Moscow 23 tháng 8 năm 2017 (CNA/EWTN). Sau cuộc họp chung giữa đức Hồng Y Pietro Parolin và đức Thượng Phụ Giáo Chủ chính thống giáo Nga Kirill, cả hai cho biết chuyến viếng thăm đánh dấu "một giai đoạn mới" trong quan hệ cuả hai giáo hội.

Giai đoạn này có được là nhờ hai việc: cuộc gặp gỡ giữa đức giáo hoàng Phanxicô và thượng phụ Kirill ở Havana hồi tháng 2 năm 2016, và mới đây, giaó hội Công Giáo đã cho mượn di tích cuả thánh Nicholas trong mùa hè, thu hút hàng triệu tín hữu chính thống giáo.

Đức Hồng Y Parolin, quốc vụ khanh Toà Thánh Vatican, đã được chào đón tại phủ thượng phụ trong tu viện St Daniel ngày 22 tháng 8. Cuộc gặp gỡ là một phần cuả cuộc công du từ 21/8 đến 24/8 cuả Đức Hồng Y Parolin tại Moscow.

Cuộc gặp gỡ cũng đánh dấu thời điểm 18 tháng sau cuộc gặp gỡ ở Havana giữa ĐGH Phanxicô và Thượng Phụ Kirill, chuyến công du cuả ĐHY Parolin là lần đầu tiên sau 18 năm một quốc vụ khanh cuả Vatican đến Moscow.

Theo tuyên bố ngày 23 tháng 08 cuả giáo khu Moscow, đức thượng phụ Kirill cho biết cuộc họp với Hồng Y Parolin xảy ra được vì có "sự phát triển quan hệ giữa nước Nga và Toà Thánh."

"Nhưng với sự hài lòng lớn hơn, tôi nhìn thấy sự phát triển quan hệ giữa hai giáo hội của chúng tôi," ngài cho biết, nhắc lại rằng cuộc họp của ngài với Đức Giáo Hoàng Phanxicô cung cấp một động lực mới cho sự hợp tác giữa chính thống giáo Nga và Giáo Hội Công Giáo.

"Điều này chứng tỏ rằng một giai đoạn mới thực sự đã bắt đầu với nhiều sự kiện rất quan trọng, có được bởi vì ớ Havana, chúng tôi đã đồng ý trên nhiều vấn đề hiện đại," ngài nói thêm rằng "sự đồng ý cho phép chúng tôi xây dựng nhiều kế hoạch và cung cấp nội dung rõ ràng cho những kế hoạch đó."

Đức Hồng Y Parolin cũng phát biểu những cảm tưởng tương tự, chuyển lời chào mừng cuả đức giáo hoàng Phanxicô đến "người Anh Em Kirill", và đồng ý với sự quan sát của đức thượng phụ rằng cuộc gặp gỡ ở Havana "đã đặt nền móng cho một giai đoạn mới trong quan hệ giữa hai giáo hội, tạo nên một động lực mới cho những mối quan hệ".

Một điểm quan trọng được nhấn mạnh trong cuộc đàm thoại giữa hai vị là việc cho mượn di tích của thánh Nicholas cuả thành Bari, một vị thánh được tôn kính vào bậc nhất cuả giaó hội chính thống Nga. Được đưa qua Moscow vào mùa hè vừa qua.

Di tích gồm một số mảnh của xương sườn của thánh Nicholas, được đưa tới Moscow trên một chuyến bay riêng, và đặt tại nhà thờ chính toà Chuá Kitô Cứu Độ (Orthodox Cathedral of Christ the Savior) từ ngày 22 tháng 5 đến 12 tháng 7, trước khi đưa qua St Petersburg từ ngày 13 đến 28 tháng 7. Đây là lần đầu tiên trong gần 1.000 năm, di tích được chuyển ra ngoài thành phố Bari.

Gọi cuộc thánh du cuả xương thánh là một sự kiện "đặc biệt trong lịch sử của giáo hội", Đức Hồng Y Parolin nói rằng sự kiện này là một chứng tích về "sự việc các thánh thông công, nó là sự thật, nó tồn tại."

"Các vị thánh kết hợp chúng ta bởi vì họ ở gần với Thiên Chúa và do đó họ đã giúp chúng ta vượt qua những khó khăn do bởi những tình huống của quá khứ, và thúc đẩy chúng ta ôm lấy nhau nhanh hơn trong sự hiệp thông," ĐHY nói.

Tin cho biết đã có hơn 2,3 triệu tín hữu chính thống giáo từ khắp nơi trên nước Nga tới tôn kính di tích, có khi phải chờ đợi 6-10 giờ để được vào. Nhiều người cao tuổi và bệnh tật cũng đến.

Đức Thượng Phụ Kirill nhắc lại rằng khi họ tạm biệt di tích để trả lại cho thành phố Bari, Ngài đã nói với các tín hữu của mình rằng "những cố gắng ngoại giao cuả giáo hội và cuả chính phủ đã không đóng góp nhiều cho bằng thánh Nicholas đã làm cho sự phát triển quan hệ giữa thế giới Công Giáo và thế giới chính thống giáo."

Thánh Nicholas, Ngài nói, "đã ghi vào trang sử của mối quan hệ giữa hai giáo hội của chúng ta như là một trang đặc biệt rực rỡ và sáng láng. Nó là hệ quả tinh thần của cuộc gặp gỡ ở Havana."

Như các cuộc họp trước, đức Hồng Y Parolin đã đề cập đến 2 cuộc xung đột ở Ukraine và Trung Đông, và sự cần thiết phải tìm kiếm một giải pháp hoà bình trong khi cùng làm việc với nhau để cung cấp viện trợ nhân đạo.

Về cuộc khủng hoảng ở Ukraine, thượng phụ Kirill nhấn mạnh rằng Giáo Hội "không có vai trò nào khác hơn là hoà bình khi người ta mâu thuẫn với nhau", và bày tỏ lòng biết ơn vì "cả hai giaó hội của chúng ta đã cùng chia sẻ nhiều quan điểm tương đồng về vai trò của các giáo hội trong cuộc xung đột ở Ukraine."



Một ngày trước, đức Hồng Y Parolin cũng đã phát biểu cùng một quan điểm tương tự trong cuộc họp với thượng phụ trưởng giáo chủ Hilarion (Metropolitan Hilarion) của Volokolamsk, là chủ tịch ủy ban đối ngoại của giáo khu Moscow.

Tiếp tục giòng suy tư, thượng phụ Kirill lưu ý rằng "xung đột không thể tồn tại mãi mãi và sớm hay muộn chúng sẽ phải kết thúc," nhưng ngài đặt câu hỏi rằng "nếu mọi nỗ lực cuả xã hội đều vi phạm vào cuộc xung đột, thì ai là người có thể nhặt hòn đá lên?" (ý nói; nếu ai cũng có tội thì ai có quyền ném đá người khác)

"Tôi đánh giá rất cao một thực tế là một lần nữa chúng ta đã có sự hiểu biết lẫn nhau về vai trò của giaó hội trong việc hòa giải dân tộc ở Ukraina," ngài nói.

Về Trung Đông, hai vị đã đề cập đến những thỏa thuận đã đạt được về cuộc xung đột ở Trung Đông và Bắc Phi từ cuộc họp ở Havana.

"Sự hợp tác giữa hai Giáo Hội chính thống giáo và Giáo Hội Công Giáo trong việc cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho những người đang đau khổ do cuộc xung đột ở trung đông có thể là một yếu tố quan trọng của sự đoàn kết," thượng phụ Kirill nói thêm rằng các hợp tác trong việc cung cấp viện trợ có thể cung cấp một cơ sở cho các dự án phổ biến ở Trung Đông trong tương lai.

Sau cuộc họp với thượng phụ Kirill, Đức Hồng Y Parolin đã đi thăm tổng thống Putin tại dinh tổng thống ở Sochi, 900 dặm về phía tây nam của Saratov.

Cuộc họp kéo dài "được thực hiện trong một bầu không khí tích cực và thân mật, một sự tôn trọng và lắng nghe nhau," họ đã có một "cởi mở khi trao đổi quan điểm về các chủ đề khác nhau liên quan đến quan hệ song phương và quốc tế," theo một tuyên bố từ văn phòng báo chí Tòa Thánh.

Họ trao đổi quà tặng, Đức Hồng Y Parolin trao cho tổng thống Nga một nhánh olive bằng đồng, là một biểu tượng hòa bình và ông Putin trao cho vị quốc vụ khanh Vatican một bộ sưu tập các huy chương kỷ niệm thế vận hội năm 2014 đã được tổ chức tại Sochi.

Đức Hồng Y Parolin đã quay lại Moscow, sẽ dâng lễ tại toà khâm sứ ngày 24 tháng 8 trước khi đi về Rome.