HUYỀN THOẠI “68”
Nếu có ai sinh vào năm Mậu Thân 1968 thì đến năm Mậu Tuất nầy, 2018, vừa tròn sinh nhật năm thứ 50, Kim Khánh làm người, lễ Vàng của sự kiện bắt đầu cuộc hành hương trong kiếp nhân sinh !
50 năm, một chặng đường vừa đủ cho một đời người, và cũng đủ để một người hiểu được toàn bộ sinh mệnh của chính mình : Ngũ thập nhi tri thiên mệnh.[1]
Trên bình diện “thời sự quốc tế”, năm 68 đã xảy ra nhiều biến cố quan trọng, trong đó có hai sự kiện tiêu biểu : Cuộc Tổng Công Kích Tết Mậu Thân (The Tet Offensive) tại Nam Việt Nam và Mùa Xuân Praha (The Prague Spring) tại Tiệp Khắc.
Nhân dịp kỷ niệm “Kim Khánh” của cái “Năm 68 huyền thoại” nầy (1968-2018), chúng ta thử dành ra một khoảnh khắc để dừng lại suy tư và chiêm nghiệm đôi điều về 2 sự kiện quan trọng xảy ra trên hai phần Đông-Tây của thế giới : MÙA XUÂN MẬU THÂN OAN NGHIỆT với Cuộc “Tổng công kích của Việt Cọng” tại Việt Nam và “MÙA XUÂN PRAHA BẼ BÀNG” với cuộc đàn áp tàn bạo của khối cọng sản Liên Sô-Đông Âu (Vác-xa-va) tại Tiệp Khắc.
Nhắc lại một “trang buồn” của lịch sử không nhằm “xé toạt vết thương” để đào sâu thêm những vết hằn chia cách, mà là để rút ra những “bài học sự thật” như phương thuốc chữa lành.
I. MẬU THÂN OAN NGHIỆT : BÀN THỜ GIỖ CHUNG
Trong nền văn hóa Á Đông, Tết chính là một “đại lễ hội” lớn nhất, quan trọng nhất và cũng đầy ý nghĩa văn hóa, tâm linh, nhân bản nhất, trong mọi lễ hội của năm; đồng thời cũng là dịp lễ truyền thống vượt qua mọi biên giới tôn giáo, chủng tộc, ý thức hệ, tín ngưỡng…để trở thành “ngày hội chung”, ngày vui chung, ngày lễ chung của mọi gia đình, mọi phận người. Chính vì lẽ ấy, mà từ những ngày cuối năm Âm Lịch chuẩn bị đón Tết cho tới những ngày “Minh Niên”, từ chùa cho đến thánh đường, từ những miếu mạo ẩn khuất, xa xăm, cho tới những ngôi nhà thờ mái tranh vách đất hẻo lánh…đâu đâu cũng tấp nập kẻ tới người lui, hoa xuân tươi thắm, khói hương đậm đà…
Đặc biệt, với tâm tình hưởng phước cầu may, ước mong giải hạn, khai trừ mọi tai ương hoạn nạn, không ai mong Tết lại gặp “chuyện xui”, thiên tai địch hoạ…; mà chỉ mong hạnh phúc an khang, lộc xuân đầy ắp, như câu đối Tết nổi tiếng của nữ sĩ Hồ Xuân Hương :
Tối ba mươi khép cánh càn khôn, ních chặt lại kẻo Ma vương đưa quỷ tới,
Sáng mồng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ đón Xuân vào.
Cũng trong ý nghĩa đó, nhà thơ và đại công thần Nguyễn Công Trứ cũng đã từng ươm mơ về ngày Tết với câu đối ngộ nghĩnh dễ thương :
Chiều ba mươi nợ réo tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa,
Sáng mồng một rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông phúc vào nhà.
Thế nhưng, cách đây đúng 50 năm, trong cái Tết Mậu Thân, người dân Việt chúng ta không những chẳng được “giơ tay bồng ông phúc vào nhà” mà đã bị những người cọng sản, đúng thật là những “Ma vương đưa quỷ tới”.
Không biết có phải là may mắn hay không, nhưng bạn tôi, người kể lại “chuyện đời 50 năm”, đã tin rằng : phải có “Ơn Trên” gìn giữ quan phòng, mới có thể sống qua những chuỗi ngày đạn bom ác liệt của cái Tết Mậu Thân oan nghiệt năm 1968, một cái Tết, một mùa xuân đầy bất hạnh của đồng bào Miền Nam (và cả miền Bắc).
Thật vậy, thay vì đón Tết trong tưng bừng của pháo, của hoa, của thân thương gặp gỡ, biết bao nhiêu gia đình Việt Nam thuở ấy đã phải lãnh trọn quả đắng thương đau của đổ nát, tan hoang, chia ly chết chóc, khi những “đoàn quân mang tên giải phóng”, với vũ khí của Nga, Tàu, tràn vào các thành phố, thị xã…trên khắp Miền Nam Việt Nam, thực hiện cuộc tương tàn huynh đệ dã man nhất trong lịch sử !
Và cũng từ cái Tết Mậu Thân oan nghiệt ấy, biết bao mái đầu xanh trai trẻ của “Bộ đội Cụ Hồ” miền Bắc hay “những anh chị em du kích” của Mặt Trận Giải phóng Miền Nam, cùng bao nhiêu cuộc đời xinh tươi của quân dân Việt Nam Cộng Hoà, đáng lẽ được mở toang cánh cửa tương lai để đón chào mùa xuân, đã vĩnh viễn nằm lại hoặc nơi phố thị hay giữa đường quê, nhất là nơi núi rừng trường sơn hay trong những mồ chôn tập thể, mà cho đến mãi hôm nay vẫn chưa tìm ra xương cốt !
Mặc dù đã 50 năm rồi, nhưng sự kiện lịch sử thương đau của cả dân tộc vẫn còn là một “ẩn số” mà giải đáp thật sự vẫn còn bỏ ngõ, mặc cho cách lý giải tuỳ tiện của mỗi bên tham chiến, cố thêu thùa sơn phết sao cho “hợp lý” để biện minh cho chính nghĩa của riêng mình.
Chừng nào “sự thật lịch sử” chưa được mọi người con dân nước Việt cùng chấp nhận một cách “thuyên giải” khách quan, trung thực, một bài học đắt giá để rọi sáng cho tương lai, để thế hệ tiếp theo không rơi vào lối cũ…thì mãi mãi dân tộc Việt Nam vẫn ở bên đôi bờ chiến tuyến.
Nhưng trước hết, để khái quát lại “biến cố Mậu Thân”, chúng ta thử tham khảo những tư liệu với những nhận định đa chiều sau đây :
1. “Lề Phải” của “Bên thắng cuộc” : HÀO QUANG BẤT TỬ
(Xin được “tạm dùng” nhóm từ “Bên Thắng Cuộc”, nguyên là tên của một tác phẩm mang nội dung “bối cảnh lịch sử về Việt Nam kể từ năm 1975” của nhà báo-nhà văn Huy Đức[2], để chỉ “bên Cọng Sản” hay chính quyền Cọng Sản đang cai trị Việt Nam, kể từ sau cuộc sụp đổ của nền “Đệ nhị Cọng hòa” tại Miền Nam Việt Nam.)
Đã 50 năm rồi, cái “loa phường tuyên truyền của Đảng Cọng Sản Việt Nam” hay còn được gọi là “báo lễ phải”, nhìn và viết về biến cố Mậu Thân vẫn theo một lập trường, một đường lối “trước sau như một” : một chiến thắng lẫy lừng trong công cuộc giải phóng và thống nhất đất nước, như bài viết của Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đăng trên trang đầu của Báo Nhân Dân ngày 03/01/2018 với đề tài :
Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 – Khát vọng hòa bình, độc lập, thống nhất của dân tộc Việt Nam. Xin trích :
Cách đây tròn nửa thế kỷ, vào thời khắc giao thừa Tết Mậu Thân 1968, trên Ðài Tiếng nói Việt Nam ngân vang những vần thơ chúc Tết hào sảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu: "Xuân này hơn hẳn mấy Xuân qua/ Thắng trận tin vui khắp nước nhà/ Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ/ Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta". Ðó là lời hiệu triệu cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân và dân ta trên khắp miền nam, trọng tâm là Sài Gòn, Huế, Ðà Nẵng. Ðây là cuộc tổng tiến công đầy táo bạo, bất ngờ, đánh thẳng vào sào huyệt của kẻ thù, thể hiện sâu sắc tư tưởng chiến lược tiến công, nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân Việt Nam, là biểu hiện tập trung sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời đại Hồ Chí Minh, thể hiện bản lĩnh, trí tuệ và khát vọng hòa bình, độc lập, thống nhất của dân tộc Việt Nam….Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là một bản anh hùng ca bất hủ, khắc ghi vào lịch sử đấu tranh giành độc lập hào hùng của dân tộc ta và còn mãi mãi trong trái tim của những người con Việt Nam. Biết bao người con ưu tú của dân tộc Việt Nam đã ngã xuống hoặc để lại một phần máu thịt nơi chiến trường khốc liệt trong các cuộc chiến tranh…”[3]
2. “Lề trái” của “Bên Thắng cuộc” : THẢM HOẠ VÔ CÙNG
Ngược lại với “lập luận tuyên truyền cũ rích sáo mòn” của Đảng, có những cái nhìn nhân văn, tỉnh táo và đậm màu “tình tự dân tộc” của những đầu óc chưa bị “nhuộm đỏ”; trong số đó có nhà văn Phạm Đình Trọng[4], tác giả đã trình bày một cái nhìn khá quân bình và nhân văn về sự cố Mậu Thân nơi Phần 3 của Chuyên luận VỀ VỚI DÂN mang chủ đề : Khắc khoải xuân Mậu Thân 1968. Xin trích :
“Tết Mậu Thân 1968 là thảm họa người Việt giết người Việt với qui mô lớn nhất, quyết liệt nhất, mê say nhất, tàn bạo nhất và số người bị giết lớn nhất, phải tính tới con số hàng trăm ngàn mà bên bị tổn thất về người nặng nề nhất chính là đội quân dồn dập đánh vào các thành phố, thị xã miền Nam dưới sự đôn đốc từ Hà Nội do sự háo danh của người nhiều tham vọng quyền lực….”
Nhà văn nầy còn nhắc lại một giai thoại liên quan đến cuộc chiến Mậu Thân trong cuộc họp mặt các nhà văn miền Bắc vào năm 1976. Xin trích :
“Trong không khí vui vẻ, nhà văn Xuân Thiều giãi bày: Thưa bác, tôi là Xuân Thiều, đại tá, nhà văn quân đội. Tôi đang viết tiểu thuyết về Huế trong tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Tôi thấy Tết Mậu Thân sáu tám ở Huế chết chóc nhiều quá, mất mát đau thương lớn quá. Bộ đội chết không còn người để chôn nhau. Dân chết cũng nhiều...
Mới nghe có thế, Tổng Bí thư đã đứng bật dậy, đỏ mặt quát: Ngu! Ngu! Đại tá mà ngu!... rồi ông đùng đùng bước nhanh ra cửa như chạy trốn.
Thực chất của Tết Mậu Thân 1968 là vậy. Đến người chủ mưu khởi xướng ra chiến cuộc Xuân Mậu Thân 1968 cũng co cẳng chạy trốn khi nghe nhắc đến Mậu Thân 1968 thì hằng năm có nên tưng bừng kỉ niệm chiến thắng Xuân Mậu Thân 1968 không nhỉ?”[5]
3. Chứng nhân ngoại cuộc : CHÍNH NGHĨA THUỘC VỀ AI : QUỐC HAY CỌNG ?
a/. Người Cọng sản nước ngoài đánh giá Cọng sản Việt Nam (Miền Bắc) : Ý THỨC HỆ LÀ TRÊN HẾT (Mục đích biện minh cho phương tiện).
- J. Leroy – một nhà hoạt động xã hội và cũng là đảng viên đảng cộng sản Pháp, trong tác phẩm “Đối Nghịch” đã nhận định :
"Việc coi đối thủ về ý thức chính trị là kẻ thù đôi khi bị đẩy đi quá xa. Cuộc chiến ở Việt Nam là một minh chứng. Nói riêng về cuộc sự kiện thảm sát ở Huế - thành phố miền Trung Việt Nam năm 1968 là một nỗi đau lớn. Có khoảng 5000 nghìn người bị chết oan uổng dù họ chỉ là dân thường đi làm công ăn lương cho chính quyền cộng hòa. Người Miền Bắc coi những người cùng dòng máu này là những kẻ thù địch. Thật oan cho họ khi họ không phải là những người cầm súng hoặc tham gia gián tiếp vào các hành động quân sự...”[6] (Hết trích).
- Đó cũng chính là nhận định của nhà nghiên cứu Trung Quốc Hà Cấn trong tác phẩm “Mao chủ tịch của tôi”. Xin trích :
"Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo cần phải thanh trừng bọn chống đối nhân dân khi các thành phố được giải phóng trong cuộc tổng nổi dậy tết 1968, chúng không có lợi cho lực lượng cách mạng vào tiếp quản thành phố. Hồ Chủ tịch đã học theo cách làm của Mao Chủ Tịch khi Trung quốc tiến hành Vạn lý Trường Chinh….”.[7]
Thì ra, chủ trương xuyên suốt của người Cọng Sản, từ Lenin tới Stalin, Mao Trạch Đông hay Polpốt, Hồ Chí Minh hay Ceauşescu …lấy mục đích biện minh cho phương tiện. Mục đích là “chuyên chính vô sản”, là sự lên ngôi của Đảng Cọng Sản, là hệ thống chính trị trên nền tảng học thuyết Mác-Lê…và mọi phương tiện như : mạng sống con người, hạnh phúc gia đình, sự tồn vong của tổ quốc, sự thánh thiêng của tôn giáo…đều phải hy sinh và phục vụ cho mục đích cao cả đó. Chính khi chấp nhận và áp dụng triệt để nguyên tắc nầy nên việc chính quyền Cọng sản Việt Nam sẵn sàng hy sinh vài triệu hay vài ba chục triệu sinh linh, cắt nhượng vài ngàn kilômet biên giới đường bộ, vài trăm ngàn km2 diện tích biển hay vài ba chục hòn đảo hay cả quần đảo ở Biển Đông để có được “sự ổn định chính trị” trong hệ thống “Xã Hội Chủ Nghĩa”…cũng là chuyện đương nhiên không cần lý giải !
Và phải chăng đó chính là điểm khác biệt trong mục tiêu chiến đấu của quân dân Miền Nam Việt Nam, một đất nước, một hệ thống chính trị, đã bị bức tử và trở thành kẻ chiến bại !
Tuy nhiên, “kẻ chiến bại không phải bao giờ cũng là kẻ xấu, kẻ sai”; trách nhiệm của thế hệ hôm nay phải tìm cho ra ánh sáng sự thật đã bị che khuất trong cái “nhập nhằng nguỵ sử” do hệ thống chính trị Cọng sản nhào nặn ra.
b/. Người Mỹ nhận định về quân lực Miền Nam Việt Nam : KHÔNG ĐƯỢC COI THƯỜNG HỌ
Qua hệ thống tuyên truyền mạnh mẽ, Cọng Sản Bắc Việt luôn hét toáng lên : quân đội Cộng Hoà Miền Nam chỉ là “lính đánh thuê cho Mỹ”, là “bọn nguỵ quân” liếm gót giày đế quốc, hoàn toàn dựa lưng vào “con chủ bài đế quốc Mỹ xâm lược” chứ không có một chút thực lực nào. Nhiều người Mỹ thuộc diện “phản chiến” cũng có cái nhìn hoàn toàn tiêu cực như thế về chế độ chính trị và nhất là quân đội Việt Nam Cọng Hoà. Lợi thế chính trị của Bắc Việt lúc bấy giờ chính là điểm cốt lỏi nầy : Đánh Mỹ, chống xâm lược Mỹ.
Tuy nhiên, Andrew Wiest, giáo sư về lịch sử và là giám đốc sáng lập của Trung tâm Nghiên cứu Chiến tranh và Xã hội Dale tại trường Đại học Nam Mississippi, là tác giả của quyển “Vietnam’s Forgotten Army: Heroism and Betrayal in the ARVN” (Một Quân đội bị lãng quên : Anh hùng và sự phản bội trong quân lực Việt Nam Cọng Hoà), đã nhận định bằng một bài viết với chủ đề : ĐỢT TẤN CÔNG TRONG TRONG TẾT MẬU THÂN KHÔNG PHẢI LÀ VÌ NGƯỜI MỸ. Xin trích :
Trong bối cảnh rộng lớn hơn, Tết thậm chí còn là một thất bại lớn cho Bắc Việt ở mọi cấp độ. Người cộng sản từ lâu cho rằng QLVNCH là một lực lượng bù nhìn sẽ sụp đổ khi đối đầu với áp lực quân sự thật sự. Nhưng QLVNCH đã chiến đấu cứng rắn và tốt trong thời gian Tết Mậu Thân, đẩy lùi người cộng sản ở mọi nơi. Tình hình càng tồi tệ hơn khi người Nam Việt Nam đã không nổi dậy để ủng hộ miền Bắc, mặc dù chiến sự tàn ác đã khiến cho 600.000 người họ trở thành những người tỵ nạn. Với kế hoạch Tết Mậu Thân bị xé nát, người cộng sản buộc phải suy nghĩ lại về cố gắng chiến tranh của họ, và về tầm nhìn của họ đến những gì thật sự là Nam Việt Nam.[8]
4. Lịch sử cần phải được “bóc trần” để tìm ra sự thật :
- “Nguỵ sử” cần phải được “giải ảo” : Có thể chọn lựa “lời tóm kết” nội dung của bài khảo luận dài mang tự đề : “31.1.1968 – 31.1.2018: Kỷ niệm 50 năm chiến cuộc Tết Mậu Thân – Nhìn lại bước ngoặt chiến tranh để giải ảo ngụy sử” của Tiến sĩ Đỗ Kim Thêm[9] :
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là một đại bại quân sự của ĐCSVN, vì khả năng chiến đấu tinh nhuệ của QLVNCH chưa bị tiêu hao và toàn thể dân chúng miền Nam không một lòng ủng hộ, nhưng nó đã tạo ra các thắng lợi chính trị tại Hoa Kỳ và công luận thế giới thành một bước ngoặt chiến lược trong chiến tranh Việt Nam.
Với quyết định việc tấn công này, ĐCSVN đã lừa dối đồng bào miền Bắc về ý nghĩa đấu tranh và thực trạng của miền Nam để buộc họ phải hy sinh xương máu cho Đảng. Vi phạm hưu chiến để gây bao đau thương tang tóc cho nhân dân miền Nam không phải là sự lựa chọn sáng suốt để ĐCSVN thực hiện sứ mệnh lịch sử mà giai cấp công nhân và nhân dân lao động miền Bắc giao phó.
50 năm trước, MTGPMN tháo chạy nhưng hô hào là chiến thắng và nạn nhân chiến cuộc được trao tặng 8 chữ vàng “Tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường”. 50 năm sau, bản chất không thay đổi, ĐCSVN lại tự tuyên dương chiến thắng, quên đi bao tổn thất nặng nề và những sai lầm gây tội ác thảm sát. Với những nghịch lý bi đát này, ngụy sử đã không được sáng tỏ mà còn làm trầm trọng hơn.
Thảm sát Xuân Mậu thân là một vết nhơ trong lịch sử của đất nước: Đó là lý do chính đáng để chúng ta không tham gia mừng lễ kỷ niệm 50 năm chiến thắng Xuân Mậu Thân mà tưởng niệm cho những người quá cố của hai miền vì cái chết oan uổng là do các quyết định hiếu chiến, liều lĩnh, thiếu hiểu biết và vô nhân đạo của ĐCSVN trước lương tâm, công luận và lịch sử.[10]
- Cần có một “bàn thờ giỗ chung” :
Và một khi sự thật lịch sử đã được “bóc trần”, cho dù có “khó nuốt” đến đâu cho cả bên thắng cuộc hay bên thua cuộc, cũng phải can đảm chấp nhận với tinh thần “sám hối”, như cách người Mỹ chấp nhận cái “kết đắng” của cuộc nội chiến, mà nữ tác giả “GIẢI KHĂN SÔ CHO HUẾ”, nhà văn Nhã Ca[11], đã nhận xét và được nhà báo Bùi Ngọc Phú ghi lai như sau :
Nhã Ca nhìn lại sử thời Pháp thuộc, năm Ất Dậu 1885 ba vạn dân quân Huế tấn công vào đồn Mang Cá, 1500 người hy sinh. Năm sau người dân đã lập đàn tưởng niệm, xây miếu âm hồn trong Thành Nội. Hàng năm chế độ thực dân vẫn cho phép cử hành lễ giỗ.
Số nạn nhân của vụ tàn sát Mậu Thân nhiều gấp năm lần, nhưng sau năm 1975 chế độ cộng sản đã phá huỷ đài tưởng niệm và công an cấm tụ họp làm đám giỗ.
Nhã Ca nhắc đến nội chiến ở Hoa Kỳ. Sau khi chấm dứt, không diễn binh, không ăn mừng chiến thắng mà chỉ có một “ngày tủi nhục quốc gia” để cùng nhau xưng tội, cầu nguyện xin tha thứ. Nhờ đó mà có được nước Mỹ như ngày nay.
“Trong khi đó, ngày nay ở Việt Nam cũng như tại nhiều nơi, trong nhiều cái đầu vẫn chưa biết nghĩ lại.” Nhà văn than thở và mong ước một ngày sẽ “có một bàn thờ chung, ngày giỗ chung tại quê hương, nơi từng biết thế nào là sự ăn ở tử tế, như từng biết thế nào là văn hóa, lịch sử.”[12]
II. “MÙA XUÂN PRAHA” : ƯỚC MƠ XANH NÁT MỤC ĐÃ TRỖ HOA
Và cũng trong chính “mùa xuân Mậu Thân” oan nghiệt đó, bên vùng trời Đông Âu, trên quê hương của nhà sọan nhạc lừng danh Tiệp Khắc, Bohuslav Martinů (1890-1950), tác giả nhạc phẩm bất hủ Piano Concerto No.1, đã diễn ra một “Mùa Xuân Praha” với khởi đầu đầy tin yêu hy vọng để rồi đã lụi tàn trong đau thương tức tưởi vào tháng 8 sau đó khi những gót giày và xích sắt của “đạo quân đồng mình xã hội chủ nghĩa, khối Vác-xa-va” nghiền nát.
1. Một thoáng lịch sử : Tổng quan sự kiện “Mùa Xuân Praha” :
Chúng ta thử đọc lại tư liệu của trang Bách Khoa Toàn thư mở Wikipedia trình bày khái quát về một sự kiện chính trị có tầm quan trọng vào bậc nhất của thế giới năm Mậu Thân 1968 tại miền đất phía tây của thế giới : MÙA XUÂN PRAHA CỦA TIỆP KHẮC.
Mùa xuân Praha (tiếng Séc: Pražské jaro, tiếng Slovak: Pražská jar) là một giai đoạn phi Xô Viết (tự do hóa) nền chính trị tại Tiệp Khắc trong thời kỳ nước này chịu ảnh hưởng từ Liên bang Xô viết sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Nó bắt đầu ngày 5 tháng 1 năm 1968, khi nhà cải cách người Slovak Alexander Dubček lên nắm quyền lực, và kéo dài tới ngày 21 tháng 8 khi Liên Xô và các thành viên Khối hiệp ước Warszawa đồng minh tấn công nước này để ngăn cản các cuộc cải cách.
Các cuộc cải cách Mùa xuân Praha là một nỗ lực của Dubček nhằm trao thêm quyền cho các công dân trong một hành động nhằm phi tập trung đảng phái nền kinh tế và dân chủ hoá. Các quyền tự do được trao gồm nới lỏng các hạn chế với truyền thông, ngôn luận và đi lại. Dubček cũng liên bang hoá đất nước thành hai nhà nước cộng hoà riêng biệt; đây là thay đổi duy nhất còn tồn tại sau khi phong trào Mùa xuân Praha chấm dứt.
Những cuộc cải cách, không được những người Xô viết tiếp nhận, và sau những cuộc đàm phán không thành công, Liên xô đã gửi hàng nghìn quân của Khối hiệp ước Warszawa cùng xe tăng tới chiếm Tiệp Khắc. Một làn sóng di cư lớn xảy ra trên cả nước. Trong khi nhiều cuộc tuần hành phi bạo lực diễn ra trong nước, gồm cả vụ tự sát để phản đối của một sinh viên, không hề có sự kháng cự quân sự và Tiệp Khắc tiếp tục bị chiếm đóng cho tới năm 1990.[13]
2. Những điểm nhấn của cuộc cách mạng”Mùa Xuân Praha” :
- Xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa với khuôn mặt người : "xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa tiên tiến trên những nền tảng kinh tế lành mạnh... một chủ nghĩa xã hội tương thích với các truyền thống dân chủ lịch sử của Tiệp Khắc, tương ứng với kinh nghiệm của các đảng cộng sản khác”[14]
- Trả lại các quyền tự do căn bản để tiến tới một nền kinh tế thị trường và một thể chế chính trị đa đảng : "Chương trình hành động" tự do hoá, gồm tăng tự do cho báo chí, tự do ngôn luận và tự do di chuyển, với sự nhấn mạnh kinh tế trên hàng hoá tiêu dùng và khả năng một chính phủ đa đảng.”[15]
- Tạo dựng một hệ thống chính trị mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân phù hợp với truyền thống văn hoá và địa dư của mỗi nước cộng hoà trong một Liên bang : "Chủ nghĩa xã hội không thể chỉ có nghĩa là giải phóng người lao động khỏi sự thống trị của tầng lớp bóc lột, mà phải tính xa hơn nữa tới một cuộc sống đầy đủ hơn cho cá nhân hơn bất kỳ tại một chế độ dân chủ tư sản nào." Chương trình sẽ giới hạn quyền lực của công an chìm[13] và dự định liên bang hoá ČSSR thành hai nước cộng hoà có vị thế như nhau…”[16]
3. Tác dụng xã hội của “Mùa Xuân Praha” :
- Phong trào cải cách xã hội dâng cao cùng với việc “bài Liên Sô” : Dù Chương trình hành động cho rằng cải cách phải được tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, áp lực của dân chúng lên cao đòi thực hiện cải cách ngay lập tức. Các thành viên cấp tiến trở nên to mồm hơn: những cuộc bút chiến chống Liên xô xuất hiện trên báo chí (sau khi chính thức bãi bỏ kiểm duyệt ngày 26 tháng 6 năm 1968)[17]
- Các tổ chức chính trị xuất hiện bên cạnh các biện pháp đối phó của Đảng Cọng sản đương quyền : “Những người Dân chủ Xã hội bắt đầu thành lập một đảng riêng biệt, và những câu lạc bộ chính trị mới phi đảng phái được lập ra. Những người thân Liên Xô trong đảng hối thúc các biện pháp trấn áp, nhưng Dubček không có hành động thái quá và tái nhấn mạnh sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Tại cuộc họp của Đoàn chủ tịch Đảng Cộng sản Tiệp Khắc vào tháng 4, Dubček thông báo một chương trình chính trị "chủ nghĩa xã hội với khuôn mặt người". Tháng 5, ông thông báo rằng Đại hội Đảng lần thứ 14 sẽ được nhóm họp một phiên sớm vào ngày 9 tháng 9. Đại hội sẽ đưa Chương trình hành động vào trong các nghị quyết của đảng, phác thảo một luận liên bang, và bầu ra một Uỷ ban Trung ương mới.”[18]
4. Phản ứng của Khối Cọng Sản Liên sô-Đông Âu và thái độ của Tiệp Khắc :
- Những phản ứng không đồng thuận ban đầu : Phản ứng ban đầu biên trong khối Cộng sản khá khác biệt. János Kádár, lãnh đạo Hungary nhiệt liệt ủng hộ việc chỉ định Dubček vào tháng 1, nhưng Leonid Brezhnev và những người khác ngày càng lo ngại về những cuộc cải cách của Dubček, mà họ sợ rằng có thể làm suy yếu vị thế của Khối Cộng sản trong thời Chiến tranh Lạnh.[19]
- Tiệp Khắc cam kết trung thành với khối Vác-xa-va và chủ nghĩa xã hội : “Các đại biểu Đảng Cộng sản Tiệp Khắc tái xác nhận sự trung thành của họ với Khối hiệp ước Warszawa và hứa hẹn ngăn chặn các khuynh hướng "chống chủ nghĩa xã hội", ngăn cản sự hồi phục của Đảng Dân chủ Xã hội Tiệp Khắc, và kiểm soát báo chí một cách hiệu quả hơn. Những người Xô viết đồng ý rút quân (vẫn ở Tiệp Khắc sau cuộc tập luyện vào tháng 6) và cho phép Đại hội đảng ngày 9 tháng 9 diễn ra…”[20]
- Biện pháp dè chừng của Liên sô và khối Vác-xa-va : “Ngày 3 tháng 8 các đại biểu từ Liên xô, Đông Đức, Ba Lan, Hungary, Bulgaria, và Tiệp Khắc họp tại Bratislava và ký Tuyên bố Bratislava. Tuyên bố tái khẳng định sự trung thành không thể lay chuyển với Chủ nghĩa Mác-Lenin và chủ nghĩa vô sản quốc tế và tuyên bố một cuộc chiến đấu không ngừng nghỉ chống lại tư tưởng "tư sản" và mọi thế lực "chống chủ nghĩa xã hội".[32] Liên xô thể hiện ý định can thiệp vào một quốc gia thuộc Khối hiệp ước Warszawa nếu một hệ thống "tư sản" —một hệ thống đa đảng gồm nhiều đảng chính trị đại diện cho các phe phái khác nhau — được hình thành. Sau hội nghị Bratislava, quân đội Liên xô rời lãnh thổ Tiệp Khắc nhưng vẫn đóng dọc theo biên giới nước này”[21]
5. Mùa Xuân bị dập tắt :
- Liên Sô và sự can thiêp quân sự của khối Vác-xa-va : “Khi những cuộc đàm phán đó không mang lại kết quả như mong đợi, những người Liên Xô bắt đầu xem xét một hành động quân sự. Chính sách của Liên xô trấn áp các chính phủ các quốc gia vệ tinh buộc họ phải gắn các lợi ích quốc gia với các lợi ích của "Khối Đông Âu" (thông qua hành động quân sự nếu cần thiết) bắt đầu được gọi là Học thuyết Brezhnev. Đêm ngày 20-21 tháng 8 năm 1968, quân đội các nước thuộc khối Warszawa — Liên xô, Bulgaria, Ba Lan và Hungary—xâm lược Tiệp Khắc.
Đêm hôm đó, 200,000 lính Khối hiệp ước Warszawa và 2,000 xe tăng tiến vào Tiệp Khắc. Đầu tiên họ chiếm Sân bay quốc tế Ruzyně, nơi quân lính tiếp tục được không vận tới. Các lực lượng Tiệp Khắc bị cấm trại và bị bao vây cho tới khi mối đe doạ về một cuộc phản công đã bị loại bỏ. Tới sáng ngày 21 tháng 8 Tiệp Khắc đã bị chiếm đóng.”[22]
- Hậu quả của cuộc xâm lược : “Trong cuộc tấn công của quân đội Khối Warszawa, 72 người Séc và người Slovak đã bị giết hại (19 trong số đó tại Slovakia), 266 người bị thương nặng và 436 người khác bị thương nhẹ. Alexander Dubček kêu gọi người dân không kháng cự… Sau cuộc xâm lược là một làn sóng di cư, lớn chưa từng có, và cũng chấm dứt ngay sau đó. Ước tính 70,000 người đã bỏ đi ngay lập tức, và con số tổng cộng lên tới 300,000 người.”
6. Phản ứng của Tiệp Khắc và thế giới :
- Tiệp Khắc và thái độ phản kháng ôn hoà : “Tại Tiệp Khắc, sự phản đối của dân chúng với cuộc xâm lược được thể hiện bằng nhiều hành động phản kháng đồng thời và phi bạo lực. Ngày 19 tháng 1 năm 1969, sinh viên Jan Palach tự thiêu tại Quảng trường Wenceslas ở Praha để phản đối sự trấn áp quyền tự do ngôn luận mới được tái lập. Sự phản đối của dân chúng khiến Liên bang Xô viết phải từ bỏ kế hoạch ban đầu loại bỏ vị Bí thư thứ nhất.”[23]
- Các phần còn lại của thế giới cọng sản : “…Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Romania, nơi lãnh đạo nước này Nicolae Ceauşescu, đã là một người đối lập mạnh với các ảnh hưởng từ Liên xô và tự tuyên bố mình là một người ủng hộ Dubček, có một bài phát biểu công khai tại Bucharest trong ngày diễn ra cuộc xâm lược, lên án các chính sách của Liên xô với những lời lẽ mạnh mẽ. Tại Phần Lan, một quốc gia nằm dưới một số ảnh hưởng chính trị của Liên xô, vụ xâm lược đã gây ra một scandal lớn. Như Italia và Pháp, Đảng Cộng sản Phần Lan bác bỏ sự chiếm đóng…”[24]
- Hoa kỳ và các nước phương tây : “Các quốc gia phương Tây chỉ đưa ra những lời chỉ trích sau cuộc xâm lược. Đêm diễn ra cuộc xâm lược Canada, Đan Mạch, Pháp, Paraguay, Anh Quốc và Hoa Kỳ yêu cầu một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Tại cuộc họp, đại sứ Tiệp Khắc Jan Muzik bác bỏ cuộc xâm lược. Đại sứ Liên xô Jacob Malik nhấn mạnh rằng những hành động của Khối hiệp ước Warszawa là "sự giúp đỡ anh em" chống lại "các lực lượng chống xã hội". Ngày hôm sau, nhiều quốc gia đề nghị một nghị quyết lên án sự can thiệp và kêu gọi rút quân ngay lập tức.”[25]
7. Kết quả : Mùa đông và hạt lúa mì :
- Kết quả : “Mùa xuân” trở lại “mùa đông” : “Tháng 4 năm 1969, Dubček bị thay thế khỏi chức vụ Bí thư thứ nhất bởi Gustáv Husák, và một giai đoạn "bình thường hóa" bắt đầu. Dubček bị trục xuất khỏi Đảng Cộng sản Tiệp Khắc và được trao cho một công việc tại sở kiểm lâm. Husák đã đảo ngược các biện pháp cải cách của Dubček, thanh trừng các thành viên tự do trong đảng, và loại bỏ khỏi các văn phòng nhà nước các cá nhân chuyên môn và trí thức đã công khai thể hiện sự bất bình với sự chuyển tiếp chính trị. Husák tái lập quyền lực của cảnh sát và tăng cường quan hệ với các quốc gia xã hội chủ nghĩa khác. Ông cũng tìm cách tái tập trung hoá nền kinh tế, bởi một số lượng lớn các quyền tự do đã được trao cho các ngành công nghiệp trong thời kỳ diễn ra phong trào Mùa xuân Praha. Việc bình luận về chính trị một lần nữa bị ngăn cấm trên truyền thông chính thức và những lời tuyên bố chính trị của bất kỳ ai không được coi là "tin tưởng hoàn toàn về chính trị" đều bị ngăn cấm. Sự thay đổi lớn duy nhất còn tồn tại là việc liên bang hoá đất nước, tạo ra Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Séc và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Slovak năm 1969…”[26]
- Hạt lúa mì trỗ hoa : “Năm 1987, lãnh đạo Liên xô Mikhail Gorbachev thừa nhận rằng các chính sách tự do hoá glasnost và perestroika của ông rất giống với "chủ nghĩa xã hội với khuôn mặt người" của Dubček. Với sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội năm 1989, Dubček trở thành chủ tịch nghị viện liên bang thuộc chính quyền Havel. Khi được hỏi về sự khác biệt giữa Mùa xuân Praha và những cuộc cải cách của Gorbachev, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao đã trả lời, "Mười chín năm." Sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ tại Tiệp Khắc trong cuộc Cách mạng Nhung năm 1989, Dubček được bầu làm Chủ tịch Nghị viện Liên bang, chức vụ mà ông giữ tới tận tháng 6 năm 1992”[27]
8. “Mùa xuân Praha” trên những nẻo đường thế giới :
- Những “mùa xuân” tiếp nối : “Mùa xuân Praha càng làm vỡ mộng nhiều người cánh tả ở phương Tây có quan điểm Mác-Lenin. Nó góp phần vào sự phát triển của các ý tưởng chủ nghĩa Cộng sản Tây Âu trong các đảng cộng sản phương Tây, tìm cách tách xa khỏi Liên xô, và cuối cùng dẫn tới sự giải tán nhiều nhóm trong số đó. Một thập kỷ sau, một giai đoạn tự do hóa chính trị của Trung Quốc được gọi là Mùa xuân Bắc Kinh. Nó cũng một phần gây ảnh hưởng tới phong trào Mùa xuân Croatia tại Nam Tư…”[28]
- Mùa xuân Praha trong văn học nghệ thuật : Sự kiện này đã được đề cập trong âm nhạc đại chúng, gồm bài hát của Karel Kryl, Luboš Fišer Requiem, và Music for Prague 1968 của Karel Husa. "They Can't Stop The Spring", một bài hát của nhà báo và nghệ sĩ sáng tác người Ireland John Waters, … trích dẫn câu nói được cho là của Dubček: "Họ có thể dẫm đạp hoa, nhưng họ không thể ngăn cản mùa xuân." Mùa xuân Praha cũng xuất hiện trong văn học. Milan Kundera đã nghiền ngẫm tác phẩm The Unbearable Lightness of Being của mình trong thời gian diễn ra phong trào Mùa xuân Praha. …. Một bộ phim chuyển thể vào năm 1988. Những người giải phóng, của Viktor Suvorov, là một miêu tả của một chứng nhân về cuộc xâm lược Tiệp Khắc năm 1968, từ quan điểm của một sĩ quan xe tăng Liên xô. Rock 'n' Roll, một vở kịch của nhà soạn kịch Tom Stoppard, có đề cập đến Mùa xuân Praha, cũng như cuộc Cách mạng Nhung năm 1989. …”[29]
Thay lời kết : BỐ ƠI ! CON KHÔNG HIỂU !
Nếu con số “68”[30] đã đi vào lịch sử văn hoá của dân tộc Tiệp-Khắc như một dấu ấn không phai mờ của một “Mùa Xuân Praha” đầy huyền thoại, một mùa xuân đã khơi gợi lên sức sống của dân chủ, tự do và những giá trị nhân văn tuyệt vời, để làm nền tảng cho sự phát triển bền vững hôm nay của đất nước nầy, dân tộc nầy, thì “Tết Mậu Thân” lại là một kỷ niệm thương đau, oan nghiệt của dân tộc Việt Nam.
Suốt 50 năm qua, đã có quá nhiều “người lớn”, trong số đó có những nhà văn, thi sĩ, nghiên cứu lịch sử, bình luận chính trị, bút ký,…đã viết, đã nói, đã toạ đàm, mổ xẻ, tranh luận…về hai biến cố lịch sử đặc biệt nầy. Nên có lẽ đã đến lúc, chúng ta cần lắng nghe tiếng nói của thế hệ trẻ hôm nay, thế hệ con cháu của những người đã từng một thời “nồi da xáo thịt”. Xin được giới thiệu bài viết “CON KHÔNG THỂ NÀO HIỂU NỖI”, như một lời kết cho những suy tư nầy, của nữ sinh Lê Trần Thu Nguyệt. Xin trích :
Lê Trần Thu Nguyệt - Lớp 12/A4 - Trường THCS III - Quận... TP/HCM
Môn Văn Học - Đề bài: “Xung quanh bạn, những thành tựu đổi mới của xã hội đất nước, có thứ nào đôi khi có thể sẽ tốt hơn, nếu: (theo suy nghĩ của bạn)...?”
Bài Làm
Sáng ngày 30 tháng 4 - Trôi theo dòng người tấp nập, tôi ngược lên cầu Thị Nghè rẽ trái đường Nguyễn Bỉnh Khiêm định vào đại lộ Lê Duẩn xem lễ duyệt binh chào mừng “Đại Thắng”, nhưng đến trước thảo cầm viên là cảnh sát công an ách lại kiểm tra, chỉ có giấy mời mới vào được khu vực trung tâm hành lễ.
Lỡ đi rồi biết làm sao, đứng bên lề đường trưa nắng như thiêu đốt, một chiếc xe bus quân đội đời mới dừng lại mở cửa hơi lạnh từ trong xe hắt ra mát rượi nhiều người đứng tuổi trên xe bước xuống, quân phục “Giải Phóng Quân” mới tinh một màu xanh lá với huân, huy chương lủng lẳng đầy ngực xếp hàng đủng đỉnh oai vệ đi sau người cầm cờ hướng vào khán đài.
Khát nước, bước qua bên kia đường mua ly nước mía, mắt tôi chợt dừng lại dưới đất cách vài bước chân ngồi bên cột đèn đường hứng cái nắng chói chang gay gắt là một bóng người lớn tuổi đen đúa cụt cả đôi chân cái nón vải sùm sụp trên đầu và chiếc áo rằn ri lá cây rừng bạc màu nắng gió trước mặt là cái lon sắt cũ kỹ đựng tiền lẽ.
Cầm ly nước mía tự nhiên đôi chân tôi bước lại, ngồi xuống 2 tay bê ly nước tôi ngỏ lời: Thưa, cho cháu mời bác ly nước và cũng không quên bỏ vào cái lon sắt tờ bạc mười ngàn đồng, ngạc nhiên bên trong cái lon sắt nằm chèo queo là cái huy chương bằng kim loại cũ mèm, tôi cầm lên ngắm nghía hỏi khẽ: bác là thương binh? Bác ấy cười móm mém: Thưa cô, tôi là phế binh chế độ cũ QL/VNCH, cái huy chương đó là “Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu” kỷ niệm trận ĐăkTô, Tân Cảnh.
Đứng ở đây xa quá không xem được gì nhiều. Tôi mua vé vào Thảo Cầm Viên kề bên, ngồi trên thảm cỏ xanh dưới bóng cây trốn cái nắng mang theo trong lòng một thứ gì đó nằng nặng, không dưng tự nhiên bỗng thấy vương vấn một thoáng ngậm ngùi...
Rồi tự hỏi: Sao cũng là người Việt Nam cũng chiến binh như nhau nhưng ngày “đại thắng” thống nhất non sông, dân tộc chứng kiến 2 số phận “Vinh Nhục” đôi đường tương phản đến não lòng như vậy?.
Rồi như tự trả lời cho chính mình: Nếu ngày xưa sau khi bị chia đôi 2 miền đất nước vào năm 1954 sao Miền Bắc, Bác Hồ không làm như miền Nam là “tuyên chiến” nhưng tuyên chiến với đói nghèo lạc hậu với nhược tiểu của một quốc gia vừa thoát tròng 100 năm nô lệ, 2 miền Bắc Nam cùng thi đua nhau, Sài Gòn ông Ngô Đình Diệm thì dựa vào viện trợ của Mỹ và các nước tư bản để phát triển cùng nhịp điệu với các quốc gia Đông Nam Á. Hà Nội thì ông Hồ Chí Minh dựa vào Liên Xô, Trung Quốc và khối Đông Âu viện trợ xây dựng lại miền Bắc sau cơn đói tang thương Ất Dậu, chưa cần thiết phải tuyên chiến đánh nhau và với vị trí đắc địa nhìn ra Biển Đông trên “đại lộ” hàng hải quốc tế thì sau hơn 60 năm (kể từ 1954) nếu sáng suốt và khôn khéo thì hôm nay chí ít 2 miền Bắc Nam đã như là Hàn Quốc - Đài Loan hay Singapore, kinh tế phát triển bao nhiêu thì xã hội kiến thức văn minh con người cũng cao theo chừng ấy và lúc này sau bao nhiêu năm, là lúc người dân 2 miền sẽ biết phải làm như thế nào để tương thích với tầm cao trí tuệ, để nhân danh nhân quyền nhất trí bằng một cuộc biểu quyết thống nhất trong êm đềm văn minh như Đông và Tây Đức trước kia và sẽ bầu tổng thống và Quốc Hội mà nhân sự là tổng hợp nhân tài trộn lẫn của cả 3 miền Trung Nam Bắc trong công bằng quang minh chính trực.
Và như vậy là hoàn toàn không có mấy triệu người, một thế hệ thanh niên rường cột quốc gia nằm xuống, không có biết bao cảnh tang thương đoạn trường do khói lửa chiến tranh bom đạn từ nước ngoài mang vào gây ra và quan trọng là đôi khi qua cuộc bầu cử thống nhất bởi trí tuệ văn minh nhân quyền đích thực của toàn dân phát triển qua 60 năm không bị chiên tranh hôm nay có thể Việt Nam không phải là một nước CS/XHCN mà được toàn dân chọn lựa là một quốc gia đa nguyên tự do dân chủ như đa phần các quốc gia trong LHQ hiện nay và vì vậy chắc chắn không có hình ảnh ngày lễ “Thống Nhất” duyệt binh mà có Bác thương binh QL/VNCH miền Nam ngồi bên vệ đường nắng bụi cùng cái huy “Anh Dũng Bội Tinh” và nhất là sẽ có gần trăm triệu người cùng chung vui chứ chẳng có triệu người nào buồn…
Tóm lại có rất nhiều thứ, nhưng một thứ lớn nhất “có thể sẽ làm cho xã hội tốt hơn rất nhiều so với ngày nay, nếu không có cuộc chiến tranh phát xuất từ miền Bắc vào miền Nam” gây ra.
----------------------------
Con gái tôi dưới nhà đi lên hỏi: Ba thấy bài viết con ra sao mà Thầy con nói “rất muốn cho em điểm 9 bài văn này, nhưng không thể”? mà con thì không thể nào hiểu nổi?
Tôi im lặng chỉ cười buồn nhìn con mình cắp cặp lên lầu chuẩn bị làm lại bài mới dù muốn nói với con: Hơn ba triệu đảng viên CSVN trong đó hàng chục ngàn Thạc Sĩ, Tiến sĩ, Giáo sư mà họ còn không muốn hiểu thì một học sinh 17 tuổi như con thì làm sao hiểu được... Một mai không còn chủ nghĩa CS trên đất nước mình ắt con sẽ hiểu mà không cần đến ai để giải thích.[31]
Trần Đoan Hùng
Tháng 4 2018
[1] Khổng-Tử đã kể lại các giai-đoạn thành-đạt của cuộc đời ngài như sau: "Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên-mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, và thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ" (Ta tới mười lăm tuổi mới chuyên-chú vào việc học, ba mươi tuổi mới tự-lập, bốn mươi tuổi mới thấu-hiểu hết sự lý trong thiên-hạ, năm mươi tuổi mới biết mệnh trời, sáu mươi tuổi mới có kiến-thức và kinh-nghiệm hoàn-hảo để có thể phán-đoán ngay được mọi sự-lý và nhân-vật mà không thấy có điều gì chướng-ngại khi nghe được, và bảy mươi tuổi mới có thể nói hay làm những điều đúng theo ý-muốn của lòng mình mà không ra ngoài khuôn-khổ đạo-lý). Nguồn : http://triamquan.forumvi.com/t527-topic
[2] Xem thêm tư liệu của trang mạng Bách Khoa Toàn thư mở Wikipedia : “Bên Thắng cuộc là cuốn sách tiếng Việt của nhà báo Huy Đức, gồm hai tập: Tập 1: Giải Phóng và Tập 2: Quyền Bính, được chào bán lần lượt vào 12 tháng 12 năm 2012 và 13 tháng 1 năm 2013 trên Amazon.[1] cũng như bản in với mã xuất bản ISBN 1-4840-4000-7. ISBN 1-4848-3072-5. Cuốn sách tường thuật lại những sự kiện đã xảy ra tại Việt Nam, đặc biệt là về mặt chính trị và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ yếu từ thời điểm 30/4/1975 tại Việt Nam cho tới gần đây. Cuốn sách nhận được rất nhiều tranh cãi cả khen ngợi và phê bình trên báo trong và ngoài nước cũng như dư luận. Cuốn sách là cuốn sách bán chạy nhất trong mục về Lịch sử Đông Nam Á trên trang Amazon trong tháng 12/2012. Sách in cũng được nhật báo Người Việt tại Mỹ phát hành...”. Nguồn :
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%AAn_th%E1%BA%AFng_cu%E1%BB%99c
[3] Nguồn : Trang điện tử của Báo Nhân Dân : link : http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/35175802-tong-tien-cong-va-noi-day-xuan-mau-than-nam-1968-%E2%80%93-khat-vong-hoa-binh-doc-lap-thong-nhat-cua-dan-toc-viet-nam.html
[4] Nhà văn Phạm Đình Trọng, tên và bút danh Phạm Đình Trọng, sinh năm 1944 tại Hải Phòng. Ông sáng tác nhiều thể loại như truyện ngắn, ký… Đã từng đạt giải nhì cuộc thi bút ký Báo Văn nghệ - Hội Nhà văn tổ chức (1987).
[5] Bài viết : “Tết Mậu Thân 1968 nhìn từ một nhà văn cọng sản ở Hà Nội”. Nguồn :
https://nhatbaovanhoa.com/a692/tet-mau-than-1968-nhin-tu-mot-nha-van-dang-vien-cong-san-o-ha-noi
[6] Đặng Chí Hùng, bài viết : Những sự thật không thể chối bỏ (Phần 14) Ai làm cho Huế đau thương.
Nguồn : http://danlambaovn.blogspot.com/2012/08/nhung-su-that-khong-choi-bo-phan-14-ai.html
[7] Tài liệu đã dẫn trên. (Đặng Chí Hùng, bài viết : Những sự thật không thể chối bỏ).
[8] Bài dịch của Phan Ba. Nguồn : https://phanba.wordpress.com/2018/03/14/dot-tong-tan-cong-tet-mau-than-khong-phai-la-vi-nguoi-my/
[9] Dr. Đỗ Kim Thêm L.L.M; M.A : Non Governmental Advisor, International Competition Network (ICN); Research Associate International Competition Law and Policy. United Nations Conference on Trade and Developpement (UNCTAD).
[10] Nguồn : http://www.vietnamdaily.com/?c=article&p=105886 ; hoặc : http://namle171.blogspot.com/2018/02/2476-50-nam-chien-cuoc-tet-mau-than.html
[11] Nhã Ca, tên thật là Trần Thị Thu Vân (sinh 1939), là một nữ văn sĩ người Việt với nhiều tác phẩm viết thời Việt Nam Cộng hoà, hiện định cư ở Hoa Kỳ. Nguồn : https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A3_Ca
[12] Bài viết : Sách về Mậu Thân ra mắt độc giả Mỹ của Nhà báo tự do Bùi Văn Phú Gửi cho BBC từ ĐH Berkeley (Tường thuật buổi giới thiệu bản dịch tiếng Anh tác phẩm Giải khăn sô cho Huế của Nhã Ca, nguyên bản tiếng Việt được xuất bản lần đầu tại Sài Gòn năm 1969 vào chiều thứ Tư 25/2/15, tại Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á của Đại học Berkeley. Nguồn :
http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2015/03/150301_giai_khan_so_cho_hue_in_english
[13] Mục từ Mùa Xuân Praha. Trang mạng Bách Khoa Toàn Thư mở. Link :
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%B9a_xu%C3%A2n_Praha
[14] Ibd.
[15] Ibd.
[16] Ibd.
[17] Ibd.
[18] Ibd.
[19] Ibd.
[20] Ibd.
[21] Ibd.
[22] Ibd.
[23] Ibd.
[24] Ibd.
[25] Ibd.
[26] Ibd.
[27] Ibd.
[28] Ibd.
[29] Ibd.
[30] Ibd : Số 68 đã trở thành biểu tượng tại Tiệp Khắc cũ. Vận động viên Hockey Jaromír Jágr mặc số này bởi tầm quan trọng của nó trong lịch sử Tiệp Khắc. Một nhà xuất bản cũ có trụ sở tại Toronto, 68 Publishers, xuất bản những cuốn sách của các tác gia người Séc và Slovak đang sống lưu vong, lấy tên theo sự kiện đó.
[31] Hoàng Thanh Trúc, bài viết : Bố ơi ! Con không hiểu trên trang mạng Dân Làm Báo : Nguồn : danlambaovn.blogspot.com/2015/05/ba-oi-con-khong-hieu.html
Nếu có ai sinh vào năm Mậu Thân 1968 thì đến năm Mậu Tuất nầy, 2018, vừa tròn sinh nhật năm thứ 50, Kim Khánh làm người, lễ Vàng của sự kiện bắt đầu cuộc hành hương trong kiếp nhân sinh !
50 năm, một chặng đường vừa đủ cho một đời người, và cũng đủ để một người hiểu được toàn bộ sinh mệnh của chính mình : Ngũ thập nhi tri thiên mệnh.[1]
Trên bình diện “thời sự quốc tế”, năm 68 đã xảy ra nhiều biến cố quan trọng, trong đó có hai sự kiện tiêu biểu : Cuộc Tổng Công Kích Tết Mậu Thân (The Tet Offensive) tại Nam Việt Nam và Mùa Xuân Praha (The Prague Spring) tại Tiệp Khắc.
Nhân dịp kỷ niệm “Kim Khánh” của cái “Năm 68 huyền thoại” nầy (1968-2018), chúng ta thử dành ra một khoảnh khắc để dừng lại suy tư và chiêm nghiệm đôi điều về 2 sự kiện quan trọng xảy ra trên hai phần Đông-Tây của thế giới : MÙA XUÂN MẬU THÂN OAN NGHIỆT với Cuộc “Tổng công kích của Việt Cọng” tại Việt Nam và “MÙA XUÂN PRAHA BẼ BÀNG” với cuộc đàn áp tàn bạo của khối cọng sản Liên Sô-Đông Âu (Vác-xa-va) tại Tiệp Khắc.
Nhắc lại một “trang buồn” của lịch sử không nhằm “xé toạt vết thương” để đào sâu thêm những vết hằn chia cách, mà là để rút ra những “bài học sự thật” như phương thuốc chữa lành.
I. MẬU THÂN OAN NGHIỆT : BÀN THỜ GIỖ CHUNG
Trong nền văn hóa Á Đông, Tết chính là một “đại lễ hội” lớn nhất, quan trọng nhất và cũng đầy ý nghĩa văn hóa, tâm linh, nhân bản nhất, trong mọi lễ hội của năm; đồng thời cũng là dịp lễ truyền thống vượt qua mọi biên giới tôn giáo, chủng tộc, ý thức hệ, tín ngưỡng…để trở thành “ngày hội chung”, ngày vui chung, ngày lễ chung của mọi gia đình, mọi phận người. Chính vì lẽ ấy, mà từ những ngày cuối năm Âm Lịch chuẩn bị đón Tết cho tới những ngày “Minh Niên”, từ chùa cho đến thánh đường, từ những miếu mạo ẩn khuất, xa xăm, cho tới những ngôi nhà thờ mái tranh vách đất hẻo lánh…đâu đâu cũng tấp nập kẻ tới người lui, hoa xuân tươi thắm, khói hương đậm đà…
Đặc biệt, với tâm tình hưởng phước cầu may, ước mong giải hạn, khai trừ mọi tai ương hoạn nạn, không ai mong Tết lại gặp “chuyện xui”, thiên tai địch hoạ…; mà chỉ mong hạnh phúc an khang, lộc xuân đầy ắp, như câu đối Tết nổi tiếng của nữ sĩ Hồ Xuân Hương :
Tối ba mươi khép cánh càn khôn, ních chặt lại kẻo Ma vương đưa quỷ tới,
Sáng mồng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ đón Xuân vào.
Cũng trong ý nghĩa đó, nhà thơ và đại công thần Nguyễn Công Trứ cũng đã từng ươm mơ về ngày Tết với câu đối ngộ nghĩnh dễ thương :
Chiều ba mươi nợ réo tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa,
Sáng mồng một rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông phúc vào nhà.
Thế nhưng, cách đây đúng 50 năm, trong cái Tết Mậu Thân, người dân Việt chúng ta không những chẳng được “giơ tay bồng ông phúc vào nhà” mà đã bị những người cọng sản, đúng thật là những “Ma vương đưa quỷ tới”.
Không biết có phải là may mắn hay không, nhưng bạn tôi, người kể lại “chuyện đời 50 năm”, đã tin rằng : phải có “Ơn Trên” gìn giữ quan phòng, mới có thể sống qua những chuỗi ngày đạn bom ác liệt của cái Tết Mậu Thân oan nghiệt năm 1968, một cái Tết, một mùa xuân đầy bất hạnh của đồng bào Miền Nam (và cả miền Bắc).
Thật vậy, thay vì đón Tết trong tưng bừng của pháo, của hoa, của thân thương gặp gỡ, biết bao nhiêu gia đình Việt Nam thuở ấy đã phải lãnh trọn quả đắng thương đau của đổ nát, tan hoang, chia ly chết chóc, khi những “đoàn quân mang tên giải phóng”, với vũ khí của Nga, Tàu, tràn vào các thành phố, thị xã…trên khắp Miền Nam Việt Nam, thực hiện cuộc tương tàn huynh đệ dã man nhất trong lịch sử !
Và cũng từ cái Tết Mậu Thân oan nghiệt ấy, biết bao mái đầu xanh trai trẻ của “Bộ đội Cụ Hồ” miền Bắc hay “những anh chị em du kích” của Mặt Trận Giải phóng Miền Nam, cùng bao nhiêu cuộc đời xinh tươi của quân dân Việt Nam Cộng Hoà, đáng lẽ được mở toang cánh cửa tương lai để đón chào mùa xuân, đã vĩnh viễn nằm lại hoặc nơi phố thị hay giữa đường quê, nhất là nơi núi rừng trường sơn hay trong những mồ chôn tập thể, mà cho đến mãi hôm nay vẫn chưa tìm ra xương cốt !
Mặc dù đã 50 năm rồi, nhưng sự kiện lịch sử thương đau của cả dân tộc vẫn còn là một “ẩn số” mà giải đáp thật sự vẫn còn bỏ ngõ, mặc cho cách lý giải tuỳ tiện của mỗi bên tham chiến, cố thêu thùa sơn phết sao cho “hợp lý” để biện minh cho chính nghĩa của riêng mình.
Chừng nào “sự thật lịch sử” chưa được mọi người con dân nước Việt cùng chấp nhận một cách “thuyên giải” khách quan, trung thực, một bài học đắt giá để rọi sáng cho tương lai, để thế hệ tiếp theo không rơi vào lối cũ…thì mãi mãi dân tộc Việt Nam vẫn ở bên đôi bờ chiến tuyến.
Nhưng trước hết, để khái quát lại “biến cố Mậu Thân”, chúng ta thử tham khảo những tư liệu với những nhận định đa chiều sau đây :
1. “Lề Phải” của “Bên thắng cuộc” : HÀO QUANG BẤT TỬ
(Xin được “tạm dùng” nhóm từ “Bên Thắng Cuộc”, nguyên là tên của một tác phẩm mang nội dung “bối cảnh lịch sử về Việt Nam kể từ năm 1975” của nhà báo-nhà văn Huy Đức[2], để chỉ “bên Cọng Sản” hay chính quyền Cọng Sản đang cai trị Việt Nam, kể từ sau cuộc sụp đổ của nền “Đệ nhị Cọng hòa” tại Miền Nam Việt Nam.)
Đã 50 năm rồi, cái “loa phường tuyên truyền của Đảng Cọng Sản Việt Nam” hay còn được gọi là “báo lễ phải”, nhìn và viết về biến cố Mậu Thân vẫn theo một lập trường, một đường lối “trước sau như một” : một chiến thắng lẫy lừng trong công cuộc giải phóng và thống nhất đất nước, như bài viết của Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đăng trên trang đầu của Báo Nhân Dân ngày 03/01/2018 với đề tài :
Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 – Khát vọng hòa bình, độc lập, thống nhất của dân tộc Việt Nam. Xin trích :
Cách đây tròn nửa thế kỷ, vào thời khắc giao thừa Tết Mậu Thân 1968, trên Ðài Tiếng nói Việt Nam ngân vang những vần thơ chúc Tết hào sảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu: "Xuân này hơn hẳn mấy Xuân qua/ Thắng trận tin vui khắp nước nhà/ Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ/ Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta". Ðó là lời hiệu triệu cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân và dân ta trên khắp miền nam, trọng tâm là Sài Gòn, Huế, Ðà Nẵng. Ðây là cuộc tổng tiến công đầy táo bạo, bất ngờ, đánh thẳng vào sào huyệt của kẻ thù, thể hiện sâu sắc tư tưởng chiến lược tiến công, nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân Việt Nam, là biểu hiện tập trung sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời đại Hồ Chí Minh, thể hiện bản lĩnh, trí tuệ và khát vọng hòa bình, độc lập, thống nhất của dân tộc Việt Nam….Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là một bản anh hùng ca bất hủ, khắc ghi vào lịch sử đấu tranh giành độc lập hào hùng của dân tộc ta và còn mãi mãi trong trái tim của những người con Việt Nam. Biết bao người con ưu tú của dân tộc Việt Nam đã ngã xuống hoặc để lại một phần máu thịt nơi chiến trường khốc liệt trong các cuộc chiến tranh…”[3]
2. “Lề trái” của “Bên Thắng cuộc” : THẢM HOẠ VÔ CÙNG
Ngược lại với “lập luận tuyên truyền cũ rích sáo mòn” của Đảng, có những cái nhìn nhân văn, tỉnh táo và đậm màu “tình tự dân tộc” của những đầu óc chưa bị “nhuộm đỏ”; trong số đó có nhà văn Phạm Đình Trọng[4], tác giả đã trình bày một cái nhìn khá quân bình và nhân văn về sự cố Mậu Thân nơi Phần 3 của Chuyên luận VỀ VỚI DÂN mang chủ đề : Khắc khoải xuân Mậu Thân 1968. Xin trích :
“Tết Mậu Thân 1968 là thảm họa người Việt giết người Việt với qui mô lớn nhất, quyết liệt nhất, mê say nhất, tàn bạo nhất và số người bị giết lớn nhất, phải tính tới con số hàng trăm ngàn mà bên bị tổn thất về người nặng nề nhất chính là đội quân dồn dập đánh vào các thành phố, thị xã miền Nam dưới sự đôn đốc từ Hà Nội do sự háo danh của người nhiều tham vọng quyền lực….”
Nhà văn nầy còn nhắc lại một giai thoại liên quan đến cuộc chiến Mậu Thân trong cuộc họp mặt các nhà văn miền Bắc vào năm 1976. Xin trích :
“Trong không khí vui vẻ, nhà văn Xuân Thiều giãi bày: Thưa bác, tôi là Xuân Thiều, đại tá, nhà văn quân đội. Tôi đang viết tiểu thuyết về Huế trong tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Tôi thấy Tết Mậu Thân sáu tám ở Huế chết chóc nhiều quá, mất mát đau thương lớn quá. Bộ đội chết không còn người để chôn nhau. Dân chết cũng nhiều...
Mới nghe có thế, Tổng Bí thư đã đứng bật dậy, đỏ mặt quát: Ngu! Ngu! Đại tá mà ngu!... rồi ông đùng đùng bước nhanh ra cửa như chạy trốn.
Thực chất của Tết Mậu Thân 1968 là vậy. Đến người chủ mưu khởi xướng ra chiến cuộc Xuân Mậu Thân 1968 cũng co cẳng chạy trốn khi nghe nhắc đến Mậu Thân 1968 thì hằng năm có nên tưng bừng kỉ niệm chiến thắng Xuân Mậu Thân 1968 không nhỉ?”[5]
3. Chứng nhân ngoại cuộc : CHÍNH NGHĨA THUỘC VỀ AI : QUỐC HAY CỌNG ?
a/. Người Cọng sản nước ngoài đánh giá Cọng sản Việt Nam (Miền Bắc) : Ý THỨC HỆ LÀ TRÊN HẾT (Mục đích biện minh cho phương tiện).
- J. Leroy – một nhà hoạt động xã hội và cũng là đảng viên đảng cộng sản Pháp, trong tác phẩm “Đối Nghịch” đã nhận định :
"Việc coi đối thủ về ý thức chính trị là kẻ thù đôi khi bị đẩy đi quá xa. Cuộc chiến ở Việt Nam là một minh chứng. Nói riêng về cuộc sự kiện thảm sát ở Huế - thành phố miền Trung Việt Nam năm 1968 là một nỗi đau lớn. Có khoảng 5000 nghìn người bị chết oan uổng dù họ chỉ là dân thường đi làm công ăn lương cho chính quyền cộng hòa. Người Miền Bắc coi những người cùng dòng máu này là những kẻ thù địch. Thật oan cho họ khi họ không phải là những người cầm súng hoặc tham gia gián tiếp vào các hành động quân sự...”[6] (Hết trích).
- Đó cũng chính là nhận định của nhà nghiên cứu Trung Quốc Hà Cấn trong tác phẩm “Mao chủ tịch của tôi”. Xin trích :
"Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo cần phải thanh trừng bọn chống đối nhân dân khi các thành phố được giải phóng trong cuộc tổng nổi dậy tết 1968, chúng không có lợi cho lực lượng cách mạng vào tiếp quản thành phố. Hồ Chủ tịch đã học theo cách làm của Mao Chủ Tịch khi Trung quốc tiến hành Vạn lý Trường Chinh….”.[7]
Thì ra, chủ trương xuyên suốt của người Cọng Sản, từ Lenin tới Stalin, Mao Trạch Đông hay Polpốt, Hồ Chí Minh hay Ceauşescu …lấy mục đích biện minh cho phương tiện. Mục đích là “chuyên chính vô sản”, là sự lên ngôi của Đảng Cọng Sản, là hệ thống chính trị trên nền tảng học thuyết Mác-Lê…và mọi phương tiện như : mạng sống con người, hạnh phúc gia đình, sự tồn vong của tổ quốc, sự thánh thiêng của tôn giáo…đều phải hy sinh và phục vụ cho mục đích cao cả đó. Chính khi chấp nhận và áp dụng triệt để nguyên tắc nầy nên việc chính quyền Cọng sản Việt Nam sẵn sàng hy sinh vài triệu hay vài ba chục triệu sinh linh, cắt nhượng vài ngàn kilômet biên giới đường bộ, vài trăm ngàn km2 diện tích biển hay vài ba chục hòn đảo hay cả quần đảo ở Biển Đông để có được “sự ổn định chính trị” trong hệ thống “Xã Hội Chủ Nghĩa”…cũng là chuyện đương nhiên không cần lý giải !
Và phải chăng đó chính là điểm khác biệt trong mục tiêu chiến đấu của quân dân Miền Nam Việt Nam, một đất nước, một hệ thống chính trị, đã bị bức tử và trở thành kẻ chiến bại !
Tuy nhiên, “kẻ chiến bại không phải bao giờ cũng là kẻ xấu, kẻ sai”; trách nhiệm của thế hệ hôm nay phải tìm cho ra ánh sáng sự thật đã bị che khuất trong cái “nhập nhằng nguỵ sử” do hệ thống chính trị Cọng sản nhào nặn ra.
b/. Người Mỹ nhận định về quân lực Miền Nam Việt Nam : KHÔNG ĐƯỢC COI THƯỜNG HỌ
Qua hệ thống tuyên truyền mạnh mẽ, Cọng Sản Bắc Việt luôn hét toáng lên : quân đội Cộng Hoà Miền Nam chỉ là “lính đánh thuê cho Mỹ”, là “bọn nguỵ quân” liếm gót giày đế quốc, hoàn toàn dựa lưng vào “con chủ bài đế quốc Mỹ xâm lược” chứ không có một chút thực lực nào. Nhiều người Mỹ thuộc diện “phản chiến” cũng có cái nhìn hoàn toàn tiêu cực như thế về chế độ chính trị và nhất là quân đội Việt Nam Cọng Hoà. Lợi thế chính trị của Bắc Việt lúc bấy giờ chính là điểm cốt lỏi nầy : Đánh Mỹ, chống xâm lược Mỹ.
Tuy nhiên, Andrew Wiest, giáo sư về lịch sử và là giám đốc sáng lập của Trung tâm Nghiên cứu Chiến tranh và Xã hội Dale tại trường Đại học Nam Mississippi, là tác giả của quyển “Vietnam’s Forgotten Army: Heroism and Betrayal in the ARVN” (Một Quân đội bị lãng quên : Anh hùng và sự phản bội trong quân lực Việt Nam Cọng Hoà), đã nhận định bằng một bài viết với chủ đề : ĐỢT TẤN CÔNG TRONG TRONG TẾT MẬU THÂN KHÔNG PHẢI LÀ VÌ NGƯỜI MỸ. Xin trích :
Trong bối cảnh rộng lớn hơn, Tết thậm chí còn là một thất bại lớn cho Bắc Việt ở mọi cấp độ. Người cộng sản từ lâu cho rằng QLVNCH là một lực lượng bù nhìn sẽ sụp đổ khi đối đầu với áp lực quân sự thật sự. Nhưng QLVNCH đã chiến đấu cứng rắn và tốt trong thời gian Tết Mậu Thân, đẩy lùi người cộng sản ở mọi nơi. Tình hình càng tồi tệ hơn khi người Nam Việt Nam đã không nổi dậy để ủng hộ miền Bắc, mặc dù chiến sự tàn ác đã khiến cho 600.000 người họ trở thành những người tỵ nạn. Với kế hoạch Tết Mậu Thân bị xé nát, người cộng sản buộc phải suy nghĩ lại về cố gắng chiến tranh của họ, và về tầm nhìn của họ đến những gì thật sự là Nam Việt Nam.[8]
4. Lịch sử cần phải được “bóc trần” để tìm ra sự thật :
- “Nguỵ sử” cần phải được “giải ảo” : Có thể chọn lựa “lời tóm kết” nội dung của bài khảo luận dài mang tự đề : “31.1.1968 – 31.1.2018: Kỷ niệm 50 năm chiến cuộc Tết Mậu Thân – Nhìn lại bước ngoặt chiến tranh để giải ảo ngụy sử” của Tiến sĩ Đỗ Kim Thêm[9] :
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là một đại bại quân sự của ĐCSVN, vì khả năng chiến đấu tinh nhuệ của QLVNCH chưa bị tiêu hao và toàn thể dân chúng miền Nam không một lòng ủng hộ, nhưng nó đã tạo ra các thắng lợi chính trị tại Hoa Kỳ và công luận thế giới thành một bước ngoặt chiến lược trong chiến tranh Việt Nam.
Với quyết định việc tấn công này, ĐCSVN đã lừa dối đồng bào miền Bắc về ý nghĩa đấu tranh và thực trạng của miền Nam để buộc họ phải hy sinh xương máu cho Đảng. Vi phạm hưu chiến để gây bao đau thương tang tóc cho nhân dân miền Nam không phải là sự lựa chọn sáng suốt để ĐCSVN thực hiện sứ mệnh lịch sử mà giai cấp công nhân và nhân dân lao động miền Bắc giao phó.
50 năm trước, MTGPMN tháo chạy nhưng hô hào là chiến thắng và nạn nhân chiến cuộc được trao tặng 8 chữ vàng “Tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường”. 50 năm sau, bản chất không thay đổi, ĐCSVN lại tự tuyên dương chiến thắng, quên đi bao tổn thất nặng nề và những sai lầm gây tội ác thảm sát. Với những nghịch lý bi đát này, ngụy sử đã không được sáng tỏ mà còn làm trầm trọng hơn.
Thảm sát Xuân Mậu thân là một vết nhơ trong lịch sử của đất nước: Đó là lý do chính đáng để chúng ta không tham gia mừng lễ kỷ niệm 50 năm chiến thắng Xuân Mậu Thân mà tưởng niệm cho những người quá cố của hai miền vì cái chết oan uổng là do các quyết định hiếu chiến, liều lĩnh, thiếu hiểu biết và vô nhân đạo của ĐCSVN trước lương tâm, công luận và lịch sử.[10]
- Cần có một “bàn thờ giỗ chung” :
Và một khi sự thật lịch sử đã được “bóc trần”, cho dù có “khó nuốt” đến đâu cho cả bên thắng cuộc hay bên thua cuộc, cũng phải can đảm chấp nhận với tinh thần “sám hối”, như cách người Mỹ chấp nhận cái “kết đắng” của cuộc nội chiến, mà nữ tác giả “GIẢI KHĂN SÔ CHO HUẾ”, nhà văn Nhã Ca[11], đã nhận xét và được nhà báo Bùi Ngọc Phú ghi lai như sau :
Nhã Ca nhìn lại sử thời Pháp thuộc, năm Ất Dậu 1885 ba vạn dân quân Huế tấn công vào đồn Mang Cá, 1500 người hy sinh. Năm sau người dân đã lập đàn tưởng niệm, xây miếu âm hồn trong Thành Nội. Hàng năm chế độ thực dân vẫn cho phép cử hành lễ giỗ.
Số nạn nhân của vụ tàn sát Mậu Thân nhiều gấp năm lần, nhưng sau năm 1975 chế độ cộng sản đã phá huỷ đài tưởng niệm và công an cấm tụ họp làm đám giỗ.
Nhã Ca nhắc đến nội chiến ở Hoa Kỳ. Sau khi chấm dứt, không diễn binh, không ăn mừng chiến thắng mà chỉ có một “ngày tủi nhục quốc gia” để cùng nhau xưng tội, cầu nguyện xin tha thứ. Nhờ đó mà có được nước Mỹ như ngày nay.
“Trong khi đó, ngày nay ở Việt Nam cũng như tại nhiều nơi, trong nhiều cái đầu vẫn chưa biết nghĩ lại.” Nhà văn than thở và mong ước một ngày sẽ “có một bàn thờ chung, ngày giỗ chung tại quê hương, nơi từng biết thế nào là sự ăn ở tử tế, như từng biết thế nào là văn hóa, lịch sử.”[12]
II. “MÙA XUÂN PRAHA” : ƯỚC MƠ XANH NÁT MỤC ĐÃ TRỖ HOA
Và cũng trong chính “mùa xuân Mậu Thân” oan nghiệt đó, bên vùng trời Đông Âu, trên quê hương của nhà sọan nhạc lừng danh Tiệp Khắc, Bohuslav Martinů (1890-1950), tác giả nhạc phẩm bất hủ Piano Concerto No.1, đã diễn ra một “Mùa Xuân Praha” với khởi đầu đầy tin yêu hy vọng để rồi đã lụi tàn trong đau thương tức tưởi vào tháng 8 sau đó khi những gót giày và xích sắt của “đạo quân đồng mình xã hội chủ nghĩa, khối Vác-xa-va” nghiền nát.
1. Một thoáng lịch sử : Tổng quan sự kiện “Mùa Xuân Praha” :
Chúng ta thử đọc lại tư liệu của trang Bách Khoa Toàn thư mở Wikipedia trình bày khái quát về một sự kiện chính trị có tầm quan trọng vào bậc nhất của thế giới năm Mậu Thân 1968 tại miền đất phía tây của thế giới : MÙA XUÂN PRAHA CỦA TIỆP KHẮC.
Mùa xuân Praha (tiếng Séc: Pražské jaro, tiếng Slovak: Pražská jar) là một giai đoạn phi Xô Viết (tự do hóa) nền chính trị tại Tiệp Khắc trong thời kỳ nước này chịu ảnh hưởng từ Liên bang Xô viết sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Nó bắt đầu ngày 5 tháng 1 năm 1968, khi nhà cải cách người Slovak Alexander Dubček lên nắm quyền lực, và kéo dài tới ngày 21 tháng 8 khi Liên Xô và các thành viên Khối hiệp ước Warszawa đồng minh tấn công nước này để ngăn cản các cuộc cải cách.
Các cuộc cải cách Mùa xuân Praha là một nỗ lực của Dubček nhằm trao thêm quyền cho các công dân trong một hành động nhằm phi tập trung đảng phái nền kinh tế và dân chủ hoá. Các quyền tự do được trao gồm nới lỏng các hạn chế với truyền thông, ngôn luận và đi lại. Dubček cũng liên bang hoá đất nước thành hai nhà nước cộng hoà riêng biệt; đây là thay đổi duy nhất còn tồn tại sau khi phong trào Mùa xuân Praha chấm dứt.
Những cuộc cải cách, không được những người Xô viết tiếp nhận, và sau những cuộc đàm phán không thành công, Liên xô đã gửi hàng nghìn quân của Khối hiệp ước Warszawa cùng xe tăng tới chiếm Tiệp Khắc. Một làn sóng di cư lớn xảy ra trên cả nước. Trong khi nhiều cuộc tuần hành phi bạo lực diễn ra trong nước, gồm cả vụ tự sát để phản đối của một sinh viên, không hề có sự kháng cự quân sự và Tiệp Khắc tiếp tục bị chiếm đóng cho tới năm 1990.[13]
2. Những điểm nhấn của cuộc cách mạng”Mùa Xuân Praha” :
- Xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa với khuôn mặt người : "xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa tiên tiến trên những nền tảng kinh tế lành mạnh... một chủ nghĩa xã hội tương thích với các truyền thống dân chủ lịch sử của Tiệp Khắc, tương ứng với kinh nghiệm của các đảng cộng sản khác”[14]
- Trả lại các quyền tự do căn bản để tiến tới một nền kinh tế thị trường và một thể chế chính trị đa đảng : "Chương trình hành động" tự do hoá, gồm tăng tự do cho báo chí, tự do ngôn luận và tự do di chuyển, với sự nhấn mạnh kinh tế trên hàng hoá tiêu dùng và khả năng một chính phủ đa đảng.”[15]
- Tạo dựng một hệ thống chính trị mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân phù hợp với truyền thống văn hoá và địa dư của mỗi nước cộng hoà trong một Liên bang : "Chủ nghĩa xã hội không thể chỉ có nghĩa là giải phóng người lao động khỏi sự thống trị của tầng lớp bóc lột, mà phải tính xa hơn nữa tới một cuộc sống đầy đủ hơn cho cá nhân hơn bất kỳ tại một chế độ dân chủ tư sản nào." Chương trình sẽ giới hạn quyền lực của công an chìm[13] và dự định liên bang hoá ČSSR thành hai nước cộng hoà có vị thế như nhau…”[16]
3. Tác dụng xã hội của “Mùa Xuân Praha” :
- Phong trào cải cách xã hội dâng cao cùng với việc “bài Liên Sô” : Dù Chương trình hành động cho rằng cải cách phải được tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, áp lực của dân chúng lên cao đòi thực hiện cải cách ngay lập tức. Các thành viên cấp tiến trở nên to mồm hơn: những cuộc bút chiến chống Liên xô xuất hiện trên báo chí (sau khi chính thức bãi bỏ kiểm duyệt ngày 26 tháng 6 năm 1968)[17]
- Các tổ chức chính trị xuất hiện bên cạnh các biện pháp đối phó của Đảng Cọng sản đương quyền : “Những người Dân chủ Xã hội bắt đầu thành lập một đảng riêng biệt, và những câu lạc bộ chính trị mới phi đảng phái được lập ra. Những người thân Liên Xô trong đảng hối thúc các biện pháp trấn áp, nhưng Dubček không có hành động thái quá và tái nhấn mạnh sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Tại cuộc họp của Đoàn chủ tịch Đảng Cộng sản Tiệp Khắc vào tháng 4, Dubček thông báo một chương trình chính trị "chủ nghĩa xã hội với khuôn mặt người". Tháng 5, ông thông báo rằng Đại hội Đảng lần thứ 14 sẽ được nhóm họp một phiên sớm vào ngày 9 tháng 9. Đại hội sẽ đưa Chương trình hành động vào trong các nghị quyết của đảng, phác thảo một luận liên bang, và bầu ra một Uỷ ban Trung ương mới.”[18]
4. Phản ứng của Khối Cọng Sản Liên sô-Đông Âu và thái độ của Tiệp Khắc :
- Những phản ứng không đồng thuận ban đầu : Phản ứng ban đầu biên trong khối Cộng sản khá khác biệt. János Kádár, lãnh đạo Hungary nhiệt liệt ủng hộ việc chỉ định Dubček vào tháng 1, nhưng Leonid Brezhnev và những người khác ngày càng lo ngại về những cuộc cải cách của Dubček, mà họ sợ rằng có thể làm suy yếu vị thế của Khối Cộng sản trong thời Chiến tranh Lạnh.[19]
- Tiệp Khắc cam kết trung thành với khối Vác-xa-va và chủ nghĩa xã hội : “Các đại biểu Đảng Cộng sản Tiệp Khắc tái xác nhận sự trung thành của họ với Khối hiệp ước Warszawa và hứa hẹn ngăn chặn các khuynh hướng "chống chủ nghĩa xã hội", ngăn cản sự hồi phục của Đảng Dân chủ Xã hội Tiệp Khắc, và kiểm soát báo chí một cách hiệu quả hơn. Những người Xô viết đồng ý rút quân (vẫn ở Tiệp Khắc sau cuộc tập luyện vào tháng 6) và cho phép Đại hội đảng ngày 9 tháng 9 diễn ra…”[20]
- Biện pháp dè chừng của Liên sô và khối Vác-xa-va : “Ngày 3 tháng 8 các đại biểu từ Liên xô, Đông Đức, Ba Lan, Hungary, Bulgaria, và Tiệp Khắc họp tại Bratislava và ký Tuyên bố Bratislava. Tuyên bố tái khẳng định sự trung thành không thể lay chuyển với Chủ nghĩa Mác-Lenin và chủ nghĩa vô sản quốc tế và tuyên bố một cuộc chiến đấu không ngừng nghỉ chống lại tư tưởng "tư sản" và mọi thế lực "chống chủ nghĩa xã hội".[32] Liên xô thể hiện ý định can thiệp vào một quốc gia thuộc Khối hiệp ước Warszawa nếu một hệ thống "tư sản" —một hệ thống đa đảng gồm nhiều đảng chính trị đại diện cho các phe phái khác nhau — được hình thành. Sau hội nghị Bratislava, quân đội Liên xô rời lãnh thổ Tiệp Khắc nhưng vẫn đóng dọc theo biên giới nước này”[21]
5. Mùa Xuân bị dập tắt :
- Liên Sô và sự can thiêp quân sự của khối Vác-xa-va : “Khi những cuộc đàm phán đó không mang lại kết quả như mong đợi, những người Liên Xô bắt đầu xem xét một hành động quân sự. Chính sách của Liên xô trấn áp các chính phủ các quốc gia vệ tinh buộc họ phải gắn các lợi ích quốc gia với các lợi ích của "Khối Đông Âu" (thông qua hành động quân sự nếu cần thiết) bắt đầu được gọi là Học thuyết Brezhnev. Đêm ngày 20-21 tháng 8 năm 1968, quân đội các nước thuộc khối Warszawa — Liên xô, Bulgaria, Ba Lan và Hungary—xâm lược Tiệp Khắc.
Đêm hôm đó, 200,000 lính Khối hiệp ước Warszawa và 2,000 xe tăng tiến vào Tiệp Khắc. Đầu tiên họ chiếm Sân bay quốc tế Ruzyně, nơi quân lính tiếp tục được không vận tới. Các lực lượng Tiệp Khắc bị cấm trại và bị bao vây cho tới khi mối đe doạ về một cuộc phản công đã bị loại bỏ. Tới sáng ngày 21 tháng 8 Tiệp Khắc đã bị chiếm đóng.”[22]
- Hậu quả của cuộc xâm lược : “Trong cuộc tấn công của quân đội Khối Warszawa, 72 người Séc và người Slovak đã bị giết hại (19 trong số đó tại Slovakia), 266 người bị thương nặng và 436 người khác bị thương nhẹ. Alexander Dubček kêu gọi người dân không kháng cự… Sau cuộc xâm lược là một làn sóng di cư, lớn chưa từng có, và cũng chấm dứt ngay sau đó. Ước tính 70,000 người đã bỏ đi ngay lập tức, và con số tổng cộng lên tới 300,000 người.”
6. Phản ứng của Tiệp Khắc và thế giới :
- Tiệp Khắc và thái độ phản kháng ôn hoà : “Tại Tiệp Khắc, sự phản đối của dân chúng với cuộc xâm lược được thể hiện bằng nhiều hành động phản kháng đồng thời và phi bạo lực. Ngày 19 tháng 1 năm 1969, sinh viên Jan Palach tự thiêu tại Quảng trường Wenceslas ở Praha để phản đối sự trấn áp quyền tự do ngôn luận mới được tái lập. Sự phản đối của dân chúng khiến Liên bang Xô viết phải từ bỏ kế hoạch ban đầu loại bỏ vị Bí thư thứ nhất.”[23]
- Các phần còn lại của thế giới cọng sản : “…Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Romania, nơi lãnh đạo nước này Nicolae Ceauşescu, đã là một người đối lập mạnh với các ảnh hưởng từ Liên xô và tự tuyên bố mình là một người ủng hộ Dubček, có một bài phát biểu công khai tại Bucharest trong ngày diễn ra cuộc xâm lược, lên án các chính sách của Liên xô với những lời lẽ mạnh mẽ. Tại Phần Lan, một quốc gia nằm dưới một số ảnh hưởng chính trị của Liên xô, vụ xâm lược đã gây ra một scandal lớn. Như Italia và Pháp, Đảng Cộng sản Phần Lan bác bỏ sự chiếm đóng…”[24]
- Hoa kỳ và các nước phương tây : “Các quốc gia phương Tây chỉ đưa ra những lời chỉ trích sau cuộc xâm lược. Đêm diễn ra cuộc xâm lược Canada, Đan Mạch, Pháp, Paraguay, Anh Quốc và Hoa Kỳ yêu cầu một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Tại cuộc họp, đại sứ Tiệp Khắc Jan Muzik bác bỏ cuộc xâm lược. Đại sứ Liên xô Jacob Malik nhấn mạnh rằng những hành động của Khối hiệp ước Warszawa là "sự giúp đỡ anh em" chống lại "các lực lượng chống xã hội". Ngày hôm sau, nhiều quốc gia đề nghị một nghị quyết lên án sự can thiệp và kêu gọi rút quân ngay lập tức.”[25]
7. Kết quả : Mùa đông và hạt lúa mì :
- Kết quả : “Mùa xuân” trở lại “mùa đông” : “Tháng 4 năm 1969, Dubček bị thay thế khỏi chức vụ Bí thư thứ nhất bởi Gustáv Husák, và một giai đoạn "bình thường hóa" bắt đầu. Dubček bị trục xuất khỏi Đảng Cộng sản Tiệp Khắc và được trao cho một công việc tại sở kiểm lâm. Husák đã đảo ngược các biện pháp cải cách của Dubček, thanh trừng các thành viên tự do trong đảng, và loại bỏ khỏi các văn phòng nhà nước các cá nhân chuyên môn và trí thức đã công khai thể hiện sự bất bình với sự chuyển tiếp chính trị. Husák tái lập quyền lực của cảnh sát và tăng cường quan hệ với các quốc gia xã hội chủ nghĩa khác. Ông cũng tìm cách tái tập trung hoá nền kinh tế, bởi một số lượng lớn các quyền tự do đã được trao cho các ngành công nghiệp trong thời kỳ diễn ra phong trào Mùa xuân Praha. Việc bình luận về chính trị một lần nữa bị ngăn cấm trên truyền thông chính thức và những lời tuyên bố chính trị của bất kỳ ai không được coi là "tin tưởng hoàn toàn về chính trị" đều bị ngăn cấm. Sự thay đổi lớn duy nhất còn tồn tại là việc liên bang hoá đất nước, tạo ra Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Séc và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Slovak năm 1969…”[26]
- Hạt lúa mì trỗ hoa : “Năm 1987, lãnh đạo Liên xô Mikhail Gorbachev thừa nhận rằng các chính sách tự do hoá glasnost và perestroika của ông rất giống với "chủ nghĩa xã hội với khuôn mặt người" của Dubček. Với sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội năm 1989, Dubček trở thành chủ tịch nghị viện liên bang thuộc chính quyền Havel. Khi được hỏi về sự khác biệt giữa Mùa xuân Praha và những cuộc cải cách của Gorbachev, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao đã trả lời, "Mười chín năm." Sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ tại Tiệp Khắc trong cuộc Cách mạng Nhung năm 1989, Dubček được bầu làm Chủ tịch Nghị viện Liên bang, chức vụ mà ông giữ tới tận tháng 6 năm 1992”[27]
8. “Mùa xuân Praha” trên những nẻo đường thế giới :
- Những “mùa xuân” tiếp nối : “Mùa xuân Praha càng làm vỡ mộng nhiều người cánh tả ở phương Tây có quan điểm Mác-Lenin. Nó góp phần vào sự phát triển của các ý tưởng chủ nghĩa Cộng sản Tây Âu trong các đảng cộng sản phương Tây, tìm cách tách xa khỏi Liên xô, và cuối cùng dẫn tới sự giải tán nhiều nhóm trong số đó. Một thập kỷ sau, một giai đoạn tự do hóa chính trị của Trung Quốc được gọi là Mùa xuân Bắc Kinh. Nó cũng một phần gây ảnh hưởng tới phong trào Mùa xuân Croatia tại Nam Tư…”[28]
- Mùa xuân Praha trong văn học nghệ thuật : Sự kiện này đã được đề cập trong âm nhạc đại chúng, gồm bài hát của Karel Kryl, Luboš Fišer Requiem, và Music for Prague 1968 của Karel Husa. "They Can't Stop The Spring", một bài hát của nhà báo và nghệ sĩ sáng tác người Ireland John Waters, … trích dẫn câu nói được cho là của Dubček: "Họ có thể dẫm đạp hoa, nhưng họ không thể ngăn cản mùa xuân." Mùa xuân Praha cũng xuất hiện trong văn học. Milan Kundera đã nghiền ngẫm tác phẩm The Unbearable Lightness of Being của mình trong thời gian diễn ra phong trào Mùa xuân Praha. …. Một bộ phim chuyển thể vào năm 1988. Những người giải phóng, của Viktor Suvorov, là một miêu tả của một chứng nhân về cuộc xâm lược Tiệp Khắc năm 1968, từ quan điểm của một sĩ quan xe tăng Liên xô. Rock 'n' Roll, một vở kịch của nhà soạn kịch Tom Stoppard, có đề cập đến Mùa xuân Praha, cũng như cuộc Cách mạng Nhung năm 1989. …”[29]
Thay lời kết : BỐ ƠI ! CON KHÔNG HIỂU !
Nếu con số “68”[30] đã đi vào lịch sử văn hoá của dân tộc Tiệp-Khắc như một dấu ấn không phai mờ của một “Mùa Xuân Praha” đầy huyền thoại, một mùa xuân đã khơi gợi lên sức sống của dân chủ, tự do và những giá trị nhân văn tuyệt vời, để làm nền tảng cho sự phát triển bền vững hôm nay của đất nước nầy, dân tộc nầy, thì “Tết Mậu Thân” lại là một kỷ niệm thương đau, oan nghiệt của dân tộc Việt Nam.
Suốt 50 năm qua, đã có quá nhiều “người lớn”, trong số đó có những nhà văn, thi sĩ, nghiên cứu lịch sử, bình luận chính trị, bút ký,…đã viết, đã nói, đã toạ đàm, mổ xẻ, tranh luận…về hai biến cố lịch sử đặc biệt nầy. Nên có lẽ đã đến lúc, chúng ta cần lắng nghe tiếng nói của thế hệ trẻ hôm nay, thế hệ con cháu của những người đã từng một thời “nồi da xáo thịt”. Xin được giới thiệu bài viết “CON KHÔNG THỂ NÀO HIỂU NỖI”, như một lời kết cho những suy tư nầy, của nữ sinh Lê Trần Thu Nguyệt. Xin trích :
Lê Trần Thu Nguyệt - Lớp 12/A4 - Trường THCS III - Quận... TP/HCM
Môn Văn Học - Đề bài: “Xung quanh bạn, những thành tựu đổi mới của xã hội đất nước, có thứ nào đôi khi có thể sẽ tốt hơn, nếu: (theo suy nghĩ của bạn)...?”
Bài Làm
Sáng ngày 30 tháng 4 - Trôi theo dòng người tấp nập, tôi ngược lên cầu Thị Nghè rẽ trái đường Nguyễn Bỉnh Khiêm định vào đại lộ Lê Duẩn xem lễ duyệt binh chào mừng “Đại Thắng”, nhưng đến trước thảo cầm viên là cảnh sát công an ách lại kiểm tra, chỉ có giấy mời mới vào được khu vực trung tâm hành lễ.
Lỡ đi rồi biết làm sao, đứng bên lề đường trưa nắng như thiêu đốt, một chiếc xe bus quân đội đời mới dừng lại mở cửa hơi lạnh từ trong xe hắt ra mát rượi nhiều người đứng tuổi trên xe bước xuống, quân phục “Giải Phóng Quân” mới tinh một màu xanh lá với huân, huy chương lủng lẳng đầy ngực xếp hàng đủng đỉnh oai vệ đi sau người cầm cờ hướng vào khán đài.
Khát nước, bước qua bên kia đường mua ly nước mía, mắt tôi chợt dừng lại dưới đất cách vài bước chân ngồi bên cột đèn đường hứng cái nắng chói chang gay gắt là một bóng người lớn tuổi đen đúa cụt cả đôi chân cái nón vải sùm sụp trên đầu và chiếc áo rằn ri lá cây rừng bạc màu nắng gió trước mặt là cái lon sắt cũ kỹ đựng tiền lẽ.
Cầm ly nước mía tự nhiên đôi chân tôi bước lại, ngồi xuống 2 tay bê ly nước tôi ngỏ lời: Thưa, cho cháu mời bác ly nước và cũng không quên bỏ vào cái lon sắt tờ bạc mười ngàn đồng, ngạc nhiên bên trong cái lon sắt nằm chèo queo là cái huy chương bằng kim loại cũ mèm, tôi cầm lên ngắm nghía hỏi khẽ: bác là thương binh? Bác ấy cười móm mém: Thưa cô, tôi là phế binh chế độ cũ QL/VNCH, cái huy chương đó là “Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu” kỷ niệm trận ĐăkTô, Tân Cảnh.
Đứng ở đây xa quá không xem được gì nhiều. Tôi mua vé vào Thảo Cầm Viên kề bên, ngồi trên thảm cỏ xanh dưới bóng cây trốn cái nắng mang theo trong lòng một thứ gì đó nằng nặng, không dưng tự nhiên bỗng thấy vương vấn một thoáng ngậm ngùi...
Rồi tự hỏi: Sao cũng là người Việt Nam cũng chiến binh như nhau nhưng ngày “đại thắng” thống nhất non sông, dân tộc chứng kiến 2 số phận “Vinh Nhục” đôi đường tương phản đến não lòng như vậy?.
Rồi như tự trả lời cho chính mình: Nếu ngày xưa sau khi bị chia đôi 2 miền đất nước vào năm 1954 sao Miền Bắc, Bác Hồ không làm như miền Nam là “tuyên chiến” nhưng tuyên chiến với đói nghèo lạc hậu với nhược tiểu của một quốc gia vừa thoát tròng 100 năm nô lệ, 2 miền Bắc Nam cùng thi đua nhau, Sài Gòn ông Ngô Đình Diệm thì dựa vào viện trợ của Mỹ và các nước tư bản để phát triển cùng nhịp điệu với các quốc gia Đông Nam Á. Hà Nội thì ông Hồ Chí Minh dựa vào Liên Xô, Trung Quốc và khối Đông Âu viện trợ xây dựng lại miền Bắc sau cơn đói tang thương Ất Dậu, chưa cần thiết phải tuyên chiến đánh nhau và với vị trí đắc địa nhìn ra Biển Đông trên “đại lộ” hàng hải quốc tế thì sau hơn 60 năm (kể từ 1954) nếu sáng suốt và khôn khéo thì hôm nay chí ít 2 miền Bắc Nam đã như là Hàn Quốc - Đài Loan hay Singapore, kinh tế phát triển bao nhiêu thì xã hội kiến thức văn minh con người cũng cao theo chừng ấy và lúc này sau bao nhiêu năm, là lúc người dân 2 miền sẽ biết phải làm như thế nào để tương thích với tầm cao trí tuệ, để nhân danh nhân quyền nhất trí bằng một cuộc biểu quyết thống nhất trong êm đềm văn minh như Đông và Tây Đức trước kia và sẽ bầu tổng thống và Quốc Hội mà nhân sự là tổng hợp nhân tài trộn lẫn của cả 3 miền Trung Nam Bắc trong công bằng quang minh chính trực.
Và như vậy là hoàn toàn không có mấy triệu người, một thế hệ thanh niên rường cột quốc gia nằm xuống, không có biết bao cảnh tang thương đoạn trường do khói lửa chiến tranh bom đạn từ nước ngoài mang vào gây ra và quan trọng là đôi khi qua cuộc bầu cử thống nhất bởi trí tuệ văn minh nhân quyền đích thực của toàn dân phát triển qua 60 năm không bị chiên tranh hôm nay có thể Việt Nam không phải là một nước CS/XHCN mà được toàn dân chọn lựa là một quốc gia đa nguyên tự do dân chủ như đa phần các quốc gia trong LHQ hiện nay và vì vậy chắc chắn không có hình ảnh ngày lễ “Thống Nhất” duyệt binh mà có Bác thương binh QL/VNCH miền Nam ngồi bên vệ đường nắng bụi cùng cái huy “Anh Dũng Bội Tinh” và nhất là sẽ có gần trăm triệu người cùng chung vui chứ chẳng có triệu người nào buồn…
Tóm lại có rất nhiều thứ, nhưng một thứ lớn nhất “có thể sẽ làm cho xã hội tốt hơn rất nhiều so với ngày nay, nếu không có cuộc chiến tranh phát xuất từ miền Bắc vào miền Nam” gây ra.
----------------------------
Con gái tôi dưới nhà đi lên hỏi: Ba thấy bài viết con ra sao mà Thầy con nói “rất muốn cho em điểm 9 bài văn này, nhưng không thể”? mà con thì không thể nào hiểu nổi?
Tôi im lặng chỉ cười buồn nhìn con mình cắp cặp lên lầu chuẩn bị làm lại bài mới dù muốn nói với con: Hơn ba triệu đảng viên CSVN trong đó hàng chục ngàn Thạc Sĩ, Tiến sĩ, Giáo sư mà họ còn không muốn hiểu thì một học sinh 17 tuổi như con thì làm sao hiểu được... Một mai không còn chủ nghĩa CS trên đất nước mình ắt con sẽ hiểu mà không cần đến ai để giải thích.[31]
Trần Đoan Hùng
Tháng 4 2018
[1] Khổng-Tử đã kể lại các giai-đoạn thành-đạt của cuộc đời ngài như sau: "Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên-mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, và thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ" (Ta tới mười lăm tuổi mới chuyên-chú vào việc học, ba mươi tuổi mới tự-lập, bốn mươi tuổi mới thấu-hiểu hết sự lý trong thiên-hạ, năm mươi tuổi mới biết mệnh trời, sáu mươi tuổi mới có kiến-thức và kinh-nghiệm hoàn-hảo để có thể phán-đoán ngay được mọi sự-lý và nhân-vật mà không thấy có điều gì chướng-ngại khi nghe được, và bảy mươi tuổi mới có thể nói hay làm những điều đúng theo ý-muốn của lòng mình mà không ra ngoài khuôn-khổ đạo-lý). Nguồn : http://triamquan.forumvi.com/t527-topic
[2] Xem thêm tư liệu của trang mạng Bách Khoa Toàn thư mở Wikipedia : “Bên Thắng cuộc là cuốn sách tiếng Việt của nhà báo Huy Đức, gồm hai tập: Tập 1: Giải Phóng và Tập 2: Quyền Bính, được chào bán lần lượt vào 12 tháng 12 năm 2012 và 13 tháng 1 năm 2013 trên Amazon.[1] cũng như bản in với mã xuất bản ISBN 1-4840-4000-7. ISBN 1-4848-3072-5. Cuốn sách tường thuật lại những sự kiện đã xảy ra tại Việt Nam, đặc biệt là về mặt chính trị và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ yếu từ thời điểm 30/4/1975 tại Việt Nam cho tới gần đây. Cuốn sách nhận được rất nhiều tranh cãi cả khen ngợi và phê bình trên báo trong và ngoài nước cũng như dư luận. Cuốn sách là cuốn sách bán chạy nhất trong mục về Lịch sử Đông Nam Á trên trang Amazon trong tháng 12/2012. Sách in cũng được nhật báo Người Việt tại Mỹ phát hành...”. Nguồn :
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%AAn_th%E1%BA%AFng_cu%E1%BB%99c
[3] Nguồn : Trang điện tử của Báo Nhân Dân : link : http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/35175802-tong-tien-cong-va-noi-day-xuan-mau-than-nam-1968-%E2%80%93-khat-vong-hoa-binh-doc-lap-thong-nhat-cua-dan-toc-viet-nam.html
[4] Nhà văn Phạm Đình Trọng, tên và bút danh Phạm Đình Trọng, sinh năm 1944 tại Hải Phòng. Ông sáng tác nhiều thể loại như truyện ngắn, ký… Đã từng đạt giải nhì cuộc thi bút ký Báo Văn nghệ - Hội Nhà văn tổ chức (1987).
[5] Bài viết : “Tết Mậu Thân 1968 nhìn từ một nhà văn cọng sản ở Hà Nội”. Nguồn :
https://nhatbaovanhoa.com/a692/tet-mau-than-1968-nhin-tu-mot-nha-van-dang-vien-cong-san-o-ha-noi
[6] Đặng Chí Hùng, bài viết : Những sự thật không thể chối bỏ (Phần 14) Ai làm cho Huế đau thương.
Nguồn : http://danlambaovn.blogspot.com/2012/08/nhung-su-that-khong-choi-bo-phan-14-ai.html
[7] Tài liệu đã dẫn trên. (Đặng Chí Hùng, bài viết : Những sự thật không thể chối bỏ).
[8] Bài dịch của Phan Ba. Nguồn : https://phanba.wordpress.com/2018/03/14/dot-tong-tan-cong-tet-mau-than-khong-phai-la-vi-nguoi-my/
[9] Dr. Đỗ Kim Thêm L.L.M; M.A : Non Governmental Advisor, International Competition Network (ICN); Research Associate International Competition Law and Policy. United Nations Conference on Trade and Developpement (UNCTAD).
[10] Nguồn : http://www.vietnamdaily.com/?c=article&p=105886 ; hoặc : http://namle171.blogspot.com/2018/02/2476-50-nam-chien-cuoc-tet-mau-than.html
[11] Nhã Ca, tên thật là Trần Thị Thu Vân (sinh 1939), là một nữ văn sĩ người Việt với nhiều tác phẩm viết thời Việt Nam Cộng hoà, hiện định cư ở Hoa Kỳ. Nguồn : https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A3_Ca
[12] Bài viết : Sách về Mậu Thân ra mắt độc giả Mỹ của Nhà báo tự do Bùi Văn Phú Gửi cho BBC từ ĐH Berkeley (Tường thuật buổi giới thiệu bản dịch tiếng Anh tác phẩm Giải khăn sô cho Huế của Nhã Ca, nguyên bản tiếng Việt được xuất bản lần đầu tại Sài Gòn năm 1969 vào chiều thứ Tư 25/2/15, tại Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á của Đại học Berkeley. Nguồn :
http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2015/03/150301_giai_khan_so_cho_hue_in_english
[13] Mục từ Mùa Xuân Praha. Trang mạng Bách Khoa Toàn Thư mở. Link :
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%B9a_xu%C3%A2n_Praha
[14] Ibd.
[15] Ibd.
[16] Ibd.
[17] Ibd.
[18] Ibd.
[19] Ibd.
[20] Ibd.
[21] Ibd.
[22] Ibd.
[23] Ibd.
[24] Ibd.
[25] Ibd.
[26] Ibd.
[27] Ibd.
[28] Ibd.
[29] Ibd.
[30] Ibd : Số 68 đã trở thành biểu tượng tại Tiệp Khắc cũ. Vận động viên Hockey Jaromír Jágr mặc số này bởi tầm quan trọng của nó trong lịch sử Tiệp Khắc. Một nhà xuất bản cũ có trụ sở tại Toronto, 68 Publishers, xuất bản những cuốn sách của các tác gia người Séc và Slovak đang sống lưu vong, lấy tên theo sự kiện đó.
[31] Hoàng Thanh Trúc, bài viết : Bố ơi ! Con không hiểu trên trang mạng Dân Làm Báo : Nguồn : danlambaovn.blogspot.com/2015/05/ba-oi-con-khong-hieu.html