đó lại một sọ khác, đôi mắt là hai lỗ sâu, hai hàm răng nhe ra nhạo đời. Hầm nào cũng thấy sọ người, còn dính đầy bùn đất. Tiếp đó lại là các bộ xương. Các bộ xương bị xứt mẻ, ở vai, ở ngực, bao nhiêu năm trời im lìm trong bóng tối, lần này được trông thấy ánh sáng. Có vẻ bỡ ngỡ, sửng sốt. Nhát búa bị khựng lại không dám đào sâu hơn. Các bộ xương không nằm trong vị trí bình thường. Không có quan tài nào cả. Chỉ có đống xương ngang ngửa chấp đầy lên nhau như đống rơm, như bó củi khô. Các bà mẹ đổi vị trí, đi tìm mảnh đất lân cận rồi lại thi nhau đập nhát cuốc xuống mặt đất, giô ta, giô ta ! Thật là điên khùng.
Chương trình buổi dạ hội bị biến dạng. Mặt trái của tết Mậu Thân được phát hiện, nhưng ai cũng vào thế thụ động. Khán giả ngồi thẫn thờ, lấy khăn tay bịt mũi lại. Hôi thối nằng nặc của xác chết bốc lên từ các hầm đất sâu thẳm. Hoảng hốt, khiếp sợ, lý trí bị chôn vùi. Oan hồn từ lòng đất trở về với người trần gian này ! Tiếng hát vẫn vang lên. Hát cho tôi nghe, hát cho tôi nghe ! Lời lẽ chẳng ăn nhập với bầu khí hãi hùng lúc này.
Các bà mẹ cách mạng bắt đầu mệt mỏi. Có bà ngồi bệt xuống đất, có bà lăn đùng ra. Mặt đất lúc này là của các oan hồn. Các bộ xương động đậy, gượng gạo đứng lên, ngã xuống, rồi lại đứng lên. Một đoàn bộ xương có sọ khập khểng bước đi, hai cánh tay chụm lại, chính là lúc trong khán giả thấy cổ họng bị nghẹt thở. Hồn ma trả thù người còn sống hay sao. Hay đến lúc tử thần bóp cổ tất cả con cháu Bác Hồ ? Mà hồn Bác ở đâu lúc này ?
Cũng may một trận bão nổi lên, gió vùn vụt, nhiều hàng cây cổ thụ bị bật rể, người chết lại nằm xuống, lòng đất tự nhiên chuyển động, mặt biển bao phủ tất cả. Cảnh vật im lặng như tờ. Nhưng đó là trên màn ảnh. Trong phòng nhạc bầu khí vẫn bí mật, tử thần hiện hình đâu đây.
Ở chân trời xa xa, có bóng dáng một đạo quân hùng hổ, mũ xanh mũ đỏ, vai đeo súng, y phục màu lá cây. Bước chân vững vàng giữa ca khúc dìu dặt và lá cờ vàng phất phới. Đạo quân năm xưa, không an phận trong giấc ngủ ngàn thu, đang tìm đường phục thù. Nhưng chân trời xa thăm thẳm, đoàn quân biến đi dưới màn mây. Tất cả vũ trụ bây giờ chỉ là mặt biển. Sóng gió êm đềm. Làn nước xanh biếc dạt vào bờ, đem lại sự mắt mẻ cho cây cối, loài vật, và cho con người. Hình ảnh êm dịu thay đổi được bầu khí trong phòng hội. Hơi thối biến mất, ai cũng hít khí thoải mãi. Tình thần sáng suốt trở lại với mọi người. Thần chết đã buông ta ra! Sĩ quan binh lính tìm lại dáng điệu bình thường, nhưng không còn vỗ tay, không biểu lộ sự hoan hỉ của con người chiến thắng. Im lặng, chăm chú nhìn lên màn ảnh, theo dõi diễn biến đương tới. Thì xem kia kìa, mặt biển rút xuống, để lại những dòng sông quen thuộc. Đôi khi trông thấy con cá quẫy giữa dòng nước, gây tiếng động nhỏ nhỏ. Trên mặt sông có nhiều hoa, nhiều ngọn đèn đỏ chạy theo dòng nước. Nhận rõ được một khúc sông Hương, từ chùa Thiên Mụ, qua bờ Kim Long, cầu Tràng Tiền, khu Gia Hội. Gió thổi ào ào, cánh hoa từ dòng sông bay lên, theo gió lay lắt khắp phương. Một con chim trắng như tuyết đập cánh nhịp nhàng. Chim bay mãi cho tới nhà thờ Phú Cam, rồi lại cất cánh tới nhà thờ các cha Đòng Chúa Cứu Thế. Từ ngọn tháp, chim nhìn thấy cả thành Huế yên lặng dưới chân.
Xin Chúa thương xót chúng con! Lời kinh trong thánh đường vang dội. Những em bé khôi ngô, đôi mắt lóng lánh, trán đeo mảnh vải trắng, quần áo cũng trắng như lông chim. Xin Chúa thương xót chúng con, các em ngoan ngoãn lặp lại điệp khúc, trong khi bài thánh ca Dâng Lời cảm Tạ thốt lên, êm dịu, âm ỷ, tin tưởng. Xin cho ánh sáng chiếu rọi tới khe đá âm u thảm thiết. Xin cho lòng dất được ấm áp bao bọc kiếp người bị vùi dập như cát bụi. Và xin cho bao cuộc sống lận đận khắp năm châu có đủ lực hàn gắn lại những đỗ nát mấy chục năm về trước.
Bốn mươi năm sau, không còn kẻ thắng kẻ bại. Không còn chỗ đứng cho bài hùng ca nào của bộ đội. Bài hùng ca nào từ người CS cũng có cái gì rùng rợn, hoàn toàn vô nhân đạo. Để người chết an nghỉ với người chết. Không nên khêu khích hay thóa mạ thế giới bên kia. Mà có cái gì để hãnh diện chứ ? Không giữ lời cam kết đình chiến, phản bội người dân vào những phút thiêng liêng nhất, chiếm một thành phố trong gần một tháng để tàn sát, dữ tợn hơn quân mọi rợ. Một vết đen như mực muôn đời sẽ đen hơn mực. Tổng tấn công thì có, nổi dậy ở chỗ nào? Hy sinh bao mạng sống để lay động dư luận Mỹ, nếu đó là một chiến thắng, thì nó có nghiã gì với người Việt Nam? Là vì chính người CS đã thúc người Mỹ can thiệp rồi cũng chính họ đòi người Mỹ ra đi, giai đoạn nào cũng đẫm máu đồng bào.
Tôi muốn nói với họ như vậy. Nhưng sau buổi nhạc bài Hùng Ca quái đản, họ im lặng. Họ bỏ ra về tâm hồn băn khoan, lo lắng. Không ai dám mở miệng trao đổi với nhau lời nào. Có lẽ mỗi người đã bị oan hồn trách móc, hạch hỏi. Người CS đã quen giữ mồm giữ miệng, bưng bít thông tin, từ chối mọi tâm sự, mọi đòi hỏi của lương tâm. Họ giết nát, hành hạ người chung quanh đã thành thói quen. Nhưng động vào danh dự của người đã mất, thì đó là việc khác. Ca ngợi những cuộc tàn phá và thảm sát bằng thái độ kêu căng là một hành động táo tợn, và nguy hiểm thực sự.
Tết Mậu Tý, kỉ niệm 40 Tết Mậu Thân